Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

CHÍNH TẢ

HẠT MƯ¬A

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.

- Làm đúng bài tập (2) a/b.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.

- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.

II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết nội dung BT2.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- HS chơi trò chơi thi viết nhanh các từ chứa tiếng có âm l, n.

- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Khám phá: 20’

a. Hướng dẫn chuẩn bị:

 - 1 HS đọc bài thơ Hạt m¬ưa.

 - GV hỏi: Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt m¬ưa?

 Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt m¬ưa?

 - HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.

b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.

c. Chấm, chữa bài.

3. Thực hành, luyện tập: 7’

Bài tập 2 (Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNKlàm thêm bài 2b);

- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.

- HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.

4. Vận dụng. 3’

- HS thi nói, viết các tiếng có vần êt, êch.

- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn HS nhập vai bác thợ săn, kể chuyện hay nhất, cảm động nhất.
4. Vận dụng: 5’
	- Em hãy nói một câu để nói với người thân là cần làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật.
- GV hỏi: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể chuyện theo lời kể bác thợ săn.
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021
Lớp học môn đặc thù
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2021
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy
Tin
Thầy Thắng soạn và dạy
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết lập bảng thống kê (theo mẫu).
- Cả lớp làm bài tập 1,2,3(a),bài 4.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập 2 tiết trước.- GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
Bài 1: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
+ 1 km đi được số phút là: 12 : 3 = 4 (phút)
+ 28 phút đi được số km là: 28 : 4 = 7 (km)
 Đáp số: 7 km
Bài 2: HS làm việc theo nhó 4 tương tự bài 1 rồi chữa bài.
+ Mỗi túi đựng số kg gạo là: 21 : 7 = 3(kg)
+ Để được 15kg gạo cần lấy số túi là: 15 : 3 = 5(kg)
Bài 3a: (Cá nhân) Điền phép tính thích hợp?
- HS tự làm bài vào vở nháp. Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình. GV và cả lớp nhận xét.
a ) 32 : 4 x 2 =16 32: 4 : 2 = 4
Bài 4: (Cặp đôi) Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV lập bảng theo mẫu vào bảng phụ.
- GV nhắc: Tổng 3 số ở mỗi cột là số HS của mỗi lớp ba được ghi vào ô trống của cột đó. Tổng 4 số ở mỗi hàng là số HS từng loại của 4 lớp ba được ghi vào ô trống cuối cùng của hàng đó.
- HS tự điền vào chỗ trống theo hướng dẫn của GV. Nhận xét chữa bài trên bảng
3. Vận dụng. 5’
- HS trả lời câu hỏi: Có 15 cái bàn xếp thành 3 dãy . Hỏi có 20 cái bàn thì xếp được bao nhiêu dãy như thế? 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ?
DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn (BT1).
	- Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp (BT2).
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (BT3).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết các câu văn ở bài tập 1; 3 câu văn ở BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” nói tên các nước em biết. 
- GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 28’
Bài tập 1: (Cặp đôi)- 1 HS đọc yêu cầu bài: Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn.
	- Hỏi: Trong bài có mấy dấu 2 chấm?
 - HS thảo luận tác dụng của từng dấu 2 chấm.
- GV nói thêm: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời kể của nhân vật hoặc lời giải thích cho một ý nào đó.
	- HS làm bài vào VBT; chữa bài.
( Vớ dụ: Dấu 2 chấm thứ nhất dùng để dẫn lời nói nhân vật Bồ Chao).
=> Gv kết luận: Dấu 2 chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
Bài tập 2: (Nhóm 4)- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS trao đổi theo nhóm, làm bài.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
	- HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu đúng.
- Hỏi: Tại sao ở ô trống thứ nhất ta lại điền dấu chấm?
 Tại sao ở ô trống thứ 2, 3 ta lại điền dấu 2 chấm?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng dấu 2 chấm.
Bài tập 3: (Cá nhân) GV lưu ý HS chỉ gạch chân bộ phận câu TLCH Bằng gì?
	- GV dán 3 tờ phiếu; mời 3 HS lên làm bài. GV cùng HS phân tích, chốt lời giải đúng.
 Ví dụ: Nhù ở vựng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
3. Vận dụng. 5’
- HS đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì với bạn.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA X
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X (1 dòng), Đ, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng) và câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ X; tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ li.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Khởi động: 5’ 
- Giáo viên tổ chức cho HS thi viết nhanh, viết đẹp từ: Văn Lang, Vỗ tay
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: Đ, X, T
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
- HS tập viết vào bảng con: X
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng ):
- HS đọc từ ứng dụng : Đồng Xuân
 + GV giới thiệu : Đồng Xuân là tên một chợ lớn có từ lâu đời ở Hà Nội.
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đoc câu ứng dụng :
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Đề cao vẻ đẹp của tính nết con người so với vẻ đẹp hình thức.
- HS tập viết trên bảng con :Tốt gỗ, Xấu
d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu :
 + Các chữ X : 1 dòng ; Chữ Đ, T : 1 dòng
 + Viết tên riêng : Đồng Xuân : 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Chấm, chữa bài: GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
3. Vận dụng. 5’
- HS viết một tên một địa danh có âm X đứng đầu
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV.
Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Cả lớp làm bài tập 1; 3; 4.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Khởi động: 5’ 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tung bóng và thực hiện phép tính trên bóng.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
Bài 1: (Cá nhân)
- GV gọi HS nhắc lại qui tắc thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- HS tự làm bài vào vở.
a) (13829 + 20718) x 2 b) (20354 – 9638) x 4
 c) 14523 – 24964 : 4 d) 97012 – 21506 x 4
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.(HSCHT làm bài a)
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Giảm tải.
Bài 3: (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.	
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.
- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
Giải
 Số tiền mỗi người được nhận là: 75 000 : 3 = 25 00(đồng).
 Hai người nhận được số tiền là: 25 00 x 2 = 5000(đồng)
 Đáp số: 5 000 đồng
Bài 4: (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.	
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.
- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Cho nhiều hS nhắc lại quy tắc tính chu vi và diện tích hình vuông
Giải:
 Đổi 2 dm 4 cm = 24 cm
 Cạnh hình vuông là: 24 : 4 =6 (cm)
 Diện tích hình vuông là: 6 x 6 = 36( cm 2)
 Đáp số : 36 cm2
3. Vận dụng. 5’
- HS trả lời: Một người đi ô tô trong 2 giờ đi được 74 km . Hỏi trong 5 giờ người đi ô tô đó đi được bao nhiêu km ? 
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm.
CHÍNH TẢ
HẠT MƯA
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Làm đúng bài tập (2) a/b.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi thi viết nhanh các từ chứa tiếng có âm l, n. 
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 20’
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
 - 1 HS đọc bài thơ Hạt mưa.
 - GV hỏi: Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa?
	 Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa?
 - HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
3. Thực hành, luyện tập: 7’
Bài tập 2 (Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNKlàm thêm bài 2b); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
- HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
4. Vận dụng. 3’
- HS thi nói, viết các tiếng có vần êt, êch.
- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết kể lại 1 việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý SGK.
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên. 
- KNS: Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: 1 vài bức tranh hoặc ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường. Bảng lớp viết các gợi ý về cách kể.
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Khởi động: 5’ 
- Hai HS đọc bài viết của mình về những việc làm để bảo vệ môi trường. GV nhận xét
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành, luyện tập: 25’
Bài tập 1: (Nhóm 4)- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
 + Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường?
 + Em đã làm việc tốt đó ở đâu? Vào khi nào?
 + Em đã tiến hành công việc đó ra sao?
 + Em có cảm tưởng thế nào sau khi làm việc tốt đó?
- GV giới thiệu 1 số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
- HS nói tên đề tài mình chọn kể.
- HS chia nhóm 4, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
- Một vài HS thi kể trước lớp.
Bài tập 2: - HS ghi lại lời kể của BT1 thành 1 đoạn văn.
- HS đọc bài viết của mình. Cả lớp bình chọn những bạn viết bài hay nhất.
3. Vận dụng. 5’
- HS thực hành vệ sinh lớp học.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Tiếng Anh
Cô Linh soạn và dạy 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. 
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy- học: - Các hình trong SGK trang 122, 123. Một quyển lịch
III. Hoạt động dạy- học :
1. Khởi động: 5’ 
- HS chơi trò chơi Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 15’
Hoạt động 1. Thảo luận theo nhóm.10’
Mục tiêu:- Biết được 1 năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
Bước 1: HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng?
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày?
Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm.
Hỏi: Khi chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời, trái đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng?
* Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Hoạt động 2. Làm việc với SGK theo cặp.10’
Mục tiêu:- HS chỉ được các vị trí A, B, C, D của trái đất trong hình 2.
Bước 1: - 2 HS làm việc với nhau theo gợi ý sau:
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
Bước 2: - GV gọi 1 số HS lên trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời.
* Kết luận: Có 1 số nơi trên Trái Đất, 1 năm có 4 mùa: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
3. Vận dụng: 5’Chơi trò chơi “Xuân, hạ, thu, đông”.10’
Mục tiêu:- Học sinh biết chơi trò chơi Xuân , Hạ , Thu , Đông.
Bước 1: - GV hỏi HS đặc trưng khí hậu 4 mùa là gì?
- HS tự trả lời theo gợi ý của GV. Ví dụ: khi mùa xuân em cảm thấy thế nào?
Bước 2: GV hướng dẫn HS chơi:
- Khi GV nói mùa xuân thì HS cười.
- Khi GV nói mùa hạ thì HS lấy tay quạt.
- Khi GV nói mùa thu thì HS để tay lên má.
- Khi GV nói mùa đông thì HS xuýt xoa.
Bước 3: HS có thể tự tổ chức chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2019
Thứ 4 ngày 20 tháng 4 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
	- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Các bài tập cần làm: bài 1,2,3.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 5’
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập 2 tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: Một HS đọc bài toán.
	- GV hướng dẫn HS thực hiện theo hai bước:
	+ Bước 1: Tính mỗi hộp có mấy cái đĩa?
	+ Bước 2: 30 cái đĩa xếp vào mấy hộp?
- HS tự làm trình bày bài giải vào vở.
- Một HS chữa bài lên bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét.
Giải: Số đĩa có trong mỗi hộp là: 48 : 8 = 6 (cái).
 30 cái đĩa thì xếp được số hộp là: 30 : 6 = 5 (hộp).
 Đáp số: 5 hộp.
Bài 2: HS đọc và tự tóm tắt bài toán. Sau đó lựa chọn phép tính thích hợp rồi trình bày bài giải.
	- Một HS chữa bài lên bảng lớp. GV và cả lớp nhận xét. 
Giải: Số HS trong một hàng là: 45 : 9 = 5 (học sinh)
 Có 60 học sinh xếp được số hàng là: 60 : 5 = 12 ( hàng)
 Đáp số : 12 hàng
Bài 3: - HS thực hiện tính giá trị của biểu thức rồi trả lời, chẳng hạn: 4 là giá trị của biểu thức 56 : 7 : 2.	
- Tương tự HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
C. Củng cố- Dặn dò: 5’
Nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. 
II. Đồ dùng dạy- học: - Các hình trong SGK trang 122, 123. Một quyển lịch
III. Hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm.10’
Mục tiêu:- Biết được 1 năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
Bước 1: HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng?
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày?
Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm.
Hỏi: Khi chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời, trái đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng?
* Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp.10’
Mục tiêu:- HS chỉ được các vị trí A, B, C, D của trái đất trong hình 2.
Bước 1: - 2 HS làm việc với nhau theo gợi ý sau:
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
Bước 2: - GV gọi 1 số HS lên trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời.
* Kết luận: Có 1 số nơi trên Trái Đất, 1 năm có 4 mùa: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Xuân, hạ, thu, đông”.10’
Mục tiêu:- Học sinh biết chơi trò chơi Xuân , Hạ , Thu , Đông.
Bước 1: - GV hỏi HS đặc trưng khí hậu 4 mùa là gì?
- HS tự trả lời theo gợi ý của GV. Ví dụ: khi mùa xuân em cảm thấy thế nào?
Bước 2: GV hướng dẫn HS chơi:
- Khi GV nói mùa xuân thì HS cười.
- Khi GV nói mùa hạ thì HS lấy tay quạt.
- Khi GV nói mùa thu thì HS để tay lên má.
- Khi GV nói mùa đông thì HS xuýt xoa.
Bước 3: HS có thể tự tổ chức chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị bài học sau.
Thứ 6 ngày 22 tháng 4 năm 2011
THỦ CÔNG
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Quạt tròn.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu quạt giấy tròn. Tranh quy trình làm quạt giấy tròn.
Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút chì, thước kẻ, kéo.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hành
GV yêu cầu HS nhắc lại từng bước làm quạt giấy tròn.
+ Bước 1: Cắt giấy. 
+ Bước 2: Gấp, dán quạt.
+ Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
	- GV cho HS quan sát tranh qui trình làm quạt giấy tròn.
	- GV tổ chức cho HS thực hành làm quạt. GV gợi ý cho HS trang trí quạt bằng cách vẽ các hình, dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
	- HS thực hành, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
GV nhận 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc