Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THÂN CÂY
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Phân biệt được các loại cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).
- KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trang 78,79(SGK) ; phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- HS chơi trò chơi Truyền điện nói tên các loài cây.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá. 15’ Làm việc với SGK theo nhóm.
*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
+ Cây thường có thân mọc như thế nào?
+ Thân cây cứng hay mềm? nó có cấu tạo như thế nào?
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh
- GV yêu cầu học sinh nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 6 – Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm:
- HS có thể dự đoán: Thân cây thường mọc đứng.
+ Có cây thân leo, thân bò.
+ Thân cây cứng, có thân cây mềm .
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng.
+ Bạn có chắc chắn rằng thân cây thường mọc đứng không?
+ Vì sao bạn nghi thân cây mềm?
+ Bạn có chắc rằng thân cây có loại thân gỗ, thân thảo, thân củ không?
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
- GV kết luận chung:
+ Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò.
+ Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
+ Cây su hào có thân phình to thành củ.
ảo luận trả lời các câu hỏi: + Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? + Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào? + Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? + Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? + Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian? + Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự? + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? + Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 3. Luyện tập 3.1 Luyện đọc lại. 5’ - GV đọc đoạn 3; Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3 (giọng chậm rãi, khoan thai; nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc: lẩm nhẩm, nếm thử, bột chè lam, ung dung, quan sát, nhập tâm). - Các nhóm thi đọc đoạn 3. GV và cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất. 3.2 Kể chuyện: 20’ a. GV nêu nhiệm vụ: Tập kể một đoạn của câu chuyện. Sau đó HSKG đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. b. Hướng dẫn HS kể câu chuyện *. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện: - Một HS đọc yêu cầu BT và mẫu đoạn 1: Cậu bé ham học. - GV hướng dẫn HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng ND. - HS đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân. - HS tiếp nối nhau đặt tên cho các đoạn câu chuyện. *. Kể lại một đoạn câu chuyện: - Mỗi HS chọn kể 1 đoạn câu chuyện. Năm HS nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn câu chuyện. - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất. 4. Vận dụng: 5’ - GV hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì? ? Em hãy nói một câu thể hiện sự ngưỡng mộ của em đối với ông Trần Quốc Khái. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THÂN CÂY I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Phân biệt được các loại cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo). - KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trang 78,79(SGK) ; phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - HS chơi trò chơi Truyền điện nói tên các loài cây. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá. 15’ Làm việc với SGK theo nhóm. *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề + Cây thường có thân mọc như thế nào? + Thân cây cứng hay mềm? nó có cấu tạo như thế nào? *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh - GV yêu cầu học sinh nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 6 – Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm: - HS có thể dự đoán: Thân cây thường mọc đứng. + Có cây thân leo, thân bò. + Thân cây cứng, có thân cây mềm.. *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không? - HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng. + Bạn có chắc chắn rằng thân cây thường mọc đứng không? + Vì sao bạn nghi thân cây mềm? + Bạn có chắc rằng thân cây có loại thân gỗ, thân thảo, thân củ không? - Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật) - GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: - GV kết luận chung: + Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò. + Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo. + Cây su hào có thân phình to thành củ. 3. Thực hành, luyện tập. 10’ Chơi trò chơi BINGO. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi: GV chia lớp thành hai nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời, mỗi phiếu viết tên một cây; Yêu cầu các nhóm xếp thành hàng dọc trước bảng. Khi GV hô thì lần lượt từng em lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột GV đã viết sẵn cách mọc và cấu tạo của thân: Cấu tạo Cách mọc Thân gỗ Thân thảo Đứng Bò Leo Bước 2: Chơi trò chơi. Bước 3: GV và cả lớp nhận xét bài làm của từng nhóm, tuyên dương những nhóm gắn đúng. 4. Vận dụng: 5’ - HS lên giới thiệu về tác dụng của một số thân cây trong vườn nhà em. * GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. Thứ 3 ngày 02 tháng 2 năm 2021 Lớp học môn đặc thù Thứ 4 ngày 03 tháng 2 năm 2021 Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Tin Thầy Thắng soạn và dạy TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000. - Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. - Thực hành lầm các bài tập: Bài 1(cột 1,2),Bài 2,3,4. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” cho HS thực hiện vào bảng con: 5126 + 2084 9813 - 6527 - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài 1. (Cá nhân) (cột 1, 2): Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính nhẩm. - HS nêu miệng kết quả tính nhẩm. Gọi HS nêu cách nhẩm 1 số bài. VD: 5200 + 400 là 52 trăm + 4trăm = 56trăm, vậy 5200 + 400 = 5600. - Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồi chữa bài. Bài 2. (Cặp đôi )Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính. (HSCHT làm 1 dòng đầu) - HS tự làm bài rồi trao đổi theo cặp. - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính. (Mỗi HS thực hiện 1 bài tính cộng, 1 bài tính trừ). Bài 3. (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Giải: Số cây đã trồng thêm được là: 948 : 3 = 316(cây) Đội đó đã trồng được tất cả số cây là: 948 + 316 = 1264 (cây) Đáp số: 1264 cây. + Củng cố về giải toán tìm 1 phần mấy của 1 số. Bài 4. (Cá nhân)Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ, số hạng chưa biết. (HSCHT làm 2 bài đầu) - HS tự làm bài rồi chữa bài. - Sau khi thực hiện cho HS nêu cách thử lại để kiểm tra kết quả. Ví dụ : x + 1909 = 2050 x = 2050 - 1909 x = 141 Thử lại : 141 + 1909 = 2050 3. Vận dụng. 5’ - HS làm cá nhân rồi trình bày kết quả. a. x + 927 = 6000 + 835 b. x – 927 = 6835 - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài. CHÍNH TẢ BÀN TAY CÔ GIÁO I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. - Làm đúng BT(2) a/b. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết hai lần BT2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho lớp hát bài “Ở trường cô dạy em thế” - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 20’ a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bàn tay cô giáo. Cả lớp đọc thầm theo. - Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài thơ (4 chữ). - HS đọc và viết ra giấy nháp những chữ mình dễ viết sai. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra và ghi số lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Thực hành, luyện tập: 7’ Bài tập 2. (Nhóm 4): - GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNK làm thêm bài 2b); - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự làm bài. - Hai HS chữa bài lên bảng phụ, GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng: - Gọi một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT. 4. Vận dụng. 3’ - HS thi nói, viết các tiếng có âm tr, ch. - GV nhận xét, lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ TRI THỨC Nghe kể: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1). - Nghe - kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2). 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm yêu nước, chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ (SGK); bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Hai HS nối tiếp nhau đọc báo cáo kết quả hoạt động của tổ trong tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”. GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài tập 1: (Nhóm 2)- 1 HS đọc yêu cầu của bài (Quan sát tranh, nói rõ những trí thức trong các bức tranh ấy là ai, công việc họ đang làm là gì?). - Một HS làm mẫu. - HS quan sát 4 tranh và trao đổi ý kiến theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày. GV và cả lớp nhận xét bổ sung. Bài tập 2: - HS nghe kể chuyện. - HS đọc yêu cầu bài và gợi ý. Quan sát tranh ông Lương Định Của. - GV kể chuyện 2 - 3 lần; HS lắng nghe. - GV kể xong lần 1, hỏi: + Viện nghiên cứu nhận được quà gì? + Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo hạt ngay cả mười hạt giống? + Ông Lương Đình Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? - HS tập kể chuyện theo nhóm. - Một số HS kể trước lớp. GV và cả lớp nhận xét. 3. Vận dụng. 5’ - HS nói vài điều về một người trí thức mà em biết. - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kêt thêm. Thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2020 TOÁN THÁNG - NĂM I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. - Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch (tờ lịch cùng với năm học). 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Đồ dùng dạy - học: Tờ lịch năm 2005 hoặc tờ lịch hiện hành. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - GV cho cả lớp thực hiện bảng con: a- 1902 + 2385 b- 4620 + 299. - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 10’ Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng. a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm. - GV treo tờ lịch năm 2021 lên bảng và giới thiệu: Đây là tờ lịch năm 2021. Lịch ghi các tháng trong năm 2021; ghi các ngày trong từng tháng. - GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2021 (cô treo trên bảng) thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Một năm có bao nhiêu tháng?(12 tháng) + Nêu tên các tháng: (tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu....) - Gọi HS nhắc lại. b. GV giới thiệu số ngày trong từng tháng. - GV hướng dẫn HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch năm 2021 và hỏi: Tháng một có bao nhiêu ngày? (31 ngày). - Cứ tiếp tục như vậy để HS nêu số ngày trong từng tháng, từ tháng 1 đến tháng 12. - GV lưu ý HS tháng 2 ở lịch năm 2021 có 28 ngày, nhưng có năm tháng 2 có 29 ngày, chẳng hạn năm 2020. Vì vậy tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. - GV giúp HS nhớ về số ngày trong từng tháng: + Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. + Các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 mỗi tháng có 31 ngày. + Các tháng 4, 6, 9, 11 mỗi tháng có 30 ngày. - GV có thể cho HS nắm bàn tay phải hoặc tay trái rồi tính từ trái qua phải: chỗ lồi của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2) hoặc 30 ngày (tháng 4, 6, 9, 11). 3. Thực hành, luyện tập. 15’ Bài 1: (Cặp đôi)- HS làm việc theo nhóm đôi: 1 HS hỏi, 1 HS trả lời. + Chẳng hạn: Tháng 2 năm này có bao nhiêu ngày? (28 ngày) - Gọi một số HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Bài 2: (Cặp đôi)- GV cho HS quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2021. - GV làm mẫu một câu, ví dụ: ngày 10 tháng 8 là thứ mấy? (thứ tư) - Tương tự HS làm tiếp phần còn lại. - Câu hỏi 3, sau khi HS trả lời tháng 8 có 4 ngày chủ nhật, GV có thể hỏi tiếp: Đó là những ngày nào? 4. Vận dụng: 5’ - HS giới thiệu về ngày, tháng, năm sinh của mình với các bạn - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm. TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các CH trong SGK) - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại được từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh minh hoạ truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Kiểm tra HS đọc lại Bàn tay cô giáo và trả lời câu hỏi về ND bài. - Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh. 2. Khám phá: 2.1. Luyện đọc. 25’ a. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; đọc phân biệt lời Ê-đi-xơn và bà cụ. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc lại toàn truyện. 2.2 Tìm hiểu bài. (Nhóm 4)10’ - HS đọc thầm bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn. + Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? + Bà cụ mong muốn điều gì? + Vì sao cụ mong muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo? + Mong muốn của bà cụ gợi ý cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì? + Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện? + Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 3. Luyện tập 3.1 Luyện đọc lại. 5’ - GV đọc mẫu đoạn 3. Hướng dẫn HS luyện đọc đúng lời nhân vật; chú ý những từ ngữ cần nhấn giọng. - Một vài HS thi đọc đoạn 3. - Một tốp HS đọc toàn truyện theo 3 vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ). 3.2 Kể chuyện: 20’ a. GV nêu nhiệm vụ: Vừa rồi các em đã tập đọc truyện Nhà bác học và bà cụ theo các vai (Người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ). Bây giờ các em sẽ không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai. b. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai - GV nhắc HS: Nói lời nhân vật nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. - HS tự hình thành nhóm, phân vai. - Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất. 4. Vận dụng: 5’ - GV hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? - Kể tên một số người lao động trí óc mà em biết. - GV khuyến khích HS về nhà tập dựng hoạt cảnh theo nội dung câu chuyện. Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THÂN CÂY (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người. - KNS: Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trang 80, 81 (SGK) III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - HS chơi trò chơi Truyền điện: quản trò nói tên các loài cây HS nhận xét về thân cây đó. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá. 25’ Tìm hiểu chức năng, ích lợi của thân cây..15’ *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề + Trong thân cây có gì? + Thân cây có chức năng gì? + Thân cây thường được dùng để làm gì? *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh - GV yêu cầu học sinh nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 6 – Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm: - HS có thể dự đoán: + Trong thân cay có mủ (nhựa). + Thân cây giúp cây đứng vững. + Thân cây thường được dùng để làm thức ăn, thuốc, đồ dùng... *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không? - HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng. + Bạn có chắc chắn rằng trong thân cây có nhựa không? + Thận cây có tác dụng gì?.... - Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật) - GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: - GV kết luận chung: Nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. - GV có thể cho HS nêu chức năng khác của thân cây (nâng đỡ, mang lá, hoa, quả,...). 3. Vận dụng. 5’ - HS nêu chức năng của thân cây. - HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài. Thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2021 Toán Cô Minh soạn và dạy THỂ DỤC NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN. TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Bước đầu thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so, chao dây, quay dây. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạ
File đính kèm:
giao_an_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc