Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

 - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

 - Vận dụng giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn BT4.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KT bài cũ:

 - 2 HS lên bảng làm bài 1 SGK trang 26

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) HDHS làm BT T. 26, 27

 Bài 1 (26): HS đọc yêu cầu của BT

+ Tìm của: 12 cm; 18 cm; 10 l

+ Tìm của: 24 m; 30 giờ; 54 ngày

 - 1HS lên làm 1 phần - nhận xét

 - Các phần còn lại HS làm vào vở nháp

 - HS lên bảng chữa bài: VD : của 12 cm là 12 : 2 = 6( cm)

 Bài 2 (27): HS đọc BT

 - HS tóm tắt BT

 - HS tự giải BT vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài

Vân tặng bạn số bông hoa là: 30 : 6 = 5 ( bông hoa )

Đáp số: 5 bông hoa.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét.
 => Củng cố cách tìm số bị chia.
Bài 3: Một cuôn vải dài 26 m. Hỏi 2 cuộn vải như thế dài bao nhiêu m?
Gọi học sinh đọc bài toán
H.dẫn học sinh tóm tắt và giải bài toán
Bài toán cho biết gì ? hỏi gì? 
+ Muốn biết 2 cuộn vải như thế dài nhiêu mét ta làm thế nào?
Gọi 1 em lên làm.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét chốt kết quả đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn có sử dụng phép nhân.
Bài 4: Nhà Lan nuôi được 28 con vừa gà vừa vịt, trong đó số con gà bằng 1/ 4 số con vịt. Hỏi nhà Lan nuôi được bao nhiêu con gà ?
Gọi học sinh đọc bài toán
H.dẫn học sinh tóm tắt và giải bài toán
Bài toán cho biết gì ? hỏi gì? 
+ Muốn biết nhà Lan nuôi được bao nhiêu con gà thì ta làm như thế nào?
Gọi 1 em lên làm.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét chốt kết quả đúng.
=> Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 5: HS tự đặt một đề toán tương tự như trên rồi tóm tắt và trình bày bài giải.
Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3. Củng cố dặn dò
HS nêu lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét tiết dạy. 
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Tự làm lấy việc của mình( Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- HS tự biết làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, và sinh hoạt ở trường, ở nhà.	
+ KNS: Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ nawng ra quyết định, kĩ năng tự lập kế hoạch
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.	
II. Đồ dùng: VBT đạo đức 3
III. Các hoạt động dạy học :
	1. Kiểm tra bài cũ
Tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình?
	2. Dạy bài mới
	a.Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Liên hệ thực tế
+ Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm
+ Cách tiến hành:
	GV yêu cầu HS tự liên hệ
Các em đã tự làm lấy công việc gì của mình?
Các em đã thực hiện công việc ấy như thế nào?
Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
HS trình bày trước lớp
=> GV kết luận: Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích 
những HS khác noi theo bạn
	c. Hoạt động 2: Đóng vai
+ Mục tiêu: HS thực hiện một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hộ trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi
+ Cách tiến hành:
	GV giao cho một nửa số nhóm thảo luận tình huống 1, một nửa thảo luận tình huống 2, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai
- Tình huống 1: Ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
 Nếu em có mặt ở đó , em sẽ khuyện bạn thế nào?
- Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân trực nhật lớp. Tú bảo: nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho.
 Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó?
Các nhóm HS độc lập làm việc
Đại diện các nhóm lên trình bày
+ GV kết luận về hai việc làm trên của HS
 3. Củng cố dặn dò
- GV liên hệ thực tế giúp HS hiểu rõ hơn tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình.
- Nhận xét tiết học. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
 Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về trường học. Ôn tập về dấu phẩy
- Tìm được 1 số từ ngữ về trường học qua BT giải ô chữ (BT1). Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2)
- HS thêm yêu trường lớp. Gây hứng thú môn học cho HS
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn 2 lần BT1 và BT2
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm BT1, 3 ở tiết LTVC tuần trước 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm BT T. 50:
*Bài 1(50)
	- 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm, quan sát ô chữ.
	- GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện bài tập:
	 + Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán xem từ đó là từ gì?
	 + Ghi từ vào ô trống theo hàng ngang, mỗi ô trống ghi một chữ cái (nếu từ đúng thì khớp với ô trống)
	 + Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để từ mới xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào.
	- HS trao đổi theo cặp.
	- GV hỏi nội dung từng dòng.
	- HS trả lời miệng và tìm được từ được tô màu: Lễ khai giảng.
*Bài 2(50)
	- HS đọc yêu cầu của đề bài, cả lớp đọc thầm bài tập, làm bài vào vở.
	- 3 HS lên bảng mỗi em viết một câu và điền dấu phẩy vào câu đó.
	- GV nhận xét bài làm của HS và bài đã chấm.
	- HS đọc bài làm đúng.
	a. Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
	b. Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
	c. Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại bài học. HS đọc các từ về trường học trên ô chữ
- GV liên hệ: Em cần có tình cảm gì đối với ngôi trường của em?
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe- viết)
Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Biết viết hoa những chữ đầu dòng, đầu câu.
 - Làm đúng BT điền tiếng có vần eo/ oeo (BT2). Làm đúng BT3a
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn 2 lần BT2
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 - HS viết vào vở nháp - 1HS lên bảng viết: khoeo chân, đèn sáng, xanh xao 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD HS nghe- viết
- HS HS chuẩn bị:
+ GV đọc bài viết – 2 HS đọc lại - Lớp đọc thầm
. Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
 + HS đọc bài, tự viết vào vở nháp những tiếng khó: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng.
 - Viết bài:
 + GV lại đoạn viết, sau đó đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
 - Chấm , chữa bài
 + GV đọc cho HS soát lỗi.
 + HS ghi số lỗi ra lề.
c. HD HS làm bài tập: 
 *Bài 2(52):- GV treo bảng phụ lên bảng
	- GV nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ trống eo hay oeo?
	- Cả lớp làm bài tập vào vở.
	- GV mời 2 HS lên bảng điền vào bài tập, sau đó đọc kết quả.
	- GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lại lời giải đúng.
	- 1HS đọc lại bài: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
 *Bài 3a(52) Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x, có nghĩa như sau:
	- Cùng nghĩa với chăm chỉ: siêng năng
	- Trái nghĩa với gần: xa
	- Nước chảy mạnh và nhanh: xiết.
 + HS làm bài cá nhân trong vở BT, 2- 3 HS đọc trước lớp. GV nhận xét sửa sai.
 + 1HS đọc lại đáp án 
3. Củng cố – dặn dò:
- Đoạn văn gồm mấy câu? Nêu các chữ viết hoa? HS nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học – dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 28: Luyện tập
I. Mục tiêu	
 - Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia) . Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
 - Vận dụng để giải BT có liên quan
II. Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở nháp
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTbài cũ:
 - 2 HS lên bảng làm – Lớp làm vào vở nháp: Đặt tính rồi tính: 96 : 3 84 : 4
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) HDHS làm BTT. 28
 Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu của phần a: Đặt tính rồi tính
 - HS làm bảng con. 2 HS chữa bài trên bảng
 - HS nhắc lại cách tính
 - HS nêu yêu cầu phần b: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)
 42 6
 42 7
 0
 - GV HD HS hiểu mẫu trong SGK, các phép tính còn lại HS làm vào vở nháp
 - HS lên bảng chữa bài, dưới lớp làm bảng con
 - GV giúp HS nắm được đây là các phép chia trong bảng
Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu của BT: Tìm 1/4 của 20cm, 40km, 80kg
 - HS nhắc lại cách làm
 - HS làm bài vào vở. GV chấm một số bài
 - Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
 Bài 3: HS đọc bài toán
 - HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
? trang
84 trang
 - HS tự giải vào vở. Chữa bài
3. Củng cố – dặn dò:
 - Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
 - Nhận xét – dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Cơ quan thần kinh 
I. Mục tiêu
Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên mô hình hoặc tranh vẽ.
Có kĩ năng chỉ các bộ phận cơ quan thần kinh trên mô hình, tranh vẽ.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học : Các hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
Cần làm gì để giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu? 
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động 1 : Quan sát
	* Mục tiêu : kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
 * Cách tiến hành:
	+ Làm việc theo nhóm
	- HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1 và 2 trả lời câu hỏi:
	- Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ 
	- Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống? 
	+ Làm việc cả lớp
	 - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
	 - GV chỉ vào hình vẽ và giảng: Từ nào và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đI khắp nơI của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết ) và các cơ quan bên ngoài( mắt, mũi tai, lưỡi, da) của cơ thể lại có các dây thần kinh đI về tuỷ sống và não.
=> GV kết luận: cơ quan thần kinh gồm có bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
 d. Hoạt động 2: Thảo luận
	+ Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh, các giác quan.
	+ Cách tiến hành: 
Chơi trò chơi:
	GV cho cả lớp chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh. Trò chơi như sau: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang.
	Sau khi chơi xong GV nêu câu hỏi: Các em đã dùng các giác quan nào để chơi?
	- HS thảo luận theo nhóm đôi đọc mục bạn cần biết và liên hệ những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi: não và tuỷ sống có vai trò gì? Nêu vai trò của dây thần kinh và các giác quan? 
	- HS đại diện ở các nhóm trình bày trước lớp.
=> GV kết luận về vai trò của não, tuỷ sống và các dây thần kinh ( SGK).
3. Củng cố dặn dò
	- Cơ quan thần kinh có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?
	- Cần giữ gìn cơ quan thần kinh như thế nào?
	- GV nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa D, Đ
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa D, Đ 
- HS viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng: Dao có mài mới khôn (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS KG viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học: M ẫu chữ hoa D, Đ, K và tên riêng Kim Đồng
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
 - HS viết bảng: Chu Văn An
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD Hs viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: K, D, Đ
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ
D: được viết liền mạch từ hai nét cơ bản: nét lượn đứng và nét cong phải viết liền nhau tạo thành nét thắt nhỏ ở chân chữ. Chữ Đ thêm một nét ngắn ngang.
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ D, Đ)
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Kim Đồng
+ HS nói những điều đã biết về Kim Đồng- GV bổ sung: Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của ĐTNTP. Tên thật của anh là Nông Văn Dền, quê ở xã Nà Mạ, huyện Hà Quang, tỉnh Cao Bằng, anh hi sinh năm 1943, lúc 15 tuổi.
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Dao có mài người có học
+ HS nêu nội dung câu tục ngữ - GV bổ sung: Con người phải chăm chỉ mới khôn ngoan trưởng thành.
+ HS tập viết trên bảng con: Dao - GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu tục ngữ đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại bài viết
- HS so sánh chữ hoa D với chữ hoa Đ?
- HS đọc lại toàn bài.
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn: Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Củng cố, mở rộng vốn từ về trường học. Ôn tập về dấu phẩy
- HS làm được một số bài tập có liên quan.
- HS thêm yêu trường lớp. Gây hứng thú môn học cho HS
II. Đồ dùng – Tài liệu: BT thực hành TV3, 35 đề ôn luyện TV 3
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- GV hỏi lại một số CH ở tiết LTVC buổi sáng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm một số BT:
Bài 1: Tìm từ thích hợp với mỗi chỗ trống sau (GV hỏi, HS nêu miệng)
1. Thời gian của một năm học được chia thành 2 phần, mỗi phần thời gian đó gọi là ... (kì - học kì)
2. Nghỉ một thời gian vài tháng để chuyển từ năm học này sang năm học sau gọi là ... (nghỉ hè)
 3. Ngày đầu tiên của một năm học mới gọi là ngày ... (khai giảng)
 4. Ngày kết thức một năm học gọi là ngày ... (tổng kết)
Bài 2 Khai trong khai trường có nghĩa là mở đầu. Hãy tìm 3 từ có tiếng khai với nghĩa đó?
( khai giảng, khai bút, khai trương)
Bài 3: Ghép từ vui với từ ngữ nào để tạo sự so sánh diễn tả niềm vui?
như hội, như tết, như mùa xuân, như mở cờ trong bụng
Bài 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
	 Sắp đến ngày khai trường bố gửi về cho em một món quà mừng em vào năm học mới. Đó là một chiếc cặp màu hồng. Trong cặp có bốn quyển vở bìa xanh biếc một xếp giấy màu và tấm bưu thiếp với dòng chữ: “Chúc con ngoan ngoãn học giỏi!”
- GV chép bảng, HS làm vào vở, 1 em lên bảng điền dấu phẩy vào đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhắc lại một số từ ngữ về chủ đề trường học ?
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS ghi nhớ từ so sánh và kiểu so sánh.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Ôn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Giải toán
 I. Mục tiêu
Củng cố cho HS cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở các lượt chia) ; giải toán có liên quan đến phép chia. 
Có kĩ năng tính chia, giải toán có lời văn đúng, chính xác.
II. Đồ dùng
III.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bảng chia 2,3,4,5,6.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài.
 b.HDHS luyện tập.
 Bài 1: Đặt tính rối tính:
 96 : 3 ; 84: 4 86:2 55: 5 68 : 2 69 : 3
HS đọc và nêu yêu cầu BT.
HS làm bảng con - 3 em thực hiện trên bảng.
HS nêu cách chia - GV củng cố chia thứ tự từ trái sang phải, chia hết ở các lượt chia.
 Bài 2: Tìm x:
 x x 5 = 55 x x 4 = 48
1HS nêu cách tìm thừa số chưa biết.
2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bảng con
GV nhận xét, củng cố cách tìm thừa số chưa biết.
Bài 3: An có 96 hòn bi, An chia đều cho 3 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy hòn bi?
HS đọc và phân tích bài toán.
HS tự làm vào vở - 1 em làm bảng.
Chữa bài: HS nêu cách làm => GV chốt KQ: 32 hòn bi.
Củng cố: giải toán có liên quan đến phép chia.
Bài 4:(nếu còn tg) Cả đàn vịt , gà và ngan có tất cả 39 con. 1/ 3 số con trong đàn là gà. số vịt bằng số ngan . Hỏi số vịt trong đàn?
HS đọc và phân tích bài toán.
HS trao đổi để tìm đề bài toán và cách giải
HS giải vào vở - 1 em làm bảng.
Bài giải
 Có số con gà là: 39 : 3 = 13 (con)
Số ngan và số vịt là: 39 - 13= 26 ( con)
 Số vịt là: 26 : 2 = 13( con)
Đáp số: 13 con
 3.Củng cố dặn dò 
HS nêu lại cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 29: Phép chia hết, phép chia có dư
I. Mục tiêu
	- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. Số dư phải bé hơn số chia. 
	- Đặt tính và thực hiện phép chia hết và phép chia có dư, vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
	GV: Bộ đồ dùng biểu diễn
	 Bảng phụ ghi nội dung bài tập số 2
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
	- 1HS làm bài tập 1b (28), lớp làm bảng con.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư
- GV gắn lên bảng 8 chấm tròn và hỏi: Có 8 chấm tròn chia làm 2 hàng, mỗi hàng có mấy chấm tròn? 
	GV hướng dẫn thực hiện phép chia 8: 2
	GV hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện phép chia theo cột dọc
 8 2
 8 4 
 0
. 8 chia 2 được 4, viết 4	
. 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0.
 1HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính chia như SGK
- Tiếp theo GV gắn 9 chấm tròn và làm tương tự.
	HS đặt tính và tính
 9 2
 8 4 
 1
. 9 chia 2 bằng 4, viết 4
. 4 nhân 2 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1
GV nêu câu hỏi để HS nhận ra đặc điểm của từng phép chia: 
 8 chia 2 được 4 và không còn thừa
 9 chia 2 được 4 và còn thừa1
GV nói:. 8 chia 2 được 4, không thừa, ta nói 8: 2 là phép chia hết, và viết: 8 :2 = 4
	 .9 chia 2 được 4 , còn thừa 1, ta nói 9 :2 là phép chia có dư,và số dư là 1, và viết 9: 2 = 4 (dư 1)
	GV yêu cầu HS nhận xét về số dư trong phép chia hết và phép chia có dư. 
* Chú ý: Số chia bé hơn số chia.
c. Thực hành
*Bài 1(29): Tính rồi viết theo mẫu
 12 6
 12 2
 0
 Viết 12 : 6 = 2
17 5
15 3
 2
Viết 17 : 5 = 3 ( dư 2)
- 1 HS làm mẫu.
- HS cả lớp làm bảng lớp, bảng con theo dãy phần còn lại.
- GV củng cố phép chia hết và phép chia có dư.
*Bài 2(30): Đ; S ?
	- HS mở SGK làm nhẩm nội dung bài tập.
	- GV treo bảng phụ đã chép ND bài tập 2.
	- 2 HS lên bảng ghi đúng sai vào 2 ô trống a, b
	- 2HS lên bảng điền vào 2 ô trống c, d; các HS khác theo dõi, nhận xét.
	- GV hỏi củng cố tại sao lại điền như vậy? 
*Bài 3(30) : Đã khoanh vào số ô tô trong hình nào?
	- GV yêu cầu HS quan sát vào hình vẽ xem hình nào đã khoanh ô tô.
	- HS trả lời miệng. HS giải thích tại sao.
	- Củng cố cách tìm thành phần bằng nhau trong một số.
3. Củng cố dặn dò
	- GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của phép chia hết và phép chia có dư?
	- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh 
và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS biết cách gấp , cắt , dán ngôi sao vàng năm cánh .
- Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trỡnh. Các cánh của ngôi sao tương đối đều, hình dán tương đối phẳng, cân đối (cắt được các cánh của ngôi 
sao đều nhau, hình dán phẳng, cân đối).
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
Mẫu ngôi sao vàng năm cánh dán trên nền cờ đỏ sao vàng .
Kéo , thước , giấy màu , hồ dán .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu Nêu mục tiêu
b. Nội dung :
* Hoạt động 3 : HS thực hành .
GV treo mẫu ngôi sao vàng năm cánh dán trên nền cờ đỏ sao vàng .
GV gọi HS nhắc lại và thực hiện các bước gấp , cắt , dán ngôi sao vàng năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng . 
GV treo quy trình và nhắc lại các bước thực hiện .
+ Bước 1 : Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh.
+ Bước 2 : Cắt ngôi sao vàng năm cánh .
+ Bước 3 : Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ .
GV tổ chức cho HS thực hành gấp , GV theo dõi, giúp đỡ.
* Hoạt động 4 : Nhận xét - đánh giá:
GV tổ chức cho HS trưng bày và nhận xét những sản phẩm thực hành .
GV đánh giá những sản phẩm thực hành .
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét sự chuẩn bị của HS , tinh thần , thái độ học tập .
Chuẩn bị tiết sau : Gấp , cắt , dán bình hoa .
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
 Bài 5
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết chữ hoa E, Ê, G, Gh theo kiểu chữ đứng nét thanh, nét đậm thông qua bài tập ứng dụng. 
- Viết đúng, đẹp mẫu chữ hoa và câu ứng dụng theo mẫu chữ.
- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng: Mẫu chữ viết hoa: E, Ê, G, Gh 
III- Các hoạt động dạy và học
1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết: D, Đ; Đất có lề, quê có thói.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa E, Ê, G, Gh 
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_06_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc