Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thanh Tuấn
Thứ ba ngày 02 tháng 2 năm 2021
TOÁN
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10 000).
- Thực hành làm các bài tập: Bài 1,bài 2(b),Bài 3,4. Dành cho HSNK:Bài 2(a).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, tự học, kỉ luật, chủ động.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 5’
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” cho HS thực hiện vào bảng con:
464 - 312 503 - 418. - GV nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
2. Khám phá: 10’ GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép trừ 8652 - 3917
- GV hướng dẫn HS làm tương tự như thực hiện phép cộng 3526 + 2759
- HS tự nêu cách thực hiện phép trừ (đặt tính và tính).
- HS tự viết kết quả phép trừ: 8652 – 3917= 4735
- GV hỏi: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta làm thế nào?
- HS nêu, GV chốt lại: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,. rồi viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và trừ từ phải sang trái.
- HS nhắc lại qui tắc vừa nêu.
3. Thực hành, luyện tập. 15’
i: + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang? + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích? + Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao phải tôn trọng đám tang? - Một số HS trình bày trước lớp. Các bạn khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. 3. Thực hành, luyện tập. a. Đánh giá hành vi.10’ - GV yêu cầu HS làm vào VBT: Ghi vào ô trống chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang. - HS làm bài, GV theo dõi. - Gọi một số HS trình bày trước lớp và giải thích lí do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận từng tình huống: Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm. b. Tự liên hệ. 5’ - GVyêu cầu HS tự liên hệ. - HS liên hệ trong nhóm về cách ứng xử của bản thân. - GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp. - GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. 4. Vân dụng. 5’ - HS nêu việc mình cần làm khi gặp đám tang. GV nhận xét. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 04 tháng 2 năm 2021 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THÂN CÂY (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người. - KNS: Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực Tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học. - Góp phần hình thành và phát tiển phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trang 80, 81 (SGK) III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: 5’ - HS chơi trò chơi Truyền điện: quản trò nói tên các loài cây HS nhận xét về thân cây đó. - Giáo viên giới thiệu bài – HS viết mục bài vào vở - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Khám phá. 25’ Tìm hiểu chức năng, ích lợi của thân cây..15’ *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề + Trong thân cây có gì? + Thân cây có chức năng gì? + Thân cây thường được dùng để làm gì? *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của học sinh - GV yêu cầu học sinh nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 6 – Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm: - HS có thể dự đoán: + Trong thân cay có mủ (nhựa). + Thân cây giúp cây đứng vững. + Thân cây thường được dùng để làm thức ăn, thuốc, đồ dùng... *Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu - GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không? - HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng. + Bạn có chắc chắn rằng trong thân cây có nhựa không? + Thận cây có tác dụng gì?.... - Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật) - GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp. *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: - GV kết luận chung: Nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. - GV có thể cho HS nêu chức năng khác của thân cây (nâng đỡ, mang lá, hoa, quả,...). 3. Vận dụng. 5’ - HS nêu chức năng của thân cây. - HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài. HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: BÀI 4 – LUYỆN GIỌNG OANH VÀNG I. Mục tiêu: - Giúp HS thể hiện giọng nói to, rõ ràng và truyền cảm khi thuyết trình. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh vở TH kĩ năng sống lớp 3. III. Hoạt động dạy học: 2. Cách tập giọng nói. * Mục tiêu: HS biết một số lỗi khi nói và cách khắc phục. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách luyện giọng. 15’ * Cách tiến hành. - HS nêu câu hỏi trong vở THKNS - GV yêu cầu HS tự liên hệ và trả lời: + Em cần luyện giọng để giọng em như thế nào? + Em thích luyện giọng bằng cách nào? - Lớp và GV nhận xét, kết luận . - HS tập luyện giọng theo tình huống và bài tập thực hành. Hoạt động 2: Tìm hiểu những chú ý khi nói. 15’ * Cách tiến hành: - GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập. - Một số HS nêu kết quả trước lớp. - Lớp trao đổi, nhận xét, phân tích để đưa ra ý thống nhất - Gv nhận xét, kết luận. - Khuyến khích HS nêu thêm ý kiến khác. - HS đọc và ghi nhớ bài học. Hoạt động 3. Kết luận. 5’ - GV kết luận chung bài học. - Dặn về nhà thực hiện theo yêu cầu luyện tập.. TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT: NHÂN HÓA, ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? Ở môn nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện đọc: - Tự luyện đọc ôn lại các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi. + HS luyện đọc. + Trả lời các câu hỏi về bài đọc. + - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. * Nhóm 2: Các bài tập khác: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần. + Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Hoàn thành các bài tập. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. Bài 1. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu? Làng Cổ Đô nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Ba Vì. Ở Cổ Đô có nghề dệt lụa, ươm tơ. Ngày nay, nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cổ Đô và các làng dọc sông Hồng vẫn được gìn giữ. Bài 2. Điền vào chỗ trống mải, mãi hay mại Mưa ... không ngớt Nghĩ ... không ra Mê ... với công việc ... chơi quên lời mẹ dặn Công ti thương ... Bài 3-HSNK . Em hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá để: a. Tả một cây bàng. b. Tả một con vật em thích. * Nhóm 3: Luyện viết văn: - HS tự luyện viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể về một người trí thức mà em biết. Gợi ý HS có thể viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh cho câu văn sinh động hơn. + HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + HS trao đổi với bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá C. Cũng cố – dặn dò: 3’ - Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học. ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Biết quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. *KNS: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.10’ - GV kể chuyện - GV nêu câu hỏi HS trả lời. - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ? - Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà? - Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ? - Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? - Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng? - GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.10’ - GV chia nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 bức tranh và đặt tên cho từng bức tranh. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận: Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ của mình trước ý kiến , quan niệm có liên quan đến việc đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.10’ - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của mình đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học. a) Hành xóm tắt lửa , tối đèn có nhau. b) Đèn nhà ai nhà nấy rạng. c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. d) Trẻ em cũng cần quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày,các nhóm khác góp ý bổ sung Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’ GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài học sau. ĐỌC TRUYỆN TRANH ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - HS biết tìm đúng truyện tranh để đọc. - HS nêu lại được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện mình vừa đọc. - HS yêu thích đọc sách. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức (1p). 2. Các hoạt động (32p). a. Giáo viên nêu nhiệm vụ và yêu cầu của tiết học. - GV giới thiệu một số truyện tranh. - GV yêu cầu HS tìm sách truyện tranh để đọc và ghi đầy đủ nội dung theo các mục trong sổ tay đọc sách. - GV nhắc nhở học sinh cần thực hiện nội quy của thư viện b. HS tiến hành tìm và đọc sách. - GV hướng dẫn, giúp các em tìm sách và tìm chuyện. - HS đọc sách, ghi tên truyện, nhân vật, nội dung câu chuyện vào sổ tay đọc sách của mình. - GV theo dõi nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc. c. Nêu vắn tắt nội dung câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Một số HS nêu nội dung câu chuyện mình vừa đọc. - HS đặt câu hỏi cho bạn và yêu cầu bạn nêu nhân vật mình yêu thích và ý nghĩa câu chuyện. - HS cả lớp nghe, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét nhanh từng bạn. 3. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS sắp xếp, cất giữ truyện đúng vị trí. TỰ HỌC LUYỆN VIẾT : BÀN TAY CÔ GIÁO I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài thơ “ Bàn tay cô giáo”. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết. 2. Hướng dẫn luyện viết. 28’ - GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại + HS nêu nội dung bài thơ + Trong bài thơ có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp. Các chữ đầu câu. - GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: Đ, N, H, M + Trong bài có những dấu câu nào? - GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu. + Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết? - HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp: Thung lũng, cong cong, lúp xúp, chuyển - GV hướng dẫn HS cách trình bày các khổ thơ và bài thơ. - GV đọc , HS luyện viết bài vào vở. - GV chấm một số vở và nhận xét. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm. SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ “EM YÊU TOÁN HỌC” I. Mục tiêu: - Tạo sân chơi bổ ích giúp học sinh cũng cố các kĩ năng về về môn Toán. - Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, sáng tạo. - Giúp Hs có năng khiếu về môn Toán được luyện tập, trải nghiệm thêm. II. Các hoạt động: A. Khởi động: (5 phút) - Lớp phó văn nghệ cho các bạn hát một bài. - GV giới thiệu bài, mục tiêu tiết sinh hoạt và các hoạt động. B. Tổ chức sinh hoạt: (25 phút) Phần 1: Hoạt động cá nhân: Ai là nhà toán học nhí? - GV phát phiếu học tập cá nhân. - HS hoàn thành bài trên phiếu bài tập. - GV nêu kết quả. HS đổi chéo phiếu chấm bài cho nhau. - Tổng kết, công bố nhà toán học nhí. - Nhà toán học nhí chữa bài cho các bạn (GV theo dõi giúp đỡ thêm). Nội dung phiếu học tập. Câu 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a. 5143,.., .., .5146 b. 2110,....,2112,....,...,..,,.,2118,, Câu 2. Viết mỗi số sau thành tống các số nghìn, trăm, chục, đơn vị: 9542 =5098 =. Câu 3. Viết các số sau: Ba nghìn bốn trăm: ; Sáu nghìn hai đơn vị: ; Bảy nghìn không trăm bảy mươi: Câu 4. Khoanh vào chữ dặt trước câu trả lời đúnga. Số liền trước số 9999 là: A.9990, B. 9998 C. 9997 b. Số liền sau số 1000 là: A. 999, B. 1001, C. 1002 c. Số liền sau số 3900 là : A. 3989 B. 3889 C. 3899 D. 3901 A B C D Câu 5. + Trung điểm của cạnh AB là điểm.. + Trung điểm của cạnh BC là điểm.. + Trung điểm của cạnh CD là điểm.. + Trung điểm của cạnh AD là điểm.. Phần 2: Hoạt động nhóm: Phần thi chung sức. - Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành các bài tập. - HS hoàn thành theo nhóm các bài tập vào bảng nhóm. - Các nhóm làm xong trình bày kết quả lên bảng. - GV tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét và kết luận: Nhóm nào làm đúng và nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc. Câu 6. Đặt tính rồi tính: 2675 + 4025, 9167 – 3142, 2519 + 3847, 5283 – 2434, Câu 7. Năm trước bác Hai thu hoạch được 972kg thóc. Năm nay thu thêm được bẳng ¼ năm trước. Hỏi năm nay bác Hai thu hoạch được mấy kg thóc? Câu 8. Tìm X, biết: a. x + 927 = 6000 + 835 b. x – 927 = 6835 c. 6835 – x = 9 + 27 C. Tổng kết. 5’ - Trao quà cho cá nhân, nhóm xuất sắc. - Dặn dò cho chương trình sinh hoạt tuần sau TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn các môn học. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? Ở môn nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Các bài tập Tiếng Việt: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần. + Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Hoàn thành các bài tập. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. Bài 1. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu? Làng Cổ Đô nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Ba Vì. Ở Cổ Đô có nghề dệt lụa, ươm tơ. Ngày nay, nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cổ Đô và các làng dọc sông Hồng vẫn được gìn giữ. Bài 2. Điền vào chỗ trống mải, mãi hay mại Mưa ... không ngớt Nghĩ ... không ra Mê ... với công việc ... chơi quên lời mẹ dặn Công ti thương ... Bài 3-HSNK . Em hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá để: a. Tả một cây bàng. b. Tả một con vật em thích. * Nhóm 2: Luyện viết văn: - HS tự luyện viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể về một người trí thức mà em biết. Gợi ý HS có thể viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh cho câu văn sinh động hơn. + HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + HS trao đổi với bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá *Nhóm 3: Các môn khác: -Mục tiêu: Cho HS tự luyện hát thuộc các bài hát, vẽ hoàn thành các bài vẽ, hoàn thành sản phẩm thủ công. + HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + HS trao đổi với bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá C. Cũng cố – dặn dò: 3’ - Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học. HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÚA HÁT TẬP THỂ. TRÒ CHƠI: RỒNG RẮN LÊN MÂY I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn luyện các bài múa hát sân trường đã được tập, ôn luyện nghi thức Đội. Yêu cầu HS nhớ và tập đúng động tác, lời ca. - HS mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt tập thể - HS hiểu: Rồng rắn lên mây là một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến dành cho độ tuổi thiếu nhi trong các làng quê Việt Nam ngày trước. - Học sinh biết chơi trò chơi Rồng rắn lên mây.Thông qua trò chơi rèn luyện phát triển trí tuệ.Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, lưu truyền trò chơi dân gian.. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tốt sân chơi. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Múa hát tập thể. 15’ - Cán sự văn nghệ điều khiển cả lớp ôn những bài múa- hát đã được cô Tổng phụ trách tập. - GV theo dõi, sửa những sai sót của HS, động viên HS tham gia. - Từng tổ lên thi biểu diễn. Các tổ nhận xét. - GV nhận xét, bình chọn tổ biểu diển đẹp nhất. Hoạt động 2: Trò chơi “Rồng rắn lên mây”. 15’ - GV giới thiệu trò chơi, lụât chơi. - HS thực hành chơi: - GV và một số HS chơi mẫu. - HS thực hành chơi theo tổ. GV theo dõi giúp HS chơi đúng Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò. 5’ HS nhắc lại buổi hoạt động . GV nhận xét tiết hợc. Dặn về nhà luyện chơi trò chơi và hướng dẫn cho mọi người cùng chơi Hướng dẫn chơi trò chơi Rồng rắn lên mây. Chọn ra một bạn làm Thầy thuốc có nghĩa vụ ngồi một chỗ trên sân chơi. Những bạn còn lại sắp một hàng dọc chọn lấy một bạn nhanh nhẹn, ứng đối trôi chảy làm đầu, lần lượt sắp xếp người đứng sau nắm vạt áo người đứng trước. Cuộc chơi bắt đầu bằng cách đoàn người rồng rắn lượn qua lượn lại rất đều trước mặt người đóng vai Thầy thuốc. Đoàn rồng rắn vừa đi vừa đồng thanh bài đồng dao: Rồng rắn lên mây/Có cây núc nác/Có nhà điểm binh/ Hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà hay không? Thầy thuốc trả lời: Thầy thuốc đi vắng ( hay thầy thuốc đi đâu đó tuỳ ý mà đặt ra sao cho sinh động) Mỗi lần như thế , đoàn rồng rắn lại tiếp tục đi và cùng nhau thể hiện bài đồng dao cho đến khi người thầy thuốc trả lời : Thầy thuốc có nhà cả đoàn mới dừng lại để đối chất với thầy thuốc. Vào đối thoại sau khi rồng rắn được thầy thuốc mở cửa trả lời : thầy thuốc có nhà, đại để là những câu hỏi : Thầy thuốc: Rồng rắn đi đâu thế? Người làm đầu đoàn rồng rắn trả lời: Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh ( cho con, hay cho người thân tuỳ theo ngẫu hứng mà đặt)Ví như với câu trả lời : đi lấy thuốc chữa bệnh cho con, thầy thuốc hỏi tiếp: Con lên mấy? Rồng rắn: Con lên một Thầy thuốc: Thuốc chẳng tốt Rồng rắn: Con lờn hai Thày thuốc: Thuốc không hay Rồng rắn: Con lờn ba Thầy thuốc: Thuốc không hay Lần lượt hỏi và đáp như thế cho đến lúc rồng rắn trả lời : Con lên mười, thầy thuốc mới : Thuốc hay , thuốc tốt! Tiếp tục trò chơi,thầy thuốc ra điều kiện với rồng rắn để lấy thuốc: Thầy thuốc: Cho xin khúc đầu Rồng rắn: Những xương cùng xẩu Thầy thuốc: Cho xin khúc giữa Rồng rắn: Những máu cùng me Thầy thuốc: Cho xin khúc đuôi Rồng rắn: Tha hồ thầy đuổi Trả lời xong, cả đoàn rồng rắn bắt đầu chạy trốn và cuộc chơi bắt đầu vào cuộc đuổi bắt náo nhiệt giữa thầy thuốc với rồng rắn. Thầy thuốc phải cố bắt cho được người sau cùng ( đuôi) trong khi đoàn rồng rắn liên tục di chuyển uốn lượn nhanh nhẹn với người làm đầu giang tay ngăn cản không cho thầy thuốc bắt được khúc đuôi. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi cuộc chơi lại tiếp tục từ đầu với người làm đuôi bị bắt phải thay thế vị trí thầy thuốc.. Trong khi đuổi bắt, nếu đoàn rồng rắn bị dứt ngang giữa chừng ( do buông tay khỏi vạt áo ), cuộc chơi tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi. HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÚA HÁT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn luyện các bài múa hát sân trường đã được tập, ôn luyện nghi thức Đội. Yêu cầu HS nhớ và tập đúng động tác, lời ca. - HS mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt tập thể II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tốt sân chơi. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. 5’ GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. Cho HS thực hiện một số động tác khởi động các khớp. Hoạt động 1: Múa hát tập thể. 25’ - Cán sự văn nghệ điều khiển cả lớp ôn những bài múa- hát đã được cô Tổng phụ trách tập. - GV theo dõi, sửa những sai sót của HS, động viên HS tham gia. - Từng tổ lên thi biểu diễn - Các tổ nhận xét. - GV nhận xét, bình chọn tổ biểu diển đẹp nhất. Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò. 5’ HS nhắc lại buổi hoạt động . GV nhận xét tiết hợc. Dặn về nhà luyện chơi trò chơi và hướng dẫn cho mọi người cùng chơi LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP PHÂN BIỆT UÔT/UÔC; S/X. I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng phân biệt chính tả uôt/uôc; s/x thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 10 và 13 vở LTTV lớp 3 tập 2 - HS trung bình, yếu làm bài 1 trang 10; bà
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_nguyen_th.doc