Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết

ĐẠO ĐỨC

QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

 *KNS: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.

II. Tài liệu và phương tiện: Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em – VBT.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em. 10’

 * Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ láng giềng.

 * Cách tiến hành: - GV kể chuyện – HS quan sát tranh ở VBT.

 - HS đàm thoại theo các câu hỏi:

 + Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

 + Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?

 + Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?

 + Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?

 + Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

 - GV kết luận.

Hoạt động 2: Đặt tên tranh. 10

 * Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.

* Cách tiến hành.

- GV chia nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 bức tranh và đặt tên cho từng bức tranh.

- HS thảo luận nhóm 4 về nội dung tranh và đặt tên cho tranh.

 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 - GV kết luận về nội dung từng tranh.

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 10’

 * Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước ý kiến , quan niệm có liên quan đến việc đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

* Cách tiến hành.

- GV giải thích cho HS hiểu về ý nghĩa của các câu tục ngữ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 02 tháng 12 năm 2019
Hoạt động thư viện
Cô Tâm soạn và dạy
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA I
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông Ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng ít chắt chiu hơn nhiều phung phí (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ hoa I, Ô, K; Câu ứng dụng, từ ứng dụng. 
III.Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- GVđọc cho HS viết: Hàm Nghi, Hải Vân; KT bài viết ở nhà của HS. 
B. Bài mới: 28’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con 
a. Luyện viết chữ hoa 
- HS nêu tên các chữ hoa : Ô ,I , K 
- Gv cho HS quan sát chữ mẫu, GV hướng dẫn HS viết các chữ hoa 
- HS luyện viết vào bảng con các chữ hoa 
b. Luyện viết từ ứng dụng và tên riêng.
- HS đọc từ : Ông Ich Khiêm - GV giới thiệu về Ông ích Khiêm 
- HS quan sát chữ mẫu , nhận xét số lượng chữ , kích cỡ các con chữ 
- HS tập viết từ trên bảng con 
c. Luyện viết câu ứng dụng 
- 2 HS đọc câu ứng dụng: ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- GV nêu ý nghĩa câu tục ngữ trên 
- HS tập viết chữ: "ít" vào bảng con 
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
- GV nêu yêu cầu :
 + Các chữ Ô, I, K : 1 dòng + Viết tên riêng : Ông ích Khiêm: 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. - GV chấm chữa bài 
C. Củng cố - dặn dò: 5’ 
Biểu dương những HS viết đẹp, có tiến bộ. Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được tên 1 số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... ở địa phương.
- HSNK: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
* KNS : - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 52, 53, 54.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : 5’ - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm nêu các trò chơi nguy hiểm không nên chơi.
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK. (Nhóm 4)
* Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
* Cách tiến hành.
+ GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát các hình trang 52, 53, 54; nói về những gì các em quan sát được. GV theo dõi và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình?
+ HS ở các nhóm lên trình bày, mỗi em kể tên 1 vài cơ quan. Các HS khác bổ sung.
+ GV kết luận: ở mỗi tỉnh đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân.
Hoạt động 3: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống. (Nhóm 2)
* Mục tiêu: HS hiểu biết về các cơ quan hành chính , văn hoá, giáo dục y tế ở tỉnh nơi đang sống.
- Cho HS thảo luận nhóm: Ở tỉnh ta có những cơ quan hành chính nào?...
- Đại diện nhóm đứng dậy trả lời GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV kết luận.
GV treo tranh ảnh nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế và cho 1 số HS lên bảng trưng bày, xếp đặt theo nhóm, sau đó cử người giới thiệu trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- Dặn HS về sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế. Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, màu để vẽ tranh vào tiết sau.
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có một phép nhân 9).
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.Bài 4(dòng 3,4) - Bài 4: dòng 2,5 HSNK.
II. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: 5’- HS kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 9. 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 28’ 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu bài - Tính nhẩm và ghi kết quả.
- Gọi 1 HS đọc kết quả - HS khác nhận xét.
a) 9 x 1 = 9 9 x 5 = 45 9 x 4 = 36 9 x 10 = 90
 9 x 2 = 18 9 x 7 =63 9 x 8 = 72 9 x 0 = 0
 9 x 3 = 27 9 x 9 = 81 9 x 6 =54 0 x 9 = 0
b) 9 x 2 = 18 9 x 5 = 45 9 x 8 = 72 9 x 10 = 90
 2 x 9 = 18 5 x 9 = 45 8 x 9 = 72 10 x 9 = 90
- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích có thay đổi.
Bài 2: (Cá nhân)- 1 HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS cách tính: 9 x 4 + 9 = 36 + 9 = 45
- Tương tự HS làm những bài còn lại.
 	- 2 HS chữa bài lên bảng.- GV và cả lớp nhận xét.
 Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
Giải: Ba đội có số xe là: 3 x 9 = 27( xe)
 Công ti đó có tất cả số xe là: 27 + 10 = 37 (xe)
 Đáp số; 37 xe.
Bài 4 (dòng 3, 4): Viết kết quả phép nhân vào ô trống (theo mẫu)
 - GV phân tích bài mẫu
 - HS làm bài vào vở nháp tương tự bài mẫu rồi nêu kết quả.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
CHÍNH TẢ
VÀM CỎ ĐÔNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần it/uyt (BT2); Làm đúng BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: 5’ GV đọc cho HS viết: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu. 
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả, HS đọc lại bài.
+ Bài viết có mấy câu? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- HS tập viết chữ khó vào bảng con 
b. GV đọc cho HS viết.
c. Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (Nhóm 4)
- HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS nắm vững các từ ngữ đã học.
Bài tập 2: 
- Huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau. 
Bài tập 3: - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức thi đua giữa 3 tổ.
- GV và cả lớp nhận xét kết luận tổ nào thắng cuộc, chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Nhắc HS luyện viết thêm. 
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
	- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 *KNS: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
II. Tài liệu và phương tiện: Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em – VBT.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em. 10’
	* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ láng giềng.
 * Cách tiến hành: - GV kể chuyện – HS quan sát tranh ở VBT.
	- HS đàm thoại theo các câu hỏi:
	+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
	+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
	+ Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
	+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
	+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
	- GV kết luận.
Hoạt động 2: Đặt tên tranh. 10
	* Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
* Cách tiến hành.
- GV chia nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 bức tranh và đặt tên cho từng bức tranh.
- HS thảo luận nhóm 4 về nội dung tranh và đặt tên cho tranh.
	- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận về nội dung từng tranh.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 10’
	* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước ý kiến , quan niệm có liên quan đến việc đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành.
- GV giải thích cho HS hiểu về ý nghĩa của các câu tục ngữ.
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của mình đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.
 a) Hành xóm tắt lửa , tối đèn có nhau.
 b) Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
 c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm.
 d) Trẻ em cũng cần quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày,các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng; ý kiến b là sai
Hướng dẫn thực hành: 5’
 - Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2020
Lớp học môn đặc thù 
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (Tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được tên 1 số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... ở địa phương.
- HSNK: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
*KNS: Sưu tảm, tổng hợp và sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.
II. Đồ dùng dạy, học: Tranh ảnh sưu tầm về 1 số cơ quan của tỉnh, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Bài cũ : 5’ - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục ở địa phương.
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới : 25’ 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Giới thiệu về tỉnh nơi bạn đang sống. (Nhóm 4)
- HS tập trung các tranh ảnh, bài báo; sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
- GV giới thiệu thêm một số điều HS chưa nêu được về địa phương như: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Giáo dục tình yêu đối với nới các em đang sống.
Hoạt động 3: Vẽ tranh.
- GV nêu yêu cầu hoạt động: Thực hành vẽ cơ qua hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh em.
- Gv chiếu cho HS xem hình ảnh tổng quát
- GV gợi ý cách thể hiện. Khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
- HS tiến hành vẽ. Sau đó dán tranh đã vẽ lên bảng, gọi 1 số HS mô tả tranh vẽ hoặc bình luận tranh vẽ.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có phép chia 9).
- Các bài tập cần làm:Bài 1,2,3,4.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng chia 9. 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 28’ 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1.(Cá nhân) (Tính nhẩm): - Ôn tập bảng nhân 9 và bảng chia 9. Dựa vào bảng nhân 9 và bảng chia 9 để làm từng cặp 2 phép tính.
	- HS tự làm bái cá nhân rồi nêu kết quả, chữa bài.
Ví dụ : 9 x 6 = 54
 54 : 9 = 6
Bài 2. (Cặp đôi) (Số?): Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia. Khuyến khích HS tính nhẩm: 3 nhân mấy bằng 27? :
- HS làm bài theo cặp. Gọi HS lên bảng điền kết quả và giải thích cách làm.
Số bị chia 
 27
 27

 63

 63
Số chia
 9

 9

 9
 9
 Thương
 
 3
 3
 7
 7

- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
	- Tìm số ngôi nhà đã xây được. HS nêu phép tính: 36 : 9 = 4 (ngôi nhà)
	- Tìm số ngôi nhà phải xây tiếp. HS nêu phép tính: 36 – 4 = 32 (ngôi nhà)
Bài 4. (Cá nhân) (Tìm 1/9 số ô vuông của mỗi hình): HS thực hiện theo 2 bước:
	+ Đếm số ô vuông của hình.
	+ Tìm 1/9 số đó.
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
	- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
HOẠT ĐÔNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
ATGT: Bài 3 - BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I. Mục tiêu:
- Cho HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông.
- Học sinh giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu : 204, 210, 211, 423(a,b) 434, 443, 424.
II. Đồ dùng dạy học: - Các biển báo.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 15’. Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông mới.
 a. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được đặc điểm, hình dáng ,màu sắc và nội dung của 2 nhóm biển báo hiệu giao thông. Biển báo hiệu nguy hiểm và biển chỉ dẫn.
- Học sinh nhớ nội dung các biển báo đã học.
 b. Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm 2 loại biển cho Hs nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về: Hình dáng màu sắc, hình vẽ bên trong..
- Đại diện nhóm lên trình bày. Một trong 2 nhóm biển tam giác trình bày.
- GV viết các ý kiến của HS lên bảng.
- Hình dáng : Hình tam giác.
- Màu sắc: Nền màu vàng, xung quanh viền màu đỏ.
- Hình vẽ: Màu đen thể hiện nội dung.
- GV giảng từ: Đường 2 chiều là đường có 2 làn xe chạy ngược chiều nhau ở 2 bên đường.
- Đường bộ giao nhau với đường sắt là đoạn đường có đường sắt cắt ngang qua đường bộ.
- GV tóm tắt:
Biển báo nguy hiểm có hình tam giác , viền đỏ nền màu vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó.
- Một em đại diện nhóm hình vuông lên trình bày.
- Gv ghi bảng ; Hình dáng, hình vuông .Màu. xanh , hình vẽ bên trong màu trắng.
b)Kết luận: 3’-Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật nền màu xanh lam, bên trong có kí hiệu hoặc chữ chỉ dẫn có màu trắng(hoặc màu vàng) để chỉ dẫn cho người đi đường biết những điều được làm theo hoặc cần biết.
Hoạt động 2: 10’.- Nhận biết đúng biển báo.
Mục tiêu: Nhận biết đúng biển báo.
- Cách tiến hành; Trò chơi tiếp sức. Điền tên vào biển có sẵn.
- Cho HS chơi GV theo dõi- Nhận xét.
Hoạt động 2: Cũng cố – dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_tran_thi.doc
Giáo án liên quan