Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020

Chính tả:

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT 2)

I: Mục tiêu

 - Nghe - viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.

 - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

II: Đồ dùng dạy học

Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận trong ngoặc kép bằng cách xuống dòng , dùng dấu gạch ngang đầu dòng (để thấy cách viết ấy không hợp lý xem phần trả lời câu hỏi ý d ở dưới - (Bài nghe-viết).

Một tờ phiếu khôt to viết sẵn lời giải bài tập 2.

III: Hoạt động dạy học

1) Giới thiệu bài.(2p)

2) Ôn tập:(30p)

a) HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết. (HĐ cả lớp)

- GV đọc bài Lời hứa, giải nghĩa từ trung sĩ.

- HS đọc thầm bài văn, GV nhắc các em những từ thường viết sai, cách trình bày cách viết các lời thoại.

- GV đọc bài cho HS viết.

- Chấm một số bài, chữa lỗi.

b) HĐ2: HS làm bài tập (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi)

B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân,

B2: HS trao đổi bài với bạn bên cạnh. thống nhất kết quả.

Trả lời câu hỏi a, b, c, d.

a) Em bé được giao nhiệm vụ là lính gác - gác kho đạn.

b) Vì em đã hứa là đứng gác cho tới khi có người đến thay.

c) Dùng để báo trước lời nói bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay em bé.

d) Không được. Vì những lời thoại của em bé với các bạn cùng chơi trận giả là

 do em bé thuật lại với người khách, do đó phải để trong dấu ngoặc kép .

Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết quy tắc viết hoa tên riêng.

HS đọc yêu cầu bài, sau đó làm bài.

GV nhận xét kết luận.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i làm của HS (8-10 bài)
- Nhận xét, củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu...
Bài giải
 Ta có sơ đồ:
Chiều rộng:
Chiều dài: 
Chiều rộng hình chữ nhật là:
 (16 – 4): 2 = 6 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật là: 
 6 + 4 = 10 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là: 
 10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số: 60 cm2
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Ghi nhớ các KT đã ôn tập
4. HĐ sáng tạo (1p)
- Giải bài toán sau: Một hình chữ nhật có chu vi là 32 cm. Chiều rộng kém chiều dài 4cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
BUỔI CHIỀU
Giáo viên bộ môn dạy
Thứ Tư, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức đã học: các phép tính trên số tự nhiên; đổi các đơn vị đo và giải toán về tìm số trung bình cộng; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài làm cá nhân.
Câu 1. 3 kg 7g = ? g. 2500 năm = ? thế kỷ.
	 Năm 1459 thuộc thế kỷ ..... 258 tạ + ...tạ x 4. = ... 
Câu 2.a. Tính 80 : (5 x 8) = 
b. Trung bình cộng của hai số là 62, số lớn hơn số bé 12. Tìm số lớn. 
Câu 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi tính bằng cách thuận tiện nhất: 
a. 375 + 39 + .... + 61 = b. 452 + 546 + 324 - .... = 
Câu 4: Đặt tính rồi tính:
 a. 645 234 + 215247 b. b. 92 508 – 22 429 
Câu 5: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 15dm. Chiều rộng kém chiều dài 12 dm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Câu 6: Trung bình cộng tuổi mẹ và con là 27 tuổi. Mẹ hơn con 30 tuổi. Tính tuổi của mỗi người?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS lần lượt chữa từng bài tập.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Kể chuyện
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT 4)
I: Mục tiêu 
 - Nắm được một số từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ. 
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học:
 Phiếu ghi lời giải BT1 và phiếu kẻ bảng BT1. 
II: Hoạt động dạy học
1) Giới thiệu bài: (2p) 
2) Ôn tập: (30p) 
Bài 1: (HĐ cặp đôi) 
Bước 1: Cá nhân đọc hoặc nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong bàn đó đọc được chưa
  Bước 3: - Học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
 Bước 4 : Trong cặp thống nhất kết quả.
Bước 5 : Báo cáo trước lớp
HS nêu tên bài GV ghi nhanh lên bảng. 
- Luyện từ và câu trong ba chủ điểm 
 Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết (tuần 2 trang 17, tuần 3 trang 33)
 Mở rộng vốn từ : Trung thực - Tự trọng (tuần 5 trang 48, tuần 6 trang 62)
Mở rộng vốn từ : Ước mơ 	(tuần 9 trang 87).
GV phát phiếu cho các nhóm
- HS làm việc theo nhóm, đại diện trình bày. GV nhận xét, tính điểm thi đua giữa các tổ.
 
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
Từ cùng nghĩa 
Thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, ...
Trung thực, trung 
thành, trung nghĩa, ...
ước mơ, ước muốn, ước mong, ước ao, ...
Từ trái nghĩa 
độc ác, hung ác, tàn ác, cay độc, dữ tợn, ...
Dối trá, gian trá, gín lận, gian xảo, ...


Bài 2: Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài để thảo luận (HĐ nhóm)
Bước 1: Cá nhân nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đã nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc.
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp 
HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét và đem ra kết luận.
 – Tìm các thành ngữ, tục ngữ gắn với ba chủ điểm. 
HS phát biểu. GV dán tờ phiếu đã liệt kê sẵn những thành ngữ, tục ngữ:
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
- Ở hiền thì lại gặp lành.
- Một cây làm ... núi cao. 
- Hiền như bụt.
- Lành như đất.
- Thương nhau như .... 
- Môi hở răng lạnh.
- Máu chảy ruột mềm. 
- Nhường cơm sẻ áo. 
- Lá lành đùm lá rách. 
- Trâu buộc ghét trâu ăn.
- Dữ như cọp. 
*Trung thực: 
- Thẳng như ruột ngựa. 
- Thuốc đắng dã tật.
- Cây ngay không sợ chết đứng. 
*Tự trọng: 
- Giấy rách phải giữ lấy lề. 
- Đói cho rạch, rách cho thơm. 
- Cầu được ước thấy. 
- Ước sao được vậy.
ước của trái mùa. 
- Đứng núi này trông núi nọ. 
Một, hai HS nhìn bảng đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
HS suy nghĩ chọn và đặt câu với một thành ngữ, tục ngữ. HS tiếp nối nhau phát biểu. Lớp và GV nhận xét.
Ví dụ: Với tinh thần lá lành đùm lá rách, lớp chúng em đã quyên góp được nhiều sách vở, bút giấy tặng các bạn HS vùng lũ lụt.
Bài 3: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra) HS đọc yêu cầu của bài, tìm trong mục lục các bài Dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, HS làm bài vào vở.
GV phát phiếu riêng cho một số HS. Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét.
Dấu câu
Tác dụng
Ví dụ
a) Dấu hai chấm
- Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời của một nhân vật. Lúc đó dấu hai chám được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. 
- Hoặc là lời giải thích cho bộ phân đứng trước nó. 
 Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài tập ”.
 Bố hỏi tôi: 
- Hôm nay con có đi học võ không? 
b) Dấu ngoặc kép
Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến.
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vọn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm.
- Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt.
 Bố thường gọi em tôi là “cục cưng” của bố.
 Ông tôi thường bảo: “Các cháu phải học thật giỏi môn Văn để nối nghề của bố”.
 Chẳng mấy chốc đàn kiến đã xây xong “lâu đài” của mình.
3. Củng cố, dặn dò: (2p)
Nhận xét tiết học. Về nhà ôn lại các bài học thuộc chủ điểm trê
Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT 5)
I: Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1; Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.
- HS khá giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
II: Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4-T1(gồm cả văn bản thông thường).
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống. 
III: Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài (2p) 
Kiểm tra và ôn tập: (30p) 
a) HĐ: Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/4 HS trong cả lớp)
(Tiến hành như tiết 1)
b) HĐ2: Bài tập. (HĐ nhóm)
 Bước 1: Cá nhân nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Nhóm trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm đó nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm trình bày
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp 
- HS đọc yêu cầu của bài. 
 HS tìm những bài tập đọc thuộc chủ đề: Trên đôi cánh ước mơ.
 GV ghi nhanh lên bảng.
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em thảo luận làm bài trên phiếu.
Đại diện nhóm trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét. GV dán giấy đã ghi sẵn lời giải để chốt lại.
Tên bài
Thể loại
Nội dung chính
Giọng đọc
Trung thu độc lập
Văn xuôi
Ước mơ của anh chiến sĩ trong đêm trăng Trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của thiếu nhi ....
Nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào tin tưởng.
 Ở vương quốc tương lai 
Kịch
Mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ở đó trẻ em và những nhà phát minh, góp sức phục vụ cuộc sống.
Hồn nhiên.(Lời Tin-tin, Mi-tin: háo hức, ngạc nhiên, thán phục. Lời các em bé: tự tin, tự hào).
Nếu chúng mình có phép lạ 
Thơ
Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Hồn nhiên, vui tươi.
 Đôi giày ba ta màu xanh 
Văn xuôi
Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã làm cho cậu xúc động, vui sướng vì thưởng cho cậu đôi dày mà cậu mơ ước.
Chậm rải, nhẹ nhàng.

 Thưa chuyện với mẹ 

Văn xuôi
Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gia đình nên đẫ thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem đó là nghề hèn kém.
Giọng Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha. Giọng mẹ: lúc ngạc nhên, khi cảm động, dịu dàng.
Điều ước của vua Mi-đát. 
Văn xuôi
Vua Mi-đát muốn mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng cuối cùng đã hiểu: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
Khoan thai
Đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua: lời thần Đi-ô-ni-dốt oai vệ.
 1-2 HS đọc lại bảng kết quả. Nhắc HS hoàn thành bài tập vào vở BT theo lời giải đúng. 
 Bài 2: (HĐ cặp đôi)
 Bước 1: Cá nhân nghe yêu cầu bài
 Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong nhóm nắm vững được yêu cầu bài chưa
  Bước 3: HS tự làm việc cá nhân
  Bước 4: Tổ chức hỏi đáp trong cặp
  Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
HS trình bày kết quả. 
GV nhận xét. HS đọc kết quả.
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
“Tôi ”
Lái 
Đôi giày ba ta màu xanh 
Nhân hậu muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của của trẻ. 
Hồn nhiên ,tình cảm ,thách được đi giày đẹp. 
Cương 
Mẹ Cương 
Thưa chuyện với mẹ 
 
Hiếu thảo, thương mẹ, muốn đi làm kiếm tiền giúp mẹ 
Dịu dàng, thương con. 
Vua Mi-đát 
Thần Đi-ô-ni -dốt 
 Điều ước của vua Mi-đát 
- Tham lam nhưng biết hối hận. 
- Thông minh ,biết dạy cho vua Mi-đát một bài học. 

Củng cố, dặn dò: (3p)
? Các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” vừa học giúp các em hiểu điều gì? HS phát biểu. GV chốt lại ý đúng.
GV nhận xét tiết học.
English
Giáo viên bộ môn dạy
Lịch sử 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT ( NĂM 981)
I. MỤC TIÊU 
* Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy
 + Lê Hoàn lên ngôi là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp lí với lòng dân.
 + Kể lại(sử dụng lược đồ )ngắn gọn một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất : Đầu năm 981quân Tống theo hai đường thuỷ ,bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ )và Chi Lăng (đường bộ ).Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Kể lại được đôi nét về Lê Hoàn : Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược Thái Hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi hoàng đế ( nhà Tiền Lê ). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi.
NDGT: Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về cộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất( năm 938)
* Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử.
- Kể chuyện.
* Định hướng thái độ:
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thư nhất (năm 981)
- Học sinh có ý thức trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn truyền thống yêu nước của dân tộc. 
* Định hướng năng lực:
- Năng lực nhận thức lịch sử:
+ Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của em tinh thần đấu tranh của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
II. CHUẨN BỊ
- GV: 
+ Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thư nhất (năm 981)(ảnh, truyện kể); 
+ Ô chữ trò chơi: 9 câu hỏi hàng ngang để cho các đội trả lời giải ra ô chữ hàng dọc là “ Vua Lê Hoàn” 
+ Máy chiếu, thiết bị nghe nhìn khác.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu truyện kể về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thư nhất (năm 981)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động
* Kiểm tra bài cũ:
Em hãy kể đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh?
* Giới thiệu bài:
- Gv trình chiếu tranh Lễ lên ngôi của Lê Hoàn.
- Y/c HS quan sát tranh và cho biết, bức tranh vẽ cảnh gì ?
- GV dẫn dắt vào bài
- GV nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược. 
* Cách tiến hành:Thảo luận nhóm 2 :
 - HS đọc đoạn" Năm 979...sử cũ gọi là nhà Tiền Lê" và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
 - Hỏi: + Vì sao Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua?
 + Việc Lê Hoàn lên ngôi và có được nhân dân ủng hộ không?
 + Khi lên ngôi Lê Hoàn xưng là gì? ( Hoàng Đế)
 + Triều đại của ông được gọi là triều đại gì? (Tiền Lê)
 - Các nhóm lần lượt các câu hỏi, nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và chốt
GVKL : Vì khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, Đinh Toàn lên ngôi còn quá nhỏ. Nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức thập đạo tướng quân., khi Lê Hoàn lên ngôi ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô" Vạn tuế "
- Gv trình chiếu tranh chân dung và tiểu sử của Lê Hoàn.
*Hoạt động 2: Trình bày diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất
* Cách tiến hành:Thảo luận nhóm 4 :
- Gv trình chiếu lược đồ về Cuộc kháng chiến chống quân Tống.
- GV trình chiếu câu hỏi và y/c HS đọc SGK (trang 28-29) và quan sát lược đồ vê Cuộc kháng chiến chống quân Tống và thảo luận Nhóm 4 làm vào phiếu : 
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? (Đầu năm 981)
 + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? ( quân Tống theo hai đường thuỷ ,bộ tiến vào xâm lược nước ta.)
 + Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu ? Và diễn ra như thế nào ? (Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ )và Chi Lăng (đường bộ);)
- Gv trình chiếu cảnh Ải Chi Lăng trước đây và ngày nay.
+ Quân Tống có ý đồ xâm lược nước ta, chúng có thực hiện được ý đồ đó không ?( Không, vì quân giặc chết quá nửa. Tướng giặc bị giết=> Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi)
- Gọi 1 em đọc các câu hỏi trên máy.
- GV hướng dân cách làm bài.
- 1 em lên nhận phiếu và phát cho các bạn
- Các nhóm làm bài và báo cáo kết quả.
- 1 em lên điều hành các bạn trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Gv nhận xét, bổ sung
- Gv trình chiếu lược đồ vê Cuộc kháng chiến chống quân Tống.
- HS dựa vào lược đồ kể lại ngắn gọn một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất 
*Hoạt động 3: Nêu ý nghĩa lịch sử.
- GV hỏi : + Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?
- HS phát biểu ý kiến :
(...đem lại nền độc lập của nước nhà được giữ vững, nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.)
*Hoạt động 4: Kể lại được đôi nét về vua Lê Hoàn
- Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: Kể về đôi nét vua Lê Hoàn.
- HS thi đua kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS kể tốt.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG. 
a) Luyện tập
- HS ®äc ghi nhí.
* Trò chơi : Ô chữ kì diệu.
- Giáo viên yêu cầu vận dụng các kiến thức đã học để giải các ô chữ hàng ngang để tìm ra ô chữ hàng dọc bí ẩn.
- GV nêu các chơi và luật chơi
- GV lần lượt nêu 9 câu hỏi hàng ngang để cho các đội trả lời giải ra ô chữ hàng dọc là “ Vua Lê Hoàn” 
- Thư kí công bố kết quả
- GV tuyên dương đội thắng cuộc
b) Vận dụng
+ Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của em tinh thần đấu tranh của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- HS suy nghĩ nêu cảm nghĩ trước lớp.
- Nhận xét (GV, HS)
- GV, HS nhận xét, đánh giá tiết học (tinh thần + hiệu quả học tập)
- Dặn Hs chuẩn bị bài sau
Thứ Năm, ngày 26 tháng 11 năm 2020
BUỔI SÁNG
Giáo viên bộ môn dạy
BUỔI CHIỀU:
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I:Mục tiêu 
 Giúp HS :
Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. 
* BT cần làm: Bài 1, bài 3a. 
II:Hoạt động dạy học 
A. Bài cũ: (5p) 	
HS lấy vở nháp ra tính bằng cách thuận tiện nhất. 1 HS làm vào bảng phụ. 
145 + 321 + 855 + 179 =
Sau khi hs làm xong chéo vở kiểm tra bạn.
GV cùng HS nhận xét bài làm của bạn . GV nhân xét chung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1p) 
 Ở tiết học trước các con đã nắm được phép nhân số có 5 chữ số với số có 6 chữ số. ở tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục thực hiện nhân số có sáu chữ số với số có 1 chữ số.
GV ghi bảng: Nhân với số có 1 chữ số.
2. HĐ1: + Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (Không nhớ).(12p)
 (HĐ cặp đôi) 
Bước 1: Cá nhân nghe yêu cầu bài
Bước 2: Bàn trưởng kiểm tra thành viên trong bàn đã nắm được yêu cầu chưa
Bước 3: Học sinh đọc thầm từng nội dung trong SGK.
Bước 4: 1 bạn hỏi, 1 bạn nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2 = ?
Yêu cầu Hs làm vào vở nháp và nêu cho bạn cùng nghe.
Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động.
HS lên bảng đặt tính rồi tính, 241324 
x 2
482648
 HS nêu cách làm giống như SGK.
 Bài toán này là phép nhân không có nhớ. 
Khi nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số ta lưu ý điều gì? (Đặt tính thẳng cột, thực hiện phép nhân từ bên phải sang bên trái) 
+ Nhân với số có sáu chữ số với số có một chữ số (Có nhớ)
1HS khác nêu phép tính thứ hai: 136204 x 4 = ?
HS lên bảng đặt tính rồi tính, các HS khác làm vào vở 
136204
 x 4
544816
HS nêu cách làm giống như SGK.
Bài toán này là bài toán phép nhân có nhớ. 
Khi nhân với số có 1 chữ số có nhớ ta cần lưu ý điều gì? (Cần lưu ý có nhớ sang hàng chục, hàng trăm,... thì phải cộng thêm vào. Thực hiện phép tính từ bên phải sang bên trái) 
2 HS nhắc lại.
3. HĐ2: Thực hành.(15p)
Để các em nắm chắc hơn về cách đặt tình và thực hiện phép tính nhân với số có 1 chữ số, cô mời cả lớp cùng bước sang phần luyện tập. 
Bài 1: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra)
 B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, đọc thầm và làm bài vào vở. 
B2: HS chéo vở kiểm tra bài bạn 
B3: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
 341231 
 x 2 
 682462

 214325 
 x 4 
 857300

 102426 
 x 5 
 512130

410536 
x 3 
1231608


 GV gọi 1 HS 2 HS lên bảng làm bài a, b.
Gọi HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
GV hỏi lại HS: Khi nhân với số có 1 chữ số ta cần chú ý điều gì?
(Khi nhân với số có 1 chữ số, ta thực hiện phép tính từ bên phải sang bên trái. Khi nhân có nhớ thì ta cần nhớ sang hàng cao hơn) 
 Bài 3: Tính. (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi) 
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, 
HS đọc yêu cầu bài.
 B2: cá nhân làm việc 
 B3: Trao đổi trong cặp. Góp ý sửa lỗi cho bạn.
B4: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp.
 Cho HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức.
2 HS làm bài trên bảng phụ.
a) 321475 + 423507 x 2 = 1 168 489. 
 843275 – 123568 x 5 = 225 435.
 Dành cho HS NK bài 3b. 
 b) 1306 x 8 + 24573 = 35 021.
 609 x 9 – 4845 = 636. 
 Bài 2: Dành cho HS NK. 
Một em nêu cách làm, chữa bài. GV kết luận bài đúng
m
2
3
4
5
201634 x m
403268
604902
806536
1008170

Bài 4: Dành cho HS NK. Một em nêu bài toán, tóm tắt. GV hỏi: 
+ Có mấy xã vùng thấp, mỗi xã được cấp mấy quyển?
+ Có mấy xã vùng cao, mỗi xã được cấp mấy quyển?
HS tự giải rồi chữa bài. GV nhận xét kết quả.
Bài giải:
Tám xã vùng thấp được cấp số quyển truyện là:
8 x 850 = 6800 (quyển)
Chín xã vùng cao được cấp số quyển truyện là:
9 x 980 = 8820 (quyển)
Huyện đó được cấp số quyển truyện là:
6800 + 8820 = 15620 (quyển)
Đáp số: 15620 quyển. 
* Lưu ý: Đối với HS chưa hoàn thành chuẩn KTKN yêu cầu nắm chắc bài 1. 
3. Củng cố, dặn dò: (2p) 
 GV chấm một số vở.
 Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT 6)
I:Mục tiêu 
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
- HS NK phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
II: Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ các âm tiết. Phiếu ghi BT 2, 3, 4. 
III: Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài. (2p)
Bài tập. (30p)
Bài 1, 2: (HĐ cá nhân - chéo vở kiểm tra) 
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, 
B2: chéo vở kiểm tra bài bạn.
 B3: Báo cáo kết quả hoạt động trước lớp
 GV phát phếu cho một vài HS. Trình bày kết quả. 
Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Chỉ có vần và thanh (ao) 
ao
ngang
Có đủ âm đầu, vần, thanh (tất cả các tiếng còn lại)
d
t
c
ch
ch
c
gi
l
ươi
âm
anh
u
uôn
ây
ơ
a
Sắc
Huyền 
Sắc
Sắc
Huyền
Ngang 
Huyền
Huyền

Bài 3: (HĐ cá nhân - trao đổi cặp đôi) 
B1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân, 
B2: HS trao đổi bà

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.doc