Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TẬP ĐỌC
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ)
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- HS kể lại câu chuyện Bác sĩ Y-éc-xanh. Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh.
2. Khám phá: 20’
2.1. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em hai dòng thơ (2 lần).
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó, hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc lại toàn bài.
2.1. H¬ướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm bài văn, trao đổi nhóm 4, trả lời các câu hỏi:
+ Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người?
+ Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
+ Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ, nêu tác dụng của chúng?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
3. Luyện tập: 5’ Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV tổ chức cho học sinh luyện đọc thuộc lòng bài theo nhiều hình thức.
- Thi đọc thuộc lòng bài theo tổ.
4. Vận dụng: 5’
- HS thực hành trồng và chăm sóc cây trong vườn trường.
- GV hỏi: Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà HTL bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết 2 lần BT2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên cho HS chơi trò chơi truyền điền tìm từ có vần êt/êch. GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá: 20’ a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả; 1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo. - Hướng dẫn HS nắm nội dung bài: Vì sao bác sĩ Y–éc–xanh là người Pháp nhưng lại ở Nha Trang? - HS nêu nhận xét: Những chữ nào phải viết hoa? - HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con. b. GV đọc HS viết vào vở. c. Chấm và chữa bài. 3. Thực hành, luyện tập: 7’ Bài tập 2 (Nhóm 4) GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNKlàm thêm bài 2b); - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu. - HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. a) dáng, rừng, rung. b) Biển, lơ lửng, cõi tiên, thơ thẩn (giọt nước mưa). Bài tập 3: - 1 HSNK đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân vào VBT. - HS nối tiếp nhau đọc câu đố; GV và cả lớp nhận xét. 4. Vận dụng. 3’ - HS thi nói, viết các tiếng có ân r, d - GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. - GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài học sau. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời. - Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống. - KNS: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 116, 117. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức cho học chơi trò chơi mô tả sự chuyển động của Trái Đất. Gv nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá. 25’ Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời.25’ Mục tiêu: Nêu được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời .Từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời. Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống. *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề + Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh? + Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy? + Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời? + Trong hệ Mặt Trời hành tinh nào có sự sống? + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp? *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh - HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình có thể bằng hình vẽ hoặc bằng lời. - Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày. VD: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. + Trái Đất là hành tinh thứ ba. Trái Đất là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời. + Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. + Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh. *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc. - GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không? - HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp. - Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật) - GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, nghiên cứu SGK là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS thực hành quan sát tranh ảnh mang đến rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: HS lên bảng chỉ và nêu tên các bộ phận của chim - Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành một hệ Mặt Trời. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh. Hoạt động 2: Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời.5’ Mục tiêu: Học sinh kể được các hành tinh trong hệ mặt trời. - GV khuyến khích HS nêu những hiểu biết của mình về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương các nhóm. 3. Vận dụng: 5’ - HS nêu em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống Trái đất. - HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV nhận xét về ý thực học tập của HS. Dặn HS về chuẩn bị cho bài học sau. Thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. - Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức. - Cả lớp làm bài tập 1,2,3(b),4. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp toán học, Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, Năng lực tư duy và lập luận toán học, Năng lực giải quyết vấn đề toán học. - Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” thi làm hai phép tính: 42718 x 2 11087 x 5.- - GV nhận xét. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài 1: (Cá nhân) - Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính. a) 21718 x 4 12198 x 4 b) 18061 x 5 10670 x 6 - Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tính.(HSCHT làm bài a) - HS tự làm bài vào vở, 4 HS lên bảng chữa bài GV và cả lớp nhận xét. Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải. - HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức + Tính số dầu đã chuyển: (10715 x 3 = 32145) + Tìm số dầu còn lại: (63150 - 32145 = 31005) Bài 3b: (Cặp đôi)- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, rồi tính giá trị của biểu thức. - HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 4: (Cá nhân)- GV hướng dẫn HS tính nhẩm: 11000 x 3 = ? Nhẩm: 11 nghìn x 3 = 33 nghìn. Vậy: 11000 x 3 = 33000 - Tương tự HS làm bài, GV kiểm tra. Gọi 2 HS lên bảng thi làm nhanh chữa bài. 3. Vận dụng. 5’ - HS nêu cách tính: Em mua một quyển truyện hết 15000 đồng. Hỏi nếu em mua 5 quyển truyện thì em phải trả bao nhiêu tiền? - HS nêu lại cách nhân các số có năm chữ số với số có một chữ số. - GV hệ thống bài. Dặn HS về ôn bài. TẬP ĐỌC BÀI HÁT TRỒNG CÂY I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ) 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - HS kể lại câu chuyện Bác sĩ Y-éc-xanh. Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Gv nhận xét, giới thiệu bài học hôm nay bằng tranh. 2. Khám phá: 20’ 2.1. Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu dòng thơ: HS đọc nối tiếp nhau mỗi em hai dòng thơ (2 lần). - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, đọc đúng các câu khó, hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. - HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc. - Một HS đọc lại toàn bài. 2.1. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm bài văn, trao đổi nhóm 4, trả lời các câu hỏi: + Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người? + Hạnh phúc của người trồng cây là gì? + Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ, nêu tác dụng của chúng? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. 3. Luyện tập: 5’ Luyện đọc thuộc lòng bài thơ. - GV tổ chức cho học sinh luyện đọc thuộc lòng bài theo nhiều hình thức. - Thi đọc thuộc lòng bài theo tổ. 4. Vận dụng: 5’ - HS thực hành trồng và chăm sóc cây trong vườn trường. - GV hỏi: Bài thơ muốn nói với các em điều gì? - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà HTL bài thơ. ĐẠO ĐỨC CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. - HSNK biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - KNS: KN ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phát triển bản thân. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, rách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Vở bài tập Đạo đức. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - GV cho HS nêu những việc làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập.25’ Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra.5’ 1. GV yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau: + Hãy kể tên các loại cây trồng, vật nuôi mà em biết. + Các cây trồng, vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào? 2. Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 3. GV nhận xét, khen ngợi HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương. Hoạt động 2: Đóng vai.7’ - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo một trong các tình huống ở bài tập 3. - Tình huống 1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới. - Tình huống 2: Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vở, nước chảy ào ra. - Tình huống 3: Nga đang chơi vui thì Mẹ nhắc về cho lợn ăn. - Tình huông 4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. - HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung. - GV kết luận: Tình huống 1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu. Tình huống 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho nguời lớn biết. Tình huống 3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn. Tình huống 4: Hải nên khuyên Chính không nên đi trên thảm cỏ. Hoạt động 3: Liên hệ. 5’ Bước 1: Làm việc cá nhân. - Em hãy kể một số việc em đã làm hoặc biết để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Bước 2: - Gọi từng HS lên kể. - GV cùng cả lớp nhận xét kết luận. Hoạt động 4: Thi vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về chăm sóc cây trồng, vật nuôi.10’ Bước 1: - Vẽ tranh, hát, đọc thơ hay kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng vật nuôi. - HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Bước 2: Trình bày. - GV cùng cả lớp nhận xét kết luận. 4. Vân dụng. 5’ - HS thực hành chăm sóc cây trong vườn trường. - GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về nhà thực hiện tốt những yêu cầu bài học đã nêu. Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. - Giải bài toán bằng hai phép tính. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ . - gọi 2 HS lên bảng thực hiện : 36550 : 5 37648 : 4 - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. GV giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia : 28921 chia 4. - HS trao đổi theo cặp nêu cách chia . - Yêu cầu học sinh thực hiện miệng cách chia. + Lần 1 : 28 chia 4 được 7, viết 7. 7 nhân 4 bằng 28, 28 trừ 28 bằng 0 + Làn 2 : Hạ 9; 9 chia 4 được 2, viết 2 2 nhân 4 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1 + Lần 3 : Hạ 2 được 12, 12 chia 4 được 3, viết 3. 3 nhân 4 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0 + Lần 4 : Hạ 1, 1 chia 4 được 0, viết 0 0 nhân 4 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1 Vậy : 28921 : 4 = 7230 ( dư 1 ) - GV nhấn mạnh : ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp 0 ở thương, thương có tận cùng là 0. 3. Thực hành Bài 1: (Cặp đôi)- GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia như ở SGK. GV lưu ý HS ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp số 0 ở thương; thương có tận cùng là 0. - Tương tự HS tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 2: (Cá nhân)Đặt tính rồi tính. HS tự làm bài sau đó chữa bài. 15273 : 3 36083 : 4 18842 : 4 Bài 3: (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải. + HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp. - GV chấm đánh giá, chốt kiến thức Giải: Số thóc nếp trong kho là: 2728 : 4 = 6820 ( kg) Số thóc tẻ trong kho là: 27280 - 6820 = 20460 (kg) Đáp số : 20460 kg. Bài 4: (Cá nhân)- GVhướng dẫn HS tính nhẩm: 12000 : 6 = ? Nhẩm: 12 nghìn : 6 = 2 nghìn Vậy: 12000 : 6 = 2000 - Tương tự HS làm phần còn lại rồi chữa bài. C. Cũng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện tập thêm. TẬP LÀM VĂN THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? - KNS: - Tự nhận thức: Xác định giá trị bản thân. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm. - Bảng phụ ghi 2 câu hỏi gợi ý để HS trao đổi trong cuộc họp. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - Hai HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. GV nhận xét - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành, luyện tập: 25’ Bài tập 1: (Nhóm 4)- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS nhắc lại trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. - Một số HS giải thích yêu cầu của bài theo gợi ý: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường . + Môi trường xung quanh các em như trường học, lơp, phố xá, làng xóm, ao hồ,... có gì tốt, có gì chưa tốt? + Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm? + Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì? - GV hướng dẫn HS để trả lời được câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo. sau đó nêu những việc làm thiết thực, cụ thể để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp. - HS thảo luận, trình bày theo nhóm. - Đại diện các nhóm trao đổi trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm trao đổi hay nhất. - Gv cho học sinh xem một số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường. 3. Vận dụng. 5’ - HS thực hành vệ sinh lớp học. GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - HSNK so sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 118, 119, quả địa cầu. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - HS chơi trò chơi Truyền điện nên tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá. 15’ Hoạt động 1. Tìm hiểu về chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề . Em hãy trình bày hiểu biết của mình về chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, vẽ sơ đồ. Nhận xét về độ lớn của Mặt Trời, Mặt Trăng. *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh - HS thảo luân theo nhóm trình bày những dự đoán của mình có thể bằng hình vẽ hoặc bằng lời. - Thư kí nhóm viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận rồi trình bày. + Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Mặt Trăng nhỏ hơn Trái Đất rất nhiều. *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV tập hợp các biểu tượng, hướng dẫn hs so sánh đề xuất câu hỏi thắc mắc. - GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không? - HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng tổng hợp những câu hỏi trọng tâm cần giải đáp. - Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, mô hình) - GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, nghiên cứu SGK là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS thực hành quan sát tranh ảnh mang đến rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: HS lên bảng chỉ và mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trên sơ đồ của nhóm. - Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. - GV: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. Ngoài ra chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. - Đối với HSNK: GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái Đất: Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái Đất nhưng cũng vừa quay quanh nó. Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần bằng nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc). Hoạt động 2. Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. * Bước 1: GV chia nhóm xác định vị trí làm v
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc