Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức: Bài 11: Tôn trọng đám tang (tiết 2)

Biết chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.

- Kể tên được các bộ phận của quả. Biết quả có nhiều hình dáng, màu sắc, mùi vị. Biết một số quả ăn được và một số quả không ăn được.

 

doc7 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức: Bài 11: Tôn trọng đám tang (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Ngày soạn: 22/2/2014
Ngày giảng:Thứ hai, ngày 24 /2/2014
Tiết 1. Đạo đức:
Bài 11: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (tiết 2)
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
 - HS biết tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất. 
- HS biết ứng xử khi gặp đám tang. Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
 - Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn với những người thân trong gia đình.
 - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2. Kĩ năng: 
 - HS biết ứng xử khi gặp đám tang. Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
3. Thái độ:	
 - HS biết có thái độ tôn trọng đám tang, bước đầu cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
* GDKNS:
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm trước sự đau buồn của người khác.
- Kĩ năng ứng xử khi gặp đám tang.
II. Chuẩn bị: 	- Vở bài tập đạo đức.
 - Các tấm thẻ, cánh hoa chơi trò chơi ghép hoa.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài: Tổ chức lớp
Ôn bài cũ: Thế nào là đám tang ? (2HS)
HS + GV nhận xét.
2. Phát triển bài:
a. Hoạt động 1. Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
* Tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến 
a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết?
Hoạt động của trò
Hát
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành hoặc lưỡng lự của mình.
b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất
c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá
- HS thảo luận và nêu lý do tán thành, không tán thành, lưỡng lự
Kết luận: Tán thành với các ý kiến b,c
- Không tán thành với ý kiến a.
b. Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách xử đúng trong các tình huống gặp đám tang
* Tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao việc cho mỗi nhóm 1 tình huống (VBT)
- HS thảo luận theo nhóm 
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày, kết quả, cả lớp trao đổi, nhận xét.
* Kết luận: THa: Em không nên gọi bạn, chỉ trỏ, cười đùa.
TH b: Em không nên chạy nhảy, vặn to đài, ti vi.
TH c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn 
TH d: Em nên khuyên ngăn các bạn 
c. Hoạt động 3: Trò chơi "Nên và o nên"
* Mục tiêu: Củng cố bài: 
* Tiến hành.
- GV chia lớp làm 4nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bút, 1 giấy 
- GV phổ biến luật chơi
- HS chơi trò chơi 
- GV nhận xét 
- HS nhận xét 
3. Kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm" đám tang. Đó là biểu hiện của nếp sống văn hoá.Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2. Tự nhiên và xã hội:
Bài 47: HOA
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
 - HS biết quan sát , so sánh tìm ra được sự khác nhau về màu săc, hương thơm của các loài hoa. 
- HS biết kể tên các bộ phận thường có của một bông hoa. Kể tên một số loài hoa có màu sắc và hương thơm khác nhau.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Quan sát , so sánh tìm ra được sự khác nhau về màu săc, hương thơm của các loài hoa.
 - Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người. 
2. Kĩ năng: Kể tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
 * Kể tên một số loài hoa có màu sắc và hương thơm khác nhau.
3. Thái độ: HS ham thích tìm hiểu về các loại hoa. 
* GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhâu về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.
 - Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa.
II. Chuẩn bị: Một số loại hoa thật. Các hình trong SGK( 90- 91).
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài :
* Ổn định tổ chức: 
*Ôn bài cũ: 
- GV nhận xét, đánh giá.
* Giới thiệu bài : GV Giới thiệu và ghi đầu bài. 
2. Phát triển bài: 
* Nội dung:
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể được tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
*Tiến hành:
Bước 1: Làm việc theonhóm
- GV chia lớp làm 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
+ Nêu chức năng của lá cây?
+ Nêu ích lợi của lá cây? 
 - Nhận xét đánh giá.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
+ Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình ở (90,91) và những bông hoa được mang đến lớp. 
+Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm, bông hoa nào không có hương thơm ?
+ Hãy chỉ đâu là cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
*Kết luận: Các loại hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi thơm.
Mỗi bông hoa thường có: Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
b. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
* Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được.
* Tiến hành:
- GV nêu yêu cầu 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tuỳ theo tiêu trí do nhóm đặt ra.
- HS vẽ thêm 1 số bông hoa bên những bông hoa thật.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình 
- HS trưng bày 
- Quan sát - nhận xét
- GV nhận xét 
c. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp 
* Mục tiêu: Nêu được chức năng và lợi ích của hoa 
* Tiến hành 
- GV hỏi:
+ Hoa có chức năng gì ?
- HS nêu
+ Hoa thường dùng để làm gì ? lấy VD?
- HS trả lời. – HS nhận xét.
- QS hình 91 những bông hoa nào dùng để trang trí, những bông hoa nào dùng để ăn ?
* Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
3. Kết luận:
+ Chỉ đâu là cuống hoa, đài hoa , cánh hoa, nhị hoa ?
+ Hoa dùng để làm gì?
- 2 HS lên chỉ và nêu.
* Dặn dò 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Tiết 3.Mĩ thuật: GV chuyên dạy
_________________________________________________________________
Ngày soạn:23/2/2014
Ngày giảng:Thứ ba, ngày 25 /2/2014
Tiết 1.Tự nhiên và Xã hội:
Tiết 48: QUẢ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên các bộ phận của cây. Biết chức năng của một vài các bộ phận của cây đối với đời sống thực vật và đời sống của con người.
- Biết chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên được các bộ phận của quả. Biết quả có nhiều hình dáng, màu sắc, mùi vị. Biết một số quả ăn được và một số quả không ăn được.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. Kể tên được các bộ phận của quả.
- HSKG: Biết quả có nhiều hình dáng, màu sắc, mùi vị. Biết một số quả ăn được và một số quả không ăn được.
2. Kỹ năng: Quan sát, nhận xét và nhận biết được chức năng của qur đối với đời sống của cây và con người.
3. Thái độ: Yêu quý thiên nhiên. 
Ø Tích hợp giáo dục kỹ năng sống
* Các kỹ năng cơ bản được giáo dục
- Kỹ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài quả.
- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả với đời sống của thực vật và đời sống của con người.
* Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Quan sát và thảo luận thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
+ Lá thường có những bộ phận nào?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: Quan sát, nhận biết về hình dạng, kích thước của một số loại quả. Kể tên được các bộ phận của một quả.
- Tiến hành: 
+ Kể tên các loại quả mà em biết?
+ Các loại quả em vừa kể có hình dáng và màu sắc, mùi vị như thế nào?
+ Quả có những bộ phận nào?
- KL: Có rất nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần: Vỏ, thịt và hạt. Một sô squar chỉ có vỏ và thịt (chuối) hoặc vỏ và hạt( lạc)
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- Mục tiêu: Nêu được chức năng của quả cây đối với đời sống của ccay và ích lợi của quả đối với đời sống của con người .
- Tiến hành:
+ Quả thường dùng để làm gì?
+ Kể tên một số loại quả em hay ăn?
+ Kể tên một số loại quả không ăn được?
+ Hạt có chức năng gì?
- KL: Một số loại quả dùng để ăn. Và Hạt để gieo trồng
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
+ Quả có những bộ phận nào?
+ Quả có ích lợi gì đối với đời sống của con người?
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Động vật.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS viết – nối tiếp nêu
- Nhận xét, đánh giá
- Thảo luận theo cặp
- Nối tiếp trình bày
- Nối tiếp trả lời - Nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Mở VBT TN&XH 3 trang 68
- Thực hiện các bài tập 2, 3
- Nêu ý đúng – Nhận xét, bổ sung ý kiến

File đính kèm:

  • docTUẦN 24 chiều.doc
Giáo án liên quan