Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.( HS cần làm: Bài 1, 3, 2a,b-1ý)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa chúng?

2. Dạy bài mới

 b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

- GV ghi lên bảng hai biểu thức: 3 x (7+5) và 3 x 7 + 3 x 5

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính; HS dưới lớp làm vở nháp; HS so sánh kết quả hai biểu thức đó

c. Cách nhân một số với một tổng:

- GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng còn bên phải là tổng của các tích của số đó với từng số hạng trong tổng. Từ đó rút ra kết luận

- GV: Viết dưới dạng biểu thức: a x (b+c) = a x b + a x c

+ Muốn nhân một số với 1 tổng em làm thế nào? muốn nhân một tổng với 1 số em làm thế nào?

- HS phát biểu thành lời: cách nhân một số với một tổng ( như SGK )

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tính giá trịi của biểu thứccó liên quan. ( HS làm: Bài 1,3,4)
ii. đồ dùng : Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT1
iii. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu cách nhân một tổng với một số. Cách nhân một số với một tổng.
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: 3 x (7-5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính; HS dưới lớp làm vở nháp; HS so sánh kết quả hai biểu thức đó
c. Cách nhân một số với một hiệu:
- GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một hiệu còn bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. Từ đó rút ra kết luận.
	a x (b - c) = a x b – a x c
 d. Thực hành:
Bài 1: - GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng.
- HS nhẩm kết quả với bộ giác trị của a, b, c để viết vào ô trống.
- Cho HS tự làm vào vở. 
Bài 2 (nếu cũn tg): 
- GV hướng dẫn HS làm mẫu một phép tính bằng hai cách để HS nhận ra cách làm nhanh nhất: Đưa về áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính nhanh: ( 9 = 10 - 1)
- Cho HS tự làm vào vở. 2 em lên bảng điền kết quả.
- Lớp và GV đánh giá chung.
Bài 3: HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm vào vở. HS nêu cách làm và kết quả.
- GV HD HS áp dụng tính chất vừa học để làm nhanh hơn.
Bài 4: GV ghi lên bảng : (7 - 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
- 2 HS lên bảng làm bài (Mỗi em tính GT của một biểu thức), cả lớp làm vở nháp.
- HS nhận xét kết quả, so sánh hai kết quả; HS nêu cách nhân một hiệu với một số ( Lờy lần lượt SBT và ST của hiệu nhân với số đó rồi trừ hai kết quả cho nhau.)
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập	
_____________________________________
Khoa học
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
I. Mục tiêu
- HS nắm được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Hoàn thành đựoc sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Mô tả được vòng tuần 
hoàn của nước trong tự nhiên: Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
- Có ý thức học tập, ham tìm hiểu tự nhiên.
ii. Đồ dùng dạy học - Hình trang 48, 49 SGK
	 - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to.
iii. Các Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: ? Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
 2. Dạy bài mới 
b, Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
* Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV cho cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- GV hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới và từ trái sang phải giúp HS kể được những gì các em nhìn thấy trong hình.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước phóng to lên bảng và giảng cho các em về vòng tuần hoàn đó.
- Giáo viên khắc sâu cho HS bằng cách viết sơ đồ bằng chữ lên bảng vừa viết vừa nói.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:? Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên? 
*Kết luận: GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa đưa ra kết luận về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
*Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp: GV giao nhiệm cho HS như yêu cầu ỏ mục Vẽ trang 49 SGK
Bước 2: Làm việc cá nhân: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49
Bước 3:Trình bày theo cặp: Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Làm việc cả lớp: GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
3. Củng cố dặn dò 
- Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 24: Nước cần cho sự sống.
_______________________________________
BUỔI CHIỀU: tập đọc
Vẽ trứng
I. Mục tiêu:
- Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê- ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài( Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi, Vê- rô- ki- ô); đọc phát âm đúng l/n( l: là, lấy,lại, lần...n: này, nói, nó, niềm,...); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
 - Yêu quê hương đất nước. Kính phục người tài.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép câu văn HD đọc 
III. Các hoạt động dạy học
1 . Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Vua tầu thuỷ  Bạch Thái Bưởi và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 *Luyện đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 1 + Luyện đọc từ khó, tiếng nước ngoài; đọc phát âm đúng l/n( l: là, lấy,lại, lần...n: này, nói, nó, niềm, ...);
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 2 + GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.
- HS đọc theo cặp.
- Một , hai HS đọc cả bài . GV đọc diễn cảm toàn bài .
 *Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1a, từ đầu đến vẻ chán ngán, trả lời câu hỏi:
 +Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cẩm thấy chán ngán? 
- HS đọc đoạn 1b,1c tiếp đến vẽ được như ý, trả lời câu hỏi:
 + Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì? 
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
 + Lê-ô-nác-đô đã thành đạt như thế nào? 
 +Theo em, nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đaVin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng? 
 + Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Nội dung: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê- ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn, GV nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu. Thi theo phân hoá đối tượng.
 “ Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo......vẽ được như ý”
- Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? Nhận xét tiết học
_____________________________________
Kĩ thuật
 Lắp xe nôi (tiết 2)
i. mục tiêu
- HS tiếp tục biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy định.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn laođộng khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
ii. đồ dùng dạy học: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 4.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Để lắp được xe nôi, cần chọn những chi tiết và dụng cụ gì?
- Nêu các bước tiến hành lắp xe nôi?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 3 : HS thực hành lắp xe nôi.
* HS chọn chi tiết: như mục chuẩn bị.
* Lắp từng bộ phận.
- Lắp tay kéo: như hình 2 SGK 
- Lắp giá đỡ trục bánh xe: như hình 3 SGK
- Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe
-- Lắp thành xe với mui xe.
- Lắp trục bánh xe
- GV nhắc HS lưu ý 1 số điểm sau:
+ Vị trí trong ngoài của các thanh.
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
* Lắp ráp xe nôi .
- GV nhắc HS lắp ráp theo quy trình như SGK. Chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch. Sau khi lắp xong kiểm tra sự chuyển động của xe.
c. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- HS trưng bày sản phẩm thực hành - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Lắp đúng mẫu và theo đúng quy định.
+ Xe chắc chắn và không bị xộc xệch.
+ Xe chuyển động được.
- HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, nhắc HS tháo dỡ các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập, kĩ năng lắp xe nôi của HS.
- HD HS chuẩn bị bài sau: Lắp ô tô tải. 
______________________________________________________________________
 Ngày soạn : 15/11/2017
 Ngày dạy : Thứ năm, 23/11/2017 
toán ( 4a, 4b )
Tiết 58: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng (hoặc hiệu) trong thực hành tính và tính nhanh.
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng (hoặc hiệu) trong thực hành tính và tính nhanh. 
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm BT3 giờ trước.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài :
b. Nội dung:
- GV gọi HS nhắc lại các tính chất của phép nhân
- GV đưa ra biểu thức chữ ghi các tính chất cuả phép nhân. Cho HS nhắc lại bằng lời. 
c.Thực hành:
*Bài 1 ( dòng 1): HS đọc bài, nêu yêu cầu BT 
- GV hướng dẫn HS cách làm. Cho HS tự thực hành làm bài rồi 2 HS chữa bài .
	135 x ( 20 + 3 ) = 135 x20 + 135 x 3
	 = 2700 + 405 = 3105
*Bài 2 :a, b dòng 1: HS đọc bài, nêu yêu cầu BT?
 a, Cho HS tự làm bài vào vở, Gợi ý HS áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân
- Mục đích là vận dụng những tính chất đã học để đưa về cách tính thuận tiện nhất. 
	134 x 4 x5 = 134 x ( 4 x 5 ) = 134 x 20 =2680
 b, GV chữa theo cách làm mẫu, phân tích sự thuận tiện. Sau đó hướng dẫn HS làm vào vở các ý còn lại. 
*Bài 3 : ( Nếu còn thời gian)
- Mục đích của bài là HS biết chuyển một số thành một tổng ( hiệu) của một số tròn chục với số 1. Sau đó áp dụng tính chất đã học để tính.
	217 x 11 =217 x (10 + 1)
 	 =217 x 10 + 217
 	 = 2170 + 217
 = 2387
- Cho HS tự làm bài vào vở sau khi đã hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS nhận xét cách làm và kết quả.
*Bài 4 : - Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?
- Gọi HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- Cho HS làm bài rồi chữa bài . Đáp số: 16 200m2.
3. Củng cố dặn dò 
- Nhắc lại các tính chất của phép nhân? 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Nhân với số có hai chữ số 
____________________________________
ĐẠO ĐỨC ( 4B )
Hiếu thảo với ụng bà, cha mẹ ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:	
- HS nhận thức được công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- HS biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống..
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II . Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới 
1.Khởi động: 
- Hát tập thể bài Cho con- Nhạc và lời : Phạm Trọng Cầu.
- Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình em phải làm gì để cha mẹ vui lòng?
2. Hoạt động 1: Thảo luận truyện ngắn: Phần thưởng.
- GV đọc truyện: Phần thưởng.
- HS nghe, 1 HS đọc lại.
- Lớp thảo luận các câu hỏi 1,2 và trình bày nhận xét cách ứng xử.
- GV kết luận: Hưng là một đứa bé hiếu thảo.
3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận trong nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung,
 - GV kết luận.
4.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( Bài tập 2, SGK )
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 - Các nhóm thảo luận, quan sát tranh và đặt tên tranh sao cho phù hợp với nội dung tranh. 
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi.
- GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp .
* GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3.Củng cố- dặn dò:
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS và nhận xét tiết học.
- HDHS chuẩn bị cho giờ sau: Sưu tầm các truyện, tấm gương về tấm lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tự liên hệ các việc làm của bản thân xem mình đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa.
_______________________________________
Tập làm văn
Kết bài trong bài văn kể chuyện 
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện (mục I và BT1, 2 mục III).
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng
- Có ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ kẻ bảng so sánh hai cách kết bài ở bài 4 phần nhận xét.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại 2 cách mở bài trong bài văn KC?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: trực tiếp 
 b. Phần nhận xét:
Bài tập 1, 2: Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và 2.
- Cả lớp đọc thầm truyện Ông trạng thả diều ( SGK tr. 104) tìm phần kết bài của truyện
KQ: Đoạn kết bài: "Thế rồi vua mở khoa thitrẻ nhất của nước Nam ta"
Bài tập 3: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập: Thêm vào cuối truyện một lời nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý: Các em có thể nêu đánh giá, nhận xét về trí thông minh, sự ham học, nghị lực vượt khó của cậu bé Nguyễn Hiền
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV khen ngợi những lời đánh giá hay.
VD Nguyễn Hiền đúng là một người trẻ tuổi mà tài cao/ Nguyễn Hiền là một tấm gương về nghị lực học tập cho tất cả HS chúng em noi theo./....
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng phụ có ghi hai cách kết bài. HS suy nghĩ, so sánh phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng: 
+ KB1: KBKMR:Chỉ cho biết kết cục của truyện, không nhận xét, bình luận thêm.
+ KB2: KBMR: nêu ý nghĩa của câu chuyện, lời bình luận về câu chuyện.
 c. Phần ghi nhớ - Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
 d. Luyện tập: 
Bài tập 1:
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi ý của bài tập 1.Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
(KQ: a, KBKMR. b, c, d, e: KBMR)
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập . 
- Cả lớp mở SGK, tìm kết bài của các truyện Một người chính trực ( tr. 36, 37-SGK), Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Đó là những cách kết bài không mở rộng.
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập, lựa chọn viết kết bài theo kiểu mở rộng cho một trong hai 
truyện trên, suy nghĩ, làm bài cá nhân. Nêu kết quả.
- GV nhận xét chung, đọc cho HS nghe 1 đoạn mẫu (Như SGV trang 255)
3. Củng cố - dặn dò : 
- Có mấy cách kết bài trong bài văn kể chuyện? Là những cách nào?
- GV nhận xét tiết học, HD HS chuẩn bị cho bài kiểm tra trong tiết TLV sau.
_____________________________________________________________________
 Ngày soạn : 16/11/2017
 Ngày dạy : Thứ sỏu, 24/11/2017 
Luyện từ và câu
Tính từ ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu
- HS nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. 
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất (BT1 mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT 2,3 mục III).
- Có ý thức sử dụng đúng thể loại từ.
ii. đồ dùng dạy học : 3 quyển từ điển TV
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Tính từ là gì? Lấy VD? Đặt câu với TT vừa tìm được?
2. Dạy bài mới : 
b. Phần nhận xét: 
Bài tập 1: 
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài: Đặc điểm của các sv được miêu tả khác nhau ntn?.
- Cả lớp đọc thầm bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chốt lại lời giải đúng: 
 trắng: mức độ trung bình
 trăng trắng: mức độ thấp
 trắng tinh: mức độ cao. 
- GV kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ trắng đã cho.
Bài tập 2: - Hai HS đọc yêu cầu của bài tập: ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách nào? 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến: 
+ Thêm rất vào trước TT: rất trắng.
+ Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất: tráng hơn, trắng nhất. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV đưa ra kết luận.
c. Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
d. Phần luyện tập:
Bài tập 1: 1 HS đọc nội dung của bài tập 1, nêu yêu cầu: tìm từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập. 
- GV phát bảng nhóm cho 3 em. Các em gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất trong đoạn văn
 HS các nhóm trình bày bài làm trên bảng 
- GV và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn.
Bài tập 2: - HS đọc, nêu yêu cầu của đề.
- GV phát phiếu cho 3 nhóm và ba quyển từ điển cho các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. ( VD: đo đỏ, đỏ rực; rất đỏ, đỏ hơn, đỏ nhất...)
- Cả lớp và GVnhận xét bổ sung thêm những từ ngữ mới; khen nhóm tìm được từ đúng và nhiều từ nhất.
Bài tập 3:- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, đặt câu của mình.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. (VD: quả ớt đỏ chót trên cây.)
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- GV nhận xét tiết học. HD HS soạn bài của tuần sau: Mở rộng vốn từ: ý chí - Nghị lực.
_____________________________________
Toán
Tiết 59: Nhân với số có hai chữ số 
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách nhân với số có hai chữ số. Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.
- Thực hành giải BT liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số (BT 1a,b,c; 3)
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách nhân với số có một chữ số.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Tìm cách tính: 36 x 23 
- HS đặt tính vào bảng con và tính: 36 x 3 và 36 x 20
- Trả lời câu hỏi: 23 viết thành tổng của các chục các đơn vị như thế nào? Hãy thay 36 x 23 bằng tổng của 36 x 3 và 36 x 20 và tính kết quả của phép tính.
- HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào vở.
 c. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV đặt vấn đề: Để tìm 36 x23 ta phải thực hiện hai phép nhân và một phép cộng. Để không phải đặt tính nhiều lần ta có thể viết gộp lại được không?
- 1 HS lên bảng đặt tính(Dựa vào cách đặt tính nhân với số có 1 chữ số)
- Cả lớp đặt tính vào vở nháp. GV nhận xét .
- GV nêu lại cách đặt tính đúng và HS cách thực hiện phép nhân. GV viết đến đâu giải thích đến đó, đặc biệt cần giải thích rõ: 108 là tích của 36 và 3; 72 là tích của 36 và 2 chục. Vì vậy cần viết sang bên trái một cột so với 108.
d. Thực hành 
Bài 1(a,b,c): Đặt tính rồi tính
- HS làm từng phép nhân một. 
- GV hướng dẫn để HS biết cách đặt tính, cách tính. HS nêu kết quả tính
Bài 2( Nếu có thời gian ): - HS tự làm bài rồi chữa bài.
KQ: Với a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
	Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
	Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755
Bài 3: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài: 
+ Muốn biết 25 quyển vở cùng loại có bao nhiêu trang ta làm thế nào?
(48 x 25 = 1200)
- HS tự làm giải rồi chữa.
3. Củng cố - dặn dò: Học sinh nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số.
__________________________________________
Khoa học
Nước cần cho sự sống
I. Mục tiêu
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
	+ Nước giúp cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
	+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Trình bày được về vai trò của nước trong sự sống và trong sản xuất.
- Có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch không lãng phí nước.
ii. Đồ dùng dạy học : Hình trang 50, 51 SGK. HS sưu tầm tranh ảnh chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người.
iii. các Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu (vẽ) sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động thực vật.
* Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động - thực vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS nộp các, tranh ảnh đã sưu tầm được
- Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
	+ Nhóm 1: Trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể con người
	+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với động vật.
	+ Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
- GV giao lại tư liệu, tranh ảnh có liên quan cho các nhóm.
Bước 2: Trình bày và đánh giá
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
- GV kết luận: Như mục bạn cần biết SGK trang 50
 Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc