Giáo án Lớp 4 - Tuần 19

- GV nêu nhiệm vụ: Trong quá trình chơi tìm hiểu hiểu xem:

+ Khi nào chong chóng không quay?

+ Khi nào chong chóng quay?

+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?

* Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thỏi yếu làm chong chóng quay chậm.không có gió tác động thì chong chóng không quay.

 

doc26 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc, các bạn HS tung tăng cắp sách tới trường, Xa xa, các bác nông dân đang cày vỡ những thửa ruộng vừa gặt xong.
- Gv nx chung, khen hs có đoạn văn viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- VN làm hoàn chỉnh bài tập vào VBT.
Toán (tiết 92):
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp hs rèn kĩ năng:
+ Chyển đổi các đơn vị đo diện tích.
+Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, hợp tác, giải quyết vấn đề, …
II. Chuẩn bị:
- SGK, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- viết số thích hợp vào chỗ chấm:
7m2 = 700dm2
5m217dm2 = 517dm2
5km2 = 5 000 000m2
4000dm2 = 40m2
- 2 Hs lên bảng, lớp làm nháp.
- Gv cùng HS NX, chốt bài làm đúng.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
- Nghe giảng.
HĐ2. HD HS luyện tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Hs làm bài vào PBT, 3 hs lên bảng chữa bài, lớp trao đổi, nx.
- GV cùng HS nx chung, chốt bài đúng.
- YC HS nêu cách đổi đơn vị đo của mình.
530dm2 = 53 000 cm2
13dm2 29cm2 = 1329cm2
84 600 cm2 = 846dm2 ....
-Nêu cách đổi.
Bài 2:
- Tổ chức học sinh trao đổi yêu cầu bài toán.
- HS đọc yêu cầu bài và tự trao đổi tìm cách giải bài.
- Lớp làm bài vào nháp, 2 hs làm bảng phụ.
- GV và lớp NX, chữa bài.
 Bài giải
a) Diện tích khu đất là:
 5 x 4 = 20 (km2)
b) 8000m = 8km
 Diện tích khu đất là:
 8 x 2 = 16 (km2)
 Đáp số: a) 20 km2; b) 16km2.
Bài 3a): Tổ chức hs trao đổi theo cặp.
- Cả lớp trao đổi bài toán theo cặp.
- Gọi HS trình bày miệng.
- Một số hs trả lời:
- GV cùng hs nx, chốt câu trả lời đúng
+ Thành phố có diện tích lớn nhất là TP Hồ Chí Minh
+Thành phố có diện tích bé nhất là TP Hà Nội.
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hs đọc bài toán.
- GV cùng hs trao dổi tìm ra hướng giải bài toán?
- Tìm chiều rộng - tìm diện tích khu đất. 
- YC Hs tự làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ hs còn lúng túng:
- Gv chấm một số bài.
- Lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài.
 Bài giải
 Chiều rộng của khu đất là:
 3 : 3 = 1 (km)
 Diện tích khu đất là:
 3 x 1 = 3 (km2) 
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng.
Bài 5. Gv tổ chức cho hs trao đổi và trình bày miệng.
 Đáp số: 3 km2.
- Trao đổi theo cặp. 
- Một số học sinh nêu kết quả bài .
- Gv cùng hs nx, trao đổi câu trả lời.
3. Củng cố; dặn dò: 
- Hệ thống KT bài học.
- Nx tiết học. 
- VN hoàn thành bài tập trong VBT.
a, Thành phố Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.
b, Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh gấp đôi mật độ dân số thành phố Hải Phòng.
Kể chuyện:
Bác đánh cá và gã hung thần
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói:
+ Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, hs biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu; HS kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt một cách tự nhiên.
+ Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.
- Rèn kĩ năng nghe:
+ Nghe thầy cô kể, nhớ cốt truyện.
+ Nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị SGK của HS.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. GV kể chuyện:
 - GV kể lần 1, kết hợp giải từ khó trong truyện.
- Ghi tên bài.
- HS theo dõi.
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh.
- HS nghe và theo dõi trên tranh.
HĐ3. Thực hiện yêu cầu bài tập:
a. Yêu cầu 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. 
- HS suy nghĩ viết lời thuyết minh cho tranh vào nháp.
- Gọi HS trình bày.
- Lần lượt hs trình bày miệng từng tranh, lớp cùng nx, trao đổi.
- GV viết lời thuyết cho mỗi tranh:VD.
Tranh 1
Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc bình to.
Tranh 2
Bác mừng lắm vì chiếc bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.
Tranh 3
Từ trong bình một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ.
Tranh 4
Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.
Tranh 5
Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu.
b. Yêu cầu 2, 3: 
-YC kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể theo nhóm, trao đổi ý nghĩa.
- Tổ chức HS thi kể.
- 2, 3 nhóm kể nối tiếp câu chuyện.
- Cá nhân kể toàn bộ chuyện, trao đổi ý nghĩa chuyện.
- GV cùng HS NX, bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học. 
- VN kể lại chuyện cho người thân nghe. Tìm đọc truyện về người có tài chuẩn bị cho giờ học sau.
Khoa học (tiết 37):
Tại sao có gió?
I. Mục tiêu:
-Làm TN để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được tại sao có gió.
- Hiểu: Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển là do sự chênh lệch về nhiệt độ.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, lắng nghe tích cực, hợp tác, …
II. Chuẩn bị:
- GV: Đồ dùng thí nghiệm; Tranh minh hoạ trong SGK.
- HS: Chong chóng
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
HĐ2. Chơi chong chóng:
- GV nêu nhiệm vụ: Trong quá trình chơi tìm hiểu hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- HS ra chơi ngoài sân theo nhóm.
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
* Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thỏi yếu làm chong chóng quay chậm.không có gió tác động thì chong chóng không quay.
HĐ3. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió:
- Nghe giảng
- HD HS làm thí nghiệm (sgk-74)
- GV QS giúp đỡ.
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
*Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
HĐ4. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên:
- GV HD : QS và đọc thông tin ở mục bạn cần biết trang 75 SGK để giải thích câu hỏi : Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ngược lại?
- QS, giúp đỡ
- HS hoạt động nhóm 2.
- Trình bày trước lớp.
*Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc mục bài học
- NX và kết thúc bài học.
Buổi chiều:
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố:
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép tính.
- Luyện giải toán về tính diện tích của một số hình.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị:
- Sách ôn tập cuối tuần, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ học.
2. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2.HD HS luyện tập:
- Nghe giảng.
Bài 2 (trang 57): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống và cho ví dụ minh hoạ trong các câu.
- Đọc YC bài.
- YC HS làm bài theo cặp.
- Tổ chức HS chữa bài : Lớp và GV NX, đánh giá và chốt bài giải đúng:
+ Câu b, d, e : đúng.
+ Câu a, c : sai.
-Thảo luận cặp .
-Đại diện mỗi tổ 5 HS nối tiếp lên bảng điền Đ hoặc S và từng câu.
- YC HS nêu VD minh hoạ cho từng trường hợp.
- VD: a) 15 có tận cùng là 5 không chia hết cho 2, chỉ chia hết cho 5.
b) 36 chia hết cho 9, 36 cũng chia hết cho 3; 54 chia hết cho 9 và cũng chia hết cho 3.
Bài 1 (trang 48) : Tính giá trị của biểu thức
- Đọc YC bài.
- Nêu cách tính giá trị các biểu thức trong bài ?
- Nêu thứ tự thực hiện biểu thức.
a) 137 x 42 + 3786
 = 5754 + 3786
 = 9540
b) 1920: (16 x 15)
 = 1920 : 240
 = 8
c) (2170 x 5) : 70
 = 10850 : 70 
 = 155
d) (9630 x 6) : 30
 = 57580 : 30 
 = 1926
Bài 5 (trang 56):
- HD HS phân tích bài.
- Đọc bài và phân tích bài.
- YC HS tự làm bài.
- Làm bài vào vở .
- Chấm một số bài và chữa bài.
 Bài giải
 Diện tích của phòng học là:
 9 x 6 = 54 (m)
 54 m = 5 400 (cm)
 Diện tích của viên ghạch là :
 30 x 30 = 90 (cm)
 Số viên ghách cần dùng là :
 5 400 : 90 = 600 (viên)
 Đáp số: 600 viên gạch
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn luyện KT đã học.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn luyện về văn miêu tả đồ vật:
+ Quan sát và tả một chiếc cặp mà em yêu thíchvà so sánh được với những chiếc cặp khác.
+ Biết cách viết và trình bày một bài văn miêu tả đồ vật.
- Giáo dục HS: ý thức tự giác, tích cực trong học tập; KN: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị:
- Chép đề bài lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- YC HS đọc bài văn tả một đồ chơi hoặc đồ dùng học tập đã viết tiết trước.
- GV và lớp NX, chữa bài và cho điểm.
- 1, 2 HS đọc.
2. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- Viết đề bài lên bảng:
Nhân dịp đầu năm học mới, em được mẹ đưa vào cửa hàng bấn cặp sáchđể em chọn mua chiếc cặp mà mình yêu thích nhất. ở đây có nhiều cặp , màu sắc , kiểu dáng, kích thước rất đa dạng. Em đã chọn được một chiếc cặp vừa ý.
 Hãy tả chiếc cặp em đã chọn trong sự đối chiếu so sánh với những chiếc cặp khác, làm rõ đó là một chiếc cặp đẹp, tốt và tiện lợi.
- 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
- HD HS xác định yêu cầu của đề:
+ Đây là bài văn dạng nào ?
- Miêu tả đồ vật.
+ Đồ vật miêu tả là gì ?
- Một chiếc cặp sách.
+ Chiếc cặp này thế nào ?
- Là chiếc cặp em thích, đẹp , tốt và tiện lợi.
+ Khi tả em cần làm gì ?
- Đối chiếu so sánh với những chiếc cặp khác , làm rõ đó là một chiếc cặp đẹp , tốt và tiện lợi.
- YC HS đọc lại nội dung ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật ( SGK trang 70, 145 )
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- YC HS tự viết bài.
- Viết bài vào vở.
- Chấm một số bài.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.
- NX , chữa bài và cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét bài học.
- VN luyện viết lại bài.
Ngày soạn: 1 / 1 /2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày tháng năm 2014
Tập đọc:
Chuyện cổ tích về loài người
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó. Đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng; chậm hơn ở câu thơ kết bài.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
- HTL bài thơ.
- Giáo dục HS: ý thức tự giác, tích cực học tập; KN: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc . Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 4, 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc truyện Bốn anh tài và nêu nội dung truyện.
- 2 HS đọc nối tiếp truyện và trả lời.
- GV cùng hs nx chung, cho điểm.
2. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
- Nghe giảng.
HĐ2. Luyện đọc :
- Gọi HS khá đọc toàn bài
- 1 HS khá đọc , lớp theo dõi .
- Bài có mấy khổ thơ ?
- 7 khổ thơ.
- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm sai , Hướng dẫn ngắt nhịp, nhấn giọng ở một số câu thơ ( bảng phụ ) .
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2- 3 lượt:
- Luyện đọc phát âm từ khó.
- Nêu cách đọc ngắt nhịp, nhấn giọng ở một số câu thơ và luyện đọc.
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi.
HĐ3. Tìm hiểu bài:
- YC đọc thầm khổ thơ 1 .
- Cả ấmp đọc thầm
- Trong câu chuyện cổ tích này , ai là người được sinh ra đầu tiên?
- Trẻ em...Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trống vắng trụi trần không dáng cây, ngọn cỏ.
- YC đọc lướt các khổ thơ còn lại, trao đổi câu hỏi 2, 3, 4.
- Lớp thực hiện theo nhóm đôi.
 - Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
- ... để trẻ nhìn cho rõ.
- Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
- ... vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng chăm sóc.
- Bố giúp trẻ em những gì?
- Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ em ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
- Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
- Thầy giáo dạy trẻ học hành.
- ý nghĩa bài thơ ? 
+ Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em.
HĐ4. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Lớp theo dõi nêu cách đọc diễn cảm bài thơ.
- 7 hs đọc tiếp nối 7 khổ thơ.
- Nêu cách đọc diễn cảm?
- Đọc diễn cảm toàn bài, giọng kể chậm, dàn trải dịu dàng, chậm hơn ở câu kết. Nhấn giọng: trước nhất, toàn là, sáng lắm, tình yêu, lời ru, biết ngoan, biết nghĩ, thật to,...
- YC HS đọc diễn cảm khổ thơ 4,5.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số học sinh thi đọc.
- GV cùng HS NX, khen HS đọc tốt.
- Tổ chức HS HTL bài thơ.
- Cả lớp nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng khổ thơ, cả bài.
- GV cùng HS NX, khen HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em thích nhất khổ thơ nào trong bài ? Vì sao?
- Nhận xét tiết học. 
-VN tiếp tục HTL bài thơ.
Toán (tiết 93):
Hình bình hành
I. Mục tiêu:
Giúp hs:
- Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- Nhận biết một số dặc diểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.
- Giáo dục HS: ý thức tự giác, tích cực trong học tập; KN: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin, …
II. Chuẩn bị:
- GV và hs chuẩn bị bộ đồ dùng dạy học toán (TBDH).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 230dm2 = 23 000cm2
 15dm2 9cm2 = 1 509cm2
- 2 Hs lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
- Gv cùng hs nx, chốt bài làm đúng và cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
- Nghe giảng.
HĐ2. Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
- Đính lên bảng hình chữ nhật, hình vuông, yêu cầu học sinh lấy các hình đó ?
- HS thực hiện yêu cầu; Đọc tên các hình lấy được.
- Đính tiếp lên bảng hình bình hành, yêu cầu hs lấy hình đó?
- HS thực hiện:...
- Hình đó gọi là hình gì?
- Hình bình hành.
HĐ3. Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành:
- Đo các cạnh của hình bình hành?
- HS thực hành trên hình: 
- Nhận xét gì?
- HS phát biểu thành lời: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Đọc tên các sặp cạnh đối diện đó ?
- NX về các cặp cạnh đối diện ?
- Nêu các cặp cạnh song song ?
-KL : ( SGK trang 102 )
- AB và DC là hai cặp cạnh đối diện
- ADvà BC là hai cặp cạnh đối diện.
- Cạnh AB = DC; AD = BC
- Cạnh AB // DC; AD// BC
-1, 2 HS đọc ghi nhớ.
HĐ4. Luyện tập – Thực hành:
Bài 1:
- YC HS quan sát các hình và chỉ rõ đâu là hình bình hành .
- Vì sao em khảng định hình 1, 2, 5 là hình bình hành ?
- Quan sát và tìm hình.
- HS nêu miệng: 
Hình 1; 2; 5 là hình bình hành. 
- Vì các hình này có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Vì sao hình 3, 4 không phải là hình bình hành ?
- Trả lời.
Bài 2:
- GV vẽ hình và giới thiệu cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD và của hình bình hành MNPQ.
- Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?
- GV: Hình bình hành có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Quan sát và nghe giảng.
- Hình bình hành MNPQ có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Nghe giảng.
Bài 3: 
- GV tổ chức hs nêu yêu cầu, nêu cách làm bài.
- GV vẽ hình tương ứng SGK lên bảng.
- GV chấm, chữa, NX chốt bài đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học. 
- VN hoàn thành bài trong VBT.
- HS thực hiện yêu cầu của GV. 
- Nêu miệng cách vẽ hình. Vẽ hình vào vở,
- 2 HS lên bảng hoàn thành hình, lớp NX.
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng mở bài 
trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố, nhận thứ về hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách trên.
- Giáo dục HS: ý thức tự giác, tích cực trong học tập; KN tư duy sáng tạo, giao tiếp, tự nhận thức, quản lí thời gian…
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết sẵn hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp. Giấy và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Nêu các cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ?
- 1, 2 hs nêu, lớp nx trao đổi.
- Gv nx chốt ý, đưa phiếu đã chuẩn bị lên bảng.
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
+ Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật định tả.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài. 
- Nghe giảng.
HĐ2. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và đọc từng đoạn mở bài.
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm.
- Lớp thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm đôi viết vào nháp.
- Gọi HS trình bày. 
- Đại diện một số nhóm nêu miệng, lớp nx và trao đổi bổ sung.
- Gv nx kết luận:
+ Điểm giống nhau:
+ Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+ Điểm khác nhau:
+ Đoạn a, b: mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật định tả.
+ Đoạn mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở viết cả hai cách mở bài.
- Lớp thực hiện yêu cầu; 2 hs viết bài vào phiếu.
- Tổ chức HS trình bày.
- Lần lượt hs nêu miệng bài viết và dán phiếu lên bảng.
- Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- GV NX khen và đánh giá học sinh có mở bài đúng, hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học. 
- VN hoàn chỉnh bài tập trong VBT.
Kĩ thuật (tiết 19):
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
I. Mục tiêu:
- HS biết ích lợi của việc trồng rau, hoa.
- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
- Giáo dục HS kĩ năng: Quản lí thời gian, đạt mục tiêu, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa, sưu tầm một số cây rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
HĐ2. Lợi ích của việc trồng rau, hoa:
- GV treo tranh hình 1SGK.
- Quan sát để trả lời câu hỏi.
- Nêu ích lợi của việc trồng rau?
- Dùng làm thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, làm thức ăn cho vật nuôi.
- Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
- Rau muống, rau dền, rau cải…
- Rau được sử dụng như thế nào?
- Luộc, xào, canh…
- Rau còn sử dụng làm gì?
- Bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự.
HĐ3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- GV chia nhóm.
- Thảo luận nhóm theo nội dung 2 SGK.
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta?
- Khí hậu nóng, ẩm, thuận lợi cho rau, hoa phát triển.
+ Nêu những loại cây rau, hoa dễ trồng ở nước ta mà em biết?
- rau muống, cải cúc, cải xoong, xà lách, hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc…
=> Rút ra ghi nhớ ghi bảng.
- Đọc ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Liên hệ: Trồng rau, hoa đem lại ich lợi gì cho gia đình em?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Thể dục (tiết 37):
đi vượt chướng ngại vật thấp
trò chơi “chạy theo hình tam giác”
I. Mục tiêu:
- Ôn đi ngược chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, tích cực.
- Giáo dục HS: ý thức tự giác, tích cực trong tập luyện; KN hợp tác, ứng phó với căng thẳng, …
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
4-5’
- ổn định tổ chức lớp.
- Khởi động.
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tổ chức HS luyện tập.
- Tập hợp lớp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB: Ôn động tác đi ngược chướng ngại vật thấp.
24-25’
- GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện.
- Tổ chức HS tập luyện: Cả lớp, chia tổ tập luyện.
+ GV chú ý bao quát lớp, nhắc nhở các em, đảm bảo an toàn khi tập.
- Tập luyện cả lớp.
- Ôn tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định.
- Các tổ thi trình diễn trước 

File đính kèm:

  • docTuan 19D.doc