Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Tập đọc

TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG ”

I.Mục tiêu

 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài .Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài

(Bu-ra-ti-nô,Tóoc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, a-di-li-ô);bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 - Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (Trả lời được các CH trong SGK)

II.Hoạt động dạy học:

A.Bài cũ : (5')

HS đọc nối tiếp nhau đọc bài: Kéo co và nêu nội dung của bài học.

B.Bài mới.

 1.Giới thiệu bài

2.Hoạt động1: Luyện đọc và tìm hiểu bài

a)Luyện đọc

 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài: Trong quán ăn “ba cá bống”

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn

- Đoạn 1: Từ đầu đến cái lò sửơi này.

 - Đoạn 2: tiếp theo đến các lộ ạ.

 - Đoạn 3: Phần còn lại.

 - GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải.

 - HS luyện đọc theo cặp.

- Hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm.

 b). Tìm hiểu bài (HĐ cặp đôi)

- Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì từ lão Bác-ra-ba? (cần biết kho báu ở đâu)

- Chú bé người gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra -ba phải nói ra điều bí mật? (chú chui vào một cái bình.đã nói ra điều bí mật)

- Chú bé người gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? (cáo A-li- sa và mèo A-đi-li-ô .chú bé lao ra ngoài)

- Tìm những hình ảnh, chi tiết trong chuyện em cho là ngộ nghĩnh ?

- Nêu ý nghĩa của chuyện? (Chú bé người gỗ Bu -ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách bắt chú)

3.Hoạt động2: HS đọc giọng phù hợp:

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng của từng đoạn

- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai

+GV đọc mẫu

+HS luyện đọc theo cặp

+HS thi đọc. GV theo dõi uốn nắn

4. Củng cố ,dặn dò: (5')

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình).

- Dặn HS về nhà luyện đọc

 

doc25 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các em tập tiểu phẩm.
- HS luyện tập tiểu phẩm và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết.
Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm
HS xem các bạn trong nhóm kịch trình bày tiểu phẩm.
Bước 3: Thảo luận lớp
Sau khi tiểu phẩm kết thúc, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?
- Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ?
- Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng Một Tết?
- Qua tiểu phẩm trên, em có thể rút ra được điều gì?
- GV kết luận: Tết Nguyên Đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, vui vầy, xum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm, thương yêu của mọi người đối với nhau. Người xưa có câu: “Mồng Một Tết nàh cha”. Thầy (cô) tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu trong ngày xum họp mừng năm mới.
KỊCH BẢN: MỒNG MỘT TẾT
* Các nhân vật: Bố, Mẹ, Thiện An, MC
- MC: Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đều mặc quần áo mới.
- Bố: Mẹ con chuẩn bị xong chưa? Mình đi chúc Tết ông bà.
- Mẹ: Em chuẩn bị xong rồi. Ở nhà ông bà về, buổi tối cả nhà mình đi chơi.
- Thiện An: Ứ! Con không về ông bà đâu. Con đã hẹn bạn đi chơi rồi. Nhà ông bà chẳng có gì chơi. Không có cả máy chơi game
- Bố: Ơ! Con dám nói thế hả? Lớp mấy rồi? Học đến lớp 4 rồi mà còn ăn nói như đứa trẻ mẫu giáo
- Mẹ: Thôi, anh đừng giận con. Thiện An à, chiều mồng Một Tết cả nhà mình phải về chúc Tết ông bà chứ, con. Ông bà đang mong gia đình mình lắm đấy!
- Thiện An: Nhưng tuần nào nhà mình chẳng về thăm ông bà. Hôm nay, mồng Một Tết, con đã hẹn các bạn rồi.
- Mẹ: Chắc các bạn con chưa biết đấy thôi. Gia đình nào cũng thế, theo truyền thống Việt Nam, sáng mồng Một Tết cúng tổ tiên, chiều mồng Một Tết con cháu quây quần về chúc Tết ông bà, cha mẹ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà con.
- Thiện An (phụng phịu): Thế là con không được chơi với bạn
- Mẹ: Có điện thoại kìa, anh!
- Bố (nghe điện thoại): Dạ, con chào bố mẹ. Vợ chồng con đang chuẩn bị về chúc tết bố mẹ đây ạ Dạ, cháu An đây, An này! Ông bà nói chuyện với con.
- Thiện An (nghe điện thoại): Dạ, con đây
- Tiếng ông: Từ sáng đến giờ ông bà ngóng cháu mãi. Cháu ông năm nay học giỏi, ông bà mừng lắm. Cháu vẫn nói với ông, muốn mời các bạn đến nhà chơi. Ông cháu mình chọn mồng Ba Tết nhé. Ông có nhiều quà đấy
- Thiện An: Cháu cảm ơn ông. Để Cháu điện thoại cho các bạn Dạ. Cháu về ngay đây  (gác điện thoại).
- Mẹ: Đấy. Con thấy không, ông bà lúc nào cũng nhớ con, lo cho con
- Thiện An: Con biết rồi ạ. Mẹ đừng nói với ông bà hổi nãy con không muốn về Thật ra con rất yêu ông bà.
- Mẹ: Mẹ biết, con chỉ ham chơi thôi. Nhưng con phải nhớ, nếu không có ông bà thì làm gì có bố mẹ
- Thiện An: Con xin lỗi bố mẹ. Con cũng có quà cho ông bà, để con vào lấy
- Bố: Quà gì vậy, con?
- Thiện An: Bí mật
Thứ ba, ngày 5 tháng 1 năm 2021
Tin học
Bµi 2 : Gâ tõ ®¬n gi¶n (TiÕt 2)
 A. Môc tiªu: 
 - Học sinh bước đầu hiểu và có kỉ năng gõ các từ đơn giản bao gồm 2 hoặc 3 chữ cái.
 - Rèn luyện kỉ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón.
B. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy vi tính.
 2. Học sinh: SGK, Vở ghi chép và đọc trước bài. 
C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
 1. Khởi động: 
HS trả lời câu hỏi : Để gõ một từ em phải gõ như thế nào? Các từ được cách nhau bởi dấu gì ?
- Hs thực hành gõ đoạn văn bản theo mẫu.
 2Thực hành
 Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu
- GV giới thiệu các thiết bị, dụng cụ cần có trong tiÕt thực hành.
- GV giới thiệu các bước tiến hành mà bài thực hành yêu cầu.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên
- Yêu cầu HS khởi động máy tính.
- Yêu cầu HS khởi động phần mềm Mario, Lấy lại tên của mình đã đăng kí.
- Yêu cầu HS thực hành từ T1 đến T3. trong SGK trang 45.
- Chú Ý: + Khi muốn gõ từ thuộc hàng phím cơ sở và hàng phím trên (Chän Lessons --> Add Top Row)
+ Khi muốn gõ từ thuộc hàng phím đã học và từ thuộc hàng phím dưới(Lessons --> Add Bottom Row).
+ Khi muốn gõ từ thuộc hàng phím đã học và hàng phím số (Lessons --> Add Numbers).
+ Khi học gõ từng chữ riêng biệt, gõ xong một chứ thì đưa ngón tay về hàng phím cơ sở ngay, còn khi gõ một từ thì chỉ khi gõ xong một từ mới đưa ngón tay về hàng phím cơ sở 
+ Gõ xong một từ phải gõ phím cách.
- GV quan sát HS thực hành.Hướng dẫn HS khi yêu cầu WPM = 5 là đạt yêu cầu.
- Nhắc nhở những HS còn đặt tay sai trên hàng phím cơ sở và cách gõ trên bàn phím.
- Yêu cầu thoát khỏi phần mềm bằng hai cách đã biết.
- HS thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc
- Gv hệ thống lại kiến thức và nhận xét giờ thực hành.
- GV tuyên dương những bạn đạt yêu cầu, động viên những hs thực hiện chưa đúng hoặc chưa nhanh tiếp tục cố gắng hơn nữa.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bài 3: Sử dụng phím Shift.
Toán
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
 I. Mục tiêu: 
 Giúp HS biết thực hiện chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
Bài tập cần làm: BT 1(dòng 1,2). HS năng khiếu: làm thêm BT1(dòng 3); BT2; BT3
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
- Ban tự quản kiểm tra
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới: 
1. GV giới thiệu bài.
2. HĐ1: Hình thành kiến thức mới.
a. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
VD: 9450 : 35 = 
HS đặt tính, tính (như đã học ) 
 9450 35	- ở lần chia thứ 3 hạ 0 
 245	270	 0 chia cho 35 được 0 
 000 viết 0 vào vị trí thứ 3 của thương
b. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục .
VD: 1448 : 24
- HS thực hiện tương tự.
 2448 24	- ở lần chia thứ 2 hạ 4; 
 048 102	4 chia 24 được 0 viết 0 
 0	
GV: ở lần chia nào mà SBC nhỏ hơn số chia sẽ được 0 viết vào thương sau đó hạ chia tiếp lần sau.
3. HĐ2 : Thực hành :
Bài 1(dòng 1): Đặt tính rồi tính. (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
- HS chéo vở kiểm tra bạn. GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
 - Gọi học sinh lên bảng làm. 
 a) 8750 35 23520 56
 175 250 112 42
 00 00
b) 2996 28 2420 12
 196 107 020 201
 00 8
- Lớp nhận xét bạn làm.
*Dành cho HS có năng khiếu
Bài 1(dòng 3): Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài – lên bảng chữa bài.
 a) 11780 42 b) 13870 45
 338 280 370 308
 20 10
 20
- Lớp nhận xét bạn làm.
Bài 2: Chú ý đổi:1giờ12 phút =72phút.
Đổi 1 giờ 12 phút = 72 phút
Trung bình mỗi phút máy bơm đó bơm được là: 
 	97200 : 72 = 1350 (lít)
Đáp số: 1350 lít
Bài 3: GV YC HS giải bài toán.
 	a) Chu vi mảnh đất đó là: 307 x 2 = 614 (m).
b) Chiều dài mảnh đất là : 	(307 - 97 ) : 2 = 105 (m)
Chiều rộng mảnh đất đó là: 105 + 97 = 202 (m).
Diện tích mảnh đất đó là : 202 x 105 = 21210 (m2)
Đáp số: a) 614 (m) ; b) 21210 m2
- Lớp nhận xét bạn làm.
GV nhận xét kết luận.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
CÂU KỂ
I.Mục tiêu
Học xong bài này hs biết:
-Thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể(ND ghi nhớ) 
-Nhận biết được câu kể trong đoạn văn(BT1,mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2)
- Sử dụng câu kể trong giao tiếp hàng ngày
II.Hoạt động dạy học
A. Bài cũ :
-Một hs nhắc lại Câu hỏi là gì? Dùn để làm gì? Dấu hiệu nhận biết câu hỏi. 
- Dưới lớp kiểm tra cặp đôi nêu 
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài 
2.Hoạt động1. HS làm bài tập 
Bài 1: (HĐ cặp đôi) 
 - Một hs đọc đề. 
 - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến trong cặp.
 - Thống nhất trong cặp.
 - Báo cáo kết quả.
 - Câu đựơc in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết. 
Cuối câu có dấu chấm hỏi 
Bài 2: (HĐ cả lớp) Một hs đọc đề.
-HS đọc lần lượt từng câu xem những câu đó được dùng để làm gì 
-HS suy nghĩ , phát biểu ý kiến 
-Những câu trong đoạn văn dùng để giới thiệu (Bu- ra -ti -nô là một chú bé bằng gỗ), miêu tả (chú có cái mũi rất dài) hoặc kể về một sự việc (Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tróc - ti - la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu). Cuối các câu trên đều có dấu chấm. Đó là các câu kể 
Bài 3: (HĐ nhóm)
- HS đọc đề yêu cầu đề 
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến trong nhóm
- Nhóm thống nhất kết quả.
- Ba-ra-ba uống rượu đã say.
Vừa hô bộ râu , lão vừa nói:
- Bắt được thằng người gỗ , ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này .
Kể về Ba-ra- ba 
Kể về Ba-ra- ba
Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba
3.Hoạt động2. Phần ghi nhớ : HS đọc sgk 
4.Hoạt động3. Phần luyện tập :
 Bài 1 : (HĐ cá nhân - trao đổi theo cặp)
HS đọc yêu cầu đề rồi trao đổi theo cặp 
Đại diện các cặp trình bày kết quả 
 - Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng ..... thả diều thi .
 - Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
 - Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời . 
 -Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng .
 - Sáo đơn , sáo kép ....như gọi thấp xuống những vì sao sớm . 
Kể sự việc 
Tả cánh diều 
Kể về sự việc và nói lên tình cảm 
Tiếng sáo diều 
Nêu ý kiến , nhận định 
Bài 2 : (HĐ cá nhân- đối chiếu cặp đôi)
 HS đọc yêu cầu bài 
Một hs làm mẫu 
HS làm bài cá nhân 
HS tiếp nối nhau trình bày , cả lớp và gv nhận xét bổ sung
5.Củng cố dặn dò
GV nhận xét ,dặn dò 
Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- BT cần làm: Bài 1a. Học sinh NK làm thêm bài tập 1 b
- Giảm tải: Không làm cột a bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5p) 
- Học sinh làm bảng con, 1 học sinh làm bảng lớp
	Đặt tính rồi tính: 3287 : 45	
- Kiểm tra bài bạn bên cạnh.	
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: (27p)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ. (HĐ cả lớp)
* Trường hợp chia hết: 1944 : 162 = ?
HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải. 
1944 162
0324 12
000
GV gọi HS nhắc lại cách chia 
GV vậy 1944 : 162 = 12.
* Trờng hợp chia có dư: 8469 : 241 = ?
HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải 
8469 241
1239 35
0034
- GV gọi HS nhắc lại cách chia 
- GV vậy : 8469: 241 =35 ( dư 34)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài 
Bài 1 : (HĐ cá nhân)
- GV nêu yêu cầu.
- HS tự đặt tính và tính, sau đó chữa bài trên bảng lớp 
- GV theo dõi giúp đỡ HS chưa hoàn thành
b, 6420 : 321 = 20 
 4957 : 165 = 30 (dư 7)
3. Củng cố ; dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu: 
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng ghi ba cách xây dựng cốt truyện.
III.Hoạt động dạy học:
Bài cũ: (6p) 
Hai bạn kể lại câu chuyện của tuần trước.
- HS kiểm tra bạn bên cạnh về câu chuyện lần trước.
 GV nhận xét. 
Bài mới: (28p) 
1. Giới thiệu bài.
 2. Hoạt động 1: HS phân tích đề. (HĐ cả lớp)
- HS đọc yêu cầu của đề. 
- GV viết đề bài lên bảng. Gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề.
- Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh em.
3. Hoạt động 2: Gợi ý kể chuyện. 
Ba HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK.
GV nhắc HS chú ý:
+ Em có thể kể theo một trong ba hướng xây dựng cốt truyện như SGK.
+ Khi kể, nên dùng từ xưng hô - tôi.
Một số HS tiếp nối nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình. GV khen gợi những HS đã chuẩn bị dàn ý cho bài kể từ trước.
4. Hoạt động 3: Kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa chuyện 
a) Kể theo cặp.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi.
- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
b) Thi kể chuyện trước lớp. 
HS nối tiếp nhau thi kể. Mỗi em kể xong nói ý nghĩa câu chuyện.
Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.
GV tuyên dương câu chuyện hay nhất. 
Củng cố, dặn dò: (2p) 
GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 1)
I.Mục tiêu 
Nêu được ích lợi của lao động
Tích cực tham gia các công việc lao động ở trường, ở lớp , ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân 
Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động .
* Kĩ năng sống : HS có kĩ năng xác định giá trị của lao động và quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường .
* Giảm tải : Tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm .
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra: 
Em cần làm gì dể biết ơn các thầy giáo cô giáo 
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Đọc chuyện một ngày của Pê- chi - a 
- GV đọc lần thứ nhất, gọi HS đọc lần thứ hai 
- GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK 
- Đại diện nhóm trình bày, HS cả lớp trao đổi tranh luận 
- GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở ... đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn 
- HS đọc ghi nhớ 
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1-SGK) 
- GV chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc nhóm 
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm HS trình bày 
- GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao đọng, của lười lao động 
4.Hoạt động 3: Đóng vai ( BT2-SGK)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai 
- Một số nhóm lên đóng vai 
- Lớp thảo luận : Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao ? Ai có cách ứng xử khác ? 
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống 
5. Hoạt động tiếp nối : 
HS chuẩn bị các bài tập 3,4,5,6. 
-Nhận xét tiết học
Tập đọc
TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG ” 
I.Mục tiêu 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài .Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài 
(Bu-ra-ti-nô,Tóoc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, a-di-li-ô);bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 
 - Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (Trả lời được các CH trong SGK)
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ : (5')
HS đọc nối tiếp nhau đọc bài: Kéo co và nêu nội dung của bài học. 
B.Bài mới.
 1.Giới thiệu bài 
2.Hoạt động1: Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài: Trong quán ăn “ba cá bống” 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn 
- Đoạn 1: Từ đầu đến cái lò sửơi này.
	- Đoạn 2: tiếp theo đến các lộ ạ.
 - Đoạn 3: Phần còn lại.
 	- GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải.
 	- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm.
 b). Tìm hiểu bài (HĐ cặp đôi)
- Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì từ lão Bác-ra-ba? (cần biết kho báu ở đâu) 
- Chú bé người gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra -ba phải nói ra điều bí mật? (chú chui vào một cái bình....đã nói ra điều bí mật) 
- Chú bé người gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? (cáo A-li- sa và mèo A-đi-li-ô ....chú bé lao ra ngoài) 
- Tìm những hình ảnh, chi tiết trong chuyện em cho là ngộ nghĩnh ? 
- Nêu ý nghĩa của chuyện? (Chú bé người gỗ Bu -ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách bắt chú)
3.Hoạt động2: HS đọc giọng phù hợp:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng của từng đoạn 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai 
+GV đọc mẫu 
+HS luyện đọc theo cặp 
+HS thi đọc. GV theo dõi uốn nắn 
4. Củng cố ,dặn dò: (5')
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình).
- Dặn HS về nhà luyện đọc
Lịch sử
CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức : Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: Tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng)
- Kĩ năng : 
+ Kể chuyện câu chuyện bóp nát quả cam.
+ Sưu tầm lịch sử.
+ Kĩ năng đóng vai thể hiện lại Hội Nghị Diên Hồng
- Định hướng thái độ :
+ Lòng tự hào về truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
+ Lòng biết ơn đối với quân dân nhà Trần, Trần Hưng Đạo
- Định hướng năng lực :
+ Nhận thức LS : Trình bày được cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
+ Tìm tòi, khám phá LS : Tra cứu tài liệu học tập và quan sát tranh.
+ Vận dụng KT - KN: Sưu tầm tranh ảnh, các câu chuyện về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ; viết cảm nghĩ của em về 3 lần chiến thắng quân Mông - Nguyên.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Hình ảnh, tư liệu, chuyện kể lịch sử về quyết tâm chống quân Mông - Nguyên; câu chuyện bóp nát quả cam. Máy chiếu, thiết bị nghe nhìn khác.
- HS: Sưu tầm những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên; tranh ảnh về cuộc kháng chiến này.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Khởi động:
- Hãy nêu quan ý kiến của em về việc đắp đê của nhà Trần.
- Cho học sinh quan sát bức tranh : Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
- Em hãy cho biết bức tranh vẽ ai ? Và người này đang làm gì ?
- Hs trả lời:
- Gv dẫn dắt vào bài học mới.
Hoạt động 2: Nêu ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- Hs làm việc trong nhóm 4 đóng vai:
- Hs đọc thầm trong SGK đoạn từ lúc đó ............hai chữ “sát thát”
- Đóng vai diễn lại Hội nghị Diên Hồng
- Em hãy nêu ý chí quyết tâm của vua tôi nhà Trần quyết tâm chống giặc.
- HS phát biểu và bổ sung ý kiến
- GV kết luận
Hoạt động 3: Trình bày kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến
- HS đọc sgk. Thảo luận theo nhóm trình bày các kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần thông qua các câu hỏi:
? Nhà Trần đã đối phó với giặc ntn khi chúng mạnh và khi chúng yếu
? Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng gì
- Đại diện nhóm phát biểu, GV tổng kết và chuyển ý
? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta( Đất nước sạch bóng quân thù ,độc lập dân tộc được giữ vững)
? Theo em vì sao dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này( Vì dân ta đoàn kết ,quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc)
? Em có nhận xét gì về các tướng sĩ nhà Trần và Trần Hưng Đạo.
Hoạt động 4: Kể chuyện về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản
- Tổ chức cho HS kể những câu chuyện đã tìm hiểu được : Về tấm gương Trần Quốc Toản
- Kể theo nhóm.
- Một số HS kể trước lớp
- GV tổng kết đôi nét về tấm gương Trần Quốc Toản.
Hoạt động nối tiếp: Luyện tập, vận dụng.
- Sưu tầm tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
( Có thể cho học sinh vẽ tranh về nhân vật hay cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên)
- ( Có thể cho kể chuyện)
- ( Viết cảm nghĩ của em về 3 lần chiến thắng quân Mông - Nguyên)
 - Khoảng năm 700 TCN đến 179 TCN: nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
   - 179 TCN đến năm 938: hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
   - Năm 938: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
   - Năm 938 đến năm 1009: buổi đầu độc lập (chống quân Tống xâm lược, dời đô ra Thăng Long)
   - Năm 1226 đến năm 1400: nước Đại Việt dưới thời Trần.
   - Thế kỉ XV: nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
   - Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII Trịnh Nguyễn phân tranh
   - Năm 1786: Quang Trung thống nhất đất nước.
   - Năm 1802 đến năm 1858: nhà Nguyễn thành lập
- GV nhận xét tiết học
Thứ năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021
Tập làm văn
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG 
I.Mục tiêu 
- Dựa vào bài đọc kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết 
giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
* Giáo dục kĩ năng sống
 HS có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin .Thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp- (BT1,2)
II.Hoạt động dạy học
A. Bài cũ ( 5')
Một hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn (quan sát đồ vật)
- Một hs đọc lại d

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc