Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Bài 21: Trịnh - Nguyễn phân tranh

Nhà Hậu Lê đầu thế kỉ XVI:

- Đọc thầm toàn bài, 1 học sinh to.

- 1 học sinh đọc đoạn 1

- Tình hình nước ta từ đầu thế kỉ XVI như thế nào?

- Nhận xét

- Tình hình đó đã nói lên điều gì về triều đại Hậu Lê?

- Giáo viên chốt: Vua ăn chơi xa đọa, nhà Hậu Lê sụp đổ.

- Giáo viên giải thích từ “vua quỷ”, “vua lợn”.

+ Vua Lê Uy Mục ngay từ khi mới lên ngôi đã lao vào ăn chơi xa xỉ, thích rượu chè, cờ bạc, gái đẹp, đặc biệt thích các trò giết người nên dân gian gọi là “vua quỷ”.

+ Vua Lê Tương Dực cũng không kém phần so với Lê Uy Mục, ông vua này đặc biệt thích hưởng lạc, không lo việc triều chính nên dân gian mỉa mai là “vua lợn”.

- Nhà Hậu Lê suy yếu thì triều đại mới ra đời, đó là triều đại nào?

- Ai là người lập ra nhà Mạc?

- Mạc Đăng Dung là ai?

- 1 học sinh đọc phần chữ nhỏ SGK/tr54.

- Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?

- Giới thiệu hình ảnh thành nhà Mạc.

- Vì sao nước ta lại bị chia cắt?

- Từ 1527 – 1592 tình hình nước ta như thế nào?

- Xác định trên lược đồ Kinh đô Bắc triều và Nam triều.

- Giới thiệu hình ảnh Thành Tây Đô và Thành Thăng Long.

- Yêu cầu quan sát sơ đồ sự phân chia Nam – Bắc triều.

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Bài 21: Trịnh - Nguyễn phân tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh
MỤC TIÊU
Kiến thức: + Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên.
Kĩ năng: Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái.
Thái độ: Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Ổn định tổ chức: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’)
Thời Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kỳ đó là gì?
Bộ luật Hồng Đức do ông vua nào soạn thảo?
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài (1’)
- Sau gần 100 năm cai trị đất nước, triều Hậu Lê đã có nhiều công lao trong việc củng cố và phát triển nền tự chủ của đất nước. Tuy nhiên, bước sang thế kỉ XVI, triều đình Hậu Lê đi vào giai đoạn suy tàn, các thế lực phong kiến họ Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn nổi dậy tranh nhau giành quyền lợi gây ra chiến tranh liên miên, đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này.
- Lắng nghe
2. Hoạt động 1: Nhà Hậu Lê đầu thế kỉ XVI (8’)
Nhà Hậu Lê đầu thế kỉ XVI:
- Đọc thầm toàn bài, 1 học sinh to.
- 1 học sinh đọc đoạn 1
- Tình hình nước ta từ đầu thế kỉ XVI như thế nào?
- Nhận xét
- Tình hình đó đã nói lên điều gì về triều đại Hậu Lê?
- Giáo viên chốt: Vua ăn chơi xa đọa, nhà Hậu Lê sụp đổ.
- Giáo viên giải thích từ “vua quỷ”, “vua lợn”.
+ Vua Lê Uy Mục ngay từ khi mới lên ngôi đã lao vào ăn chơi xa xỉ, thích rượu chè, cờ bạc, gái đẹp, đặc biệt thích các trò giết người nên dân gian gọi là “vua quỷ”.
+ Vua Lê Tương Dực cũng không kém phần so với Lê Uy Mục, ông vua này đặc biệt thích hưởng lạc, không lo việc triều chính nên dân gian mỉa mai là “vua lợn”.
- Đọc thầm toàn bài, 1 học sinh đọc to.
- 1 học sinh đọc đoạn 1
- Tình hình nước ta từ đầu thế kỉ XVI.
+ Vua bày trò ăn chơi xa xỉ, xây cung điện tốn kém.
+ Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”, vua Lê Tương Dực là “vua lợn”.
+ Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lợi.
- Nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc triều (10’)
- Nhà Hậu Lê suy yếu thì triều đại mới ra đời, đó là triều đại nào?
- Ai là người lập ra nhà Mạc?
- Mạc Đăng Dung là ai?
- 1 học sinh đọc phần chữ nhỏ SGK/tr54.
- Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
- Giới thiệu hình ảnh thành nhà Mạc.
- Vì sao nước ta lại bị chia cắt?
- Từ 1527 – 1592 tình hình nước ta như thế nào?
- Xác định trên lược đồ Kinh đô Bắc triều và Nam triều.
- Giới thiệu hình ảnh Thành Tây Đô và Thành Thăng Long.
- Yêu cầu quan sát sơ đồ sự phân chia Nam – Bắc triều.
- Triều đại nhà Mạc
- Mạc Đăng Dung
- Mạc Đăng Dung (1483- 1541) quê ở Hải Phòng. Là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê.
- 1 học sinh đọc bài
- Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mặc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc triều (vì ở phía Bắc).
- Quan sát
- Vì Mạc Đăng Dung cùng một số quan lại cướp ngôi lập nên nhà Mạc (Bắc triều). Năm 1533, một số quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hóa (Nam triều).
- Sau khi 2 triều đại Nam – Bắc triều ra đời, đất nước bị chia cắt, hai bên đánh nhau gây ra một cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm. Đến 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh mới chấm dứt.
- Xác định trên lược đồ.
- Quan sát
- Quan sát
4. Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn (10’)
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
- 1 học sinh đọc đoạn tiếp
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi:
- Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh Nguyễn?
- Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
- Nêu kết quả của chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
- Nhận xét
- Hãy chỉ trên lược đồ giới tuyến phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Giáo viên chốt: Vậy là hơn 200 năm, các thế lực phong kiến đánh nhau, chia cắt đất nước thành hai miền Nam – Bắc.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh con sông Gianh.
- Đọc bài
- Thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi:
- Nguyên nhân: Khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
- Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh – Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.
- Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
- Chỉ trên lược đồ.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Chiến tranh liên miên đời sống nhân dân ta như thế nào?
- Chiến tranh Nam triều và Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
- Quan sát sơ đồ phân chia đất nước.
- Kết luận: Vì quyền lợi, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau. Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt. Vì vậy khi nói về thời kì này, nhân dân ta đã có câu tục ngữ “nồi da nấu thịt”.
*Ghi nhớ:
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, đàn ông thì phải ra trận chém giết lẫn nhau, đàn bà, trẻ con thì ở nhà sống cuộc sống đói rách. Kinh tế đất nước suy yếu.
- Vì mục đích tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ.
CỦNG CỐ (2’): - Trò chơi: Rung chuông vàng
+ Ông là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê, ông đã lập ra triều Mạc. Ông là ai? (Mạc Đăng Dung)
+ Hai họ Trịnh – Nguyễn đã lấy nơi này làm ranh giới chia cắt đất nước. Đó là địa danh nào? (Sông Gianh)
+ Kinh đô Bắc triều có tên gọi là gì? (Thành Đông Kinh)
+ Tên gọi của kinh đô Nam triều thế kỉ XVI? (Thành Tây Đô)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn dò (1’): Chuẩn bị bài 22

File đính kèm:

  • docxBai_21_Trinh_Nguyen_phan_tranh.docx