Giáo án lớp 3 - Tuần 20 Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng chữ Ng), V, T (1 dòng), viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều.thương nhau cùng

(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

- Rèn KN viết tương đối nhanh, viết đúng, đẹp.

- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ.

II/ ĐỒ DÙNG -GV: chữ mẫu viết hoa N, T ; phấn màu

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS viết bảng con: Nhà Rồng, Nhớ. HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)

b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con:

 

doc28 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 20 Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, gian khổ của các chiến sĩ vệ quốc quân.
- Lời hát trong đoạn văn viết ntn?( được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép, chữ đầu dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li)
* Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp(bảo tồn, bay lượn , rực rỡ...)-> GV nhận xét HS viết.
* Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- >HS ghi số lỗi ra lề.
- >GV thu 5 – 7 bài và nhận xét.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a:- HS đọc thầm 2 câu đố.
- GV nêu yêu cầu cách làm bài viết từ tìm được vào bảng con.
- HS làm bài vào bảng con.
- >GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng: sấm và sét; sông.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày thể văn xuôi. 
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 39: Ôn tập: Xã hội
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh 
(phạm vi tỉnh. ) 
- Yêu quý gia đình, trường học, tỉnh của mình. Có ý thức bảo vệ môi trường, nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
GDKNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; xác định giá trị bản thân.
II/ĐỒ DÙNG: 
- GV: ST tranh ảnh về chủ đề xã hội. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Nêu vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ?
- HS, GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chuyền hộp.
- GV ghi một số câu hỏi: 10 câu hỏi về chủ đề xã hội, mỗi câu viết vào một tờ giấy nhỏ gấp làm tư cho trong hộp. 
- HS vừa hát vừa chuyền tay nhau chiếc hộp nói trên. Bài hát kết thúc, ở trên tay người nào có hộp giấy, người đó phải bốc 1 câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi đẫ được trả lời sẽ được bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi:
1) Gia đình em có mấy thế hệ ? Mỗi thế hệ gồm có những ai ? 
2) Nêu những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà bạn?
3) Kể tên các môn học bạn được học ở trường? Bạn thích nhất môn học nào? Tai sao?
4) Kể tên một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học
5) Khi ở trường, bạn nên chơi những trò chơi gì và không nên những trò chơi gì? Tại sao?
6) Hãy kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi bạn đang sống.
7) Nêu ích lợi của bưu điện, đài truyền hình, đài phát thanh trong đời sống.
8) Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh của bạn.
9) Bạn hiểu thế nào là hoạt độn công nghiệp, hoạt động thương mại?
10) Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về phong cảnh, nhà cửa và hoạt động chủ yếu của nhân dân. 
- HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chột nội dung cơ bản vừa ôn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
TOÁN
Tiết 97: Luyện tập
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2.
- GD ý thức yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: - Chuẩn bị cho bài 2 (Thực hành gấp giấy): Mỗi HS một tờ giấy HCN
- HS: - SGK, giấy màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2 giờ trước. HS nhận xét. - GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành:
*Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
+ GV vẽ đoạn thẳng lên bảng. HS vẽ nháp
- Hướng dẫn HS theo các bước: (GV giảng kết hợp làm mẫu - HS làm theo)
+ Bước 1: Đo độ dài đoạn thẳng AB cho trước ( đo được 4 cm)
+ Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm 2 phần bằng nhau (được một phần bằng 2 cm)
+ Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB (xác điịnh điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho AM = AB (AM = 2 cm
- HS áp dụng bài 1a để tự làm phần b.
- Một HS làm trên bảng - HS dưới lớp làm ra vở - Lớp nhận xét, chữa bài.
*Bài 2- HS nêu y/c bài
 - HS thực hành làm như hình vẽ trong SGK.
- 3 HS lên bảng thao tác lại.
+ Làm thế nào tìm trung điểm? 
- HS nhắc lại các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng. 
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn : 4/ 1/2017
 Ngày dạy:Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2017
Buổi sáng:
TẬP ĐỌC
Chú ở bên Bác Hồ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu ND: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- HS có ý thức biết ơn gia đình thương binh liệt sĩ.	
GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; kiềm chế cảm xúc; lắng nghe tích cực.
II/ ĐỒ DÙNG: 
GV: - Tranh minh hoạ (SGK), một số tranh ảnh về bộ đội, Bản đồ Việt Nam.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 4HS nối tiếp kể lại 4 đoạn bài: Ở lại với chiến khu và TLCH về từng đoạn. 
- >HS kể lại toàn bộ câu chuyện
 - >HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: - Gắn với chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc
b- Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc:
 GV đọc diễn cảm bài thơ. GV HD HS cách nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi.
+ Luyện đọc từng câu:
- HS luyện đọc từng câu -> HS, GV theo dõi nhận xét.
- HS đọc từng dòng, sửa lỗi. HDHS ngắt nghỉ hơi đúng
- GV Giúp HS nắm địa danh đọc giải thích cuối bài trên bản đồ.
+ Luyện đọc từng khổ thơ:
- GV gọi HS chia đoạn. 3HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ lần 1.
- HS đọc tiếp - >GV Giúp HS nắm địa danh đọc giải thích cuối bài trên bản đồ.
+ Y/c đọc theo nhóm: - >HS đọc từng khổ thơ trong nhóm
 - 3HS đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc khổ thơ 1,2 lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo nhóm các câu hỏi-> trả lời- HS, GV nhận xét, bổ sung.
- Những câu nào cho thấy Nga rất nhớ chú?-> Chú Nga đi bộ đội/ Sao lâu quá là lâu! / Nhớ chú Nga thường nhắc: Chú bây giờ ở đâu.
- Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao? - > Mẹ đỏ hoe đôi mắt. Ba ngước lên bàn thờ và giải thích: Chú ở bên Bác Hồ
- Em hiểu câu nói của bạn Nga như thế nào? - >HS trao đổi và nêu: chú đã hi sinh, Bác Hồ đã mất chú được ở bên Bác.
- Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc được nhớ mãi ?-> Vì các chú đã hiến dâng trọn đời mình cho tổ quốc 
- HS, GV nhận xét chốt lại...
Hoạt động 3: HTL bài thơ
- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết.
- HDHS đọc HTL từng khổ, cả bài theo phương pháp xoá dần
- Cho HS thi đọc từng khổ thơ: 2 nhóm ( 3HS) đọc nối tiếp 3 khổ thơ
- 3,4 HS thi đọc - GV + HS NX.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu nội dung của bài. 
-> GV nhận xét tiết học, dặn c/b tiết sau.
___________________________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Luyện tầp về dấu phẩy.
- Nắm được nghĩa 1 số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1). Bước đầu biết kể về 1 vị anh hùng (BT2). Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
- Yêu quý quê hương đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
 Kẻ bài 1 làm 3 cột ở bảng lớp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đặt câu có hình ảnh nhân hóa (mỗi HS đặt 1 câu).
- HS,. GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1(17):
 - GV chiếu nội dung bài lên màn hình.
 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi.
 - GV chia lớp thành các nhóm đôi.
	 - GV phát phiếu BT cho HS, 3 nhóm HS làm vào giấy khổ lớn.
 - Các nhóm đôi thảo luận và làm vào phiếu.
 - Đại diện một số nhóm lên dán bài trên bảng và trình bày.
	 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chốt.
Cùng nghĩa với từ tổ quốc 
Đất nước , nước nhà , non sông ..
Với từ bảo vệ
Giữ gìn, gìn giữ 
Với từ xây dựng 
 Xâydựng, kiến thiết
 - GV chốt lại giải đúng và khẳng định đó là các từ chỉ Tổ quốc.
Bài 2(17):
- 1 HS đọc thầm yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS kể tên 1 số vị anh hùng mà em biết, cần kể ngắn gọn, thoải mái, chú ý nói về công lao to lớn của các vị anh hùng đó.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Thi kể trước lớp, lớp bình chọn bạn kể hay, đúng, có hiểu biết về vị anh hùng đó.
- Nối tiếp nhau kể về các vị anh hùng và công lao của từng vị đó chẳng hạn: Trưng Trắc, Lí Bí, Triệu quang Phục, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, ...
- GV và HS cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng. 
- Gv cung cấp thêm về tiểu sử của các vị anh hùng mà hs chưa biết.
-Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước
-Liên hệ giáo dục HS tình cảm và lòng biết ơn đồng thời tự hào về lòng yêu nước của các vị anh hùng dân tộc.
Bài 3(17):- GV chiếu nội dung bài lên màn hình.
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- GV giới thiệu qua về anh hùng Lê Lai: Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong những 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông làm giả Lê Lợi, phá vong vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con ông là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì đánh dấu câu.
- HS nêu miệng trước lớp. 
- Lớp, GV chữa bài và nhận xét.
- Dấu phẩy thường được đặt ở đâu? Khi đọc , gặp dấu phẩy ta phải đọc ntn?
3. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu các từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc. 
- Dấu phẩy làm nhiệm vụ gì trong câu?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
TOÁN
Tiết 98: So sánh các số trong phạm vi 10 000
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000. Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- HS vận dụng kiến thức làm BT1/a, BT2. HS làm thêm phần BT1/b, BT3.
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS lên chữa bài trong VBT. - > Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: HDHS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10000.
* So sánh 2 số có chữ số khác nhau.
- GV viết bảng 999....1000
- Yêu cầu HS điền dấu ( ) thích hợp rồi giải thích.
- >1HS lên bảng điền dấu, lớp bổ sung.
 999 < 1000, vì số 999 có ít chữ số hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số).
- HDHS dấu hiệu dễ nhận (so sánh các chữ số trong các số)
- Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào?
-> Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.
- Yêu cầu HS so sánh 2 số: 9999 và 10 000 
- GV đưa ra kết luận. HS nhắc lại.
* So sánh hai số có chữ số bằng nhau
- VD: 9000 với 8999 GV hướng dẫn HS nhận ra cách so sánh:
 + Đếm chữ số ở từng số ( số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn)
 + Nếu 2 số có cùng chữ số thì so sánh theo hàng.
- Nhận xét chung.- >HS lấy ví dụ rồi nêu cách so sánh.
Hoạt động 2: Thực hành
*Bài 1/(a): - HS đọc yêu cầu BT.
- HDHS so sánh từng cặp theo thứ tự: hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị...
- HS nêu cách so sánh từng cặp số.
 VD: 6742 & 6722 (hàng nghìn, trăm = nhau, hàng chục: 4 > 2 -> 6742 > 6722
*Bài 2: - 2 HS lên bảng. - Lớp làm bài vào vở . 
- GV quan sát.-> Yêu cầu HS chữa bài, giải thích cách làm 
- GV chốt kiến thức cơ bản
3. Củng cố, dặn dò:
- HS lấy ví dụ so sánh các số trong phạm vi 10 000. HS nhắc lại các cách so sánh.
- GV nhận xét, nhắc lại nội dung bài học, dặn dò HS. 
 Buổi chiều:
	 	 	TIẾNG VIẾT *
Ôn luyện: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Củng cố về nhân hoá. Cách đặt và trả lời câu hỏi Ai thế nào?
- HS làm được một số bài tập theo yêu cầu.
- HS có ý thức học tập tốt.
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ :- Tìm những câu văn, câu thơ có sử dụng hình ảnh nhân hoá?
- 2 HS trả lời trước lớp.-> Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt đông
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài1:Đọc đoạn văn sau và làm bài tập
 Mặt trời từ từ nhô lên phía đằng đông, toả ra những tia nắng vàng ấm áp xuống làng quê. Chị cỏ vươn vai choàng tỉnh giấc. Chị khẽ mỉm cười với món quà mà thượng đế đã ban tặng chị đêm qua.Đó làgiọt sương trong như ngọc bích lấp lánh cầu vồng
a) Trong đoạn văn trên , cây cỏ được gọi bằng gì?
b)Tìm trong đoạn văn những từ chỉ hoạt động của cây cỏ?
- HS tìm trước lớp.- Nhận xét chốt bài làm đúng.
* Bài 2: Tìm những hình ảnh nhân hoá trong những câu thơ dưới đây?
a) Cậu mèo đã dậy từ lâu
 Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
b) Chị tre chải tóc bên ao
 Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương 
- 1 HS đọc yêu cầu - >HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời .- >Nhận xét chốt bài làm đúng.
* Bài3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a) Chú mèo thức dậy khi mặt trời đã lên cao
b) Những giọt sương lấp lánh trong đám cỏ khi mặt trời vừa hửng sáng.
c) Sáng sớm, chị tre nghiêng đầu chải tóc bên bờ ao.
- HS đọc BT 3- >1HS lên bảng làm, Lớp làm bài vào vở
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
* Bài4: Trả lời các câu hỏi dưới đây
a- Em biết điểm tổng kết học kì I của mình khi nào 
b- Học kì I kết thúc khi nào?
c- Thứ mấy trong tuần em học môn Đạo Đức? 
- HS đọc bài tập 4. - HS trả lời miệng.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS củng cố toàn bài 
- Đánh giá tiết học.
TOÁN*
Ôn luyện các số có bốn chữ số. Giải toán
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Luyện tập về các số có 4 chữ số. Giải toán.
- Rèn kỹ năng làm tính, giải toán chính xác, trình bày khoa học.
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: SGK.
- HS: Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: HD học sinh làm bài tập.
*Bài 1: Số
a. 6780; 6781; ...; ....; ...; 6785.
b. 3120; 3121; ...;...; ...; ... .
c. 7889; 7888; ...; ...; ...; ... .
- HS đọc yêu cầu BT. GV HD học sinh cách làm.
- HS nhận xét đặc điểm của dãy số.
- 3 HS lên bảng. HS nhận xét. GV chữa bài.
*Bài 2: Viết các số sau thành tổng: 9871; 3567; 4532; 3333; 1123.
- HS làm mẫu. HS dưới lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm. HS, GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 3: Viết các số tròn nghìn từ 2000 đến 10 000.
- HS tự viết vào vở. 1 HS lên bảng viết. Chữa bài: Củng cố cách viết.
- GV hướng dẫn HS cách làm. 
- HS tự làm vào vở. GV chữa bài và khắc sâu cách giải dạng toán trên.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS lấy ví dụ về số có bốn chữ số. HS nhắc lại các hàng của số có 4 chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
	THỦ CÔNG
Ôn tập chương II: Cắt, dán chữ cái đơn giản
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ cái đơn giản. Biết kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
- Kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học. HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.
- HS yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Mẫu các chữ cái đã học bằng giấy thủ công.
- HS: Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành:
- GV nêu yêu cầu: Mỗi HS cắt, dán 3 chữ cái trong các chữ cái đã học ở chương II.
- HS thực hành cắt, dán chữ cái.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS dán sản phẩm vào vở.
- GV gợi ý HS trang trí trong vở cho đẹp.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
- GV tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp.
- GV nhắc nhở những HS còn thiếu sót.
3. Củng cố-Dặn dò:
- HS nhắc lại tên các chữ cái đã học.
- Vài HS nhắc lại quy trình cắt từng chữ cái đã học (mỗi em 1 chữ)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, HDHSCB 
 Ngày soạn : 4/ 1/2017
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2017
Buổi sáng:
	CHÍNH TẢ 
Nghe - viết: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe - viết đúng bài CT; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Rèn KN viết đúng, đẹp.
- HS có ý thức giữ VS - CĐ.
II/ĐỒ DÙNG:
- GV: SGK, phấn màu
- HS: bảng con, SGK.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc các từ: sấm sét, xe hơi, chia sẻ -> HS dưới lớp viết giấy nháp HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (trực tiếp)
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn nghe- viết
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- Nắm nội dung đoạn viết: Đoạn văn nói lên điều gì?
-> Đoạn văn nói lên “Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc”.
+ Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp: trơn , thung lũng , lúp xúp
- GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
+Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS ghi số lỗi ra lề. GV nhận xét 1 số bài. Nhận xét chung.
*Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2/a:- HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân vào vở nháp.
- GV gọi HS chữa bài.
- 1HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét bài làm của HS.
*Bài 3- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS dùng các từ ở bài tập 2 để đặt câu.
- HS làm miệng. HS nhắc lại.
- GV lưu ý HS cách đặt câu.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thể văn xuôi. 
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
 - Nhận xét giờ học. 
	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 40: Thực vật 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. 
- HS chỉ và nói được một số bộ phận của cây. Vẽ và tô màu một số cây. 
- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường cây xanh
GDKNS:Tìm kiếm và xử lí thông tin.Hợp tác.
II/ĐỒ DÙNG :HS: Màu vẽ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:- Vì sao phải giữ vệ sinh môi trường?- >Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài tự nhiên:
+Mục tiêu: : Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh và nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. 
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia lớp thành 3 tổ, phân khu để quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công và nêu yêu cầu việc quan sát về: 
- Nêu tên cây-> Nêu từng bộ phận của cây.
- Điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhắc lại nhiệm vụ được phân công.
Bước 3: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
- Nhóm trưởng điều khiền ácc bạn trong nhóm mình thảo luận. 
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày.
- GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK.
=> GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước avf hình dạng khác nhau. Môic cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
 Hoạt động2: Làm việc các nhân:
+ Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy bút và giấy để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- HS thi vẽ cá nhân.
Bước 2: Trình bày
- Từng cá nhân lên trình bày trước lớp cho cả lớp cùng quan sát
- Lớp bình chọn bạn vẽ giống cây
3. Củng cố. dặn dò:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- GV liên hệ việc giữ gìn và bảo vệ cây cối ở sân trường của HS và ở những nơi công cộng.
- Nhận xét tiết học.	
TOÁN
Tiết 99: Luyện tập
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết các số có bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2, 3, 4/a.
- Có ý thức học tập tốt.
II/ĐỒ DÙNG:GV: Bảng phụ bài tập 4(101).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3HS lên bảng so sánh các số: 1942 ... 99

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc