Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 3

Địa lí

MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN

I/ Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:

- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.

- Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.

- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhi6en và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn

- Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2012
Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. (HS làm bài 1, 2, 3: viết giá trị chữ số 5 của hai số)
II/ Đồ dùng dạy học:
 - SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1/ Giới thiệu bài:
 Tiết toán hôm nay sẽ giúp các em nhận biết được một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân.
2/ Dạy-học bài mới:
a. Đặc điểm của hệ thập phân:
- Viết lên bảng BT sau và y/c hs lên bảng làm bài.
10 đơn vị = ..... chục
10 chục = .... trăm
10 trăm = .... nghìn
.... nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = ... trăm nghìn
- Qua bài tập trên em nào cho biết trong hệ thậpphân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó?
- Và ta gọi đó là hệ thập phân.
b. Cách viết số trong hệ thập phân:
 - Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số đó là những chữ số nào?
- Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
+ Chín trăm chín mươi chín
+ Hai nghìn không trăm linh năm
+ Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
Giới thiệu: Như vậy với 10 chữ số ta có thể viết được mọi STN
- Hãy nêu giá trị của các chữ số trong 999 
Kết luận: Cùng là chữ số 9 nhưng ở vị trí khác nhau nên nhận những giá trị khác nhau. Vậy giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
c. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c và mẫu
- Y/c hs tự làm bài vào SGK, gọi 1 vài em lên bảng thực hiện
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs làm vào vở nháp
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào điều gì?
- Y/c hs tự làm bài vào SGK.
- Gọi 1 số em trả lời - hs khác nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: Thi viết số nhanh.
Cho các chữ số: 2,0 5,7, 6 , trong 1 phút 3 bạn ở 3 dãy sẽ viết các số với 5 chứ số trên, ai viết nhiều số thì thắng.
- Về nhà xem lại bài.
- Bài sau: So sánh và xếp thứ tự các STN.
Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
10 đơn vị = 1 chục 
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn
10 nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = 1 trăm nghìn (TB,K)
- Cứ 10 đơn vị ở một hàng tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. (K,G)
- HS nhắc lại: ta gọi là hệ thập phân vì cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. (TB,K)
- 10 chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 
(K,G)
+ 999
+ 2005
+ 685 402 793
- Giá trị chữ số 9 ở hàng đơn vị là 9 đơn vị, của chữ số 9 ờ hàng chục là 90, của chữ số 9 ở hàng trăm là 900 (TB,K)
- HS đọc
- HS tự làm bài, một số em thực hiện theo y/c.
- 1 hs đọc.
- 3 hs lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
873 = 800 + 70 + 3
4738 = 4 000 + 700 + 30 + 8
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7 (TB,K)
- 1 hs đọc.
- Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- HS làm bài.
- HS trả lời.
- HS chơi trị chơi.
- Lắng nghe.
Tập làm văn
VIẾT THƯ
I/ Mục đích, yêu cầu:
- HS nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư ( ND ghi nhớ).
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn ( mục III).
KNS: Tìm kiếm và xử lí thơng tin.
II/ Đồng dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài phần luyện tập
III/ Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. KTBC: 
- Cần kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
- Có những cách nào để kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật?
Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
- Khi muốn liên lạc với người thân ở xa chúng ta làm cách nào?
- Vậy viết một bức thư cần chú ý những gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2/ Vào bài:
* Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi 1 hs đọc lại bài Thư thăm bạn.
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Theo em người ta viết thư để làm gì?
- Đầu thư bạn Lương Viết gì?
- Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
- Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
- Qua tìm hiểu, em nào cho biết nội dung bức thư cần có những gì?
- Qua bức thư các em có nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc?
Kết luận: Tất cả những điều các em tìm hiểu về viết một bức thư đã được đúc rút trong ghi nhớ/34 SGK.
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
* Luyện tập:
+ Tìm hiểu đề:
- Treo bảng phụ viết sẵn đề bài
- Gọi hs đọc đề bài
- Gạch chân: trường khác để thăm hỏi, kể tình hình lớp, trường em.
- Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
- Mục đích viết thư là gì?
- Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?
- Cần thăm hỏi bạn những gì?
- Cần kể cho bạn nghe những gì về tình hình ở lớp, trường em hiện nay?
- Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì?
+ Thực hành viết thư
- Y/c hs dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư
- Y/c hs viết vào vở 
- Các em cố gắng viết bực thư thăm hỏi chân thành, tình cảm, kể được nhiều việc ở lớp, ở trường.
- Gọi hs đọc lá thư của mình.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Một bức thư thường gồm những nội dung nào?
- Về nhà viết hoàn chỉnh bức thư (đối vời những em chưa làm xong).
- Bài sau: Cốt truyện.
Nhận xét tiết học.
- Để nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. (TB,K)
- Kể nguyên văn và kể bằng lời của người kể chuyện.
(TB,K)
- Chúng ta có thể gọi điện, viết thư.
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc.
- Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi. (TB,K)
- Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm. (TB,K)
- Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng. (K,G)
- Lương thông cảm, sẻ chia với hoàn cảnh nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.
- Thông báo về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm. (K,G)
- Nội dung bức thư cần:
+ Nêu lí do và mục đích viết thư
+ Thăm hỏi người nhận thư
+ Thông báo tình hình người viết thư
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm. (TB,K)
- Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. (K,G)
- Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
(TB,K)
- 4 hs đọc ghi nhớ.(TB,Y)
- 2 hs đọc đề bài.
- Cho một bạn ở trường khác
- Hỏi thăm và kể cho kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay.
- Xưng bạn - mình, cậu - tớ.
(K,G)
- Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn.
- Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của lớp, trường...
- Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại
(TB,K)
- HS thực hành viết thư.
- 3,4 hs đọc - hs khác nhận xét.
- HS đọc lại ghi nhớ.
Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. (K,G)
- Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
(TB,K)
- Lắng nghe.
Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhi6en và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn
- Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN
- Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III/ Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. KTBC: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
- Gọi 2 hs lên bảng TLCH:
1. Điền thông tin vào sơ đồ: 
 Vị trí: 
 Chiều dài: 
 Chiều rộng: 
 Độ cao: 
 Đỉnh: 
Hoàng Liên Sơn Sườn
 Thung lũng: 
 Khí hậu: 
 2. Tại sao nói đỉnh Phan-xi-păng là nóc nhà của Tổ quốc? 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Chúng ta đã biết về vị trí địa lí và một số đặc điểm tự nhiên của dãy Hoàng Liên Sơn. Hôm nay các em sẽ biết thêm về những đặc điểm lý thú về con người nơi đây.
2/ Vào bài:
Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi TLCH sau:
+ Theo em, dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng.
+ Kể tên những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Gọi hs đọc bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
+ Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?
+ Phương tiện gia thông chính của người dân ở những nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì?
Kết luận: Dân cư ở Hoàng Liên Sơn thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người: Dao, Mông, Thái, giao thông là đường mòn phải đi bộ hoặc đi bằng ngựa.
- Cho hs xem tranh ảnh về bản làng và hỏi:
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản có nhiều nhà hay ít?
Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn
- Gọi hs đọc mục 2 SGK
- Cho hs xem ảnh nhà sàn, hỏi:
+ Đây là gì?
+ Em thường gặp nhà sàn ở đâu?
+ Vì sao dân tộc ít người thường ở nhà sàn?
Kết luận: Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường sống ở nhà sàn để tránh thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật như tre, nứa. Trong nhà sàn, bếp là nơi quan trọng nhất để đun nấu và sưởi ấm.
Hoạt động 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục
- Gọi hs đọc mục 3 SGK
- Y/c hs hoạt động nhóm 6 
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu chợ phiên
+ Nhóm 3,4: Lễ hội
+ Nhóm 5,6: Trang phục
- Gọi đại diện nhóm trình bày
+ Theo em ở chợ phiên bán những hàng hóa nào?
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động gì?
+ Hãy mô tả những nét đặc trưng trong trang phục người Thái, Mông, Dao?
+ Tại sao trang phục của họ lại có màu sặc sỡ?
Kết luận: Khí hậu ở Hoàng Liên Sơn rất lạnh vì thế họ thường mặc những màu sắc sặc sỡ để tạo cảm giác ấm áp hơn, ngoài ra do họ tự lấy lá cây để nhuộm áo, váy nên mới có màu như vậy.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/76
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Nhận xét tiết học.
Ở phía B, giữa S.Hồng và S. Cả
Khoảng 180 km
Gần 30 km
: cao và đồ sộ nhất VN (K,G)
có nhiều đỉnh nhọn
rất dốc
hẹp và sâu
Lạnh (TB,K)
- Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta nên được coi là nóc nhà của Tổ quốc. (TB,K)
- Lắng nghe.
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt.
+ Dao, Mông, Thái... (TB,Y)
- HS đọc bảng số liệu. (TB,K)
+ Thái, Dao, Mông.
+ Phương tiện giao thôngc hính là đi bằng ngựa hoặc đi bộ vì địa hình là núi cao, hiểm trở, chủ yếu là đường mòn. (TB,K)
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh
+ Ở sườn núi, thung lũng.
+ Ít nhà.
- HS đọc.
- HS quan sát tranh.
+ Nhà sàn.
+ Núi cao, nơi ở của người dân tộc.
+ Tránh ẩm thấp và thú dữ. (K,G)
- HS đọc mục 3 SGK
- HS hoạt động nhóm 6
- Đại diện nhóm TL
+ Nhóm 1, 2: Chợ phiên chỉ họp vào những ngày nhất định, là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và giao lưu văn hóa, gặp gỡ của nam nữ thanh niên. (TB,K)
+ Thổ cẩm, măng, mộc nhĩ, hoa quả đó là những sản phẩm do người dân tự làm và khai thác từ rừng. (K,G)
+ Nhóm 3, 4: Ở Hoàng Liên Sơn có những lễ hội như: hội chơi núi mưa xuân, hội xuống đồng. (TB,K)
+ Có những hoạt động như ném còn, ném pao, nhảy sạp,.. (TB,K)
+ Nhóm 5,6:
- Mỗi dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn đều có những trang phục riêng mang nét đặc trưng của dân tộc mình và đều được thêu, trang trí thổ cẩm màu sắc sặc sỡ.
+ Người Thái mặc áo trắng có hàng cúc phúa trước, váy màu đen, đội khăn màu sặc sỡ
+ Người Mông đội khăn, đeo vòng bạc, chân quấn xà cạp, mặc váy nhiều hoa văn sặc sỡ
+ Người Dao đội khăn mặc váy màu sặc sỡ
+ Vì để dễ nổi bật khi đi rừng và tạo cảm giác ấm áp. (K,G)
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 4,5 hs đọc. (TB,Y)
- Lắng nghe.
Kĩ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu 
A .MỤC TIÊU:
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu .
- Vạch được đường dấu trên vải ( vạch đường thẳng , đường cong ) và cắt được vải theo đường vạch dấu . Đường cắt cĩ thể mấp mơ
Với học sinh khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu . Đường cắt ít mấp mơ .
B .CHUẨN BỊ :
Mẫu vải đã vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn, cắt 1 đoạn 7- 8cm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
I / Kiểm tra : 
- Việc chuẩn bị của HS 
- GV nhận xét 
II / Bài mới : 
1 / Giới thiệu bài : ghi tựa bài 
- GV nêu mục đích bài học 
2 Bài giảng
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu.
- GV gợi ý tác dụng của đường vạch dấu.
- GV chốt: Vạch dấu trước để cắt được chính xác.
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
- Vạch dấu trên vải.
- GV đính vải lên bảng, gọi HS thực hiện thao tác trên bảng đánh dấu hai điểm. Cách nhau 15cm, vạch dấu nối hai điểm.
- Cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc phần ghi nhớ 
* Lưu ý: 
+ Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn.
+ Luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống mặt vải để cắt theo đúng đường vạch dấu.
 Hoạt động 3: HS thực hành
- Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu dụng cụ.
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
- Mỗi 2 HS vạch 2 đường dấu thẳng, mỗi đường dài 15cm, 2 đường cong, khoảng cách giữa hai đường 3 –4cm. Sau đó cắt theo đường vạch dấu.
 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá kẻ cắt , đường cắt thời gian .
- Nhận xét.
D .CỦNG CỐ –DĂN DÒ :
 - GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập và kết quả thực hành .
 - Hướng dẫn HS đọc trước và chuẩn bị vật liệu dụng cụ.
 - HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. (TB,K)
- HS nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS nhận xét.
- HS quan sát hình 1 a, 1b và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải.
- 1 HS thực hiện thao tác vạch dấu đường cong lên mảnh vải.
- HS quan sát hình 2a, 2b và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- 1, 2 HS đọc ghi nhớ. (TB,K)
- HS thực hành.
- HS dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đành giá sản phẩm thục hành 

File đính kèm:

  • doc3-6.doc