Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.
- Liên hệ cách gữ vệ sinh môi trường vùng biển.
- KNS: KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy – học: Các hình trong trang 70, 71 SGK.
III.Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : 5’
- GV yêu cầu Hs những việc cần làm đêỏ góp phần bảo vệ môi trường.
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: (Nhóm 4) Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.
Bước 1: HS quan sát các hình trang 70, 71 SGK.
Bước 2: GV yêu cầu một số HS nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
- GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Thảo luận nhóm
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi?
- Cần làm gì để tránh những hiện tượng trên?
- GV kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định; không để vật nuôi phóng uế bừa bãi.
Liên hệ đến HS có dịp ra biển chơi thì phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, không được phóng uế bừa bãi ra biển.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về việc thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. (N2)
Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình vẽ 3, 4 T71 trong SGK chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
- GV kết luận.
Bước 2: Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Địa phương bạn thường sử dụng nhà tiêu loại nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
- Một số HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước, cũng gopfs phần tiết kiệm năng lương nước.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
TUẦN 19 Thứ 2 ngày 13 tháng 1 năm 2020 Hoạt động thư viện Cô Tâm soạn và dạy CHÍNH TẢ HAI BÀ TRƯNG I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT(2) b; BT(3) b. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ có chia cột để HS thi làm BT3a. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - GV đọc HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lóp: ngoằn ngoèo, nhoẻn miệng. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét: + Các chữ trong Hai Bà Trưng đựoc viết như thế nào? + Tìm các tên riêng trong bài chính tả? - HS đọc thầm đoạn văn, viết vào vở nháp những từ các em dễ viết sai. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2b. (Nhóm 4) - Nhóm trưởng điều hành các bạn tự tìm từ. + HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. b. đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc. a. lành lặn, nao núng, lanh lảnh.(HSNK nêu nhanh kết quả) Bài tập 3b. - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm nối tiếp nhau tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng có vần iêt/iêc. - Các nhóm thi đua làm bài vào bảng phụ. - GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm nào ghi được nhiều TN nhất. C. Củng cố, dặn dò. 5’ GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định. - Liên hệ cách gữ vệ sinh môi trường vùng biển. - KNS: KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy – học: Các hình trong trang 70, 71 SGK. III.Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ : 5’ - GV yêu cầu Hs những việc cần làm đêỏ góp phần bảo vệ môi trường. - HS trả lời. GV nhận xét. B. Bài mới : 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: (Nhóm 4) Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Bước 1: HS quan sát các hình trang 70, 71 SGK. Bước 2: GV yêu cầu một số HS nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. - GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Thảo luận nhóm - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi? - Cần làm gì để tránh những hiện tượng trên? - GV kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định; không để vật nuôi phóng uế bừa bãi. Liên hệ đến HS có dịp ra biển chơi thì phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, không được phóng uế bừa bãi ra biển. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về việc thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. (N2) Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình vẽ 3, 4 T71 trong SGK chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình. - GV kết luận. Bước 2: Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau: + Địa phương bạn thường sử dụng nhà tiêu loại nào? + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ? - Một số HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước, cũng gopfs phần tiết kiệm năng lương nước. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài. Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0). - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. - Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000). - Các bài tập cần làm: Bài 1,2 .Bài 3( a,b),Bài 4.Dành cho HSNK: Bài 3( c). II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra HS đọc, viết các số: 1987; 2536; 5748; 9854; 1437; 6574. - GV nhận xét. B. Bài mới : 28’ 1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện tập. Bài 1: (Cặp đôi)- GV giải thích mẫu. Gọi từng cặp HS: 1 em đọc số, 1 em viết số. Ví dụ: Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy: 8527. - Khi viết xong, cho HS nhìn vào số và đọc số. Bài 2: (Cá nhân)- GV giải thích mẫu. GV viết số lên bảng, gọi HS đọc số. Viết số Đọc số. 1942 một nghìn chín trăm bốn mươi hai 6358 4444 8781 chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu 7155 - Lưu ý HS đọc đúng quy định với các trường hợp chữ số hàng đơn vị là 1, 4, 5. Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự phân tích yêu cầu, tìm ra quy luật. - HS tự làm vào vở, trình bày trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi làm nhanh trên bảng.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức. a) 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656. b) 3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125; 3126. c) (HSN): 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500. Bài 4: (Cá nhân)GV hướng dẫn HS nhận xét qui luật của các số trên tia số; HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách đọc, viết số có bốn chữ số vừa học. TẬP ĐỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “ NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI” I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo. - Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp. (trả lời được các CH trong SGK) - ANQP: Kể các chế độ trong ngày của chú bộ đội, công an thực hiện. - KNS: Thu thập và xử lí thông tin. II. Đồ dùng dạy - học: 4 băng giấy ghi chi tiết ND các mục: Học tập, lao động, các công tác khác, đề nghị khen thưởng của báo cáo. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Hai Bà Trưng; TLCH về nội dung đoạn kể. - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài học bằng cách cho HS quan sát tranh SGK. 2. Luyện đọc. a. GV đọc toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát). b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó và giải nghĩa một số từ. - GV chia đoạn. HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. + Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS đọc cá nhân. + HS đọc trong nhóm. - Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp từng đoạn – nhận xét bạn đọc. - 2 HS đọc toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4) - HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Theo em bản báo cáo trên là của ai? + Bạn đó báo cáo với những ai? + Bản báo cáo gồm những ND nào? + Báo cáo kết quả thi đua tháng để làm gì? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận. - ANQP: Kể các chế độ trong ngày của chú bộ đội, công an thực hiện. HS kể, GV nhận xét, bổ sung. 4. Luyện đọc lại - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Gắn đúng nội dung báo cáo - GV chia bảng lớp thành 4 phần mỗi phần gắn tiêu đề của 1 ND mà GV đã ghi sẵn ở băng giấy. - Các nhóm thi đua gắn nhanh băng chữ thích hợp với tiêu đề trên từng phần bảng. Sau đó nhìn bảng đọc kết quả. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. C. Củng cố, dặn dò. 5’ - HS nêu cách viết một bản báo cáo. - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập viết báo cáo . ĐẠO ĐỨC ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, ... - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. - HSNK: Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng. - KNS: KN trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế. II. Tài liệu và phương tiện: Các bài thơ, bài hát về tình hữu nghị với TN các nước. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Phân tích thông tin. 10’ - GV cho HS quan sát các tranh vẽ ở BT1. - Các nhóm thảo luận, phân tích nội dung từng bức tranh. - Đại diện các nhóm trình bày. các nhóm khác nhận xét. - GV kết luận: Các hình vẽ và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết, hữu nghị giữa TN các nước trên thế giới. TN Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với TN các nước khác. Đó là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển. Hoạt động 2: Du lịch thế giới. 10’ - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đóng vai trẻ em của các nước (Pháp, Cu Ba, Nam Phi, Việt Nam...). Tự giới thiệu về đất nước và phong tục tập quán của nước mình. - Các nhóm lên đóng vai, giới thiệu. - Các nhóm khác nhận xét và cho biết trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì? - GV kết luận, HS nhắc lại. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. 10’ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nêu những việc các em đã làm và có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với TN Quốc tế. - Đại dện các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với TN Quốc tế các em có thể tham gia vẽ tranh, làm thơ, viết thư, quyên góp tiền... cho các bạn TN Quốc tế. Hướng dẫn về nhà: 5’ Mỗi nhóm sưu tầm, tìm hiểu về nền văn hoá, về cuộc sống và học tập, về nguyện vọng... của thiếu nhi một số nước. Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2021 Lớp học môn đặc thù Thứ 6 ngày 22 tháng 1 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật. - Liên hệ việc giữ vệ sinh môi trường vùng biển. - KNS: KN tư duy phê phán: có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong trang 72,73 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ Lớp trưởng kiểm tra: Nêu tác hại của việc phóng uế bừa bãi. - HS và Gv nhận xét. 2. Dạy bài mới: 25’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GVcho cả lớp hát bài Điều đó tùy thuộc hành động của bạn GV hỏi HS về ý nghĩa của bài hát - GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: (N4) Tìm hiểu hành vi đúng, sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. Bước 1: Quan sát cá nhân. HS quan sát hình 1 trang 72 SGK, theo nhóm: Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình. Theo bạn hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn đang sinh sống không? Bước 2: GV yêu cầu một số HS nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Thảo luận nhóm: - Nước thải có gì gây hại cho SK? -Theo bạn nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy...cần chảy ra đâu? - GV kết luận: Trong nước thải có hiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ,... sẽ làm nguồn nước bị ô nhiểm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. - Cho HS xem một bức ảnh chụp cảnh biển bị tràn dầu. HS nêu nhận xét về bức ảnh. - GV kết luận: Việc tràn dầu, thải nướ bẩn ra môi trường biển có thể làm ô nhiễm môi trường biển, làm chết các sinh vật sống ở biển, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở các đảo. - Cho HS xem hình ảnh về tác hại do ô nhiểm môi trường biển. (Gần nhất ở Hà tĩnh ta.) Hoạt động 3: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh. Bước 1: Từng cá nhân nêu ở gia đình hoặc địa phương thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy đã hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến moi trường xung quanh? - HS trả lời, GV kết luận. Bước 2: Quan sát hình 3,4 trang73 SGK theo nhóm và trả lời câu hỏi: + Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao? + Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không? Bước 3: Một số HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: Việc xử lí nước thải, nhất là nước công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là rất cần thiết. 3. Củng cố, dặn dò: 5’ - HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. - GV dặn HS về nhà xem lại bài. HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: Hiểu như thế nào là ô nhiểm môi trường, cần làm gì để bảo vệ môi trường. Biết làm những việc góp phần bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của mình. Luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - GV: các bản nhạc bài hát thuộc chủ đề Môi trường, sân chơi, dụng cụ phục vụ trò chơi: Ba cái giỏ rác, các vỏ chai nhựa. HS: giấy A4, bút chì, màu III. Hoạt động lên lớp: TBHT báo cáo kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của các bạn. TBVN điều hành lớp hát bài hát Trái dất này là của chúng mình. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu: 5. TBHT nêu lại mục tiêu. - TBHT Mời người dẫn chương trình lên làm việc: 6. Người dẫn chương trình điều hành các hoạt động: - Tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm Môi trường hôm nay gồm hai phần. + Phần thứ nhất là phần : Trò chơi “Chiến sĩ môi trường” + Phần thứ hai là phần : Trổ tài sáng tạo. Phần I. Bây giờ mình mời các bạn bước vào phần thứ nhất: Trò chơi “Chiến sĩ môi trường” - NDCT phổ biến Luật chơi: Các bạn sẽ được chi làm 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ là một tiểu đội, xếp thành 1 hàng dọc trước bức tường ảo, phí sau sẽ có một giỏ chai nhựa (tượng trưng cho kho lựu đạn). Khi có hiệu lệnh bắt đầu, Chiến sĩ xếp đầu hàng sẽ chạy vòng ra phía kho đạn để lấy 1 quả lựu đạn, chuyền cho đồng đội đứng cuối hàng, đồng đội này sẽ chuyền cho các đồng đội phía trên trong tiểu đội mình đến người cuối cùng sẽ ném thật chính xác vào mục tiêu (ném vào giỏ xem như đã giết được một tên lính). Sau khi ném xong, chiến sĩ này sẽ chạy vòng về kho đạn để tiếp tục thực hiện như chiến sĩ trước. Sau 1 phút 30 giây. Tiểu đội nào giết được nhiều lính hơn sẽ được thưởng. - GV bật nhạc – HS chơi trên nền nhạc bài hát Trái đất này là của chúng mình. - GV tổng kết trò chơi, trao thưởng. - GV hướng dẫn HS phân tích trò chơi. ? Trò chơi có tên gọi là gì? ? Nhiệm vụ của các chiến sĩ môi trường là làm gì? ? Các chiến sĩ môi trường đã làm gì để diệt được những tên lính ô nhiễm? ? Môi trường như thế nào là môi trường bị ô nhiễm? ? Để bảo vệ môi trường các em cần làm gì? - GV nhận xét, kết luận. Phần II. Bây giờ sang phần thứ hai : Trổ tài sáng tạo. Người dẫn chương trình giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ của phần 2. Lớp chúng ta sẽ được chi làm 4 nhóm, mỗi nhóm 8 bạn. Các nhóm tự thảo luận chọn cho nhóm mình một cái tên. Các nhóm tự chọn làm một sản phẩm tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường. (Các sản phẩm có thể là một bức tranh, 1 câu chuyện, 1 bài thơ, một bài hát, 1 tiểu phẩm) Các nhóm tập luyện làm sản phẩm. - Các nhóm trình bày. Bình chọn nhóm xuất sắc.- Trao thưởng. 7. GV nhận xét kết luận. - Hướng dẫn HS liên hệ bản thân cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Gv nhận xét tiết học. Dặn dò. TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Mở đầu: 5’. - GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học. B. Hướng dẫn các nhóm làm bài tập: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện đọc: - Tự luyện đọc các bài tập đọc học thuộc lòng chưa thuộc. + HS luyện đọc. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. * Nhóm 2: Các bài tập khác: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần. + Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Hoàn thành các bài tập. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.- GV đánh giá. Bài 1. Ghi lại những con vật được gọi và tả như người trong bài thơ Anh Đom Đóm Bài 2. Chép những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của người. Em nằm trên chiếc võng Êm như tay bố nâng Đung đưa chiếc võng kể Chuyện đêm bố vượt rừng. Bài 3. Tìm trong khổ thơ sau những sự vật và các hoạt động của vật được nhân hóa: Con đường làng Vừa mới đắp Xe chở thóc Đã hò reo Nối đuôi nhau Cười khúc khích. Bài 4. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”: Chú mèo thức dậy lúc mặt trời đã lên cao. Những giọt sương lấp lánh trong đám cỏ khi trời vừa hửng sáng. Sáng sớm, chị tre nghiêng đầu chải tóc bên bờ ao. Bài 5-HSNK . Hãy đặt 2 câu có hình ảnh nhân hóa nói về một con vật * Nhóm 3: Luyện viết văn: - HS tự luyện viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể một câu chuyện em đã học trong học kì I. Gợi ý HS có thể viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh cho câu văn sinh động hơn. + HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + HS trao đổi với bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. GV đánh giá C. Cũng cố – dặn dò: 3’ - Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của môn học.
File đính kèm:
giao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_19_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc