Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Chiều

Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc giọng phù hợp một đoạn trong bài.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho tuổi nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ nội dung bài đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ: (5p)

 - 1 HS đọc bài tập đọc “Chú Đất Nung”. Nêu nội dung bài.

 - GV nhận xét.

B. Bài mới: (28p)

*. Giới thiệu bài:

 Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.

HĐ1: Luyện đọc

Mục tiêu: Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc giọng phù hợp một đoạn trong bài.

Cách tiến hành:

 (HĐ cả lớp - HĐ cặp đôi)

 - HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài

- HS đọc lần 2 kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải.

- HS đọc lần 3

- HS luyện đọc theo cặp.

- Hai HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm.

HĐ2 : Tìm hiểu bài. (HĐ cặp đôi)

Mục tiêu: Hiểu ND và trả lời được các câu hỏi trong bài

Cách tiến hành:

- Một HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn một.

- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? (+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều có những loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè

 + Tiếng sáo vi vu trầm bổng).

- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui lớn như¬ thế nào? (Các bạn hò hét thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời).

- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như¬ thế nào? (+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo đẹp như¬ một tấm thảm nhung khổng lồ bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời .

+ Bay đi diều ơi! Bay đi!).

- Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? (Cánh diều khơi gợi những ¬ước mơ đẹp cho tuổi thơ).

HĐ2: Luyện đọc giọng phù hợp

Mời 2HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. Cả lớp luyện đọc thi đọc giọng phù hợp 1 đoạn.

C. Củng cố, dặn dò: (3p)

Nêu nội dung bài văn? (Niềm vui s¬ướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi

thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng).

GV nhận xét giờ học.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng rau xứ lạnh
Mục tiêu: Hiểu khí hậu phù hợp cho việc trồng các loại rau xứ lạnh.
Cách tiến hành:
 - GV đưa bảng nhiệt độ lên giới thiệu
 - Yêu cầu HS quan sát bảng đo nhiệt độ.
 - Mùa đông lạnh ở ĐBBB kéo dài mấy tháng?
 -Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
 - Thời tiết mùa đông ở ĐBBB thích hợp trồng cây gì?
*GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi kể tên các loại rau xứ lạnh có trồng ở ĐBBB. 
GV chốt ý chính .
- Yêu cầu HS kể 1 số biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
HĐ4. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: 
Mục tiêu: Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
Cách tiến hành:
* (Làm việc theo nhóm)
- Hs các nhóm dựa vào tranh, ảnh, sgk, và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau:
-Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (nhiều hay ít nghề; trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công)
- Khi nào một làng trở thành làng nghề, 
- Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết
- Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
- Học sinh nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét, kết luận.
* (Làm việc cá nhân)
- Học sinh quan sát các hình vẽ về sản phẩm gốm Bát Tràng và trả lời câu hỏi 
- Học sinh trình bày kết quả quan sát tranh trong SGK 
Gv: Nguyên liệu cần thiết là một loại đất đặc biệt ( sét cao lanh). Không phải ở đâu củng có. Để tạo ra một sản phẩm gốm, người thợ thủ công phải tiến hành nhiều công việc theo một trình tự nhất định : Nhào nhuyễn đất, tạo dáng, phơi, vẽ hoa, tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò nung ra.
 Liên hệ ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên.
HĐ5. Chợ phiên:
Mục tiêu:Hiểu các hoạt động của chợ phiên
Cách tiến hành:
* (Làm việc theo nhóm)
 - Các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi sau đây.
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (Hoạt động mua bán ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
- Mô tả về chợ theo tranh, ảnh
- Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào?
- Học sinh trao đổi kết quả trước lớp. 
- GV giúp học học sinh hoàn thiện câu trả lời.
- GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
C. Củng cố, dặn dò :
GDBVMT :Để bảo vệ môi trường sống có bầu không khí trong lành khi sản xuất cần tuân thủ quy trình sản xuất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phải xử lí chất thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn quy định 
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK, nhận xét tiết học
__________________________________
Tin học
BÀI 2: CHỈNH SỬA HÌNH, VIẾT CHỮ LÊN HÌNH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cách chỉnh sửa kích thước của hình trong văn bản;
	- Biết cách thay đổi màu, độ dày đường viền của hình;
	- Viết được chữ lên hình.
	- HSKT biết chỉnh sửa kích thước của hình trong văn bản và viết được chữ lên hình.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: phòng máy, giáo án và sách giáo khoa.
	- Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Em hãy thực hiện gõ các từ theo mẫu sau: Tiếng Việt, Lịch sử?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy thực hiện gõ các từ theo mẫu sau: Tiếng Việt, Lịch sử?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Chỉnh sửa hình, viết chữ lên hình
(tiết 1)
* Hoạt động 1: Nhắc lại.
	- Trao đổi với bạn rồi nhắc lại cách chèn hình vào trang soạn thảo đã được học ở lớp 3.
	- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi.
 	- Nhận xét và tuyên dương.
* Hoạt động 2: Thay đổi kích thước của hình.
	- Hướng dẫn HS cách thay đổi kích thước hình qua 2 bước.
	Bước 1: Chọn hình cần sửa, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí có ô vuông ở mỗi cạnh hoặc chấm tròn ở mỗi góc. Khi đó, con trỏ chuột chuyển thành các dấu mũi tên 2 chiều.
	Bước 2: Kéo thả chuột để thay đổi kích thước hình.
	- GV thực hiện mẫu cho HS quan sát.
	- Yêu cầu 2 - 3 HS thực hiện lại thao tác.
	- Nhận xét và tuyên dương.
* Hoạt động 3: Thay đổi màu của hình.
	- GV hướng dẫn HS cách thay đổi màu của hình theo hướng dẫn.
	Bước 1: Nháy chọn hình cần thay đổi màu.
	Bước 2: Trong thẻ Format, chọn Shape Fill.
	Bước 3: Chọn một màu trong bảng màu. 
	- GV thực hiện mẫu cho HS quan sát.
	- Yêu cầu 2 - 3 HS thực hiện lại thao tác.
	- Nhận xét và tuyên dương.
* Hoạt động 4: Thay đổi màu, độ dày, kiểu đường viền của hình.
	- GV hướng dẫn HS cách thay đổi màu, độ dày, kiểu đường viền của hình theo hướng dẫn.
	Bước 1: Nháy chuột vào hình.
	Bước 2: Trong thẻ Format, chọn Shape Outline
	Bước 3: Chọn màu trong bảng màu. 
	Bước 4: Chọn Weight để chọn độ dày đường viền.
	Bước 2: Chọn Dashes để chọn kiểu đường viền.
	- GV thực hiện mẫu cho HS quan sát.
	- Yêu cầu 2 - 3 HS thực hiện lại thao tác.
	- Nhận xét và tuyên dương.
* Hoạt động 5: Viết chữ lên hình.
	- Gv hướng dẫn học sinh cách viết chữ lên hình.
	Bước 1: Chọn hình cần viết chữ.
	Bước 2: Nhấn nút phải chuột, chọn Add Text. 
	Bước 3: Gõ chữ lên hình.
	- GV thực hiện mẫu cho HS quan sát.
	- Yêu cầu 2 - 3 HS thực hiện lại thao tác.
	- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại các thao tác chèn hình vào trang soạn thảo; thay đổi kích thướt của hình; thay đổi màu của hình; thay đổi màu, độ dày, kiểu đường viền của hình, viết chữ lên hình vẽ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Chỉnh sửa hình, viết chữ lên hình (tiết 2).
___________________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU:
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu; nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy; bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
- Giảm tải: Không làm bài tập 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Bài cũ: (5p) 
GV kiểm tra nối tiếp ba HS trả lời ba câu hỏi sau: 
- Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ?
- Em nhận biết câu hỏi nhờ dấu hiệu nào? Cho ví dụ?
- Cho một ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình.
GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: (28p) 
1. Giới thiệu bài: Luyện tập về câu hỏi.
2. Luyện tập. 
 Bài 1: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
- HS đọc yêu cầu bài
- Tự đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm. 
- GV phát phiếu riêng cho hai, ba HS. (GV theo dõi, kèm cặp HS chưa hoàn thành chuẩn KTKN)
Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
Trước gờ học các em thường làm gì?
Bến cảng như thế nào?
Bạn nhỏ ở xóm em hay thả diều ở đâu?
- HS chéo vở kiểm tra.
- HS phát biểu ý kiến, lớp và GV nhận xét. 
- GV chốt lại dán câu trả lời đúng lên bảng, phân tích lời giải. 
- Câu hỏi là gì? Làm cách nào để nhận biết câu hỏi?
Bài 3: (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi) 
- HS đọc yêu cầu bài
- Làm bài cá nhân vào vở để tìm từ nghi vấn trong mỗi câu bằng cách gạch chân các từ đó.
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
- Trao đổi trong cặp, thống nhất kết quả đúng.
- 1 cặp nêu kết quả. 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS nêu từ nghi vấn.
- HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
? Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?
Bài 4: (HĐ nhóm) 
- HS đọc yêu cầu bài
- Mỗi em tự đặt một câu hỏi vừa tìm được ở bài tập 3 và làm bài cá nhân vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi đã đặt trong nhóm.
- Các nhóm nhận xét sữa lỗi giúp bạn.
- 1 nhóm nêu kết quả bằng cách đọc nối tiếp câu vừa tìm được. 
- Có phải hồi nhỏ chữ của Cao Bá Quát rất xấu không?
- Xi-ôn-cốt-xki ngày nhỏ bị ngã ngãy chân vì muốn bay như chim phải không?
- Bạn thích chơi bóng đá à? 
Bài 5: (HĐ cặp đôi) 
- HS đọc yêu cầu bài, HS đọc thầm lại 5 câu hỏi, tìm câu nào là không phải câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi.
- HS trao đổi cặp đôi. ( GV theo dõi, kèm cặp thêm cho HS chưa hoàn thành chuẩn KTKN)
- Thống nhất trong cặp.
Ba câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi.
 Câu b: Nêu ý kiến của người nói.
 Câu c: Nêu đề nghị.
 Câu e: Nêu đề nghị.
 - 1 HS nêu kết quả. 
- HS khác nhận xét, sữa lỗi.
- GV chốt kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò: (2p) 
GV chấm một số vở.
 Nhận xét tiết học. 
__________________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Kể lại được câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe đã đọc nói về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đó kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Một số chuyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi: có tính truyện cười, thiếu nhi, báo, sách truyện đọc lớp 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Kiểm tra: (5 phút)
 Gọi 1- 2 HS kể chuyện “Búp bê của ai” nêu nội dung câu chuyện
B. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài. (1 phút) 
*Tìm hiểu bài: (27 phút)
HĐ1: Giáo viên HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
Mục tiêu:Giúp HS xác định được yêu cầu của đề bài
Cách tiến hành:
a. Giúp học sinh hiểu yêu cầu đề	
- Học sinh nối tiếp đọc đề bài và cả lớp chú ý SGK. 
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
(Lưu ý: Cánh diều tuổi thơ không phải là truyện kể vì không có nhân vật là những đồ chơi hoặc những con vật gần gũi với trẻ em)
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK. 
- GV yêu cầu học sinh kể chuyện đúng chủ điểm.
HĐ2: HS thi kể chuyện trước lớp
Mục tiêu:HS kể được câu chuyện theo đúng yêu cầu đề bài.
Cách tiến hành:	
a, Học sinh chọn câu chuỵên để kể.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu tên chuyện mình kể.
b, Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện (HĐ cặp đôi)
- Từng cặp học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét
- Thi kể chuyện trước lớp: 3 HS của ba nhóm thi kể.
- HS trao đổi về nội dung câu chuyện.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV nhận xét tiết học, khen những học sinh chăm chú học yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị: Kể câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn
__________________________________
Toán
(Cô Bích dạy)
___________________________________
Khoa học
TIẾT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước 
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước
Xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
-Đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh loãng phí nước
-Bình luận về việc sử dụng nước,(quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước).
HS có thói quen tiết kiệm nước , tránh lãng phí nước .
* Giảm tải: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình SGK trang 60, 61; giấy vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A.Giới thiệu bài (2’) 
B. Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước(25')
Mục tiêu: HS hiểu lí do cần thiết phải tiết kiệm nước
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi: Những việc nào nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước 
- HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước 
- HS thảo luận về lí do cần thiết phải tiết kiệm nước 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp 
* Những việc không nên làm để tiết kiệm nước: 
+ Hình 1: Khoá vòi nước, không để nước chảy tràn 
+ Hình 3:Gọi thợ chữa ngay khi ống nước bị hỏng
+ Hình 5: Bé đánh răng lấy nước vào cốc xong khoá máy ngay
* Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: 
+ Hình 2: Nước chảy tràn không khoá máy
+ Hình 4: Bé đánh răng, để nước chảy tràn và không khoá máy ngay 
+ Hình 6: Tưới cây để nước chảy tràn 
* Lí do cần phải tiết kiệm nước:
+ Hình 7: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi hoa sen vặn vòi rất to tương phản với người ngồi đợi hứng nước mà nước không chảy 
+ Hình 8: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi hoa sen, vặn vòi vừa phải, nhờ thế mà người khác có dùng 
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về việc sử dụng nước ở trường học, địa phương em 
Kết luận: Nước sạch không tự nhiên mà có. Nhà nước phải tốn nhiều chi phí công sức tiền của để xây dựng nhà máy nước sạch. Do vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước 
Hoạt động2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước (8’) (HSNK)
Mục tiêu:Phát huy năng lực, sở trường của một số HS
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước, thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền , phân công từng bạn vẽ và viết nội dung 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc, GV theo dõi giúp đỡ 
C. Củng cố, dặn dò (3’)
- HS đọc ghi nhớ - Nhận xét tiết học
_______________________________________
Chiều
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc giọng phù hợp một đoạn trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho tuổi nhỏ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Bài cũ: (5p) 
 - 1 HS đọc bài tập đọc “Chú Đất Nung”. Nêu nội dung bài.
 - GV nhận xét. 
B. Bài mới: (28p)
*. Giới thiệu bài: 
 Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.
HĐ1: Luyện đọc
Mục tiêu: Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc giọng phù hợp một đoạn trong bài.
Cách tiến hành:
 (HĐ cả lớp - HĐ cặp đôi) 
 - HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài
- HS đọc lần 2 kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải.
- HS đọc lần 3 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm. 
HĐ2 : Tìm hiểu bài. (HĐ cặp đôi)
Mục tiêu: Hiểu ND và trả lời được các câu hỏi trong bài
Cách tiến hành:
- Một HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn một.
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? (+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều có những loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè 
 + Tiếng sáo vi vu trầm bổng).
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui lớn như thế nào? (Các bạn hò hét thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời).
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào? (+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời ..
+ Bay đi diều ơi! Bay đi!).
- Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? (Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ).
HĐ2: Luyện đọc giọng phù hợp 
Mời 2HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. Cả lớp luyện đọc thi đọc giọng phù hợp 1 đoạn.
C. Củng cố, dặn dò: (3p) 
Nêu nội dung bài văn? (Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi
thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng).
GV nhận xét giờ học. 
_______________________________
Ngoại ngữ
(Cô Nga dạy)
_______________________________
Tin học
BÀI 2: CHỈNH SỬA HÌNH, VIẾT CHỮ LÊN HÌNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách chỉnh sửa kích thước của hình trong văn bản;
 - Biết cách thay đổi màu, độ dày đường viền của hình;
 - Viết được chữ lên hình.
 - HSKT biết chỉnh sửa kích thước của hình trong văn bản và viết được chữ lên hình.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: phòng máy, giáo án và sách giáo khoa.
 - Học sinh: dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Em hãy chèn một hình chữ nhật, chọn màu đỏ vào trang soạn thảo ?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy thực hiện chèn một hình bất kì và viết tên mình lên hình đó?
à Nhận xét + tuyên dương.
3. Bài mới: Chỉnh sửa hình, viết chữ lên hình
(tiết 2)
	* Hoạt động 1: Thực hành.
	1. Thầy/cô giáo hướng dẫn em tạo một trang soạn thảo mới. Vẽ hoặc tìm hình ảnh minh họa theo mẫu sau rồi chèn vào trang soạn thảo. Lưu bài soạn thảo vào thư mục của em trên máy tính. (SGK trang 58)
	2. Em tạo nhãn vở trong trang soạn thảo theo mẫu: (SGK trang 58)
	- GV thực hiện mẫu cho HS quan sát.
 	- Yêu cầu HS thực hành xen kẻ từng biển báo theo nhóm máy.
	- Quan sát để kịp thời giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
	- Hiển thị vài bài mẫu để HS quan sát.
	- Nhận xét và tuyên dương.
	* Hoạt động 2: Hoạt động ứng dụng, mở rộng.
	Em thực hiện các yêu cầu sau:
	a) Chèn hình bất kì vào trang soạn thảo.
	b) Nháy chọn lên hình vừa chèn.
	c) Lần lượt di chuyển con trỏ chuột vào các ô màu trong thẻ Format như hình trong SGK trang 59, quan sát và nhận xét sự thay đổi màu trong hình em chọn.
	- GV yêu cầu HS thực hiện.
	- Quan sát để kịp thời giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
	- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại các thao tác chèn hình vào trang soạn thảo; thay đổi kích thướt của hình; thay đổi màu của hình; thay đổi màu, độ dày, kiểu đường viền của hình, viết chữ lên hình vẽ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
__________________________________________
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2020
Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu 
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND ghi nhớ). 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III)
II. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: GV nêu yêu cầu: Một học sinh cho biết thế nào là văn miêu tả ? 
 Các nhóm trưởng kiểm tra 
 Các nhóm trưởng báo cáo
1. Bài cũ: 
- Một học sinh cho biết thế nào là văn miêu tả ? 
- Lớp và GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: 
- GV nêu yêu cầu tiết học.
- Một em nhắc lại.
3. Phần nhận xét: 
Bài 1 :
HS nối tiếp nhau đọc bài văn: Cái cối tân - để trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.
- HS trả lời trước lớp.
- Lớp và Gv nhận xét. 
a. Bài văn miêu tả cái gì ? ( Cái cối xay bằng tre )
b. Phần thân bài : Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả ) 
c. Phần kết bài: Nêu kết thúc của bài ( tình cảm thân thiết của đồ vật trong nhà với các bạn nhỏ )
- Các phần mở bài ,kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp ,kết bài mở rộng trong văn kể chuyện 
d. Phần thân bài tả cái cối theo trình tự bộ phận lớn ,đến bộ phận nhỏ ,từ ngoài vào trong ,từ phần chính đến phần phụ 
Bài tập 2 : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. 
- HS thảo luận nhóm lớn trả lời câu hỏi.
- Lớp và Gv nhận xét, KL: Khi tả đồ vật tá cần tả bao quát toàn bộ đồ vật ,sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm riêng nổi bật ,kết hợp tình cảm với đồ vật 
- HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
4. Luyện tập 
- HS đọc thầm bài văn và thảo luận nhóm lớn làm vào vở.
- Gv quan sát, hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm trình bày bài.
- Lớp và Gv nhận xét, KL: 
a. Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở góc phòng bảo vệ .
b. Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống 
c. Hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bởi những tấm ván đều chằn chằn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu, ngang lưng quấn .......
d. Âm thanh : Tiếng trống ồm ồm dục giã “ Tùng ! Tùng !Tùng !......”giục trẻ rải bước tới trường 
đ. Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỉ niệm của những ngày đầu đi học luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường và những âm thanh thôi thúc .......
e. Kết bài mở rộng: Tạm biệt anh trống đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về 
5. Củng cố: 
- Một HS nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
- GV cùng HS hệ thống bài.
6. Dặn dò: 
- GVnhận xét tiết học. 
_____________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
(Dạy lớp 4A – Đã soạn vào thứ 3)
_____________________________
Toán
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH 
(Dạy lớp 4B, 4A)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS nhận biết cách chia một số cho một tích. 
* Bài tập cần làm :BT1, BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Bài cũ: (5p) 
- Gọi 1 HS chữa BT2 của tiết trước.
- Các bạn kiểm tra BT ở nhà của bạn bên cạnh
- GV chữa bài, nhận xét.
B. Bài mới: (28p)
1. Giới thiệu bài: ((1p)
2. Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (12p) (HĐ cặp đôi) 
Mục tiêu: HS nhận biết cách chia một số cho một tích
Cách ti

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc