Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 16 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

- HS làm được phép trừ trong phạm vi 10. Viết được phép tính thích hợp qua tranh.

- Học sinh tính đúng, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Màn hình chiếu, máy tính tranh minh họa bài 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- HS thực hiện các phép tính sau:

 10 – 2 – 3 = 10 – 5 + 1 =

 10 – 4 – 2 = 10 – 3 + 1 =

- HS nêu thêm các cách tính khác nhau; đọc phép trừ trong phạm vi 10.

 

doc50 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 16 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tự các số trong dãy số từ 0 đến 10. Nhận dạng hình đã học. Viết phép tính thích hợp với tóm tắt của bài toán.
- Hs làm thành thạo các phép tính cộng, trừ, so sánh và xếp thứ tự các số chính xác. Nhận dạng nhanh hình đã học. Viết đúng phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi tóm tắt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: lồng trong phần bài tập.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
	b. Ôn tập
Bài 1: Tính
 0
 9
+
10
 10
-
 9
 1
-
 5
 5
+
 7
 2
-
 5
 1
+
a.
b. 7 – 2 – 4 = 1 – 1 + 2 = 
 10 – 5 + 0 = 8 – 7 – 2 = 
- HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở, chữa bài và nhận xét 
- HS nêu lại cách viết phép tính.
- Củng cố cho HS cách thực hiện phép tính cộng trừ trong phạm vi đã học
Bài 2:
Khoanh vào số lớn nhất : 2,	 	5, 	8,	10.
Khoanh vào số bé nhất : 4,	6,	9,	0.
- GV nêu yêu cầu, HS lên bảng làm.
- GV chữa bài nhận xét. Củng cố cách làm.
Nghỉ giải lao
Bài 3: Cho các số 1, 0, 5, 8, 10, 4, 7
	a) Viết theo thứ tự từ bé đến lớn...............................................
	b) Viết theo thứ tự từ lớn đến bé...............................................
- HS nhắc lại cách làm.HS làm vào vở, chữa bài nhận xét.
- GV nhận xét chốt cách viết thứ tự đúng, Củng cố các bước làm: so sánh, sắp thứ tự.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp (Bảng phụ)
 Có 	: 9 cái kẹo
 Ăn 	: 5 cái kẹo
Còn lại	:  cái kẹo?
- HS nêu bài toán theo nhiều cách. HS nêu phép tính thích hợp rồi viết. 
- Củng cố cho HS cách viết phép tính thích hợp dựa theo tóm tắt.
Bài 5: Số?
	Có . hình vuông.
	Có .........hình tam giác
- HS thực hiện làm bài, đổi bài và nhận xét.
- GV thu một số bài nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nói nhanh kết quả của các phép tính do GV đọc.
- Nhận xét giờ học, khen HS.
Tiết 4 Sinh hoạt tập thể 
SINH HOẠT SAO
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- HS hát bài Nhi đồng ca và đọc lời hứa của nhi đồng.
	- Kiểm điểm hoạt động Sao nhi đồng trong tuần qua.
	- Triển khai nội dung Uống nước nhớ nguồn.
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Phần sinh hoạt 
	- HS hát bài Nhi đồng ca.
	- HS đọc lời hứa: Vâng lời Bác Hồ dạy
	 Em xin hứa sẵn sàng
	 Là trò giỏi con ngoan
	 Làm theo lời Bác dạy.
- Phụ trách sao hướng dẫn các sao trưởng nhận xét, đánh giá vệ sinh các nhi đồng của sao mình.
* Hoạt động 2: Kiểm điểm thi đua tuần vừa qua.
- Phụ trách nhận xét chung: 
+ Nề nếp: Cả lớp duy trì tương đối tốt các hoạt động nề nếp, truy bài nghiêm túc.
+ Chuyên cần: Lớp đa số các em đi học đều, đúng giờ. 
+ Thể dục : Hầu hết các em đều có ý thức tập nghiêm túc các động tác. 
+ Vệ sinh: Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ , có ý thức giữ gìn lớp học.
+ Học tập: Hầu hết các em đều ngoan, có ý thức học tập tốt. Một số bạn trong lớp chưa chăm học: Hải Anh, Hùng, ... 
- Tuyên dương: ..............................................................................................................
- Nhắc nhở:..................................................................................................................
* Hoạt động 3: Phần kết thúc 
- Giáo viên củng cố nội dung sinh hoạt.
- Duy trì sĩ số, duy trì tốt mọi nền nếp, không có hiện tượng nói chuyện trong lớp.
- Cần khắc phục ngay những hạn chế của tuần 14 này.
- Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết học.
TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- HS hiểu cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp. Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.
- HS thực hành tự giác giữ trật tự trong giờ học, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
- HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Tại sao phải đi học đều và đúng giờ ? 
+ Để đi học đúng giờ cần phải làm gì? 
- GV nhận xét. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tâp 1 và thảo luận.
- GV chia nhóm và yêu cầu Hs quan sát tranh trong bài tập 1 và thảo luận về việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét và trả lời câu hỏi: 
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong trong tranh 2?
 - Kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã. 
* Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra, vào lớp giữa các tổ.
- GV thành lập Ban giám khảo gồm GV và các bạn trưởng ban.
- GV nêu yêu cầu cuộc thi.
+ Tổ trưởng biết điều khiển các bạn. (1 điểm)
+ Ra, vào lớp không chen lấn, xô đẩy. (1 điểm)
+ Đi cách đều nhau. (1 điểm)
+ Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn ào. (1 điểm)
- 3 tổ thực hiện thi.
- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và tuyên dương tổ tốt nhất.
- GV kết luận: Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp. 
3. Củng cố, dặn dò:
+ Vì sao không nên chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp?
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS thực hiện theo bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Trật tự trong trường học (tiết 2)
NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG, LIỆT SĨ TRẺ TUỔI
( VỪ A DÍNH, LÝ TỰ TRỌNG)
Bài 5: TẬP TRUNG ĐỂ HỌC TỐT( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết được tên và những chiến công vẻ vang của một số anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước. Biết những việc làm để rèn luyện kỹ năng tập trung để học tốt.
- HS kể lại đúng tên và những chiến công của các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi Vừ A Dính, Lý Tự Trọng.Thực hành đúng những việc làm để rèn luyện kỹ năng tập trung để học tốt.
- HS có lòng tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ. Có ý thức học tập tốt.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu về các anh Vừ A Dính, Lý Tự Trọng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A) Các bước tiến hành HĐNGLL
* Bước 1: Chuẩn bị
* GV: Thông báo trước cho HS cả lớp về nội dung, hình thức của hoạt động.
- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu, truyện kể về các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi của đất nước, của địa phương trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi để hướng dẫn HS thảo luận.
- Phân nhóm thảo luận.
- Phân công HS chuẩn bị văn nghệ, trò chơi.
* HS: Sưu tầm và tìm hiểu trước về tấm gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi như: Vừ A Dính, Lý Tự Trọng.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo sự phân công của GV.
- Chọn, cử người dẫn chương trình văn nghệ.
* Bước 2: Giới thiệu
+ Em hãy kể tên một số anh hùng nhỏ tuổi mà em biết?
* Bước 3: Kể chuyện
- GV kể cho HS nghe câu chuyện về cuộc đời và chiến công của các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi như: Vừ A Dính, Lý Tự Trọng.
- Sau mỗi câu chuyện kể, GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận lớp: 
+ Câu chuyện kể về ai?
+ Chiến công nổi bật của anh hùng tre tuổi đó là gì?
+ Người anh hùng đó đã hi sinh trong hoàn cảnh nào?
+ Em học được đức tính gì ở người anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi đó?
- HS thảo luận. GV kết luận.
* Bước 4: 
- Tổng kết – đánh giá.
- GV nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS.
- Tuyên dương những cá nhân, nhóm thảo luận tích cực.
B- Thực hành kỹ năng sống
1- Hướng dẫn HS thực hành:
- Em rèn luyện thói quen tập trung học tập bằng các việc:
+ Tập trung suy nghĩ họcbài làm bài. 
+ Không làm nhiều việc trong một lúc.
+ Xếp góc học tập gọn gàng, không gian yên tĩnh. 
+ Chia nhỏ thời gian học tập.
+ Chơi môn thể thao giúp tăng cường sự tập trung: cờ vua, cờ tướng
- Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp góc học tập:
+ Không để đồ chơi, tranh truyện lên bàn học. 
+ Sách vở xếp gọn gàng, ngăn nắp.
+ Giữ vệ sinh thường xuyên. 
+ Thoáng mát và có đủ ánh sáng 
+ Cách xa ti vi hoặc các thiết bị gây ồn
+ Không hướng ra cửa sổ tránh mất tập trung
2. Hướng dẫn HS tự đánh giá
- Cho HS biết các nội dung tự đánh giá
- HS tô màu vào các khuôn mặt cười theo các mức độ đánh giá tốt và chưa tốt.
3. GV Nhận xét, gửi vở về gia đình xin ý kiến nhận xét của phụ huynh.
3. Củng cố dặn dò
- Ta vừa được nghe kể về chiến công của ai?
- Thường xuyên rèn luyện thói quen tập trung để học tốt.
- Nhận xét tiết học: tuyên dương các em tích cực trong giờ học.
**********************************************
Toán*
LUYỆN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9
I. MỤC TIÊU
- HS nắm vững các phép trừ trong phạm vi 9; hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; củng cố cách đếm hình.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện thành thạo các phép trừ trong phạm vi 9. Xác định đúng mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; đếm chính xác số hình trong hình vẽ.
3. Thái độ:
- Học sinh ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ ghi bài tập 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bảng con: 8 + 1 + 0 = 2 + 7 - 4 = 9 - 6 =
- GV cho HS đọc lại phép trừ trong phạm vi 9.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.
b. Luyện tập
Bài 1: Tínha)
1+ 8 =
2+ 7 =
4+ 5 =
3+ 6 =
9- 8=
9- 7=
9- 5 =
9- 6=
9- 1=
9- 2=
9- 4=
9- 3=
b)
 7 + 2 - 3 = 1 + 8 - 0 = 9 - 4 - 1 =
 9 - 1 + 1 = 9 - 2 - 4 = 9 - 2 - 2 = 
- HS làm bài bảng con, đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
- 3 HS chữa bài và nhận xét. HS nêu các cách tính khác.
- Củng cố cho HS cách thực hiện phép tính có hai dấu phép tính.
Bài 2: Điền dấu (+, -) thích hợp vào chỗ trống:
 7 2 = 9 9  1 = 8 5 4 = 9
 8  1 = 9 9  4 = 5 0  9 = 9
- GV hướng dẫn cách làm.HS nhắc lại cách làm.
- HS làm vào vở, chữa bài nhận xét.
- GV nhận xét chốt lại.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
Toán*
 LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
I. MỤC TIÊU
- HS nắm vững các phép cộng trong phạm vi 9, hiểu: khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
-HS làm tính cộng và giải toán tốt.
- HS có ý thức tự học và làm bài chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Mô hình BT 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con: 8 + 1 + 0 = 1 + 4 + 4 = 4 + 5 =
- HS đọc lại các phép cộng trong phạm vi 9.
- HS nói cách cộng khác.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
b. Nội dung: 
* Củng cố kiến thức:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9, GV hỏi để củng cố lại
chín cộng một bằng mấy? GV hỏi về tính chất của phép cộng.
*Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Tính
 5 + 1 + 3 = 2 + 5 + 2 = 4 + 4 + 1 =
 7 + 1 + 1 = 5 + 2 + 2 = 3 + 2 + 4 = 
- HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS nhẩm rồi điền kết quả đúng. HS làm bảng con theo tổ.
- HS nêu cách nhẩm khác.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào ô trống (+, -)
 8 1 = 9 7  2 = 9 5  4 = 9
 8 0 = 8 5  4 = 9 0  9 = 9
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. Lớp làm vở.
- 3 HS lên chữa bài. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 
 5 +  < 9  + 2 = 9  +  = 9
 1 +  = 9 1 + ...  + 3
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. Lớp làm vở.
- 3 HS lên chữa bài. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV đưa ra mô hình gồm 2 nhóm đồ vật có số lượng 5 chấm tròn và 4 chấm tròn.
- HS nêu yêu cầu. HS nêu bài toán: :"Có 5 chấm tròn, có thêm 4 chấm tròn nữa. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?” và viết phép tính thích hợp.
- HS: nêu bài toán và viết phép tính bằng các cách khác nhau.
- Lớp, GV chữa bài nhận xét.
- Củng cố cách viết phép tính cộng thích hợp với tình huống đã cho.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9.
- GV chốt cách viết phép tính thích hợp.
- GV nhận xét giờ học. 
Dặn HS về ôn bảng cộng trong phạm vi 9.
***********************************
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2016
TNXH
HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I.MỤC TIÊU
- HS biết các hoạt động học tập ở lớp học.
- HS kể đúng tên các hoạt động ở lớp học, ngoài lớp học. Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học.
- HS có tinh thần tham gia hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ các bạn trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG
- Tranh SGK . 
III CÁC HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Lớp học có những ai? Và có những đồ dùng gì?
+ Em có tình cảm như thế nào đối với lớp học của mình? 
- HS trả lời, học sinh khác nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Chơi trò chơi: Đọc – Viết
- Gv nêu luật chơi.
- HS chơi
- GV: Đọc – Viết là hai trong nhiều hoạt động ở lớp. Vậy lớp còn có những hoạt động nào nữa chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Giảng bài
 HĐ1: Làm việc theo nhóm 4 với SGK
*Mục tiêu: Biết các hoạt động học tập và vui chơi ở lớp, mỗi hoạt động được tổ chức khác nhau.
* Cách tiến hành
- Bước 1: GV nêu yêu cầu: Quan sát các hình ở bài 16 SGK thảo luạn theo nhóm đôi các câu hỏi sau:.
+ Trong mỗi hình học sinh làm gì? giáo viên làm gì?
+ Hoạt động nào được tổ chức trong lớp, hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường?
- Các cặp suy nghĩ, thảo luận cặp đôi theo yêu cầu của GV.
- Bước 2: Đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận.
* Kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động được tổ chức trong lớp, có những hoạt động tổ chức ngoài lớp.
* Giải lao: hát
c. HĐ2: Thảo luận theo cặp
* Mục tiêu: Học sinh giới thiệu được các hoạt động ở lớp học của mình.
* Cách tiến hành
 Bước 1: GV nêu yêu cầu: Giới thiệu cho bạn về các hoạt động của lớp mình và nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất?
- HS suy nghĩ làm việc theo cặp theo yêu cầu của GV.
 Bước 2: Đại diện các nhóm nói trước lớp, các nhóm khác nghe và bổ sung.
GV hỏi thêm: 
+ Trong các hoạt động này có hoạt động nào chỉ có mình em làm việc mà không cần hợp tác với cô giáo và các bạn không?
+ Em cần phải làm gì khi tham gia vào các hoạt động ở lớp?
* Kết luận: Trong tất cả các hoạt động học tập và vui chơi nào các em phải biết hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, để chơi vui hơn.
* Liên hệ, giáo dục học sinh có ý thức, có kỉ luật, biết hợp tác chia sẻ với các bạn khi tham gia tích cực các hoạt động, như vậy kết quả học tập, vui chơi sẽ tốt hơn.
3. Củng cố, dặn dò
+ Em hãy kể lại một số hoạt động ở lớp học?
+ Em phải gì để các hoạt động ở lớp có hiệu quả?
- GVnhận xét giờ học.
- Dặn học sinh ôn lại bài, chuẩn bị bài sau: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
**********************************************
Buổi chiều
Tiếng Việt
VẦN CÓ ĐỦ ÂM ĐỆM, ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI
MẪU 4: OAN – DÙNG MẪU OAT ( Việc 3)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
**********************************
Tiếng Việt
VẦN CÓ ĐỦ ÂM ĐỆM, ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI
MẪU 4: OAN – DÙNG MẪU OAT ( Việc 4)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
**********************************
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP VẦN CÓ ĐỦ ÂM ĐỆM, ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI
 VẦN OAT
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần oat.
- H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần oat
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: ngoan ngoãn, trắng toát, choáng váng, khăn choàng
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: .
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Toán
BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU
- HS thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10, biết cách làm tính cộng trừ trong phạm vi 10. Làm quen với tóm tắt và viết phép tính thích hợp với hình vẽ. 
- HS thực hiện tính cộng, trừ trong phạm vi 10 nhanh chính xác, giải đúng bài toán từ hình vẽ và tóm tắt cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc các phép cộng, trừ trong phạm vi 10
- 2 HS lên bảng tính, lớp làm bảng con: 10 – 5 – 5 = 	3 + 4 + 3 =
- GV nhận xét .
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
b) Bài mới:
Bước 1: Hình thành bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 :
- HS quan sát hình vẽ SGK và phép cộng phép trừ trong phạm vi 10 đã học lập bảng cộng bảng trừ trong phạm vi 10.
- HS lập bảng cộng và trừ trong phạm vi 10
- GV giúp HS ghi nhớ bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 theo các hình thức.
- HS đọc thuộc lòng các bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
- GV hướng dẫn quy luật sắp xếp các công thức tính trên các bảng đã cho.
- Cho HS tính nhẩm để ghi nhớ bảng cộng bảng trừ trong phạm vi 10.
Bước 2: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10:
- HS làm các phép tính trong SGK/ trang 86.
- HS nhận xét và nêu cách sắp xếp các công thức tính trên bảng vừa thành lập 
- HS nhận biết quan hệ giữa các phép tính cộng trừ.
* Giải lao
c) Luyện tập 
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
a. GV cho HS nối tiếp nhau nhẩm tính và nêu kết quả.
- Lớp, GV nhận xét.
- Củng cố lại các phép tính trong phạm vi 10.
b. 1 HS nêu cách đặt tính, cách viết. 
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. 
- GV chữa bài, chốt kết quả đúng. 
- Củng cố bảng cộng trừ trong phạm vi các số đến 10, cách đặt tính. .
Bài 2: (cột 1, 2 ) 
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS điền nhanh các số dựa vào cấu tạo của số 10 và số 9.
- HS lên chữa bài. Lớp, Gv nhận xét.
- Củng cố cho HS cấu tạo của số 10 và số 9.
Bài 3: a) HS nêu yêu cầu của bài .
- HS quan sát tranh SGK trang 87 trả lời theo gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+ Hàng trên có mấy cái thuyền màu xanh ?
+ Hàng dưới có mấy cái thuyền màu trắng ?
- GV giới thiệu dấu móc chính là thay cho chữ tất cả. GV nêu bài toán. Nhấn mạnh cho HS nhớ khi gặp dấu ngoặc như vậy chính là hỏi tất cả.
- HS nhắc lại bài toán.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái thuyền ta làm thế nào ?
- HS viết phép tính thích hợp. Lớp, GV chữa bài nhận xét.
- Củng cố cách viết phép tính cộng thích hợp với tình huống trong tranh.
b) HS đọc lại tóm tắt.
- GV giúp HS phân tích đề toán.
- GV hướng dẫn HS nêu bài toán. HS viết phép tính vào ô trống.
- Củng cố cho HS cách đặt đề toán, cách hiểu tóm tắt và viết phép tính phù hợp với tình huống.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc thuộc lòng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
*********************
 Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015
TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
2.Kĩ năng: 
- HS làm đúng tính cộng, tính viết trong phạm vi 10;Viết đúng phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán .
3. Thái độ: 
- HS tự tin khi học toán.
II.ĐỒ DÙNG 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ.
- HS đọc bảng cộng trong phạm vi 10.GV nhận xét .
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài và ghi bảng 
b) Nội dung.
Bài 1. cột 1,2,3 HS nêu yêu cầu (tính) .
 - Muốn điền được kết quả vào các phép tính ta dựa vào bảng cộng trừ mấy ( bảng cộng trừ 10)
- Lớp làm bài .Gọi 3 HS lên bảng làm.
- GV chữa bài cho HS đọc kết quả bài làm của mình
 * Củng cố cho HS bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Bài 2. 1HS nêu yêu cấu (số)
- HS nêu cách làm phép tính
 Ta lấy số trong ô trống thứ nhất rồi cộng hay trừ số trên mũi tên được bao nhiêu viết kết quả vào ô trống tiếp theo. 
- Lớp làm bài. gọi HS lên bảng làm. 
- GV chữa bài cho HS đọc lại kết quả. 
*Củng cho HS cách làm phép tính có một dấu cộng và một dấu trừ . 
Bài 3. HS nêu yêu cầu: Điền dấu >, < =?
- Muốn điền được dấu và ô trống phải qua mấy bước? HS trả lời .GV nhận xét.
- HS nêu cách làm phép tính 10 3 + 4
( B1tính kết quả của phép tính 3+4 bằng 7 B2 lấy 10 so với 7 , 9 lớn hơn 7 ta điền dấu >, vậy 10 > 3+ 4)
- Lớp làm bài.GV chữa bài .
*Củng cố cho HS cách so sánh 1 số. với 1 phép tính và ngược lại.
Giải lao
Bài 4 .HS đọc yêu cầu( viết phép tính thích hợp)
 Tổ : 6 bạn
 Tổ : 3 bạn
 Cả hai tổ : bạn? 
- HS nhìn vào tóm tắt nêu bài toán.
- HS giải bài toán bằng lời. Lớp làm bài, Gọi 1HS lên bảng viết phép tính vào ô trống.
- GVchữa bài cho HS nêu lại phép tính.
*Củng cố cho HS cách quan sát tranh và viết phép tính đúng với tóm tắt.
3.Củng cố- dặn dò.
- HS đọc lại bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10.
- Nhận xét chung giờ học,về nhà chuẩn bị bài sau: luyện tập chung.
**************************************
Đạo đức

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2017_20.doc