Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Tuyết

HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

VỆ SINH CÁ NHÂN: BÀI 1: RỬA TAY.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Nêu được khi nào cần rửa tay. Kể ra những thứ có thể dùng để rửa tay.

2. Kỹ năng: - Biết cách rửa tay sạch sẽvà rửa tay đúng khi cần thiết.

3. Thái độ: - Có ý thức rửa sạch đôi tay.

II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh VSCN số 1(4 tranh)

- Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo múc nước, chậu, xà phòng, khăn.

- Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: 15’.Khi nào cần phảy rửa tay.

 Mục tiêu:- Nêu được khi nào cần phải rửa tay.

 Đồ dùng: - Bộ tranh VSCN số 1 (4 tranh)

 Cách tiến hành.

Bước 1: Cả lớp hát bài “Em có đôi bàn tay trắng tinh.Giữ đôi tay cho thật trắng tinh”

 - GV nêu câu hỏi: Để giữ đôi tay sạch sẽ chúng ta phải làm gì? (Không nghịch đất ,cát, rửa tay.)

Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh VSCN số 1 và cho HS quan sát các bức tranh đố rồi trả lời

 - Chúng ta cần rửa tay khi nào?.

Bước 3: GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên gắn các bức tranh lên bảng và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình , các nhóm khác góp ý.

Kết luận: Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ , hàng ngày chúng ta cần;

 Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn.Rửa tay sau khi đi tiêu. Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.

Hoạt động 2: 15’. Thực hành rửa tay.

Mục tiêu: Học sinh biết cách rửa tay sạch bằng xà bôngvà nước sạch.

Đồ dùng: Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo múc nước, chậu, xà phòng, khăn.

 Cách tiến hành.

Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm.

 Mỗi nhóm nhận những vật dụng dùng để thực hành rửav tay.

Bước 2: GV làm mẫu rửa tay theo trình tự sau.

1. Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo nước sạch để múc nước dội ướt tay .Xoa xà phòng vào lòng bàn tay .Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

2. Dùng ngón tay và hai lòng bàn tay này và cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Chà xát lên mu bàn tay và ngược lại.

3. Dùng lòng bàn tay chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại

4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

5. Chụm 5 ngón tay của tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoa đi, xoa lại.

6. Xa cho tay sạch hết xà phòng bằng nguồn nước sạch .Lau khô tay bàng khăn.

Bước 3: Các nhóm thực hành.

- Lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành rửa tay, các bạn khác quan sát và cho ý kiến nhận xét.

Bước 4: Mỗi nhóm cử một bạn làm mẫu cách rửa tay trước cả lớp. HS và GV nhận xét kết quả thực hành của đại diện mỗi nhóm.

- Kết thúc bài học VG yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học : 5’

Như khi nào các em cần rửa tay và rửa như thế nào? ở nhà các em có thể dùng những thứ gì để rửa tay?

 

doc18 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm tên riêng trong bài chính tả?...
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a) các tiếng cần điền: ra, da, b) Là viên gạch.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) ru, dịu dàng, giải thưởng. b) thân, vâng, cân.
C. Củng cố, dặn dò. 5’
	GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Thứ năm ngày 03 tháng 10 năm 2019
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2019
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
VỆ SINH CÁ NHÂN: BÀI 1: RỬA TAY.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được khi nào cần rửa tay. Kể ra những thứ có thể dùng để rửa tay.
2. Kỹ năng: - Biết cách rửa tay sạch sẽvà rửa tay đúng khi cần thiết.
3. Thái độ: - Có ý thức rửa sạch đôi tay.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh VSCN số 1(4 tranh)
- Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo múc nước, chậu, xà phòng, khăn.
- Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 15’.Khi nào cần phảy rửa tay.
 Mục tiêu:- Nêu được khi nào cần phải rửa tay.
 Đồ dùng: - Bộ tranh VSCN số 1 (4 tranh)
 Cách tiến hành.
Bước 1: Cả lớp hát bài “Em có đôi bàn tay trắng tinh.........Giữ đôi tay cho thật trắng tinh”
 - GV nêu câu hỏi: Để giữ đôi tay sạch sẽ chúng ta phải làm gì? (Không nghịch đất ,cát, rửa tay...........)
Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh VSCN số 1 và cho HS quan sát các bức tranh đố rồi trả lời
 - Chúng ta cần rửa tay khi nào?.
Bước 3: GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên gắn các bức tranh lên bảng và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình , các nhóm khác góp ý.
Kết luận: Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ , hàng ngày chúng ta cần;
 Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn.Rửa tay sau khi đi tiêu. Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.
Hoạt động 2: 15’. Thực hành rửa tay.
Mục tiêu: Học sinh biết cách rửa tay sạch bằng xà bôngvà nước sạch.
Đồ dùng: Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo múc nước, chậu, xà phòng, khăn.
 Cách tiến hành.
Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm.
 Mỗi nhóm nhận những vật dụng dùng để thực hành rửav tay.
Bước 2: GV làm mẫu rửa tay theo trình tự sau.
1. Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo nước sạch để múc nước dội ướt tay .Xoa xà phòng vào lòng bàn tay .Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
2. Dùng ngón tay và hai lòng bàn tay này và cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Chà xát lên mu bàn tay và ngược lại.
3. Dùng lòng bàn tay chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại
4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
5. Chụm 5 ngón tay của tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoa đi, xoa lại.
6. Xa cho tay sạch hết xà phòng bằng nguồn nước sạch .Lau khô tay bàng khăn.
Bước 3: Các nhóm thực hành.
- Lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành rửa tay, các bạn khác quan sát và cho ý kiến nhận xét.
Bước 4: Mỗi nhóm cử một bạn làm mẫu cách rửa tay trước cả lớp. HS và GV nhận xét kết quả thực hành của đại diện mỗi nhóm.
- Kết thúc bài học VG yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học : 5’
Như khi nào các em cần rửa tay và rửa như thế nào? ở nhà các em có thể dùng những thứ gì để rửa tay?
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
- Mục tiêu: HS luôn có ý thức giữ sạch sẽ bàn tay của mình.
- Đồ dùng: Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi HS mỗi phiếu bài tập và yêu cầu các em hoàn thành phiếu 
dưới đây hàng ngày và trong một tuần liền.
 Trường hợp
 có
Không (ghi rõ lý do tại sao)
1/Rửa tay trước khi ăn
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
............


2/Rửa tay sau khi đi tiêu,đi tiểu
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
.............


3/Rửa tay sau khi chơi hoặc làm các công việc khác khiến tay bẩn
Ngày 1
Ngày2
Ngày3
.....................


 Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
 HS:......................................
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG MÔN TOÁN
I. Mục tiêu:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào?
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
* Nhóm 1: Luyện cộng, trừ số có ba chữ số (có nhớ): - Tự luyện làm các bài tập về cộng, trừ các số có ba chữ số(có nhớ):
Bài 1: Tính. 
-
-
-
-
 a) 541 422 564 627
 127 114 215 443 
+
+
+
+
 b) 256 417 555 146 
 125 168 209 214 
Bài 2: Đặt tính rồi tính: 
a) 235 + 417 256 + 70 333 + 47 60 + 360
b) 915 – 523 654 – 327 704 – 62 238 – 65 
+ HS tự làm bài cá nhân.
+ Trao đổi theo cặp.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
* Nhóm 2: Luyện tập về bảng nhân, bảng chia: HS tự luyện học thuộc và hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về bảng nhân, chia.
+ Xác định các bài tập cần hoàn thành.
+ Hoàn thành các bài tập.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá.
Bài 1: Tính nhẩm:
 a. 2 x 6 = 3 x 7 = 4 x 8 = 5 x 9 = 6 x 9 = 
 12 : 2 = 21 : 3 = 32 : 4 = 45 : 5 = 54 :6 = 
 12: 6 = 21 : 7 = 32 : 8 = 45 : 9 = 54 : 9 =
 b.
 600 : 3 = 800 : 4 = 400 : 2 =
 600 : 2 = 800 : 2 = 500 : 2 =
Bài 2:: Tính: a. 4 x 5 + 47 = 40 x 2 + 42 = 400 x 2 + 42 =
 b. 5 x 5 – 18 = 50 x 2 – 52 = 500 x 1 - 100 =
* Nhóm 3: Luyện tập về giải toán (HSNK): 
+ HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn.
+ HS trao đổi với bạn.
+ Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá
Bài 1. Một cửa hàng buổi sáng bán được 525 kg gạo , buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 135 kg .Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo?
Bài 2. Đội một trồng được 345 cây , đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 83 cây .Hỏi
a. Đội Hai trồng được bao nhiêu cây?
b. Hai đội trồng được tát cả bao nhiêu cây?
Bài 3. Khối lớp Ba có 85 bạn nam và 92 bạn nữ .Hỏi:
a. Khối lớp Ba có tất cả bao nhiêu bạn?
b. Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là bao nhiêu bạn ?
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
- Luyện đọc thuộc các bảng nhân, chia. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
THỦ CÔNG
GẤP CON ẾCH( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp con ếch và gấp được con ếch bằng giấy. 
*Đối với hs khéo tay: -HS Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu con ếch gấp sẵn; Giấy màu, kéo thủ công; Bút dạ sẫm màu.
- HS : Giấy thủ công, kéo, bút chì, bút dạ màu sẫm,...
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:( 3p)
- Gọi HS nhắc lại qui trình gấp con ếch
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Gv cho học sinh ôn lại kiến thức ở tiết 1 ( 5p)
- Theo qui trình trên bảng, yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp con ếch 
B1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông
B2: Gấp tạo 2 chân trước
B3: Tạo 2 chân sau và thân ếch
- Tổ chức cho HS nhắc lại bước 2
 Hoạt đông 2:HS thực hành( 22p)
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm
- Giúp đỡ những HS còn lúng túng
*Đối với hs khéo tay: - HS Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối.
- GV tổ chức cho HS trong nhóm xem ếch của ai nhảy xa hơn.
Hoạt đông 3:Nhận xét,đánh giá:
- Chọn sản phẩm đẹp cho HS quan sát. - Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm. 
- GV nhận xét, động viên, khen ngợi - Đánh giá sản phẩm theo qui định 
3. Củng cố, dặn dò:(4p)
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập
- Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước để học bài: gấp, dán ngôi sao
ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA (Tiết2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- HSNK: Nêu được thế nào là giữ lời hứa; Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ Lớp trưởng kiểm tra:
+ Khi đã hứa điều gì với ai đó bạn cần phải làm gì? Vì sao?
B. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: BT4 Thảo luận theo nhóm 2 người. 10’
 Mục tiêu: Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
	- Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh (những tình huống trong bài tập 4).
	- Gọi một số cặp trao đổi trước lớp.
	- GV kết luận. + Các việc làm a , d là giữ lời hứa.
 + Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
Hoạt động 3: Đóng vai. 10’
	- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung các tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai (đi tắm sông; hái trộm quả .). Khi đó em sẽ làm gì?
	- HS thảo luận về nội dung chuẩn bị đóng vai.
	- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
 + Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Vì sao?
 + Theo em , có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
- GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
Hoạt động 4: BT6 Bày tỏ ý kiến. 10’
	Mục tiêu: Biết được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
 - GV nêu những ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa cho HS bày tỏ ý kiến và giải thích lí do.
a- Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì?
b- Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.
c- Có thể hứa mọi điều còn thực hiện được hay không là không quan trọng.
d- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy tôn trọng.
g- Cần xin lỗi và giả thích lý do khi không thực hiện được lời hứa.
C. Cũng cố, dặn dò. 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
- GV kết: Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
GIAO TIẾP TÍCH CỰC(T1)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: + Biết quan tâm tới người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh vở TH kĩ năng sống lớp 3.
III. Hoạt động dạy học:
1. Yêu thương, quan tâm người xung quanh. 
* Mục tiêu: HS biết quan tâm tới người xung quanh.
Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu những người em yêu quý. 10’ 
* Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi.
2 HS đọc lại câu hỏi.
HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
? Vì sao cần yêu thương và quan tâm những người xung quanh?
? Em yêu thương, quan tâm những ai?
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến của mình.- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Cách thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm: 10’
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập trắc nghiệm trang 3 sách THKNS..
- HS nêu cách thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm.
- HS nhận xét. GV kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Quy luật “Cho là nhận”10’
- 2HS đọc truyện. 
- Cả lớp trao đổi trả lời: Trong câu chuyện trên, tại sao nước suối lại trong và ngọt còn nước trong lòng biển chết lại rất mặn?
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài tập 1,2 trang 4-5 sách THKNS. 
- Đại diện các nhóm trả lời – nhóm khác nhận xét. GV chốt ý.
- HS liên hệ: những người xung quanh cho em những gì và em có thể cho những người xung quanh những gì? 
- GV kết luân chung. Cho HS đọc và ghi nhớ bài học
Hoạt động 4: Kết luận. 5’
 GV kết luận: “Cho và nhận là quy luật tuyệt vời của cuộc sống. Hãy cho đi thật nhiều để cuộc sống tươi đẹp hơn.”
 * Nhắc HS cần thể hiện tình yêu thương sự quan tâm đúng cách
Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2014
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 03 tháng 10 năm 2014
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng kể về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý.
- Yêu cầu HSKG kể thêm vài nét về tính tình mỗi người trong gia đình em.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
- GV viết đề bài lên bảng: Em hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS kể về gia đình theo nhóm 2; Sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những HS kể tốt nhất.
- HS viết bài vào vở Luyện TV.
- GV giúp HS cách trình bày các ý, bài viết. Giúp HS KG kể thêm đôi nét về tính cách mỗi người trong gia đình mình.
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
- GV chấm, nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường mắc. - Dặn về nhà luyện viết thêm.
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
(không nhớ)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng nhân 6.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Tính: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính. HS tự đặt tính rồi tính vào bảng con. Cả lớp và GV chữa bài.
 12 23 13 11 12
 2 3 3 9 4
Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
a. 23 x 3 b. 32 x 3 c. 12 x 4 d. 11 x 8
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.- HS tự tính và nêu kết quả bài b. 
Bài 3: Mỗi lớp 3 đều có 32 học sinh. Hỏi 3 lớp của khối 3 có bao nhiêu học sinh?
- HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải: Khối 3 có số học sinh là: 32 x 3 = 96 (học sinh)
 Đáp số: 96 học sinh.
Bài 4:HSKG. Một tá ly có 12 cái ly. Hỏi 4 tá ly có bao nhiêu cái ly?
- HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải: Cả 4 tá có số cái ly là :12 x 4 = 48 (ly) 
 Đáp số: 48 cái ly.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Luyện tập về từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1). Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2).- Đặt được câu theo mẫu Ai là gÌ?
 (BT3 a/b/c).
- HSKG viết được đoạn văn khoảng 5 câu có sử dụng câu theu mẫu Ai là gì?
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - Gọi HS lên bảng làm lại BT1 buổi sáng; GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ gộp những người trong gia đình?
Anh em, cha con, bác cháu, bạn bè, thầy cô, chú cháu, ông tôi, bà ngoại, cô chú, dân làng, dì cháu, mẹ con
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
	- Một HS đọc nội dung của bài và các từ
- GV giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ gộp ( chỉ 2 người 
- GV chia nhóm 2: Tổ chức làm nhanh.Gọi đại diện từng nhóm nêu kết quả.
	- HS và GV nhận xét, GV ghi bảng. - Cả lớp làm bài vào vở LTV. anh em, cha co, bác cháu, chú cháu, cô chú, dì cháu, mẹ con.
Bài tập 2: Phân loại các thành ngữ, tục ngữ sau theo mẫu.
Cha mẹ đối với con cái.
Anh chị em đối với nhau.
Em ngã đã có chị nâng.
Chỗ ướt mẹ nằm, ráo để phần con. 
Em thuận anh hoà là nhà có phúc,
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- GV viết nội dung bài lên bảng. HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- Một vài HS trình bày kết quả trên bảng lớp, nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cha mẹ đối với con cái.
Anh chị em đối với nhau.
Em ngã đã có chị nâng.
Chỗ ướt mẹ nằm, ráo để phần con. 
Em thuận anh hoà là nhà có phúc,
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu Ai là gì đễ nói về: 
a. Bạn Bé trong truyện Cô giáo tí hon.
b. Bạn Cô-rét-ti trong truyện Ai có lỗi.
c. Cậu bé trong truyện Cậu bé thông minh.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
	- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Một HS nói cách làm của mình. 
 Ví dụ: Câu a: Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan./ Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo.
	- HS làm bài vào nháp, sau đó gọi HS trả lời. GV cùng cả lớp nhận xét.
	- HS làm bài vào LTV.
Bài tập 4. HSKG - Viết đoạn văn khoảng 5 câu có sử dụng câu theu mẫu Ai là gì?
- HS làm vảo vở nháp.
- Gọi HS đọc bài, GV nhận xét, chấm điểm.
B. Củng cố, dặn dò: 5’
	GV yêu cầu HS về nhà học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ ÔN LUYỆN: TOÁN, TIẾNG VIỆT, MĨ THUẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
Toán: - Ôn về bảng nhân 6: thuộc bảng nhân 6.Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
Tiếng việt: - Luyện đọc lại bài tập đọc Người mẹ và trả lời được các câu hỏi.
Mĩ thuật: Cho HS tự hoàn thành các bài vẽ chưa hoàn thành ở buổi sáng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’.
- GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm tự học: 25’
* Nhóm 1: Toán: - Ôn về bảng nhân 6.
Bài 1: Tính nhẩm:
 6 x 4 = 6 x 5 = 6 x 7 = 6 x 8 = 6 x 9 = 
 4 x 6 = 5 x 6 = 7 x 6 = 8 x 6 = 9 x 6 =
 - Cả nhóm làm bài vào vở nháp rồi nêu miệng kết quả.
Bài 2: Tính:
 a. 6 x 6 + 6 b. 6 x 4 + 28 c. 6 x 3 + 35
 HS nêu yêu cầu bài tập; GV hướng dẫn cách tính.
- Cả nhóm làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.
Bài 3: Lớp 3A có 3 tổ. Mỗi tổ có 6 học sinh. Hỏi lớp 3A có tất cả bao nhiêu học sinh?
 - HS đọc, phân tích bài toán.
- Cả nhóm tự giải vào vở nháp rồi chữa bài.
* Nhóm 2: Tiếng việt: - Cho học sinh đọc nhẩm lại bài tập đọc Người mẹ và trả lời được các câu hỏi.
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
+ Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? Người mẹ trả lời như thế nào?
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
- HS đọc và trả lời.
*Nhóm 3: Mĩ thuật-Mục tiêu: Giúp HS tự hoàn thành các bài vẽ của buổi sáng chưa hoàn thành.
- GV theo giõi giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- GV nhận sét, tuyên dương nhóm có ý thức tự học tốt.
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
Nhận xét tiết học. Dặn về nhà luyện tập thêm
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ: PHÂN BIỆT D/ R/ GI; ÂN/ ÂNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính tả r/d/gi; ân/ âng thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 21,22,25 vở LTTV lớp 3 tập 1
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2a trang 21,22; bài 1, bài 2a trang 25. HS khá giỏi làm cả
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 21, 22. Điền vào chỗ trống.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 a. Giông bão, dòng sông, gì. 
 b. ngần ngại, vẫn.
Bài 2. trang 22. Tìm các từ:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
dệt, giảng dạy, giúp đỡ.
Thân, gần, dâng.
Bài 1. trang 25. Điền vào chỗ trống tiếng viết đúng.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 a. tháng giêng, sở thích riêng. b. dân làng, sóng dâng. 
Bài 2. trang 25. Tìm các từ:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 a. giàu sang, dễ, rối. b. thần, chân, bận rộn. 
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số; tính nhân, chia trong bảng đã học, giải toán có lời văn (

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_4_tiep_nam_hoc_2020_2021_tran.doc
Giáo án liên quan