Giáo án Lớp 4 - Nguyễn Thế Kỷ - Tuần 8

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc lưu loát toàn bài. Nghỉ hơi đúng, tự nhiên ở những câu dài để tách ý. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh; vui, nhanh hơn khi thể hiện niềm xúc động, vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi giày.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc

 

doc32 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Nguyễn Thế Kỷ - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa và hướng dẫn HS quan sát để nhận xét khâu đột thưa ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp quan sát hình 1 (SGK) để trả lời các câu hỏi về đặc điểm của các mũi khâu đột thưa.
__ __ __ __ __ __
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
-GV treo tranh quy trình khâu đột thưa .
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 2,3,4 (SGK) để nêu các bước khâu mũi đột thưa .
-GV đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào quan sát hình 2 (SGK ) để nêu cách vạch dấu trên vải. Chú ý vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải. 
-GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu , khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng khâu kim len. 
-Gọi 1 – 2 HS dựa vào quan sát thao tác GV và hướng dẫn trong SGK để thực hiện thao tác khâu các mũi đột thưa tiếp theo. GV và HS khác quan sát nhận xét. 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ của HS và tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 
4.Củng cố:
-Nêu quy trình khâu đột thưa?
- Khâu đột thưa được vận dụng khi nào?. 
5.Dặn dò:Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Lắng nghe.
 -Một vài HS nêu nhận xét về đường khâu đột thưa. Cả lớp theo dõi.
+Ở mặt phải đường khâu , các mũi khâu đều cách đều giống như đường khâu các mũi khâu thường . Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
-HS đọc phần ghi nhớ.
-Quan sát . 
-Quan sát ,1 HS nêu cách nêu các bước khâu mũi đột thưa.
-HS trả lời theo yêu cầu GV.
-Quan sát. 
-1 – 2 HS thực hiện thao tác khâu các mũi đột thưa tiếp theo HS khác quan sát nhận xét.
-HS trả lời.
-HS tiến hành tập khâu đột thưa trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
-------------
 Đạo đức:
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
(TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU : 
Học sinh biết : 
 1.Nhận thức được: 
 - Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
 2.HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi…. Trong sinh hoạt hằng ngày.
 3. Các kĩ năng sống:
	+Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
	+ Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Đồ dùng chơi đóng vai.
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
-Vở bài tập Đạo đức 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
1’
10’
15’
3’
1’
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 – 2 HS tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của bản thân trong cuộc sống hằng ngày như thế nào? 
3.Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài mới
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân ( bài tập 4, SGK )
GV mời một số HS chữa bài tập và giải thích. 
ØGV kết luận: 
+Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của.
+Các việc làm (c), (d), (đ), (e), (i) là lãng phí tiền của
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai 
( bài tập 5, SGK ) 
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5. 
ØGV kết luận : về cách ứng xử phụ hợp trong mỗi tình huống. 
Kết luận chung.
-GV mời một vài HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK
4.Củng cố :
Nhận xét tiết học. 
5 .Dặn dò: Xem bài “ Tiết kiệm thời giờ”.
-1-2 HS trả lớp .HS cả lớp lắng nghe. 
-Lắng nghe.
-HS làm bài tập. 
-Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng ai.
-Một vài nhóm lên đóng vai. 
-Thảo luận lớp:
+Cách ứng xử như vậy có hợp chưa ? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? 
+Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
-------------
Thứ tư, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tập đọc
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
Đọc lưu loát toàn bài. Nghỉ hơi đúng, tự nhiên ở những câu dài để tách ý. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh; vui, nhanh hơn khi thể hiện niềm xúc động, vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi giày.
Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.Ổn định tổ chức
5’
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. 
3. Dạy bài mới 
1’
a.Giới thiệu bài 
b. Nội dung bài mới:
8’
Hoạt động1:Luyện đọc 
- GV chia đoạn:2đoạn
- HS theo dõi
- HS đọc nối tiếp 3 lượt
-Lượt 1 sửa lỗi phát âm:Khuy, ngọ nguậy, run run...
Lượt2 luyện đọc câu
- GV kết hợp giúp HS hiểu từ chú thích ở cuối bài 
- lượt 3 luyện đọc+ chú giải
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp 
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu
- HS theo dõi
10’
Hoạt động2: Tìm hiểu bài	
1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm
+ Nhân vật: “ tôi “ là ai? 
+ Là chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong 
+ Ngày bé, chị phục trách Đội từng mơ ước điều gì? 
+ Có một đôi giày ba ta màu xanh như đội giày của anh họ chị. 
+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta . 
+ HS trả lời 
+ Mơ ước của chị phụ trách ngày ấy có đạt được không? 
+ Không đạt được….
Ý1:Vẽ đẹp của đôi giày bat a màu xanh 
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi
+ Chị phụ trách Đội được giao việc gì? 
+ Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố, đi học. 
+ Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì? 
+ Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi . 
+ Vì sao chị biết điều đó ? 
+ Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố 
+ Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ? 
+ Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. 
+ Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó? 
+ HS trả lời 
+ Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày . 
Ý2: Niềm vui sướng của Lái khi nhận được đôi giày
+ Tay lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân… ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ , nhảy tưng tưng. 
8’
-Bài văn ca ngợi về ai? Ca ngợi điều gì?
Hoạt động3: Luyện đọc diễn cảm
Ca ngợi chị phụ trách có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động Lái ,cậu bé lang thangù đi học làm câïu xúc động vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi học đầu tiên
2 HS đọc cả bài
- Hai đọc cả bài 
Nêu cách đọc từng đoạn
-GV treo bảng phụ có ghi đoạn 2 lên bảng
-GV đọc mẫu
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nêu
-HS theo dõi
Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất
3’
4. Củng cố: 
1’
-Qua bài này em học được điều gì?
5. Dặn dò:Xem bài : Thưa chuyện với mẹ
Biết quan tâm giúp đở động viên đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. 
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
-------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Củng cố về kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng , đơn vị đo thời gian . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
6’
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: 
Nêu cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
3.Dạy – học bài mới
a.Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/48.
-GV : Yêu cầu HS đọc đề bài , sau đó HS tự làm . 
- Cho HS trình bày
+Nêu cách tìm số bé
+ Nêu cách tìm số lớn
HS nêu
- 
-3 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- Cả lớp nhận xét sửa chữa
Số bé=(Tổng- Hiệu):2
Số lớn= (Tổng+ Hiệu):2
5’
Bài 2/48:
-GV : gọi HS đọc đề bài , sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài .
 2 HS lên bảng làm , mỗi HS làm một cách . HS cả lớp làm bài vào VBT.
5’
Bài 3/48 
-GV tiến hành tượng tự bài 2 
HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT
5’
5’
Bài 4 /48: 
-GV yêu cầu HS tự làm , sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau . GV đi kiểm tra vở của một số HS .
Bài5/48:HS đọc đề
-Muốn giải được bài toán này ta cần chú ý điều gì?
-HS làm bài và kiểm tra bài làm của bạn bên cạnh 
Đưa về cùng đơn vị đo
3’
1’
4.Củng cố :
-GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:Chuẩn bị bài : Luyện tập chung 
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
-------------
Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
-------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện:
Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
Các kĩ năng sống:
+ Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán.
+ Thể hiện sự tự tin.
+ Xác định giá trị.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề. 
Bốn từ phiếu khổ to- mỗi tờ viết nội dung 4 đoạn văn ( mở đầu, diễn biến,kết thúc). Viết 1- 2 câu phần Diễn biến, kết thúc. Viết đầy đủ, in đậm hoặc gạch dưới bằng bút đỏ những câu mở đầu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.Ổn định lớp 
- Hát tập thể 
5’
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 2 HS 
- 2 HS đọc bài viết- phát triển câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. 
3. Dạy bài mới 
1’
a.Giới thiệu bài 
b. Nội dung bài mới
13’
Bài tập 1/82
- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- GV dán bảng tranh minh hoạ truyện Vào nghề
- Yêu cầu HS mở SGK, tuần 7, xem lại nội dung BT2.
- HS làm bài- mỗi em đều viết lần lượt 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn . 
- GV dán bảng 4 tờ phiếu đã viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn. 
- HS phát biểu ý kiến .
GV chốt lại và đọc một số bài viết tốt cho cả lớp nghe
5’
Bài tập 2 /82
a. Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
b. Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì cho trình tự ấy?
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. 
-Sắp xếp theo trình tự thời gian
- Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với đoạn văn trước đó?
8’
Bài tập 3 /82
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV lưu ý : Các em có thể chọn kễ một câu chuyện đã học qua các bài Tập đọc trong SGK . 
- Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. 
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc. 
- HS thi kể chuyện. Cả lớp và GV nhận xét. 
3’
4. Củng cố :
- GV nhận xét. 
1’
5. Dặn dò: Xem bài Luyện tập và phát triển câu chuyện
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
-------------
Khoa học
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
I.MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh (HS): 
Nêu được những dấu hiệu để phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và cơ thể bị các bệnh thông thường. 
Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi mình có dấu hiệu của người bị bệnh . 
Các kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể.
+ Kĩ năng tìm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Các minh hoạ trong trang 32 , 33 SGK .
Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi .. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1’
5’
1’
7’
10’
7’
2’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS trả lời các câu hỏi sau :
+Em hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá ? nguyên nhân và tác hại gây ra các bệnh đó ? 
+Em hãy nêu cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá . 
 3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: .
b.Hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh 
 -GV tiến hành hoạt động cặp theo định hướng sau : 
+Yêu cầu HS quan sát các hình 32 , 33 minh hoạ trong SGK , thảo luận và trình bày theo nội dung sau : 
+Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện , mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khoẻ , Hùng lúc bị bệnh , Hùng lúc được chữa bệnh
- Cho HS trình bày 
Hoạt động 2 : Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh . 
-GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng : 
-Yêu cầu HS đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trên bảng 
1.Em đã từng mắc bệnh gì ? 
2.Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thếnào ? 
+Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? Tại saophải làm vậy ? 
-Gọi 3 – 5 HS trình bày các HS khác nhận xét , bổ sung 
Hoạt động 3: Trò chơi “ Mẹ ơi , con bị ốm” 
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống . Sau đó yêu cầu : 
+GV đưa ra một số tình huống như SGK đã chuẩn bị sẵn cho HS đóng vai 
-HS thực hiện đóng vai 
4.Củng cố :
 -Khi bị ốm ta cảm thấy thế nào? Khi ấy em cần phải làm gì?
5. Dặn dò:
-Dặn HS có ý thức nói với người lớn khicơ thể có dấu hiệu bị bệnh
-2 HS trả lời , HS cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-Tiến hành thảo luận nhóm 
-Quan sát . Đại diện 3 nhóm lên trình bày 3 câu chuyện ,vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ .
-Các nhóm khác bổ sung 
-Hoạt động cả lớp 
-Đọc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi 
-Tiến hành theo yêu cầu . Các HS khác nhận xét bổ sung 
-Các nhóm tập đóng vai trong nhóm , các thành viên góp ý kiến cho nhau . 
-Thực hiện yêu cầu . 
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
-------------
 Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm2014
Luyện từ & câu:
DẤU NGOẶC KÉP
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét )
Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 3 ( phần Luyện tập )
Tranh, ảnh con tắc kè . 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1.Ổnn định lớp 
- Hát tập thể 
3’
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra 1 HS 
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết trước. 
3.Dạy bài mới 
1’
a. Giới thiệu bài 
 Hoạt động1:Phần Nhận xét 
4’
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu của bài. 
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? 
+ Từ ngữ: “ người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, “ đầy tớ trung thành của nhân dân “. 
+ Câu: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc…, ai cũng được học hành”. 
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai? 
+ Lời của Bác Hồ 
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. 
4’
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm? 
+ HS dựa vào phần ghi nhớ trả lời . 
5’
Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài 
+ Từ lầu chỉ cài gì? 
+ Chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ. 
+ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? 
+ Tắc kè xây tổ trên cây- tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người . 
+ Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? 
+Dùng với nghĩã đặc biệt
- GV nhắc HS học thuộc nội dung ghi nhớ . 
Hoạt động2: Phần luyện tập 
5’
Bài tập 1 /83
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu, mời 4 HS lên bảng làm bài – tìm và gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn . 
- GV và HS nhận xét , chốt lại lời giải đúng. 
3’
Bài tập 2/83 
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
- GV gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không? 
+ Không phải những lời đối thoại trực tiếp 
5’
Bài tập 3 /83
- Một HS đọc yêu cầu của BT3. Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ về yêu cầu của bài. 
- GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép. 
3’
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học. 
1’
5. Dặn dò:Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài. 
Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
-------------
Toán
GÓC NHỌN , GÓC TÙ, GÓC BẸT
I.MỤC TIÊU
-Giúp HS:
Nhận biết được: Góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
Biết sử dụng ê – ke để kiểm tra góc nhọn , góc tù , góc bẹt 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Thước thẳng , ê – ke ( dùng cho GV và HS ) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
6’
5’
5’
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Tính : 4567+12345- 1267
3.Dạy – học bài mới
a.Giới thiệu bài:.
b.Dạy- Học bài mới
Hoạt động1:Giới thiệu góc nhọn 
-GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK
-Hãy đọc tên góc , tên đỉnh và các cạnh của góc này . 
-GV giới thiệu : góc này là góc nhọn .
-GV : Hãy dùng ê – ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông . 
Hoạt động2:Giới thiệu góc tù : 
-GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK 
-Hãy đọc tên góc , tên đỉnh và các cạnh 
của góc . 
-GV giới thiệu : góc này là góc tù 
-GV : Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông . 
Hoạt động3:Giới thiệu góc bẹt 
-GV vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS đọc tên góc , tên đỉnh , các cạnh của góc . 
-GV vừa vẽ hình vừa nêu : Cô ( thầy ) tăng dần độ lớn của góc COD , đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “ thẳng hàng “ (Cùng nằm trên một đường thẳng ) với nhau , lúc đó có góc COD được gọi là góc bẹt 
-GV hỏi : Các điểm C, O , D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? 
1HS làm
- 
-Góc AOB có đỉnh O , hai cạnh OA và OB 
-HS nêu : góc nhọn AOB 
-1 HS lên bảng kiểm tra , cả lớp theo dõi , sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK : góc nhọn AOB bé hơn góc vuông . 
-1 HS vẽ trên bảng , HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
-HS quan sát hình 
-HS : góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON 
-HS nêu : Góc tù MON 
-1 HS lên bảng kiểm tra , cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc MON trong SGK : Góc tù MON lớn hơn góc vuông 
-Góc COD có đỉnh O , cạnh OC v

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 8.doc