Giáo án Lớp 3 - Tuần 21B - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2021

TOÁN

THÁNG - NĂM

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.

- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch (tờ lịch cùng với năm học).

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.

II. Đồ dùng dạy - học: Tờ lịch năm 2005 hoặc tờ lịch hiện hành.

II. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động: 5’

- GV cho cả lớp thực hiện bảng con:

 a- 1902 + 2385 b- 4620 + 299. - GV nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Khám phá: 10’

Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.

a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.

- GV treo tờ lịch năm 2021 lên bảng và giới thiệu: Đây là tờ lịch năm 2021. Lịch ghi các tháng trong năm 2021; ghi các ngày trong từng tháng.

- GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2021 (cô treo trên bảng) thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:

+ Một năm có bao nhiêu tháng?(12 tháng)

+ Nêu tên các tháng: (tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu.)

- Gọi HS nhắc lại.

b. GV giới thiệu số ngày trong từng tháng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 - Tuần 21B - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21B
Thứ tư ngày 17 tháng 2 năm 2021
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP(T1+2)
I. Mục Tiêu:
- Tổ chức cho HS ôn luyện các nội dung chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt.
- Giúp HS cũng cố, bồi dưỡng và nâng cao thêm các kiến thức về từ và câu.
II. Hoạt dộng lên lớp:
1. Giới thiệu bài.
- CV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Tổ chức ôn tập.
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào?
- GV theo dõi, định hướng HS ôn tập theo các nội dung.
Câu 1: Hãy so sánh mỗi sự vật với một sự vật khác để tăng vẻ đẹp 
a, Đôi mắt bé tròn như..............................
b, Bốn chân của chú to như......................
c, Trưa hè tiếng ve như............................
Câu 2: Xác định các sự vật được so sánh với nhau:
a, Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo
b, Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều 
Câu3: Hãy sắp xếp các từ sau thành 3 nhóm: Thiếu nhi, chăm ngoan, Nhi đồng, Trẻ thơ, Trẻ em, Hiền lành, Hiền hậu, Thật thà, Lễ phép, Chăm sóc, Chăm bẵm, Chăm chút, Nâng niu, Lo lắng, Nâng đỡ, Ngây thơ
a, Chỉ trẻ em:..............................................................
b, Chỉ tính nết trẻ em: ...............................................
c, Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em:.................
Câu 4: Tìm từ ngữ điền vào từng chỗ trống đễ những dòng sau có mô hình. Ai( cái gì, con gì) Là gì ( là ai)?
a, Con trâu là................................................
b, Hoa phượng là.........................................
c,...............................là đồ dùng học sinh luôn phải mang đến lớp.
Câu 5: Điền từ so sánh ở trong ngoặc vào từng chổ trống mỗi câu sau cho phù hợp 
a, Đêm ấy, trời tối............mực
b, trăm cô gái...................tiên sa
c, Mắt của trời đêm......................các vì sao
 (là, tựa, như)
Câu 6: Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người thân trong gia đình
M: Ông bà............................................................
Câu 7: Điền dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu sau:
a, Lớp chúng em đi thăm Thảo Cầm Viên, Công viên Đầm Sen vào chủ nhật qua.
b, Sau 3 tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận ghạch chân dưới đây:
a, Ở câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa
b, Em thường đến câu lạc bộ vào ngày nghĩ?
Câu 9: Đặt 2 câu theo mẫu ai là gì?
Câu 10: Đặt 2 câu theo mẫu ai làm gì?
3. Cũng cố – dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
TOÁN
ÔN TẬP(T1+2)
I. Mục Tiêu:
- Rèn kĩ năng nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- HS cả lớp làm bài 1, bài 2, bài 3,5. HSNKlàm cả
II. Hoạt dộng lên lớp:
1. Giới thiệu bài.
- CV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Tổ chức ôn tập.
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào?
- GV theo dõi, định hướng HS ôn tập theo các nội dung.
Bài 1: (Cá nhân) Viết số thành tổng thep các hàng (nghìn, trăm, chục, đơn vị):
GV hướng dẫn mẫu. HS nêu cách thực hiện. 
HS tự làm rồi lên bảng chữa bài.
a. 6789 = 6000 + 700 + 80 + 9 b. 6089 = 6000 + 80 + 9
 7896 = 7000 + 800 + 90 + 6 7890 = 7000 + 800 + 90
 8967 = 8000 + 900 + 60 + 7 7806 = 7000 + 800 + 6
 8977 = 8000 + 900 + 70 + 7 8900 = 8000 + 900
Bài 2: (Cặp đôi)Viết tổng thành số (theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫugiúp HS hiểu yêu cầu.
- HS trao đổi theo cặp suy nghĩ làm bài và chữa bài.
a. 3000 + 200 + 50 + 4 = 3254 b. 3000 + 4 = 3004
 5000 + 400 + 30 + 2 = 5432 5000 + 30 + 2 = 5032
 4000 + 500 + 20 + 3 = 4523 4000 + 500 + 20 = 4520
 4000 + 400 + 40 + 4 = 4444	 4000 + 40 = 4040
Bài 3: (Nhóm 4)Một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng 102 m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Bài 4: HSKG nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ làm vào vở.- HS lên bảng làm chữa bài:	
Trong số
2345
5234
3254
5423
Chữ số 3 chỉ
3 trăm
3 chục
3 nghìn
3đơn vị
Bài 5: (Nhóm 4)Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa vườn đó (có để hai cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét ?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
3. Cũng cố – dặn dò: 3’
- GV nhắc HS về luyện đọc, viết các số có bốn chữ số. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2021
TOÁN
THÁNG - NĂM
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch (tờ lịch cùng với năm học).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Đồ dùng dạy - học: Tờ lịch năm 2005 hoặc tờ lịch hiện hành.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’ 
- GV cho cả lớp thực hiện bảng con:
 a- 1902 + 2385 b- 4620 + 299. - GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 10’ 
Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
- GV treo tờ lịch năm 2021 lên bảng và giới thiệu: Đây là tờ lịch năm 2021. Lịch ghi các tháng trong năm 2021; ghi các ngày trong từng tháng.
- GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2021 (cô treo trên bảng) thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Một năm có bao nhiêu tháng?(12 tháng)
+ Nêu tên các tháng: (tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu....)
- Gọi HS nhắc lại.
b. GV giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- GV hướng dẫn HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch năm 2021 và hỏi: Tháng một có bao nhiêu ngày? (31 ngày).
- Cứ tiếp tục như vậy để HS nêu số ngày trong từng tháng, từ tháng 1 đến tháng 12.
- GV lưu ý HS tháng 2 ở lịch năm 2021 có 28 ngày, nhưng có năm tháng 2 có 29 ngày, chẳng hạn năm 2020. Vì vậy tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
- GV giúp HS nhớ về số ngày trong từng tháng:
+ Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
+ Các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 mỗi tháng có 31 ngày.
+ Các tháng 4, 6, 9, 11 mỗi tháng có 30 ngày.
- GV có thể cho HS nắm bàn tay phải hoặc tay trái rồi tính từ trái qua phải: chỗ lồi của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2) hoặc 30 ngày (tháng 4, 6, 9, 11).
3. Thực hành, luyện tập. 15’
Bài 1: (Cặp đôi)- HS làm việc theo nhóm đôi: 1 HS hỏi, 1 HS trả lời.
+ Chẳng hạn: Tháng 2 năm này có bao nhiêu ngày? (28 ngày) 
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét.
Bài 2: (Cặp đôi)- GV cho HS quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2021.
- GV làm mẫu một câu, ví dụ: ngày 10 tháng 8 là thứ mấy? (thứ tư)
- Tương tự HS làm tiếp phần còn lại.
- Câu hỏi 3, sau khi HS trả lời tháng 8 có 4 ngày chủ nhật, GV có thể hỏi tiếp: Đó là những ngày nào?
4. Vận dụng: 5’
- HS giới thiệu về ngày, tháng, năm sinh của mình với các bạn
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP(T3+4)
I. Mục Tiêu:
- Tổ chức cho HS ôn luyện các nội dung chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt.
- Giúp HS cũng cố, bồi dưỡng và nâng cao thêm các kiến thức về từ và câu.
II. Hoạt dộng lên lớp:
1. Giới thiệu bài.
- CV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Tổ chức ôn tập.
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào?
- GV theo dõi, định hướng HS ôn tập theo các nội dung.
Bài 1: Xếp các từ sau vào hai nhóm : Cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, máI đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào 
a.Chỉ sự vật ở quê hương :.....................
b.Chỉ tình cảm đối với quê hương :
Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
a. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
b. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở,chọn bút.
c. Mẹ âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng.
Câu3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”
a. Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b.Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
c. Chúng em học bài thơ “Anh Đom Đóm” trong học kì I.
Câu 4: Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau;
a. Trong vòm cây, tiếng chim chóc rứu ran như tiếng trẻ trong các lớp học vừa tan.
b. Tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối bập bùng như tiếng trống
Câu 5: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
a. Êch con ngoan ngoản chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng óng dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c. Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà.
Câu 6: Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người thân ttong gia đình
M: Ông bà............................................................
Câu 7: Điền dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu sau:
a. Lớp chúng em đi thăm Thảo Cầm Viên, Công viên Đầm Sen vào chủ nhật qua.
b. Sau 3 tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
Câu 8: Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.
 Trang và Thảo là đôi bạn rất thân với nhau một hôm, Thảo rủ Trang ra công viên chơi Trang đồng y ra tới đấy, hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp Trang thích nhất là cây hoa thọ tây nó nhiều cành, hoa tụm ở giửa, dưới nắng xuân càng tăng thêm vẻ lộng lẫy còn Thảo lại thích hoa tóc tiên màu hoa mượt như nhung
Câu 9: Tìm sự vật được nhân hoá trong bài thơ sau :
 “ Núi cao ngủ giữa chăn mây
 Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường ”
 Sự vật được nhân hoá là : ............................................
Câu 10: Đặt 2 câu có hình ảnh nhân hóa.
3. Cũng cố – dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
Thứ sáu ngày 19 tháng 2 năm 2021
Toán
ÔN TẬP(T3+4)
I. Mục Tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0). Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
- HS cả lớp làm bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. HSNKlàm cả.
II. Hoạt dộng lên lớp:
1. Giới thiệu bài.
- CV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Tổ chức ôn tập.
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào?
- GV theo dõi, định hướng HS ôn tập theo các nội dung.
Bài 1: (Cá nhân) Viết cách đọc các số sau: 9217;7593; 4726; 8015; 2009; 7404; 3160
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu nêu cách đọc các số còn lại
Ví dụ: 9217- chín nghìn hai trăm mười bảy.
 7593 – Bảy nghìn năm trăm chín mươi ba.
 4726 – Bốn nghìn bảy trăm hai mươi sá. .
Bài 2: (Nhóm 4)Số? 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự phân tích yêu cầu, tìm ra quy luật.
- HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi làm nhanh trên bảng.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
a. 4001; 4002; 4003; 4004; 4005; 4006; 4007; 4008; 4009.
b. 7980; 7981; 7982; 7983; 7984; 7985; 7986; 7987; 7988
c. 8998; 8999; 9000; 9001; 9002; 9003; 9004; 9005; 9006
Bài 3: (Cặp đôi) Số?
- HS trao đổi theo cặp hoàn thành bảng sau rồi nêu kết quả chữa bài.

Có 1 chữ số
Có 2 chữ số
Có 3 chữ số
Có 4 chữ số
Số bé nhất




Số lớn nhất




Bài 4: (Cặp đôi) Viết số:
a. Gồm bảy nghìn, sáu trăm, bốn chục, ba đơn vị: ..................
b. Gồm 2 nghìn, năm chục, chín đơn vị: ..................................
c. Tám mươi sáu nghìn năm trăm năm mươi lăm: ......................
d. Ba mươi mốt nghìn không trăm linh tư: .................................
Bài 5: (Nhóm 4) Tính chu vi khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 89m và hơn chiều rộng 23m.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
3. Cũng cố – dặn dò: 3’
- GV nhắc HS về luyện đọc, viết các số có bốn chữ số. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
THỂ DỤC
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN. TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Bước đầu thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so, chao dây, quay dây.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất bản thân, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Địa điểm, phương tiện: -Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi, dây.
III. Nội dung và phương pháp:
1.Phần mở đầu: (5’)
- GV nhận lớp.-Phổ biến nội dung giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, hông, đầu gối, 
- Trò chơi “Có chúng em”
2.Phần cơ bản: (25’) 
* Ôn nhảy dây chụm hai chân
- GV nêu tên và nhắc lại cách nhảy dây, chao dây, quay dây
- Tập so dây, chao dây, quay dây.
- HS tập theo 
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định.
- HS tập cá nhân, GV theo dỏi sửa sai
* Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức”
- GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại luật chơi.
- HS chơi.-GV theo dỏi nhận xét.
3.Phần kết thúc: (5’)
- Giản cách đội hình thả lỏng các khớp. -GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.-Giao bài tập về nhà
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS tổng kết đánh giá kết quả hoạt động trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt.
- Thông qua một số nhiệm vụ trong tâm trong tuần 22.
II. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt đánh giá hoạt động tuần 21.
- Các tổ trưởng điều hành các bạn tự kiểm điểm bản thân.
- Tổ trưởng báo cáo.
- Lớp trưởng đánh giá chung.
- GV nhận xét chung về mọi mặt: nề nếp, học tập, sinh hoạt đội sao và vệ sinh trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: cẩu thả khi làm bài, trình bày bẩn, quên bảng nhân, chia, ngồi học chưa chú ý...; một số em chậm tiến, chữ viết tiến bộ chậm Biểu dương những tiến bộ của học sinh, những cái HS làm tốt.
- Bình xét thi đua, biếu dương HS tiến bộ, biểu dương đôi bạn cùng tiến.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới.
- Lớp trưởng nêu những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét bổ sung thêm: 
+ Phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu.
+ Thự hiện nghỉ tết nguyên đán đúng quy định. Chấp hành nghiêm túc giờ giấc, đảm bảo an toàn trước, trong và sau tết.
+ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, chăm sóc bồn hoa.
+ Trồng cây đầu xuân.
+ Thực hiện nghiêm túc các nội quy lớp học đã đề ra.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_21b_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc
Giáo án liên quan