Giáo án Lớp 4 theo chuẩn kiến thức kĩ năng - Tuần 31 - Năm học 2015-2016

Hoạt đông dạy học

B.Tiến trình đề xuất:

HĐ1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

GV nêu : Cây cối xung quanh chúng ta phát triển xanh tốt. Vậy theo các em trong quá trình sống, thực vật cần lấy vào những gì và thải ra những gì? Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy vào khí gì và thải ra khí gì?

 HĐ2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:

HĐ3:Đề xuất câu hỏi:

GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh kết quả làm việc.

- GV tổng hợp và chỉnh sửa câu hỏi cho phù hợp với nội dung bài:

+ Trong quá trình hô hấp, thực vất lấy vào khí gì và thải ra khí gì?

+ Thực vật hấp thu những gì và thải ra ngoài môi trường những gì?

+ Thực vật cần những gì để sống?

HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng quan sát tranh.

- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh 2 và tranh 3 ở SGK, sau đó thống nhất kết quả và ghi vào phiếu thảo luận nhóm.

- Gọi các nhóm lên dán bảng phụ,

- GV treo ảnh và gọi 1 HS lên nêu.

H: Thực vật thường xuyên phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?

+ Qúa trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.

HĐ5: Kết luận kiến thức:

GV nhận xét rút kết luận

Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, hơi nước.

* Vẽ sơ đồ trao đổi chất và trao đổi khí trong hô hấp của thực vật.

- Vẽ theo nhóm.

- GV nhận xét sơ đồ của các nhóm và tuyên dương nhóm vẽ đẹp và trình bày hay.

+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK.

D. Tổng kết:

H: Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật?

Dặn dò chuẩn bị tiết sau.

 

doc28 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 theo chuẩn kiến thức kĩ năng - Tuần 31 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển thuơng nghiệp; các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. 
+ "Chiếu lập học" đề cao chữ nôm ..có tác dụng thúc đẩy văn hóa, giáo dục phát triển.
 - HS đọc SGK và trả lời.
+ Lợi dụng Quang Trung mất, triều đình suy yếu. Nguyễn Ánh đem quân tấn công lật đổ Tây Sơn.
+ Lên ngôi hoàng đế. Đóng đô ở Huế.
+ 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc SGK và thảo luận theo nhiệm vụ của GV giao.
- HS trình bày kết quả, hs khác nhận xét, bổ sung.
 + Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bổ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
 + Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc,...)
 + Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
- Lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
 HS thực hiện
Kể chuyện
Tiết 31: 	KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA (GT)
ÔN TẬP KIẾN THỨC CŨ
 I. MỤC TIÊU	
 - Chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
 	- Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). 
GV có thể yêu cầu HS kể về một lần đi thăm họ hàng hoặc đi chơi cùng người thân trong gia đình,
GDBVMT
 	- Hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước trên thế giới.
II. CHUẨN BỊ 
 - Một số truyện về du lịch hay thám hiểm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
 - 1 HS kể lại câu chuỵên em đã nghe hoặc được đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
 - Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn:
- Yêu cầu học sinh đọc đề
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
- Yêu cầu HS nêu tên câu chuyện mình định kể (nói rõ em đã được nghe kể từ ai, đã đọc ở đâu?
- Gọi 1 HS đọc dàn ý.
- Dặn dò HS trước khi kể
* Kể chuyện trong nhóm
- Cho HS thảo luận cặp đôi kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GDBVMT
* Thi kể trước lớp
- Gọi HS thi kể 
- Nhận xét, tuyên dương.
c. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 HS kể hay kể lại.
- Về ôn lại các bài kể chuyện đã học.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS kể chuyện.
- 1 HS đọc đề.
- Nối tiếp nhau nêu.
- Đọc dàn ý.
- Kể chuyện trong nhóm đôi.
- 5 – 6 HS nối tiếp nhau thi kể.
- Nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể hay nhất.
 Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2016.
 Tập đọc
Tiết 62:	 CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ,bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương (TL được các CH SGK).
II. CHUẨN BỊ 
 	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2HS đọc bài Ăng - co Vát, trả lời câu hỏi trong SGK.
2. Bài mới:
 a. GV giới thiệu.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ 1: Luyện đọc: 
- Yêu cầu một, hai HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS tiếp nối đọc 2 đoạn đầu trong bài 
- GV kết hợp hướng dẫn các em quan sát tranh, ảnh minh họa chuồn chuồn, giải nghĩa một số từ; Lưu ý HS phát âm đúng một số tiếng: lấp lánh, long lanh,đọc đúng những câu cảm (Ôi chao! Chú chuồn nước mới đẹp làm sao). 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên; nhấn giọng những miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi:
- Chú chuồn chuồn nước được miêu tả qua những hình ảnh so sánh nào?
- Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
- Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
+ GV đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài văn.
- GV đọc diễn cảm đoạn Ôi chao.phân vân . Giọng đọc ngạc nhiên, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn. 
c. Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà ghi lại những hình ảnh so sánh đẹp trong bài văn
- Tiết sau: Vương quốc vắng nụ cười.
-HS nhắc lại tên bài
- HS đọc -1-2 HS đọc cả bài.
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- HS luyện đọc theo cặp. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; hai con mắt long lanh như thuỷ tinh; thân chú nhỏ và thon vàng của nắng mùa thu; bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
- Em thích hình ảnh so sánh chuồn chuồn với bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Vì đó là hình ảnh so sánh đẹp giúp em hiểu rõ hơn về đôi cánh.
- Tả rất đúng về cách bay vọt lên bất ngờ của chú chuồn chuồn nước; tác giả kết hợp tả được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
- “Mặt hồ trải rộngtrời xanh trong và cao vút”
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộ lộ tình cảm của tác giả với đất nước, quê hương.
- HS đọc tiếp nối 
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
 Toán
Tiết 153:	 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tt). 
	I. MỤC TIÊU
 	- So sánh được các số có đến 6 chữ số.
 	- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé
 đến lớn.
II. CHUẨN BỊ 
 	- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên vẽ: Chiều dài của bảng lớp là 4m. Vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1: 20.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: - ghi đầu bài
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Dòng 1,2:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS.
+ Vì sao em viết 989 < 1321?
+ Hãy giải thích vì sao 34579 < 34 601
989 < 1321 34597 < 34601
27105 > 7985 150482 > 150459
8300 : 10 = 830 72600 = 726 x 100
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
Bài 2:
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp số của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3: 
- GV tiến hành như bài tập 2.
- Chữa bài, củng cố
*Học sinh trên chuẩn 
Tìm số có hai chữ số . Biết rằng thêm chữ số 1 vào bên phải số đã cho thì được số mới lớn hơn số đã cho 109 đơn vị.
c. Củng cố – dặn dò
- Củng cố lại bài.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng thực hịên yêu cầu, HS dưới lớp vẽ vào nháp
Bài 1 dòng 1,2
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tự nhiên rồi viết dấu so sánh vào chỗ trống.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Vì 989 có ba chữ số, 1321 có bốn chữ số nên 989 nhỏ hơn 1321.
- Vì hai số 34 579 và 34 601 cùng có 5 chữ số, ta so sánh đến các hàng của hai số với nhau thì có:
Hàng chục nghìn bằng nhau và bằng 3.
Hàng nghìn bằng nhau và bằng 4.
Hàng trăm 5 < 6
Vậy 34 579 < 34 601
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 999, 7426, 7624, 7642
b) 1853, 3185, 3190, 3518
- HS trả lời. 
Bài 3:
- 2 HS lên làm, lớp làm vào vở:
a. 10261, 1590, 1567, 897
b. 4270, 2518, 2490, 2476
Giải
Số cần tìm là:
(109-1) : (10-1)=12
Đáp số: 12
Tập làm văn
Tiết 61: 	LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
 I. MỤC TIÊU
 - Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, 2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được các từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
 II. CHUẨN BỊ 
 - Một số tranh, ảnh một số con vật (để HS làm BT3)
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc lại phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Bài 1, 2:
- Gọi 1HS đọc bài 1
- Thảo luận cặp đôi bài tập 2
- Gọi các nhóm phát biểu
- GV nhận xét – ghi bảng.
Các bộ phận
- Hai tai
- Hai lỗ mũi
- Hai hàm răng
- Bờm
- Ngực
- Bốn chân
- Cái đuôi
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu, nội dung
- GV treo tranh ảnh một số con vật
- GV HD HD cách quan sát và tìm, ghi những từ ngữ miêu tả chính xác đặc điểm của các bộ phận đó
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc bài
- GV nhận xét và sửa từ cho HS.
c. Củng cố dặn dò:
- Củng cố lại nội dung toàn bài.
- Về hoàn thành bài. Quan sát con gà trống để chuẩn bị cho bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc bài, lớp lắng nghe, nhận xét.
Bài: 1, 2
- Lớp đọc thầm, 1 HS đọc.
- Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm phát biểu. Nhóm khác nhận xét
Từ ngữ miêu tả
to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
ươn ướt, động đậy hoài
trắng muốt
được cắt rất phẳng
nở
khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất
dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái
Bài 3:
- 1 HS thực hiện yêu cầu
- HS nói tên con vật em chọn để quan sát
- HS làm bài.
- 3 - 5 HS đọc bài.
- HS khác nhận xét.
Khoa học
Tiết 61: SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
* Giúp HS:
+ Nêu được trong quá trình sống của thực vật thường xuyên lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
+ Vẽ và trình bày được sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Hình minh hoạ SGK phóng to.
+ Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết sẵn ở bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt đông dạy học
Hoạt động của HS
B.Tiến trình đề xuất:
HĐ1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
GV nêu : Cây cối xung quanh chúng ta phát triển xanh tốt. Vậy theo các em trong quá trình sống, thực vật cần lấy vào những gì và thải ra những gì? Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy vào khí gì và thải ra khí gì?
 HĐ2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
HĐ3:Đề xuất câu hỏi:
GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh kết quả làm việc.
- GV tổng hợp và chỉnh sửa câu hỏi cho phù hợp với nội dung bài:
+ Trong  quá trình hô hấp, thực vất lấy vào khí gì và thải ra khí gì?
+ Thực vật hấp thu những gì và thải ra ngoài môi trường những gì?
+ Thực vật cần những gì để sống?
HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi
Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng quan sát tranh.
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh 2 và tranh 3 ở SGK, sau đó thống nhất kết quả và ghi vào phiếu thảo luận nhóm.
- Gọi các nhóm lên dán bảng phụ,
- GV treo ảnh và gọi 1 HS lên nêu.
H: Thực vật thường xuyên phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
+ Qúa trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.
HĐ5: Kết luận kiến thức:
GV nhận xét rút kết luận 
Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, hơi nước.
* Vẽ sơ đồ trao đổi chất và trao đổi khí trong hô hấp của thực vật.
- Vẽ theo nhóm.
- GV nhận xét sơ đồ của các nhóm và tuyên dương nhóm vẽ đẹp và trình bày hay.
+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK.
D. Tổng kết:
H: Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật?
Dặn dò chuẩn bị tiết sau.  
HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép, sau đó thống nhất ghi vào phiếu theo nhóm. - Chẳng hạn:
 - Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy vào khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
- Thực vật lấy vào nước, ánh sáng, không khí và chất khoáng.
- Thực vật thải ra môi trường không khí.
- Thực vật thải ra môi trường phân.
- Thực vật thải ra môi trường mồ hôi....
- HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các nhóm.
- HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học .
Chẳng hạn:
+Liệu thực vật có lấy nước vào không?
+ Tại sao bạn lại cho rằng trong quá trình hô hấp, thực vật lấy vào khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc?
+ Bạn có chắc rằng thực vật thải ra mồ hôi không?...
HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi:
- Quan sát
-Làm thí nghiệm.
- Các nhóm quan sát tranh, ghi vào phiếu và lên dán.
- 1 HS đại diện nhóm lên nêu.
Đại diện  nhóm lên đính phiếu và nêu kết quả làm việc của nhóm mình. – So sánh với kết quả làm việc ban đầu.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- Các nhóm hoàn thành 2 sơ đồ, sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lần lượt nêu.
- Nêu.
 Thứ năm, ngày 14 tháng 4 năm 2016.
Luyện từ và câu
Tiết 62:	 THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
 I. MỤC TIÊU
 - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1-mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước(BT3).
II. CHUẨN BỊ 
 - 3 băng giấy mỗi băng giấy viết một câu chưa hoàn chỉnh ở BT2
 - 4 băng giấy mỗi băng viết một câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ:
Thêm trạng ngữ cho câu.
- Trạng ngữ có tác dụng gì? 
- GV kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
Giờ học trước, các em đã biết trạng ngữ là 
thành phần phụ của câu, có tác dụng xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đíchcủa sự việc nêu trong câu. Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ về trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
b. Hướng dẫn phần nhận xét
HĐ 1: Hình thành khái niệm
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2.
- GV nhắc HS: trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần trạng ngữ.
- GV mời 1 HS lên bảng, gạch dưới bộ phận TN trong câu, chốt lại lời giải đúng. 
HĐ 2: Ghi nhớ kiến thức
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ. 
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
- GV nhắc HS: trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần trạng ngữ.
- GV mời 1 HS lên bảng, gạch dưới bộ phận TN trong câu, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV nhắc HS: phải thêm đúng là TrN chỉ nơi chốn cho câu. 
- GV dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3:
- GV nêu câu hỏi: Bộ phận cần điền để hoàn chỉnh các câu văn là bộ phận nào? bộ phận nào đã có sẵn?
- GV dán 4 băng giấy lên bảng, mời 4 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng. 
c.Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài; đặt thêm 2 câu có TN chỉ nơi chốn, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. 
+ Trạng ngữ có tác dụng xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.
- 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần em đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ. 
- HS nhận xét.
+ Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài.
- HS đọc lại các câu văn ở BT1, suy nghĩ, làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TrN trong câu. 
a. Trước nhà, /mấy cây hoa giấy// nở tưng bừng. (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
b. Trên lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. (trạng ngữ chỉ nơi chốn).
- HS đọc thầm phần ghi nhớ.
- 3 - 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
Bài 1:
- HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài.
- HS đọc lại các câu văn ở BT1, suy nghĩ, là bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong câu. 
- Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp 1 hàng ghế dài.
- Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
- Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi, sau một ngày lao động cật lực.
Bài 2:
- 2HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng. 
a. Ở nhà em giúp bố mẹ làm việc gia đình 
b. Ở lớp, em rất chăm chú nghe thầy côc giảng bài.
c. Ngoài vườn, hoa đã nở.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
- 4 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng.
a. Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. 
b. Trong nhà, em bé đang ngủ say.
c. Trên đường đến trườngem gặp rất nhiều người.
d. Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng.
Chính tả (Nghe-viết)
Tiết 31:	 NGHE LỜI CHIM NÓI
I. MỤC TIÊU
 	- Nghe- viết đúng chính tả, biết trình bày các dòng thơ ,khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
 	- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
GDBVMT
 	- Giáo dục các em có ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường thiên nhiên và cuộc sống của con người.
II. CHUẨN BỊ
- Tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT3b.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS viết 5 từ đã tìm được ở BT1 tiết chính tả tuần 30.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết chính tả.
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- GV đọc bài thơ.	
+ Loài chim nói về điều gì?
HĐ 2: Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Nhận xét, sửa lỗi
HĐ 3:Viết chính tả:
- Nhắc nhở trước khi viết bài.
- Đọc bài cho HS viết
HĐ 4: Thu, chấm bài, nhận xét
HĐ 5: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình tìm được. Các nhóm khác bổ xung. GV ghi nhanh lên bảng.
- Kết luận lời giải đúng:
Bài 3
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS dùng bút chì gạch chân những từ không thích hợp.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
c. Củng cố - dặn dò.
- Kết thúc mỗi khổ thơ ta viết như thế nào?
- Dặn HS về nhà đọc lại các từ vừa tìm được, hòan thành bài tập và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi GV đọc. 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Loài chim nói về những cánh đồng nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thuỷ điện.
 - HS luyện đọc và viết các từ: lắng nghe, bận rộn, rừng sâu... vào bảng con, 3 HS lên bảng viết.
- Viết bài.
- Nộp bài.
Bài 2:
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, đọc, nhận xét, bổ xung.
a) Trường hợp chỉ viết với l không viết với n
Là, lạch, lãi, lảm, lãm, lảng, lảnh, làn, lạu, lặm, lẳng.....
Trường hợp chỉ viết với n không viết với l
Này, nãy, nằm, nắn, nậm, nẫng, nống, nơm.....
Bài 3:
- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
BĂNG TRÔI
Núi băng lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 3100km. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.
Toán
Tiết 154:	 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tt).
I. MỤC TIÊU 
 	- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 	- Vận dụng tốt những kiến thức đã học vào ôn tập.
 	- BT cần làm: BT 1,2,3.
II. CHUẨN BỊ 
 	- Phiếu học tập bài 1 (5 phiếu)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- So sánh các số sau: 4345  12368
 39012  6543
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Hướng dẫn:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV yêu cầu HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9. 
- GV giúp HS củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5 (xét chữ số tận cùng); cho 3, 9 (xét tổng các chữ số của số đã cho)
- Yêu cầu HS lần lượt lên bảng làm.
- GV chữa bài, yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Bài 2:
- GV cho HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
Bài 3: Học sinh trên chuẩn 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Số x phải tìm phải thoả mãn các điều kịên nào?
- x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy ?
- Hãy tìm số có tận cùng là 5 và lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.
- GV yêu cầu HS trình bày bài vào vở.
c. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập. 
- Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hịên yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
4345 12368
39012  65

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_4_tuan_31_20152016.doc
Giáo án liên quan