Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TOÁN
GAM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và kg.
- Biết đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. Bài 5 dành cho HSNK.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và 1gói hàng nhỏ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:5’.
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 9.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới : 25’
1. Giới thiệu cho HS về gam.
- Cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là kg. GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg.
- GV nêu: + Gam là 1 đơn vị đo khối lượng.
+ Gam viết tắt là g.
1000g = 1kg.
- Cho HS nhắc lại một vài lần để ghi nhớ đơn vị đo này.
- GV giới thiệu các quả cân thường dùng (Cho HS quan sát các quả cân).
- GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. Cân mẫu (cho HS quan sát) gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân đều ra cùng một kết quả.
2. Thực hành.
Bài 1: (Cá nhân)
- Cho HS quan sát tranh vẽ hộp bút để trả lời: “Hộp bút cân nặng 200g”.
- HS quan sát tranh vẽ 2 bắp ngô để nêu khối lượng 2 bắp ngô (Hai bắp ngô nặng bằng 2 quả cân 500g và 200g (700g)).
- HS tự làm với 2 tranh vẽ còn lại rồi chữa bài (Nêu miệng).
Bài 2: (Cặp đôi).
- HS trao đổi theo cặp làm bài rồi nêu kết quả.
a, Cho HS quan sát hình vẽ cân quả dứa bằng cân đồng hồ. HS đếm nhẩm rồi nêu kết quả: Quả dứa cân nặng 600g.
b, HS thực hiện tương tự bài a.
phải : Ví dụ : 9 x 6 + 17 = 54 + 17 = 71 Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Giải: Ba tổ có số bạn là: 3 x 9 = 27 (bạn) Đáp số: 27 bạn. - Củng cố về giải toán ( liên quan đến bảng nhân 9) Bài 4: Đếm thêm 9, HS tự làm sau đó 1 HS đọc kết quả. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau. TẬP ĐỌC CỬA TÙNG I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn. - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp diệu kỳ của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giới thiệu vẻ đẹp của biển cửa Tùng, qua đó HS hiểu thêm thiên nhiên vùng biển ( trong một ngày Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển), giáo dục tình yêu đối với biển cả. - Nêu sự chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mĩ. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Gọi 2 HS kể lại 1 đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời của một nhân vật. GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 28’ 1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. a. GV đọc mẫu toàn bài b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Giải nghĩa thêm 1 số từ. - GV chia đoạn(mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn - nhận xét bạn đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Cửa Tùng ở đâu? + Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? + Em hiểu thế nào là bà chúa của bãi tắm? + Sắc màu của Cửa Tùng có gì đặc biệt? Người xưa so sánh biển Cửa Tùng với cái gì? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. - Cho HS xem thêm cảnh biển ở ba thời khắc khác nhau, giáo dục tình yêu đối với biển cả. - GV nêu sự chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mĩ. 4. Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm đoạn 2, hướng dẫn HS thể hiện. - Gọi 2 HS đọc lại. 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - 1 HS đọc cả bài. Cả lớp chọn bạn đọc hay nhất. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - HS nêu nội dung bài, GV chốt ý: Bài văn tả vẻ đẹp diệu kì của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. - Dặn HS về nhà đọc lại bài văn. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2). - Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). - Hiểu biết về tài nguyên biển, giáo dục tình yêu đối với sinh vật biển. - Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Gọi HS chữa bài tập 3 SGK (tiết 12). GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 28’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: (Cá nhân)- 1 HS đọc nội dung bài tập. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài. Ví dụ : bố , ba. Nhiệm vụ của các em là đặt đúng từ vào bảng phân loại : từ nào dùng ở miền Nam, từ nào dùng ở miền Bắc. - 1 HS đọc lại các cặp từ đồng nghĩa - cả lớp đọc thầm . - HS tự làm váo vở bài tập rồi nối tiếp nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, 3 HS đọc lại kết quả. - HS tìm thêm một số từ mà miền Nam và miền Bắc gọi khác nhau. Bài tập 2: (Cặp đôi)- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn. - HS đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi trong nhóm 2 để tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm, viết ra giấy nháp. - Đại diện các nhóm đọc kết quả. GV nhận xét, viết lên bảng lời giải đúng. - 2 HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế các từ địa phương bằng từ cùng nghĩa. Ví dụ : gan chi/ gan gì ; gan rứa / gan thế ; mẹ nờ / mẹ à ..... Bài tập 3: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu. + HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Cả lớp chữa bài vào VBT. GV cho HS xem ảnh cá heo giới thiệu cá heo là một sinh vật biển rất quý hiếm, nó là con vật thông minh biết cứu người khi gặp nạn. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý và bảo vệ cá heo, bảo vệ sinh vật biển. - GV giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho HS xem trên bản đồ (hoặc màn chiếu). Khẳng định là của Việt Nam. C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV yêu cầu HS đọc lại nội dung các BT1 và 2 để củng cố hiểu biết về từ địa phương ở các miền đất nước. Dặn về nhà luyện tạp tìm hiểu thêm. Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020 Lớp học môn đặc thù Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2020 Tiếng Anh Cô Linh soạn và dạy Tin Thầy Thắng soạn và dạy TOÁN GAM I. Yêu cầu cần đạt: - Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và kg. - Biết đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ. - Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. Bài 5 dành cho HSNK. II. Đồ dùng dạy - học: - Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và 1gói hàng nhỏ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ:5’. - Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 9. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới : 25’ 1. Giới thiệu cho HS về gam. - Cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là kg. GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg. - GV nêu: + Gam là 1 đơn vị đo khối lượng. + Gam viết tắt là g. 1000g = 1kg. - Cho HS nhắc lại một vài lần để ghi nhớ đơn vị đo này. - GV giới thiệu các quả cân thường dùng (Cho HS quan sát các quả cân). - GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. Cân mẫu (cho HS quan sát) gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân đều ra cùng một kết quả. 2. Thực hành. Bài 1: (Cá nhân) - Cho HS quan sát tranh vẽ hộp bút để trả lời: “Hộp bút cân nặng 200g”. - HS quan sát tranh vẽ 2 bắp ngô để nêu khối lượng 2 bắp ngô (Hai bắp ngô nặng bằng 2 quả cân 500g và 200g (700g)). - HS tự làm với 2 tranh vẽ còn lại rồi chữa bài (Nêu miệng). Bài 2: (Cặp đôi). - HS trao đổi theo cặp làm bài rồi nêu kết quả. a, Cho HS quan sát hình vẽ cân quả dứa bằng cân đồng hồ. HS đếm nhẩm rồi nêu kết quả: Quả dứa cân nặng 600g. b, HS thực hiện tương tự bài a. Bài 3: (Cá nhân) - HS tự làm bài vào vở, sau đó 1 vài em nêu miệng kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. a) 163g + 28g = 191g b) 50g x 2 = 100g 42g - 25g = 17g 96 : 3 = 32g 100g + 45g – 26g = 119g Bài 4: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Giải: Trong hộp có số gam sữa là: 455 – 58 = 397 (g) đáp số: 397g sữa Bài 4: HSNK tự làm rồi nêu miệng kết quả. GV nhận xét, chữa bài. C. Củng cố, dặn dò. 5’ GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò. TẬP LÀM VĂN VIẾT THƯ I. Yêu cầu cần đạt: Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý. * KNS: - Tư duy sáng tạo. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư (Theo SGK). III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ (Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở). B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn. a. Hướng dẫn HS phân tích đề bài (Thật nhanh) để viết được lá thư đúng yêu cầu: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. - GV hỏi: + Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?- HS trả lời, GV giải thích: Việc đầu tiên, các em cần xác định rõ: em viết thư cho bạn tên là gì? ở tỉnh nào? ở miền nào? + Mục đích viết thư là gì? (Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt) + Nội dung cơ bản trong thư là gì? (Nêu lý do viết thư – Tự giới thiệu – Hỏi thăm bạn – Hẹn bạn cùng thi dua học tốt). + Hình thức của lá thư như thế nào? (Như mẫu trong bài Thư gửi bà). - Một vài HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư. b. Hướng dẫn HS làm mẫu – Nói về nội dung thư theo gợi ý. GV mời 1 HS khá, giỏi nói mẫu phần lý do viết thư – Tự giới thiệu. c. HS viết thư: - HS viết thư vào VBT – GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng. - HS viết xong, GV mời 5 – 7 HS đọc thư. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay. C. Củng cố, dặn dò: 5’ GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết. TẬP ĐỌC NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ (tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bản đồ VN để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Cửa Tùng và TLCH 2, 3 trong bài. - GV nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới: 30’ 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. - GV cho HS xem tranh chủ điểm và tranh bài đọc. Giới thiệu chủ điểm, bài đọc. 2. Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS quan sát tranh minh hoạ truyện trong SGK. - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - HS trình bày những điều các em biết về anh Kim Đồng. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó. + Nào, bác cháu ta lên đường! + Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!... - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. (Kim Đồng, ông ké, Nùng, tây đồn, thầy mo, thong manh). - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn - nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc cả bài. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - Gọi một HS đọc lại toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại câu chuyện. Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2020 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết so sánh các khối lượng. - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. - Các bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy - học: Một cân đồng hồ loại nhỏ (2 – 5kg). III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - HS viết đơn vị đo gam (g) và nêu mối liên hệ giữa gam và kg (1kg=...g). - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 28’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện tập. Bài 1: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu bài, cách làm - HS tự làm bài. Sau đó GV gọi 2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét, chữa bài. 744g ..>... 474g 305g .....<.... 350g 400g + 8g...<.....480g 450g.....<...500g – 40g 1kg.....>.....900g + 5g 760 + 240......=...1kg. Bài 2: : (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. Giải: Bốn gói kẹo cân nặng là: 130 x 4 = 520 (g) Mẹ đã mua tất cả là: 520 + 175 = 695 (g) Đáp số: 695 g Bài 3: - Cho HS đọc bài toán, nêu lại xem bài toán đã cho biết gì và bài toán hỏi gì?. Từ đó HS nêu cách làm bài: - GV hỏi: Khi thực hiện phép tính 1kg – 600g thì phải làm thế nào? (phải đổi 1kg = 1000g rồi mới làm phép trừ). - HS làm bài vào vở rồi chữa bài. Giải: Số đường còn lại sau khi cô đã dùng làm bánh là: 1000 – 400 = 600 (g) Mỗi túi có số đường là: 600 : 3 = 200 (g) Đáp số: 200 g Bài 4: GV tổ chức cho HS cân hộp bút và hộp đồ dùng học toán, ghi lại khối lượng của 2 vật đó. Sau đó cho HS so sánh khối lượng của 2 vật và TLCH: “Vật nào nặng hơn?”; “Cả hai vật nặng bao nhiêu?”. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau. TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ (tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện). - QPAN: Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà em biết. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bản đồ VN để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng. III. Các hoạt động dạy - học: Tập đọc A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Người liên lạc nhỏ. - GV nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới: 30’ 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? + Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng? + Cách đi đường của hai ông cháu như thế nào? + Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 4. Luyện đọc lại. 5’ - GV đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng. Sau đó mời 1 vài nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) thi đọc đoạn 3 theo cách phân vai. - Một HS đọc cả bài. Kể chuyện: 18’ 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh hoạ 4 đoạn, kể lại toàn bộ câu chuyện. 2. Hướng dẫn HS kể toàn chuyện theo tranh - HS quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK. - Một HS khá kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1. GV nhận xét. - Từng cặp HS tập kể. - Bốn HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - Hai HS kể lại toàn truyện. - QPAN: ? Ai có thể kể thêm tấm gương dũng cảm, yêu nước mà em biết. + HS kể. GV nhận xét. Kể thêm cho HS nghe về tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam. C. Củng cố, dặn dò. 5’ ? Qua câu chuyện này, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào? - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. CHÍNH TẢ NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ay/ây (BT2); Làm đúng BT(3) a. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - GV đọc cho HS viết các từ ngữ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét: + Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào viết hoa? + Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào? - HS đọc thầm đoạn chính tả, viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, đánh giá 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2: (Cá nhân)- 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào chỗ trống ay hay ây). - HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV giải nghĩa từ: đòn bẩy, sậy. Một số HS đọc lại từng cặp từ theo lời giải đúng. + cây sậy ; chày giã gạo + dạy học ; ngủ dậy. + số bảy ; đòn bẩy. Bài tập 3 a: (Nhóm 4) Điền vào chỗ trống. GV cho HS làm bài 3a; HSNK làm cả. - Mời 3 nhóm thi tiếp sức, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Một số HS đọc lại khổ thơ, đoạn truyện đã hoàn chỉnh. C. Củng cố, dặn dò. 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Khuyến khích học thuộc khổ thơ ở BT 2a. Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2020 Toán Cô Minh soạn và dạy THỂ DỤC ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện hai động tác vươn thở, tay, chân, lườn , bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường dọn vệ sinh,1còi thân ngựa bằng bìa cứng - Kẻ sẵn vạch cho trò chơi III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: (5’) - GV nhận lớp.- Phổ biến nội dung giờ học. - Xoay các khớp. 2. Phần cơ bản: (25’) - Ôn 8 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung + HS chia tổ tập luyện + Các tổ trưởng điều khiển. GV theo dỏi nhận xét. + Thi đua giữa các tổ dưới sự điều khiển của cán sự lớp + HS làm theo sự điều khiển của cán sự lớp. GV nhận xét, sửa sai - Trò chơi “Đua ngựa” + GV nêu tên trò chơi và cách chơi: khi có hiệu lệnh , em cưỡi ngựa phi nhanh theo cách giậm nhảy bằng hai chân . + HS chơi thử. + HS chơi, GV nhận xét. 3.Phần kết thúc: (5’) - GV cùng HS hệ thống lại bài học. - GV nhận xét giờ học.- Giao bài tập về nhà TẬP ĐỌC NHỚ VIỆT BẮC I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết ngắt nghỉ hợp lí khi đọc thơ lục bát. - Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu) II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bản đồ để chỉ cho HS biết 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện Người liên lạc nhỏ theo 4 tranh minh hoạ. Sau đó trả lời câu hỏi: Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm như thế nào? - GV nhận xét đánh giá. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. - GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng tình cảm). b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. Giải nghĩa thêm 1 số từ. - HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ - nhận xét bạn đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - HS đọc thầm cả bài trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? + Tìm những câu thơ cho thấy: + Việt Bắc rất đẹp. + Việt Bắc đánh giặc giỏi. + Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 4. Học thuộc lòng bài thơ. - Một HS đọc lại toàn bài thơ. - HS luyện học thuộc 10 dòng thơ đầu theo cặp. - Nhiều HS thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - HS nêu nội dung bài, GV chốt ý. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 10 dòng thơ đầu. Khuyến khích HT cả bài thơ. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt. G
File đính kèm:
giao_an_lop_3_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_tuyet.doc