Giáo án Lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Kim Hoa

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức- Kĩ năng

- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5).

- HS có kĩ năng vận dụng từ ngữ vào việc đặt câu, viết văn cho tốt.

2. Năng lực- Phẩm chất

- Có ý thức dùng từ, đặt câu và viết câu đúng.

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng phụ

 + Một vài trang từ điển phô tô.

- HS: Vở BT, bút, .

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành,.

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc54 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Kim Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không đụng tới được.
- HS có thể trả lời:
+ Ga- vrốt là một cậu bé anh hùng.
+ Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt.
+ Ga- vrốt là tấm gương sáng cho em học tập.
+ Em rất xúc động khi đọc truyện này.
 Ý nghĩa: Ca ngợi lòng dũng cảm của cậu bé Ga- vrốt
- HS ghi nội dung bài vào vở
- Lắng nghe
3. Thực hành
. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm được đoạn 1, đoạn 2 của bài, phân biệt được lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu nêu giọng đọc các nhân vật:
+ Ăng-giôn-ra: Lo lắng
+ Cuốc- phây-rắc: Dõng dạc
+ Ga-vrốt: Bình thản
4. Vận dụng (2phút)

- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- Ghi nhớ nội dung bài văn
- Nói về một tấm gương anh hùng trong chiến đấu của VN mà em biết
ĐỊA LÍ 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức- Kĩ năng
- Nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
 *Học sinh NK: Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, đất đai.
- Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
2. Năng lực- Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tự giác.
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: BĐ, LĐ
- HS: Tranh, ảnh 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (2p)
+ Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL?
- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Nhờ có vị trí thuận lợi ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Cần Thơ đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng.

2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: 
- Nêu được một vài đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Có kĩ năng sử dụng lược đồ.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
Hoạt động 1: Sử dụng bản đồ 
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ.
- GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ trống
- GV nhận xét, đánh giá chung
*Hoạt động 2: Đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của đồng bằng BB và đồng bằng NB 
- Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ vào PHT.
Đặc điểm thiên nhiên
Khác nhau

1. Địa hình 

ĐB Bắc Bộ

ĐB Nam Bộ

- Bằng phẳng
- Có nhiều vùng trũng 
2. Sông ngòi 
- Nhiều sông ngòi, ven sông có
đê 
- Mạng lưới
sông ngòi chằng chịt, không đắp đê ven sông
3. Đất đai

- Đất phù sa 
- Ngoài đất phù sa còn có đất phèn, đất mặn
4. Khí hậu 
- Mùa hạ mưa nhiều, mùa đông lạnh
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Làm bài tập
- GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao?
 a. ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta.
 b. ĐB Nam Bộ là nơi sx nhiều thủy sản nhất cả nước.
 c. Thành phố HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước.
d. TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Vận dụng (3p)

Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp
- HS lên bảng chỉ.
- HS lên điền tên địa danh.
- HS làm việc nhóm 4 và chia sẻ kết quả
Nhóm 4 – Lớp
- Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào PHT.
- Đại điện các nhóm trình bày trước lớp.
Cá nhân – Lớp
+ Sai. Đồng bằng BB là vựa lúa lớn thứ 2, đồng bằng NB là vựa lúa lớn thứ nhất
+ Đúng.
 + Sai. Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất nhưng thành phố HCM mới có số dân đông nhất
 + Đúng.
- Ghi nhớ các KT đã được ôn tập
- Nói về những gì ấn tượng nhất về môt trong ba thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2021
TOÁN
Tiết 131: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức,kĩ năng:
- Củng cố kiến thức về phân số
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
- HS có thái độ học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Thực hành (30p)
* Mục tiêu: - Rút gọn được phân số.
 - Nhận biết được phân số bằng nhau.
 - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
 Bài 1: 
- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Lưu ý HS khi rút gọn phải rút gọn kết quả tới phân số tối giản
*KL: Củng cố cách rút gọn phân số.
Bài 2:
- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- Củng cố cách giải bài toán tìm phân số của một số.
Bài 3: 
- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gợi ý HS (nếu cần):
+ Muốn tìm quãng đường còn lại trước hết em phải làm gì?
+ Làm thế nào để tính độ dài quãng đường đã đi?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
* KL: Củng cố cách giải bài toán tìm phân số của một số.
Bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Vận dụng (3p)

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 
 là các phân số tối giản.
b) Các phân số bằng nhau là:
Cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) 3 tổ chiếm số phần HS của lớp là : 
 3 : 4 = (số học sinh)
b) 3 tổ có số HS là :
32 x= 24 (học sinh)
 Đ/s : a) lớp
 b) 24 học sinh
HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp
+ Tính độ dài quãng đường đã đi
+ Tính của 15km
Bài giải
Quãng đường anh Hải đã đi dài là :
15 x =10 (km)
Quãng đường anh Hải còn phải đi là:
15 – 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5km
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
 32 850 x =10 950 (l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
 32 850 + 10 950 + 56 200 = 100 000 (l)
 Đáp số: 100 000 l xăng
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập trong sách Toán buổi 2 và giải.

TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức- Kĩ năng
- Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích.
- Viết được kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả cây cối
2. Năng lực- Phẩm chất
- Có ý thức dùng từ đặt câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Tranh, ảnh về cây bóng mát
 - HS: Vở, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành
- KT: 	 đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- GV dẫn vào bài học
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Thực hành (30p)
* Mục tiêu: Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cây cối.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp
Bài tập 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài được không? Vì sao?
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Khi viết bài có thể sử dụng các câu ở đoạn a, b
+ Cách KB như đoạn văn a là kết bài không mở rộng
+ KB như đoạn văn b là kết bài mở rộng
Bài tập 2: 
- GV nhận xét và chốt lại những ý trả lời đúng 3 câu hỏi của HS.
Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
+ Các em dựa vào ý trả lời cho 3 câu hỏi để viết một kết bài mở rộng cho bài văn.
- GV nhận xét, đánh giá bài viết và cùng HS chữa lỗi dùng từ, đặt câu 
Bài tập 4:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
+ Các em chọn một trong ba đề tài a, b, c và viết kết bài mở rộng cho đề tài em đã chọn.
3. Vận dụng (1p)
- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp
+ Đoạn a: Có thể sử dụng được vì đoạn văn trên đã nói được tình cảm của người tả đối với cây
+ Đoạn b: Có thể sử dụng được vì đoạn văn vừa nói được tình cảm, vừa nêu được công dụng của cây được miêu tả
- HS lắng nghe, cho biết thế nào là KB mở rộng, thế nào là KB không mở rộng
+ KBMR: Nói được công dụng của cây và tình cảm của người viết
+ KBKMR: Chỉ bày tỏ tình cảm của người viết với cây được tả.
- Cá nhân – Chia sẻ lớp
VD:
+ Đó là cây bàng
+ Cây che bóng mát cho chúng em suốt những giờ ra chơi và làm không gian trường em xanh mát
+ Em thường chơi nhảy dây dưới bóng cây bàng. Em coi cây như một người khổng lồ dịu dàng xoè những cánh tay xanh mát che chở cho những người bạn nhỏ đáng yêu
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
VD: Thế rồi cũng đến ngày em phải rời xa mái trường tiểu học, xa cây bàng - người khổng lồ dịu dàng xoè những cánh tay xanh mát che chở cho những người bạn nhỏ đáng yêu. Lúc đó nhất định em sẽ đến tạm biệt cây bàng già. Em sẽ không bao giờ quên gốc bàng già, quên những kỷ niệm dưới gốc cây, bọn trẻ chúng em đã cùng nhau ôn bài, ngồi hóng mát, nhảy dây,... Em hứa trở lại thăm cây bàng già, thăm người bạn thời thơ ấu của em.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
VD: Cây đa già cổ kính đã trở thành người bạn đường đáng tin cậy của tất cả dân làng. Ai đi xa về, khi nhìn thấy cây đa là biết mình đã trở về với xóm làng, quê hương thân yêu. Đứng dưới chiếc ô khổng lồ là tán cây, mọi mệt mỏi và buồn phiền sẽ trôi đi hết. Em chỉ mong sao cây đa sẽ sống mãi để sau này khi đã lớn khôn em sẽ kể lại cho các bạn nhỏ làng em về những kỉ niệm êm đềm của mình bên gốc cây đa.
- Chữa lại các lỗi có trong đoan văn của mình
- Hoàn thiện bài văn miêu tả cây cối với MB gián tiếp và KB mở rộng

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức- Kĩ năng
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5).
- HS có kĩ năng vận dụng từ ngữ vào việc đặt câu, viết văn cho tốt.
2. Năng lực- Phẩm chất
- Có ý thức dùng từ, đặt câu và viết câu đúng.
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng phụ
 + Một vài trang từ điển phô tô.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành,...
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành các bạn hát, vận động tại chỗ.

2. HĐ thực hành (30p)
* Mục tiêu: Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5).
* Cách tiến hành
Bài tập1: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ Dũng cảm
- GV giải thích: Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: Đặt câu với từ tìm được 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- Chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS
Bài tập 3: Chọn từ thích hợp trong các trong
- GV nhận xét và chốt lại lời giải 
- Yêu cầu HS nêu một vài VD về hành động dũng cảm bênh vực lẽ phải của các nhân vật trong các bài tập đọc đã học
Bài tập 4:
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các thành ngữ còn lại
Bài tập 5: Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được.
3. HĐ ứng dụng (1p)
Nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
*Từ cùng nghĩa với dũng cảm: can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, anh hùng, anh dũng, quả cảm, 
* Từ trái nghĩa với dũng cảm: nhát gan, nhút nhát, đớn hèn, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược,... 
Cá nhân – Chia sẻ lớp
VD: 
- Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ.
- Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng.
- Bạn ấy hiểu bài những nhút nhát nên không dám phát biểu.
Đáp án:
* Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
* Khí thế dũng mãnh.
* Hi sinh anh dũng.
VD: Dế Mèn dũng cảm bênh vực chị Nhà Trò, bác sĩ Ly dũng cảm bảo vệ chính nghĩa,...
 Nhóm 2 – Lớp
Đáp án:
+ Trong các thành ngữ đã cho có 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm. Đó là:
* Vào sinh ra tử (trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết).
* Gan vàng dạ sắt (gan dạ dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm).
Cá nhân – Chia sẻ lớp
VD:
+ Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.
+ Bộ đội là những con người gan vàng dạ sắt.
- Ghi nhớ các thành ngữ đã biết trong bài và vận dụng trong khi đặt câu, viết văn.
- Tìm các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điềm
CHIỀU:
KHOA HỌC 
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức- Kĩ năng
- Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:
 + Các kim loại (đồng, nhôm,) dẫn nhiệt tốt.
 + Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém. 
- Làm thí nghiệm phát hiện kiến thức.
- Vận dụng bài học trong cuộc sống
2. Năng lực- Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tích cực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
*KNS: - Lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt/cách nhiệt tốt
 - Giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.
*TKNL: HS biết cách sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản để tránh thất thoát nhiệt năng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Nhiệt kế, dụng cụ thí nghiệm
- HS: cốc, thìa nhôm, thìa nhựa, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay, giấy báo cũ, len,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Thế nào là sự truyền nhiệt? Lấy VD
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi
+ Sự truyền nhiệt là hiện tượng nhiệt độ từ vật nóng truyền sang cho vật lạnh hơn và ngược lại
+ VD: nước sôi để ngoài không khí sẽ dần nguội đi do nước đã truyền nhiệt sang cho không khí.
2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: - Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:
 + Các kim loại (đồng, nhôm,) dẫn nhiệt tốt.
 + Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém. 
 - Vận dụng bài học trong cuộc sống
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
HĐ1:Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt: 
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh vào 1 phần của bảng.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm.
Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo đảm an toàn.
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi kết quả song song với dự đoán để HS so sánh.
+ Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?
- GVKL: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, thép,... dẫn nhiệt tốt còn gọi là vật dẫn điện; gỗ, nhựa, len, bông,  dẫn nhiệt kém gọi là vật cách nhiệt
* Ứng dụng trong cuộc sống:
 + Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao lại dùng những chất liệu đó?
*GD TKNL: Trong sinh hoạt hằng ngày, để nấu nướng tiết kiệm và tránh thất thoát nhiệt năng, cần dùng xoong, nỗi làm từ chất dẫn nhiệt tốt, an toàn, không gỉ như: nhôm, inox, gang.
+ Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
+ Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?
HĐ2:Tính cách nhiệt của không khí: 
- Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
+ Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì?
+ Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có nhiều chỗ rỗng không?
+ Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì?
+ Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém?
- Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém, các em hãy cùng làm thí nghiệm để chứng minh.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK.
- GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS.
- Hướng dẫn:
 + Quấn giấy trước khi rót nước. Với cốc quấn chặt HS dùng dây chun buộc từng tờ báo lại cho chặt. Với cốc quấn lỏng thì vo từng tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng, sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau.
 + Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi kết quả là 10 phút).
- Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3.
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
+ Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau?
+ Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc?
+ Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì?
 + Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn?
+ Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt?
- GD KNS: Tuỳ từng trường hợp cần giữ nhiệt háy cần cách nhiệt mà chúng ta sử dụng những vật dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém
HĐ 3.Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì?
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên khác ngồi 3 bàn phía trên gần đội của mình.
- Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Vận dụng (2p)

Nhóm 4– Lớp
- 1 HS đọc nội dung thí nghiệm 
- Dự đoán: ............
- Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. Một lúc sau khi GV rót nước vào cốc, từng thành viên trong nhóm lần lượt cầm vào từng cán thìa và nói kết quả mà tay mình cảm nhận được.
- Đại diện của 2 nhóm trình bày kết quả: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
+ Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
- Lắng nghe.
Cá nhân – Lớp
+ Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.
- Lắng nghe
+ Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+ Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
Nhóm 6 – Lớp
- Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, trao đổi và trả lời:
+ Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng xốp, bông len, dạ, đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng lâu hơn.
+ Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có rất nhiều chỗ rỗng.
+ Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí.
+ HS trả lời theo suy nghĩ.
- Lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm dưới sự hoạt động của GV.
- 2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn.
+ Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi làn đo.
- 2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_soan_theo_dhptnlhs_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_t.doc