Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim
TOÁN
Bài 23. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Cúng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thẻ phép tính như ở bài 1.
- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ài đọc GV: Khi lúa tẻ cho là nó kém lúa nếp, lúa nếp nói gì? (Cả lớp nhìn SGK đọc lời lúa nếp: Chị nhầm ... bữa phụ). GV: Đồ ăn từ gạo nếp rất ngon nhưng chỉ là bữa phụ vì con người không thể ăn gạo nếp quanh năm, trừ một số đồng bào dân tộc thiểu số. GV gắn hình 6 loại đồ ăn lên bảng, giới thiệu: Các em cùng thực hiện nhanh trò chơi phân loại thức ăn nào làm từ loại gạo nào. GV chỉ từng hình theo sô TT, cả lớp nói tên 6 loại thức ăn: cơm, xôi, bánh cuốn, bánh chưng, bánh giầy, bánh đa. Từng cặp HS trao đổi, làm bài trong VBT. 2 HS làm bài trên bảng (cùng nối / xếp thức ăn làm từ đồ nếp dưới từ nếp, thức ăn làm từ gạo tẻ dưới từ tẻ), nói kết quả. GV chỉ hình, HS nói kết quả: Các món ăn làm từ gạo nếp: xôi, bánh chưng, bánh giầy. Các món ăn làm từ gạo tẻ: cơm, bánh cuốn, bánh đa. * GV có thể chỉ từng hình trên bảng cho cả lớp nói: cơm: gạo tẻ / xôi: gạo nếp / bánh cuốn: gạo tẻ / bánh chưng: gạo nếp / bánh giầy: gạo nếp / bánh đa: gạo tẻ. - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (Lúa tẻ rất quan trọng. / Lúa tẻ là vua của cả năm. / Lúa nếp cũng rất quý. / Lúa nếp, lúa tẻ đều có ích). GV: Lúa nếp, lúa tẻ đều rất cần thiết đối với con người. Cuộc sống của con người sẽ rất khó khăn nếu không có lúa gạo. h) Hướng dẫn HS làm VBT –Bài 42 (trang 31 ) *) Đọc lại nội dung bài 42 3 .Củng cố, dặn dò: (5P) Bài học hôm nay, em biết thêm được gì? Tìm và đọc đúng tiếng có vần êm, vần êp; . TIẾNG VIỆT Bài 43: im ip ( tiết 1) MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Nhận biết các vần im, ip; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần im, ip. Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần im, vần ip. Đọc đúng, bài Tập đọc sẻ và cò. Viết đúng các vần im, ip và các tiếng bìm, bịp (trên bảng con). ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 4 thẻ từ viết 4 câu ở BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 KIỂM TRA BÀI CŨ(5P) 2 HS đọc bài Lúa nếp, lúa tẻ (bài 42); TL câu hỏi: E hiểu được điều gì qua - câu chuyện này? B DẠY BÀI MỚI Giới thiệu bài: vần im, vần ip. Chia sẻ và khám phá:(10P) (BT 1: Làm quen) Dạy vần im: GV chỉ vần im (từng chữ i, m). 1 HS đọc: i - mờ - im. Cả lớp: im. / Phân tích vần im. / Đánh vần: i - mờ - im / im. GV giới thiệu bìm bịp: loại chim rừng, nhỏ hơn gà, đuôi dài, lông màu nâu, kiếm ăn trên mặt đất, trong các lùm cây, bụi cỏ, tiếng kêu “bìm bịp”. / Tiếng bìm có vần im. / Phân tích tiếng bìm. / Đánh vần: bờ - im - bim - huyền - bìm / bìm. GV chỉ mô hình, từ khoá, cả lớp: i - mờ - im / bờ - im - bim - huyền - bìm / bìm. Dạy van ip: HS nhận biết i, p; đọc: i - pờ - ip. / Phân tích vần ip. / Đánh vần: i - pờ ip / ip. , , , , HS đọc: bìm bịp. Tiếng bịp có vần ip. / Phân tích tiếng bịp. / Đánh vần: bờ - ip - bip - nặng - bịp / bịp. Đánh vần, đọc trơn: i - pờ - ip / bờ - ip - bip - nặng - bịp / bịp. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: im, ip, 2 tiếng mới học: bìm bịp. Luyện tập Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần im? Tiếng nào có vần ip?) HS đọc tên từng sự vật dưới hình: nhím, kịp, cà tím,... GV giải nghĩa từ kịp bằng hình ảnh hai HS thi chạy, bạn nam sắp đuổi kịp bạn nữ; nhíp (dụng cụ thường dùng để nhổ tóc bạc, tóc sâu, lông mày). Từng cặp HS tìm tiếng có vần im, vần ip; làm bài trong VBT; báo cáo. / Cả lớp: Tiếng nhím có vần im. Tiếng kịp có vần ip... Tập viết (15P) (bảng con - BT 4) Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng vừa học: im, ip, bìm bịp. GV hướng dẫn HS viết vần im, ip 1 HS nói cách viết vần im. / GV viết mẫu, hướng dẫn: viết i trước, m sau; lưu ý nối nét giữa i và m. / Làm tương tự với vần ip. HS viết: im, ip (2 lần). Viết: bìm bịp (như mục b) GV viết mẫu, hướng dẫn: bìm (viết b trước cao 5 li, vần im sau, dấu huyền đặt trên i) / bịp (viết b trước, vần ip sau, dấu nặng đặt dưới i, chú ý p cao 4 li). HS viết: bìm bịp. TOÁN Bài 24. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Phát triển các NL toán học. CHUẨN BỊ Các que tính, các chấm tròn. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động (5p ) HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động: Quan sát bức tranh trong SGK. Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn: + Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim. + Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn. Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được. B. Hoạt động hình thành kiến thức (15 p ) HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7. Tương tự HS tìm kết quả các phép cộng còn lại: 6 + 4; 5 + 4; 4 + 4. GV chốt lại cách tìm kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thế sử dụng que tính, ngón tay, ... để tìm kết quả phép tính). Hoạt động cả lớp: GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện ở trên và nói: 4+ 3 = 7; 6 + 4 = 10; 5 + 4 = 9; 4 + 4 = 8. Củng cố kiến thức mới: GV nêu một số tình huống. HS nêu phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng theo cách vừa học rồi gài phép cộng và kết quả vào thanh gài. -- HS tự nêu tình huống ưrơng tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng (làm theo nhóm bàn). Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thể khuyến khích HS tư duy, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính, không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đầu để tìm kết quả. C. Hoạt động thực hành, luyện tập(10 p ) Bài 1 Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính). Đối vở, đặt và trả lời câu hỏi về các phép tính vừa thực hiện. Chia sẻ trước lớp. Lưu ý: Bài này trọng tâm là hướng dần cách tìm kết quả phép cộng. Ngoài việc sử dụng chấm tròn, HS có thể dùng ngón tay, que tính, ... để tìm kết quả. GV có thể nêu thêm một số phép cộng khác để HS rèn kĩ năng tìm kết quả phép tính. Bài 2 Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài. HS đổi vở, chữa bài, cùng nhau kiểm tra kết quả các phép tính đã thực hiện. Lưu ý: Ở bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau có thê nhâm, có thể dùng chấm tròn, que tính, ngón tay, ...), GV không nên yêu cầu HS chỉ điền kết quả mà nên nhấn mạnh vào cách các em tìm kết quả phép tính. GVcó thể đưa thêm các phép tính khác để HS rèn kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép t Bài 3:Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.GV chốt lại cách làm. GV có thể đưa ra một vài ví dụ mẫu khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày. D Hoạt động vận dụng : HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10. Củng cố, dặn dò(5p) Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép cộng, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép tính cộng hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. LƯU Ý : Bài này được thiết kế cho 2 tiết học. Tuỳ thuộc trình độ HS, GV ngắt tiết và tổ chức các hoạt động cho phù hợp, chẳng hạn, tiết 1 kết thúc sau khi hoàn thành bài 1. Trọng tâm của bài học là HS biết cách tìm kết quả các phép cộng trong phạm vi 10. ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN BÀI 4 SẠCH SẼ, GỌN GÀNG MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: Nêu được những việc làm chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề để sạch sẽ, gọn gàng. Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng. Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa Đạo đức 1. Băng/đĩa/clip bài hát “Thật đáng yêu” của Nghiêm Bá Hồng (nếu có). Một số đạo cụ để đóng vai, để tham gia “Ngày hội sạch sẽ, gọn gàng”. Mầu “Giỏ việc tốt”. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động(2p) GV tổ chức cho HS hát hoặc nghe bài hát “Thật đáng yêu” - Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng. GV nêu câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại đáng yêu? HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét và giới thiệu bài mới. B. Khám phá(15p) Hoạt động 1: Quan sát tranh Mục tiêu: HS xác định được ai là người sạch sẽ, gọn gàng. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát ưanh ở mục a SGK Đợỡ đức 1, trang 19 và xác định ai là người sạch sẽ, gọn gàng. HS thực hiện nhiệm vụ. GV mời một số HS trình bày ý kiến. GV kết luận: Bạn trong tranh 2 là người sạch sẽ, gọn gàng vì: tóc được chải gọn, quần áo sạch sẽ. Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS nêu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng. GV mời một số HS lên trình bày. GV kết luận: Những biểu hiện của người sạch sẽ gọn gàng: chân, tay, mặt,... luôn sạch; tóc được chải gọn; quần áo chỉnh tề, sạch sẽ. Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để sạch sẽ, gọn gàng Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng và lợi ích của những việc làm đó. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 20 và trả lời các câu hỏi: Bạn trong mỗi tranh đang làm để sạch sẽ, gọn gàng? Những việc làm đó nên được thực hiện vào lúc nào? Những việc làm đó có ích lợi gì? HS thực hiện nhiệm vụ. GV mời một số HS đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ngoài những việc làm trên, em còn biết những việc làm nào khác để luôn sạch sẽ, gọn gàng? GV mời HS trả lời câu hỏi. GV kết luận: Tranh 1: Bạn đang đánh răng, cần đánh răng ít nhất hai lần/ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ. Đánh răng để cho răng không bị sâu, miệng luôn sạch. Tranh 2: Bạn đang rửa mặt. cần rửa mặt thường xuyên sau khi ngủ dậy, khi vừa đi ngoài đường về nhà để mặt luôn sạch, không bị đau mắt... Tranh 3: Bạn đang chải đầu. cần chải đầu sau khi ngủ dậy, trước khi đi học, và những lúc tóc bị rối để tóc luôn mượt, gọri và đẹp. Tranh 4: Bạn mặc quần áo đi học và soi gưoug. cần mặc chỉnh tề trước khi đi học, đi ra ngoài đường hay tham gia các hoạt động chung để luôn sạch sẽ, gọn gàng và đẹp. Tranh 5: Bạn đang thắt dây giày, cần thắt dây giày mồi khi đi giày hay khi dây giày bị tuột để đảm bảo an toàn, không bị ngã khi di chuyển. Tranh 6: Bạn đang rửa tay sau khi đi vệ sinh, cần rửa tay thường xuyên: trước khi ăn, sau khi đi học hoặc đi chơi về, sau khi đi vệ sinh,... để tay luôn sạch, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá. Tranh 7: Bạn đang tắm. cần tắm ít nhất một lần/ngày để cơ thể sạch sẽ, thơm tho, không mắc các bệnh về da. Tranh 8: Bạn đang cắt (bấm) móng tay. cần cắt (bấm) móng tay khi móng tay mọc dài để tay luôn sạch, không làm xước da. C. Luyện tập(15p) Hoạt động 1: Nhận xét tranh Mục tiêu: HS xác định được những việc không nên làm đế bản thân sạch sẽ, gọn gàng. HS được phát triển kỹ năng tư duy phê phán. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 21 và nêu những việc không nên làm. Vì sao? HS thực hiện nhiệm vụ. GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến. GV kết luận: Những việc không nên làm để sạch sẽ, gọn gàng. + Đùa nghịch trong vũng nước bẩn. Vì quần áo sẽ bị bẩn, nước bẩn có thể bắn vào mắt, da gây ngứa, bệnh ngoài da. + Vừa đi học về, lấy tay bốc thức ăn. Vì bốc thức ăn khi chưa rửa tay sẽ dễ bị giun, sán, dễ nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá. + Bôi tay bẩn vào áo, tóc để rối, bù xù. Vì tay bẩn mà bôi lên áo sẽ làm cho áo bẩn, mất vệ sinh, tóc để rối thì không gọn gàng, sạch, đẹp. Lưu ý: Khi gọi các nhóm lên trình bày, có thể cho mồi nhóm nhận xét một tranh để nhiều nhóm được tham gia. Sau mồi ý kiến nhận xét của nhóm trình bày, có thể hỏi ý kiến bổ sung của các nhóm khác. Hoạt động 2: Xử lí tình huống Mục tiêu: HS có kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để bản thân sạch sẽ, gọn gàng. HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 22 và lựa chọn cách xử lí tình huống trong môi tranh. + Tình huống 1: Trên đường đi học về, Hùng ăn kem làm dính bẩn ra tay và áo. Nếu đi cùng Hùng, em sẽ khuyên bạn như thế nào? + Tình huống 2: An đã bước ra cửa để đi học, tóc vẫn rối, bù xù. Chị của An nhắc: Tóc An rối kìa. Neu em là An, em sẽ làm gì? HS thực hiện nhiệm vụ. GV mời một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống. GV nêu câu hỏi mở rộng: Theo em, cách ứng xử của nhóm bạn đã phù hợp hay chưa phù hợp? Em có cách ứng xử nào khác không? HS trình bày ý kiến. GV định hướng cách giải quyết: + Tình huống 1: Em nên khuyên bạn, không nên vừa đí vừa ăn ngoài đường, vì mất vệ sinh, bị bẩn tay và quần áo. + Tình huống 2: An nên cảm ơn chị vì đã nhắc và vào chải tóc cho gọn gàng rồi mới đi học. Lưu ý: GV có thể thay hai tình huống trong SGK bằng các tình huống khác cho phù hợp thực tế nhà trường và văn hoá địa phương. Tên các nhân vật trong tình huống có thể thay đổi cho phù hợp. Lựa chọn linh hoạt cách phân chia nhiệm vụ cho các nhóm HS. Ví dụ: + Cho tất cả các nhóm thực hiện lần lượt từng tình huống. Thực hành Mục tiêu: HS rèn luyện được một số kì năng tự chăm sóc bản thân để sạch sẽ, gọn gàng. Cách tiến hành: GV làm mẫu hoặc cho HS xem video c,lij) VC các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay. GV mời một số HS mô tả lại cách thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay. GV yêu cầu HS thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay theo nhóm đôi. HS thực hiện nhiệm vụ: một bạn làm, một bạn nhận xét và ngược lại. GV nhận xét, đánh giá khi HS thực hiện xong nhiệm vụ. Lưu ý: GV có thể linh hoạt lựa chọn các kĩ năng chăm sóc bản thân đế sạch sẽ, gọn gàng cho phù hợp với thực tế. Ví dụ như: rửa mặt, rửa tay. Trong quá trình HS thực hiện, GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của HS cho đúng và đảm bảo an toàn. Hoạt động 4: Tự liên hệ Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi: Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. Em cần làm thêm những việc gì để luôn sạch sẽ, gọn gàng? HS thực hiện nhiệm vụ. GV mời một số nhóm lên chia sẻ trước Lớp. GV khen những nhóm đã làm được nhiều việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. Tổng kết bài học GV gọi 1-2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực. .. Thứ Năm ngày 5 tháng 11 năm 2020 TƯ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC CỦA EM ( tiết 3 ) 1MỤC TIÊU Sau bài học , HS đạt được : * Về nhận thức khoa học : - Nói được tên , địa chỉ của trường mình . - Xác định được vị trí các khu vực , các phòng của trường học và kể được tên một số đồ dùng có ở trường học . - Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ . - Kể được tên các hoạt động chính ở trường học : nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó . - Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ . * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh : - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về trường học , các thành viên và hoạt động trường học , - Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về trường học , hoạt động ở trường học . Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học : - Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học . - Lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn khi ở trường . Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè , GV và các thành viên khác trong nhà trường . II . ĐỒ DÙNG , THIẾT BỊ DẠY HỌC - Các hình trong SGK . - VBT Tự nhiên và Xã hội 1 . -Tranh ảnh hoặc video về các hoạt động của trường học . - Giấy , bút màu , bản cam kết . II , HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 5 : Thảo luận về các thành viên trong nhà trường(15p ) * Mục tiêu - Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ . - Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong nhà trường . * Cách tiến hành Bước 1 : Làm việc theo nhóm 6 - HS quan sát các hình ở trang 38 , 39 trong SGK và thực tế trường mình. GV giới thiêu các thành viên trong nhà trương và công việc của họ: + Các thành viên trong nhà trường . + Nói về công việc của một số thành viên trong nhà trường . + Em làm gì để thể hiện sự kính trọng và biết ơn các thầy giáo , cô giáo , các cô , bác nhân viên trong nhà trường ? Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp . - HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời . GV hoàn thiện câu trả lời . Gợi ý : Các thành viên trong nhà trường : Hiệu trưởng , hiệu phó , thầy / cô giáo , cô thư viện ( thủ thư ) , cô lao công , cô y tá , có tổng phụ trách Đội , bác bảo vệ , ... ; Cách thể hiện sự kính trọng , biết ơn các thành viên : chào hỏi khi gặp mặt , xưng hô lễ phép , giúp đỡ khi cần thiết , cố gắng học tập tốt , ... LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (15P) Hoạt động 6 : Chơi trò chơi “ Ai có thể giúp tôi ? ” * Mục tiêu Đặt được câu hỏi nói về công việc của các thành viên trong nhà trường . * Cách tiến hành Bước 1 : Hướng dẫn cách chơi Mỗi cặp HS : Một HS đặt câu hỏi , một HS trả lời về công việc của các thành viên trong nhà trường . ( Ví dụ : HS 1 : Khi tôi muốn mượn sách ở thư viện , ai có thể giúp tôi ?; HS 2 : Bạn hãy đến gặp cô thư viện ) . Bước 2 : Tổ chức chơi trò chơi - GV gọi một số cặp HS lên chơi ( mỗi cặp sẽ phải hỏi và đáp vẽ hai thành viên ) Lưu ý : Các cặp HS sau không nói trùng ý với các cặp trước đó . . Bước 3 Nhận xét và đánh giá Cặp HS nào đoán đúng và trong thời gian ít nhất được khen thưởng . - GV có thể nhận xét về cách đặt câu hỏi của HS . GV có thể lựa chọn hoạt động 7 hoặc 8 để thực hiện . Hoạt động 7 : Xử lí tình huống viên khác trong nhà trường . * Mục tiêu Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè , GV và các thành * Cách tiến hành Bước 1 : Làm việc theo nhóm 4 hoặc 6 Mỗi nhóm được phát một tình huống liên quan đến một thành viên của nhà trưởng , nhóm thảo luận tìm cách xử lý tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm . Btrớc 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lý tình huống . - HS khác , GV nhận xét , hoàn thiện cách xử lý tình huống của từng nhóm . Gợi ý một tình huống về bác lao công : Ở sân trường , Minh và Tuấn đang vừa nói chuyện vừa ăn sáng . Minh ăn xong xôi , vứt lá gói xôi xuống sân , còn Tuấn uống xong hộp sữa cũng vứt xuống góc sân . Bạn Hà đang đi về phía hai bạn , nhìn thấy và nói : “ Các bạn cần phải vứt vào thùng rác chứ ! ” . Bạn Tuấn nói : “ Trường mình có bác lao công quét sân trường hằng ngày rồi mà ” . Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Hãy giải thích vì sao , Hoạt động 8 : Xây dựng cam kết giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách các đồ dùng của trường học ( có thể làm vào buổi 2 hoặc ở nhà ) * Mục tiêu Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học . * Cách tiến hành Mỗi nhóm được phát giấy , bút màu để làm bản cam kết theo gợi ý ( Phụ lục ) . Các nhóm sẽ trao đổi sản phẩm vào buổi học sau . Sau đó , dán vào chỗ sản phẩm học tập của lớp và cùng thực hiện mỗi ngày . ĐÁNH GIÁ
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu.docx