Kế hoạch dạy học môn Toán + Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 22

. Đọc

- Học sinh đọc vần: oang, oăng.

- Học sinh đọc từ: vỡ hoang, áo choàng, oang oang, con hoẵng, liến thoắng, dài ngoẵng, nước khoáng, khoảng cách, khoe khoang, hoảng hồn, hét toáng, khua khoắng, loáng thoáng, thoáng mát, chớp nhoáng, loạng choạng.

- Học sinh đọc câu:

 Cô dạy em tập viết

 Gió đưa thoảng hương nhài

 Nắng ghé vào cửa lớp

 Xem chúng em học bài.

* Lưu ý:

- thoảng: là lướt qua nhè nhẹ.

- ghé: là tạt vào, ghé vào.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn Toán + Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 22 MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 1
Bài 90: ôn tập
1. Đọc
- Học sinh đọc vần: ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, up, ep, êp, ip, iêp, ươp.
- Học sinh đọc từ: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng, lốp xe, hồi hộp, tấm lợp, hợp tác, dọn dẹp, ghi chép, nề nếp, xếp chữ, kịp thời, búp bê, thất nghiệp, trái mướp.
- Học sinh đọc câu: 
	Cá mè ăn nổi
	Cá chép ăn chìm
	Con tép lim dim
	Trong chùm rễ cỏ
	Con cua áo đỏ
	Cắt cỏ trên bờ
	Con cá múa cờ
	Đẹp ơi là đẹp.
* Lưu ý: 
 _ lim dim: là nhắm chưa khít, còn hơi mở.
2. Viết chữ cỡ nhỏ:
- Học sinh viết 1 hàng từ đầy ắp, 1 hàng từ đón tiếp, 1 hàng từ ấp trứng
- Học sinh viết bài:
 Cá mè ăn nổi
	Cá chép ăn chìm
	Con tép lim dim
	Trong chùm rễ cỏ
	Con cua áo đỏ
	Cắt cỏ trên bờ
	Con cá múa cờ
	Đẹp ơi là đẹp.
* Lưu ý: 
- Nhóm chữ cao 2 ô li rưỡi: l, h, k, b, g, y
- Nhóm chữ cao 2 ô li: d, đ, p, q
- Nhóm chữ cao 1 ô li rưỡi: r, s, t
- Nhóm chữ cao 1 ô li: e, u, ư, i, o, ơ, ô, a, ă, â, x, c, v, n, m.
Bài 91: oa – oe
1. Đọc
- Học sinh đọc vần: oa, oe.
- Học sinh đọc từ: họa sĩ, sách giáo khoa, hòa bình, múa xòe, chích chòe, mạnh khỏe, khóa cửa, xóa bảng, bông hoa, toa tàu, hỏa hoạn, tòa nhà, họa mi, tỏa hương, tung tóe, sức khỏe, lóe sáng, mạnh khỏe, xòe tay, mắt nhòe, ngo ngoe.
- Học sinh đọc câu: 
	Hoa ban xòe cánh trắng
	Lan tươi màu nắng vàng
	Cành hồng khoe nụ thắm
	Bay làn hương dịu dàng.
* Lưu ý: 
 - dịu dàng: là nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu.
2. Viết chữ cỡ nhỏ:
- Học sinh viết 2 hàng vần oa, 2 hàng vần oe.
- Học sinh viết bài:
	Hoa ban xòe cánh trắng
	Lan tươi màu nắng vàng
	Cành hồng khoe nụ thắm
	Bay làn hương dịu dàng.
Bài 92: oai - oay
1. Đọc
- Học sinh đọc vần: oai, oay
- Học sinh đọc từ: điện thoại, quả xoài, khoai lang, gió xoáy, hí hoáy, loay hoay,bà ngoại, khoái chí, phân loại, đủ loại, loài vật, ghế xoay, viết ngoáy, trục xoay, xoay tròn, phiền toái, xếp loại, phá hoại, đối thoại, ngoái cổ, đàm thoại, ngoài da.
- Học sinh đọc câu: 
	Tháng chạp là tháng trồng khoai
	 Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
	Tháng ba cày vỡ ruộng ra
	 Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.	
* Lưu ý: 
- tháng chạp: là tháng 12.
- cày vỡ ruộng ra: là xới đất tơi ra để gieo trồng lúa.
- mưa sa: là nước mưa rơi xuống.
2. Viết chữ cỡ nhỏ:
- Học sinh viết 2 hàng vần oai, 2 hàng vần oay.
- Học sinh viết bài:
	Tháng chạp là tháng trồng khoai
	 Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
	Tháng ba cày vỡ ruộng ra
	 Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.	
Bài 93: oan – oăn
1. Đọc
- Học sinh đọc vần: oan, oăn.
- Học sinh đọc từ: giàn khoan, phiếu bé ngoan, học toán, tóc xoăn, khỏe khoắn, xoắn thừng,tính toán, hoàn toàn cây xoan, sửa soạn, soạn bài, đoàn tàu, nổi loạn, oẳn tù tì, băn khoăn, xoắn chặt, liên hoan, đoán mò, lo toan, toan tính.
	Khôn ngoan đối đáp người ngoài
	 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
* Lưu ý: 
 - đối đáp: là một người hỏi 1 người trả lời.
2. Viết chữ cỡ nhỏ:
- Học sinh viết 2 hàng vần oan, 2 hàng vần oăn.
- Học sinh viết bài:
 	Khôn ngoan đối đáp người ngoài
	 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Bài 94: oang - oăng
1. Đọc
- Học sinh đọc vần: oang, oăng.
- Học sinh đọc từ: vỡ hoang, áo choàng, oang oang, con hoẵng, liến thoắng, dài ngoẵng, nước khoáng, khoảng cách, khoe khoang, hoảng hồn, hét toáng, khua khoắng, loáng thoáng, thoáng mát, chớp nhoáng, loạng choạng.
- Học sinh đọc câu: 
	Cô dạy em tập viết
	Gió đưa thoảng hương nhài
	Nắng ghé vào cửa lớp
	Xem chúng em học bài.
* Lưu ý: 
- thoảng: là lướt qua nhè nhẹ.
- ghé: là tạt vào, ghé vào.
2. Viết chữ cỡ nhỏ:
- Học sinh viết 2 hàng vần oang, 2 hàng vần oăng.
- Học sinh viết bài:
 	Cô dạy em tập viết
	Gió đưa thoảng hương nhài
	Nắng ghé vào cửa lớp
	Xem chúng em học bài.
KEÁ HOAÏCH TUAÀN 22 MOÂN TOAÙN
LÔÙP 1
 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
Bài học này giúp HS bước đầu nhận biết các kỹ năng giải và trình bày bài giải toán có lời văn ( bài toán về phép cộng) mà các em cần đạt:
Tìm hiểu bài toán:
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
Giải bài toán:
Viết câu lời giải. Dựa vào câu hỏi
Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong ngoặc). Dựa vào đề bài cho
Viết đáp số.
* GIỚI THIỆU CÁCH GIẢI VÀ CÁCH TRÌNH BÀY BÀI GIẢI
Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
* Hướng dẫn giải.
Bài toán cho biết những gì? ( có 5 con gà, thêm 4 con gà.)
Bài toán hỏi gì?( Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?)
HS viết tóm tắt.
Tóm tắt	
Có	: 5 con gà
Thêm: 4 con gà
Có tất cả : con gà?
* Hướng HS giải bài toán:
- Muốn biết Nhà An có tất cả mấy con gà ta làm như thế nào? ( Ta làm phép tính cộng, lấy 5 + 4)
- Hướng dẫn HS viết bài giải.
+ Viết câu lời giải: HS dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải.
Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ?
- Các bạn gạch bỏ chữ Hỏi, tiếp theo gạch bỏ chữ mấy thay thế chữ số, cuối cùng gạch bỏ dấu ? thay thế chữ là.
( “Nhà An có tất cả là:”, “ Số con gà nhà An có tất cả là:”,)
+ Viết phép tính: hướng dẫn cách viết như trong sách giáo khoa, hướng dẫn HS đọc phép tính đó ( năm cộng bốn bằng chín), ờ đây 9 chỉ 9 con gà nên viết “ con gà” ở trong dấu ngoặc đơn: (con gà).
+ Viết đáp số.
Bài giải
 Nhà An có tất cả là:
 5 + 4 = 9 (con gà)
 Đáp số: 9 (con gà)
Chú ý: Nên giúp HS tự tìm phép tính giải bài toán, nên khuyến khích HS tự tìm câu lời giải khác.
Bài giải
 Số con gà nhà An có tất cả là:
 5 + 4 = 9 (con gà)
 Đáp số: 9 (con gà)
* THỰC HÀNH
Cách thực hiện:
- HS tiến hành giải bài toán vào vở theo 3 bước.
+ Viết câu lời giải. Dựa vào câu hỏi
+ Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong ngoặc).Dựa vào đề bài cho.
+ Viết đáp số.
- Hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài như bài giới thiệu ở trên.
1. An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
Tóm tắt	
An có	: . quả bóng
Bình có	: . quả bóng
Có tất cả	: . quả bóng?
Bài giải
 Số quả bóng cả hai bạn có là:
 ............................................................( quả bóng)
 Đáp số: ............quả bóng
2. Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
Tóm tắt	
Có	 : . bạn
Thêm : . bạn
Có tất cả : . bạn?
Bài giải
 ...........................................................
 ...........................................................
 Đáp số: ......bạn
3. Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con?
Tóm tắt	
Dưới ao : . con vịt 
Trên bờ : . con vịt
Có tất cả : . con vịt?
Bài giải
 .................................................................
 ....................................................................
 ...............................................................................
2. XĂNG – TI – MÉT. ĐO ĐỘ DÀI
Bài học này giúp HS có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăng-ti-mét (cm); biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị cm trong các trường hợp đơn giản.
* GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (cm) VÀ DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI ( THƯỚC KẺ)
* Hướng dẫn HS quan sát thước kẻ và giới thiệu:
+ Giới thiệu các vạch chia thành từng xăng-ti-mét.
+ Xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài: Vạch đầu tiên là vạch 0 (HS chỉ và nhìn vào số 0 trên thước kẻ).
+ Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là một xăng-ti-mét. Cho HS dùng bút chì di chuyển từ vạch 0 đến vạch 1 trên mép thước, khi bút chì đến vạch 1 thì nói “ một xăng-ti-mét”, từ vạch 1 đến vạch 2 cũng là một xăng-ti-mét ( Lần lượt với các vạch còn lại).
- Xăng-ti-mét viết tắt là cm. Đọc là xăngtimet
*GIỚI THIỆU CÁC THAO TÁC ĐO ĐỘ DÀI
Hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước:
+Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
+ Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo(xăng-ti-mét) 
Trên hình vẽ của bài học, ta có đoạn thẳng AB dài “ một xăng-ti-mét”, đoạn thẳng CD dài “ ba xăng-ti-mét”, đoạn thẳng MN dài “ sáu xăng-ti-mét”.
+ Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp). Chẳng hạn, viết 1cm ở ngay dưới đoạn thẳng AB,.
* THỰC HÀNH
cm
Viết:
Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo:
HS thực hành theo hướng dẫn ở trên.
Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s:
- Hướng dẫn HS khi đo độ dài đoạn thẳng ta đặt thước như thế nào?
+ Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
+ Yêu cầu HS quan sát thật kĩ cách đặt thước rồi mới làm.
4. Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo:
4. Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo
- HS nhắc lại 3 bước đo độ dài đoạn thẳng rồi tiến hành đo và viết số đo.
3. LUYỆN TẬP (T.121)
Trong vườn có 12 cây chuối , bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối? 
Yêu cầu HS tiến hành đọc lại đề bài 2 lần, quan sát tranh vẽ.
Bài toán cho biết những gì? 
Bài toán hỏi gì?
Để biết trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối ta thực hiện phép tính gì ? 
Cho HS tự thực hiện tóm tắt.
HS tiến hành giải bài toán vào vở theo 3 bước.
+ Viết câu lời giải. Dựa vào câu hỏi
+ Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong ngoặc). Dựa vào đề bài cho
+ Viết đáp số.
 Bài giải 
 Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
 12 + 3 = 15 ( cây chuối)
 Đáp số: 15 cây chuối
Trên tường có 14 bức tranh , người ta treo thêm 2 bức tranh nữa. Hỏi trên tường có tất cả bao nhiêu bức tranh? 
Tóm tắt
Có : ........bức tranh
Thêm : ........bức tranh
Có tất cả: ........bức tranh?
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Có : 5 hình vuông
 Có : 4 hình vuông
 Có tất cả: .....hình vuông
LUYỆN TẬP (T.122)
 Bài 1: An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ?
Tóm tắt
Có	 : ....bóng xanh
Có  	 :....bóng đỏ
Có tất cả : ....quả bóng ? 
Phương pháp giải:
- Đọc đề rồi viết các số vào tóm tắt.
- HS phân tích đề bài cho, đề bài hỏi.
- HS tiến hành giải bài toán vào vở theo 3 bước.
+ Viết câu lời giải. Dựa vào câu hỏi
+ Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong ngoặc). Dựa vào đề bài cho
+ Viết đáp số.
Bài 2: Tổ em có 5 bạn nam và 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn ? 
Phương pháp giải:
- Đọc đề rồi tự viết tóm tắt.
- HS phân tích đề và tự giải bài toán theo các bước đã học.
Bài 3: Giảm tải không làm
Bài 4: Tính (theo mẫu):
a) 2cm + 3cm = 5cm                                 b) 6cm - 2cm = 4cm
    7cm + 1cm =                                              5cm - 3cm = 
   8cm + 2cm =                                            9cm - 4cm =
   14cm + 5cm =                                           17cm - 7cm = 
Phương pháp giải:
- Cộng, trừ các số rồi viết thêm đơn vị đo vào kết quả vừa tìm được.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_toan_tieng_viet_lop_1_tuan_22.doc