Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 24 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU

- HS được củng cố về, đọc, viết các số tròn chục (từ 10 - 90). Bước đầu nhận ra cấu tạo của các số tròn chục (từ 10 đến 90). Chẳng hạn, 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị.

- Đọc, viết đúng các số tròn chục. Nêu chính xác cấu tạo của các số tròn chục.

- HS có thái độ học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu BT1, 2. Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS làm BT2 SGK trang 127.

- HS khác đọc các số tròn chục, cho biết đặc điểm của các số tròn chục ?

- Nhận xét, chữa bài.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: trực tiếp.

 b) Hướng dẫn làm bài:

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 24 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo yêu cầu, GV gài 3 chục que tính lên bảng gài.
- GV hỏi: Em đã lấy bao nhiêu que tính? 
- GV viết 30 lên bảng.
- GV yêu cầu HS lấy thêm 2 chục que tính đồng thời GV gắn xuống hàng dưới 2 chục que tính.
- GV hỏi: 
+ Em vừa lấy thêm bao nhiêu que tính?
- GV viết 20 thẳng cột với 30.
- Hỏi tiếp: Sau khi lấy thêm 20 que tính thì ta được tất cả bao nhiêu que tính?
- Em đã làm như thế nào để biết điều đó? (đếm, từ).
- Hãy đọc lại phép tính: (30 + 20 = 50)
- Kết luận: Để biết sau khi thêm vào 20 que tính thì được bao nhiêu que tính, chúng ta phải làm phép tính cộng: 30 + 20 = 50.( GV ghi bảng ). 
Bước 2: Hướng dẫn đặt tính
- GV: vừa rồi chúng ta đã sử dụng que tính để tìm ra kết quả. Bây giờ cô hướng dẫn các em đặt tính viết.
- Đặt tính : 
	+ Viết 30 rồi viết 20 sao cho số chục thẳng cột chục, số đơn vị thẳng cột đơn vị.
	+ Viết dấu cộng (+)
	+ Kẻ vạch ngang
- Tính ( từ phải sang trái)
 30 * 0 cộng 0 bằng 0, viết 0
 + * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
 20
 50 
 Vậy 30 + 20 = 50. 
- GV gọi một số HS nêu lại cách cộng trên. 
Nghỉ giải lao 
	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
- HS làm bảng con, HS lên bảng điền kết quả. GV củng cố đặt tính, cộng nhẩm.
- Nhận xét kết quả của các phép tính? Củng cố đặt tính, tính kết quả.
Bài 2: Hướng dẫn HS cộng nhẩm hai số tròn chục.
- GV hướng dẫn cộng nhẩm: Chẳng hạn, muốn tính 20 + 30.
 Ta nhẩm : 2 chục + 3 chục = 5chục
 Vậy : 20 + 30 = 50
- Theo hướng dẫn trên, HS tự làm bài.
- Hướng dẫn HS chơi đoán số sau hoa: Sau mỗi bông hoa là kết quả đúng và nhiệm vụ của HS là đoán xem số nào ở sau mỗi bông hoa. Mỗi phép tính bất kì GV hỏi lại cách nhẩm.
- HS đoán số sau hoa. HS khác, GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
- Củng cố cho HS cách cộng nhẩm các số tròn chục.
Bài 3:
- HS đọc và phân tích bài toán.
- HS nhắc lại cách trình bày bài giải bài toán có lời văn.
- HS trình bày bài giải vào vở, 1HS làm bảng. 
- GV nhận xét, đánh giá một số bài. Củng cố cho HS cách giải và trình bày giải toán có lời văn.
 Tóm tắt: Bài giải
 Thùng thứ nhất: 20 gói bánh Cả hai thùng có tất cả là:
 Thùng thứ 2: 30 gói bánh 20 +30 = 50 (gói bánh)
 Cả hai thùng:  gói bánh? Đáp số: 50 gói bánh.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại cách cộngcác số tròn chục.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS nắm chắc cách cộng các số tròn chục.
Thứ sáu ngày 23 tháng 2 năm 2018
Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VẦN /EO/, /ÊU/
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 211 - 213)
Tiết 4: Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT SAO
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- HS hát bài Nhi đồng ca và đọc lời hứa của nhi đồng.
- Kiểm điểm hoạt động của Sao nhi đồng trong tuần qua.
- Triển khai chủ điểm Mừng Đảng, Mừng Xuân
II. NỘI DUNG:
1. Bước 1: Ổn định tổ chức
- Học sinh hát bài Nhi đồng ca, và đọc lời hứa. 
	"Vâng lời bác hồ dạy
	Em xin hứa sẵn sàng
	Là trò giỏi con ngoan
	Làm theo lời Bác dạy".
- Phụ trách sao HD các sao trưởng nhận xét, đánh giá về các nhi đồng ở sao mình.
2. Bước 2 : Kiểm điểm thi đua tuần vừa qua
- GV hướng dẫn phụ trách sao nhận xét. 
- Chi phụ trách kiểm điểm các hoạt động trong tuần. HS cả lớp thảo luận, ý kiến.
- Phụ trách nhận xét chung về các mặt hoạt động của đội: 
 + Nề nếp truy bài đầu giờ
	 + Ý thức đạo đức
	 + Đồ dùng học tập
	 + Đi học
	 + Vệ sinh cá nhân, trường lớp,
	 + Thể dục giữa giờ....
- Cả lớp thảo luận, ý kiến,.
- Tuyên dương: ............................................................................................................................
- Nhắc nhở riêng: ......................................................................................................................
3. Bước 3: Thực hiện chủ điểm " Mừng Đảng, Mừng Xuân"
- HS múa hát về chủ đề Mừng Đảng, Mừng Xuân.
- HS múa hát về Đảng, bác Hồ....
Luyện viết
BÀI 13, BÀI 14
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố cho HS cách viết chữ ăn, ân, bạn thân, khăn rằn, ôn ,ơn, khôn lớn, mơn mởn. HS bước đầu nhận biết nét thanh, nét đậm khi viết chữ.
- Viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ, rõ ràng các chữ ăn, ân, bạn thân, khăn rằn, ôn ơn, khôn lớn, mơn mởn. 
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mẫu chữ ăn, ân, bạn thân, khăn rằn, ôn ,ơn, khôn lớn, mơn mởn kiểu viết thường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng viết chữ số bốn, lợn con, tay chân dưới lớp viết bảng con.
- HS nói câu có từ bạn thân.
- GV đánh giá bài viết của HS .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện viết
* Luyện viết chữ
- GV viết bảng chữ ăn, ân, bạn thân, khăn rằn, ôn ,ơn, khôn lớn, mơn mởn 
- HS đọc và đánh vần ăn, ân, bạn thân, khăn rằn, ôn ,ơn, khôn lớn, mơn mởn
- HS nhắc lại cách viết chữ ăn, ân, bạn thân, khăn rằn, ôn ,ơn, khôn lớn, mơn mởn
- GV gắn chữ mẫu, HS quan sát nhận xét. 
- GV lưu ý HS cách viết thanh đậm.
- HS viết bảng con chữ ăn, ân, bạn thân, khăn rằn, ôn ,ơn, khôn lớn, mơn mởn
- HS tập viết nét thanh, nét đậm. GV uốn nắn, sửa lỗi cho các em.
- Lớp, GV nhận xét.
* Giải lao: hát
*. Thực hành viết vở:
- HS nêu nội dung bài viết trong vở Luyện viết lớp 1.
- HS cả lớp viết bài, GV giúp HS hoàn thành bài viết.
- GV chấm 7 – 8 bài viết và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa luyện viết những chữ gì?
- HS về nhà luyện viết lại. Chuẩn bị bài sau.
***************************************
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP VẦN LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI THEO CẶP 
M/P; NG/C 
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần có âm cuối theo cặp m/p; ng/c.
 - H đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần có âm cuối theo cặp m/p; ng/c.
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: tôm hùm, sớm hôm, ngang dọc, tốp ca, hộp xốp
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: Du lịch Cát Bà
 Cát Bà có cả rừng và biển. Biển và rừng hòa quyện vào nhau tạo nên phong cảnh có một không hai. Rừng Cát Bà thật đẹp, sau những đợt mưa xuân, hoa thì nở rộ, những hồ nước lại đầy thêm.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Toán*
LUYỆN TẬP: CỘNG TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 20 
1. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS về cộng trừ các số trong phạm vi 20 và giải toán có lời văn.
- HS cộng, trừ và giải toán thành thạo.
- HS tự tin khi học toán.
II ĐỒ DÙNG.
- Bảng phụ bài tập 4
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 Kiểm tra bài cũ :
- HS nêu cách trình bày bài giải bài toán có lời văn.
- GVnhận xét.
2 Bài mới
a.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu nội dung giờ học. Ghi tên bài.
b.Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. Tính:
 15
+ 
 3
 19
- 
 5
 16
- 
 4
 17
+ 
 2
 14
- 
 3
 12
+ 
 1
 *
 12
+ 
 1
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính 
- HS lớp làm bài. 3 HS lên bảng làm.
- GV chữa bài cho HS cho HS đọc lại kết quả.
- HS nêu lại cách đặt tính cột dọc.
*Củng cố cho HS cách làm tính cộng trừ dọc. 
Bài 2:Tính
 12 + 5 + 2 = 15 – 3 – 0 = 13 - 2 + 1 =
14 – 2 – 2 = 18 – 3 – 2 = 17 – 4 +3 =
- HS nêu cách thực hiện phép tính 12 + 5 + 2=( thực hiện từ trái sang phải
Lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai được kết quả bao nhiêu cộng với số thứ ba)
- 12 cộng 5 bằng 17 lấy 17 cộng 2 bằng 19.
 Vậy 12 +5 + 2= 19
- HS làm bài .
- GV Chữa bài cho HS đọc laị kết quả bài làm của mình.
- Khuyến khích HS nêu cách cộng khác
 *Củng cố cho cách làm phép tính có hai dấu phép tính
Bài 3 GV đưa bảng phụ ghi bài tập 
- Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Túm tắt
 Có : 16 con gà mái
 Có : 2 gà trống.
 Có tất cả :.. con gà?
- HS đọc tóm tắt bài toán.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết có tất cả mấy con gà ta phải làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở.1 HS lờn bảng làm.
 Bài giải
 Có tất cả số con gà là:
 16 +2 = 18 (con gà)
 Đáp số: 18 con gà
- GV chữa bài cho HS đọc kết qủa bài làm của mình.
- HSG nêu câu lời giải và phép tính khác.
*Củng cố cho HS cách trình bày bài toán có lời văn
Bài tập 4
- Cho các số 4, 2, 3 và dấu +. hãy lập các phép tính đúng có hai dấu cộng.
- HS làm bài .GV chữa bài cho HS nêu kết quả bài làm của mình. 
- GV đưa ra kết quả đúng
4 + 2 + 3 =9
2 + 3 + 4 =9
3 + 4 + 2 =9
3.Củng cố - dặn dò
- Nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ các số trong phạm vi 20.
- Nhận xét giờ học.
********************************************
Chiều thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2017
Tiếng Việt
VẦN /OI/, /ÔI/, /ƠI/ (việc 0,1,2)
 ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
*****************************************
Tiếng Việt
VẦN /OI/, /ÔI/, /ƠI/ (việc 3,4)
 ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
*****************************************
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP VẦN /OI/, /ÔI/, /ƠI/ 
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần oi, ôi, ơi
- H đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần oi, ôi, ơi
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: hỏi đáp, buổi tối, tập bơi, mệt mỏi, đồi núi, chơi bời
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trờ
Lạy cậu, lạy mợ
Cho cháu về quê.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
******************************
BÀI 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (T2)
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được một số qui định đối với người đi bộ phù hợp với điều 
kiện giao thông địa phương. Nêu được ích lợi của việc đi bộ đúng quy định 
- HS thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện; HS có kĩ năng an toàn khi đi bộ, kĩ năng phê phán đánh giá những hành vi 
đi bộ không đúng qui định.
- HS có ý thức chấp hành luật ATGT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Hình minh hoạ SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Kiểm tra bài cũ: 
- Hằng ngày, các em thường đi bộ theo đường nào? Đi đâu?
- GV nhận xét đánh giá
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. 
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Làm BT4.
- GV yêu cầu từng HS làm BT4:
 + Nối tranh vẽ người đi bộ đúng quy định với “khuôn mặt” tươi cười và giải thích vì sao?
 + Đánh dấu + vào ô trống dưới tranh tương ứng với việc em đã làm.
- Từng HS làm bài tập.
- Theo từng tranh, HS trình bày kết quả trước lớp, bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau.
- GV tổng kết. Khen những em đã thực hiện theo các tranh 1, 2, 3, 4, 6; nhắc nhở những em còn thực hiện sai.
Giải lao
*Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi theo BT 3.
- GV yêu cầu các cặp HS thảo luận theo BT 3: 
 + Bạn nào đi đúng quy định? Những bạn nào đi sai quy định? Vì sao?
 + Những bạn đi dưới lòng đường có thể gặp điều nguy hiểm gì?
 + Nếu thấy bạn mình đi như thế, các em sẽ nói gì với các bạn?
- Từng cặp HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày ý kiến trước lớp, bổ sung cho nhau, tranh luận với nhau.
- GV kết luận: Hai bạn đi trên vỉa hè là đúng quy định; ba bạn đi dưới lòng đường là sai. Đi dưới lòng đường như vậy gây cản trở giao thông, có thể gây tai nạn nguy hiểm. Nếu thấy bạn mình như thế, các em cần khuyên bảo các bạn đi trên vỉa hè vì đi dưới lòng đường là sai quy định, rất nguy hiểm. 
*Hoạt động 3: Tham gia trò chơi theo bài tập 5.
 Thực hiện trò chơi sân trường. Trên sân, cần kẻ sẵn đường đi, vạch cho người đi bộ.
- GV xếp HS thành 2 hàng vuông góc với nhau(mỗi hàng không quá10 em); một em HS đứng giữa phần giao của “hai đường phố” cầm hai đèn hiệu xanh và đỏ. Sau đó, GV hướng dẫn HS cách chơi: Khi bạn giơ tín hiệu thì các em phải thực hiện việc đi cho đúng quy định; nhóm nào sang đường trước là thắng cuộc ( GV bấm giờ); bạn nào chạy, đi sai đèn hiệu, sai vạch thì bị trừ điểm. 
- HS thực hiên trò chơi. 
- GV nhận xét chung và công bố kết quả của nhóm thắng cuộc.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc các câu thơ cuối bài. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV chốt nội dung tiết học.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS cần đi bộ đúng quy định. 
*****************************************************
Buổi chiều
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP VẦN /UI/, /ƯI/, 
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần ui,ưi
- H đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần ui, ưi
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: gửi thư, cái túi , đồi núi, ngậm ngùi, ngửi mùi, 
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: nàng công chúa tham lam
 Ngay xưa, có một bà góa để lại cho ba con trai ba bảo vật: miếng cẩm thạch tạo ra vàng, cây sáo thổi ra binh lính và áo di lê tàng hình.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
HĐNGLL+ THKNS
 HĐ1: NGHE KỂ CHUYỆN VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
BÀI 9: HÒA NHẬP VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết được những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, truyền thống hiếu học tương thân tương ái ... Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Bước đầu tự tin hòa nhập vào môi trường mới.
- HS tham gia giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. .Mạnh dạn làm quen với bạn bè, giao tiếp với thầy cô.
- HS có thái độ trân trọng, tự hào và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp đó.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu về truyền thống quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A) CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH HĐNGLL
 Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:
- Thông báo cho HS biết về nội dung, hình thức của hoạt động.
- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về truyền thống quê hương mình.
- Sưu tầm các tư liệu, truyện kể về truyền thống quê hương, những tấm gương tiêu biểu trong lĩnh vực học tập, văn nghệ, thể dục thể thao ...
- Chuẩn bị câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận.
- Phân nhóm thảo luận, hướng dẫn HS thảo luận.
- Phân công chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ...
 * Đối với HS:
- Sưu tầm và tìm hiểu trước về truyền thống của quê hương, thôn xóm nơi mình sinh sống qua hỏi ông bà, bố mẹ...
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
* Bước 2: Khởi động
- Đội văn nghệ lên biểu diễn.
- GV đưa ra các câu hỏi gợi mở để hướng vào nội dung câu chuyện sẽ kể.
* Bước 3: Kể chuyện
- GV kể cho HS nghe những câu chuyện nói lên những truyền thống tiêu biểu của quê hương.
- Sau mỗi câu chuyện, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Truyền thống nào của quê hương được nhắc đến ở câu chuyện trên?
+ Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó của quê hương em sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GVKL về truyền thống tốt đẹp của quê hương được phản ánh qua câu chuyện.
* Bước 4: Tổng kết – đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ của HS.
- Tuyên dương những HS, nhóm thảo luận tích cực.
B) THKNS
1- Hướng dẫn HS thực hành:
a)- Những việc em cần làm
- Cho Hs quan sát các bức tranh đọc thầm
- HS dựa vào tranh nêu những việc cần làm
+ Ghi chép bài đầy đủ.
+ Hăng hái phát biểu
+ Vui vẻ chơi với các bạn
+ Múa hát tập thể
+ Làm quen với bạn mới
+ Chia sẻ giúp đỡ bạn
b)- Những việc em không nên làm
- Cho Hs quan sát các bức tranh đọc thầm
- HS dựa vào tranh nêu những việc không nên làm
+ .Không quan tâm đến bạn bè
+ Chơi một mình
+ Kiêu căng
+ Ích kỷ.
+ Rụt rè nhút nhát
+ Khiêu khích bạn
2) Cho HS tập hát bài: Tìm bạn thân
3. Hướng dẫn HS tự đánh gía
- Cho HS biết các nội dung tự đánh giá
- HS tô màu vào các khuôn mặt cười theo các mức độ đánh giá tốt và chưa tốt.
3. GV Nhận xét, gửi vở về gia đình xin ý kiến nhận xét của phụ huynh.
- Nhận xét tiết học: tuyên dương các em tham gia sôi nổi, tích cực.
**********************************
Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2017
Tiếng Việt
VẦN /UÔI/, /ƯƠI/ (việc 0,1,2)
 ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
*****************************************
Tiếng Việt
VẦN /UÔI/, /ƯƠI/ (việc 3,4)
 ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
*****************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố về làm tính cộng (đặt tính, tính) và cộng nhẩm các số tròn chục(trong phạm vi 100) và giải toán có lời văn . 
- Đặt tính đúng, làm tính cộng các số tròn chục chính xác. Giai bài toán có lời văn thành thạo.
- Học sinh ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số bông hoa để chơi trò chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS làm BT 3SGK T 129 ,1 số HS khác đọc kết quả BT trên phiếu 
- GV chữa bài, nhận xét
2.Bài mới:
a) Giới thiệu ghi tên bài
b)Hướng dẫn HS lyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính.
- HS làm bài cá nhân vào vở. Lần lượt gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Củng cố cho HS cách đặt tính và thực hiện tính công các số tròn chục 
Bài 2: Tính nhẩm
-HS chơi rò chơi đoán số sau hoa.
- Gv nêu cách chơi, luật chơi.- HS chơi.
- Củng cố cho HS cách cộng nhẩm. Lưu ý HS phần b cộng nhẩm xong kèm tên đơn vị đo cm.
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
 +Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào?
HS nêu cách giải và trình bày bài giải vào vở.
1HS lên bảng trình bày. Củng cố cho HS cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn.
Bài 4: HS nêu yêu cầu,nêu cách làm bài
- HS tự làm bài. Đổi chéo bài kiểm tra nhau.
- Củng cố cho HS cách cộng nhẩm các số tròn chục.
3- Củng cố dặn dò
- Nhắc lại cách thực hiện cộng các số tròn chục	
- Nhắc lại cách trình bày bài giải bài toán có lời văn.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài giờ sau.
******************************************
Buổi chiều
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP VẦN /UÔI/, /ƯƠI/, 
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần uôi,ươi
- H đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần uôi, ươi
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: con muỗi, múi bưởi, đuổi ruồi, tanh tưởi, tỷ muội , 
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: Bán bóng râm của cây
Vào một ngày nóng nực, một anh thanh niên định ngồi nghỉ dưới bóng cây to thì ông già đến trước không đồng ý. Anh thanh niên đưa tiền cho ông già để mua lại bóng cây.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2017
Tiếng Việt
VẦN /EO/, /ÊU/ (việc 0,1,2)
 ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
*****************************************
Tiếng Việt
VẦN /EO/, /ÊU/ (việc 3,4)
 ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
*****************************************
Toán
TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết cách đặt tính, làm tính trừ nhẩm các số tròn chục ; giải được bài toán có lời văn. 
2. Kĩ năng:
- Đặt tính đúng, làm tính trừ các số tròn chục chính xác. Giaỉ bài toán có lời văn thành thạo.
3. Thái độ: 
- Học sinh ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các thẻ que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đặt tính rồi tính: 40 + 30 50 + 10
 20 + 70 30 + 50
- Lớp làm bảng con, chữa bài, lớp nhận xét.
- GV nhận xét .
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV vào bài trực tiếp.
b. Giảng bài: 
* Giới thiệu phép trừ các số tròn chục: 
Bước 1: Giới thiệu 50 – 20 = 30
Sử dụng bảng gà

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2017_20.doc
Giáo án liên quan