Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang

TẬP VIẾT

(1 tiết - sau bài 132, 133)

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng các vần uênh, uêch, uynh, uych, các từ ngữ huênh hoang, nguệch ngoạc, huỳnh huỵch - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.

2. Luyện viết

2.1. Viết chữ cỡ nhỡ

- Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ vừa) trên bảng: uênh, huênh hoang; uêch, nguệch ngoạc, uynh, uych; huỳnh huỵch.

- GV hướng dẫn (viết mẫu và mô tả) (có thể chia 2 chặng - mỗi chặng viết 1 cặp vần, từ ngữ):

+ uênh: Điều chỉnh hướng bút khi viết xong u và viết sang e; viết liền nét các chữ e, n, h (không nhấc bút, dấu mũ đặt trên e để thành ê).

+ huênh hoang: Viết h rồi rê bút sang viết tiếp vần uênh thành chữ huênh. Viết xong h cần lia bút viết tiếp vần oang thành chữ hoang. Khoảng cách giữa 2 chữ huênh hoang bằng 1 con chữ o.

+ uêch: Viết xong u thì chuyển hướng viết tiếp ê, viết xong ê cần lia bút viết c - h (không nhấc bút từ c sang h).

+ nguệch ngoạc: Viết liền mạch chữ ng (từ n lia bút viết tiếp g) rồi viết tiếp vần uêch, thêm dấu nặng dưới ê thành nguệch. Viết ng xong, lia bút viết vần oac (giữa o sang a, a sang c viết liền, không để khoảng cách quá rộng, quá hẹp), thêm dấu nặng dưới a thành ngoạc, để khoảng cách hợp lý giữa nguệch và ngoạc.

+ uynh: Viết liền nét từ u sang y, từ y sang n - h.

+ uych: Viết liền nét từ u sang y, sau đó lia bút viết tiếp ch.

+ huỳnh huỵch: Viết h ở cả 2 chữ liền nét với uynh, uych; ghi dấu huyền trên y thành chữ huỳnh, ghi dấu nặng dưới y thành chữ huỵch.

- HS viết vào vở Luyện viết.

2.2. Viết chữ cỡ nhỏ

- Cả lớp đọc các từ (cỡ nhỏ): nguệch ngoạc, phụ huynh.

- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ, chú ý độ cao các con chữ g, p, y, h.

- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm chữ cỡ nhỏ.

3. Củng cố, dặn dò

- HS đọc lại một số câu, từ.

- Tuyên dương những HS viết đẹp, sạch sẽ.

 

doc36 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S giải thích được vì sao cần trả lại của rơi khi nhặt được. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 56 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh (có thể cá nhân hoặc theo nhóm). 
- HS kể chuyện trước lớp (có thể cá nhân hoặc theo nhóm). 
- GV kể lại nội dung chuyện:
Sáng nay, Lan thấy mẹ đi siêu thị về với vẻ mặt rất buồn. Mẹ kể với Lan là mẹ đã đánh rơi ví ở siêu thị. Trong ví có nhiều tiền cùng giấy tờ quan trọng.
Bỗng có tiếng gõ cửa. Đứng trước cửa là một người đàn ông trẻ tuổi cùng con trai nhỏ. Người đàn ông chào mẹ Lan và hỏi thăm:
- Xin lỗi, đây có phải là nhà bà Tâm không ạ? - Vâng, tôi là Tâm đây. Anh hỏi có việc gì ạ? Người khách kể:
- Con trai tôi nhặt được chiếc ví ở siêu thị. Xem giấy tờ trong ví, tôi biết được địa chỉ nhà nên đưa cháu đến trả lại ví cho chị.
- Dạ, ví của cô đây ạ! Cậu bé vui vẻ đưa chiếc ví cho mẹ Lan. Nhận lại được chiếc ví, mẹ Lan rất vui mừng và rối rít nói:
- Cảm ơn cháu! Cháu đúng là một cậu bé thật thà! 
- GV cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
1) Mẹ của Lan cảm thấy như thế nào khi bị mất ví? 
2) Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì? 
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình, trả lại của rơi là người thật thà, được mọi người yêu mến, quý trọng. 
Lưu ý:
- Dựa theo tranh, HS có thể tưởng tượng và kể lại nội dung câu chuyện theo cách khác nhau. GV không nên áp đặt các em.
- Sau khi một vài HS kể chuyện, GV có thể cho HS bình chọn người kể chuyện hay nhất. 
Hoạt động 2: Tìm những người phù hợp có thể giúp em trả lại của rơi
 	* Mục tiêu: HS biết xác định những người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi cho người mất khi nhặt được. 
* Cách tiến hành: 
- GV nêu vấn đề: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tìm được người mất để trả lại của rơi. Vậy những ai là người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi? 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và hướng dẫn các em tham khảo hình vẽ mục c SGK Đạo đức 1, trang 57. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. Chú ý yêu cầu HS phải nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình
huống cụ thể. Ví dụ: ở trường, trong siêu thị, trên xe buýt, ở ngoài đường,... 
- GV kết luận: Khi nhặt được của rơi, nếu không biết đó là của ai để tự trả lại, em có thể nhờ những người tin cậy để nhờ giúp đỡ: Ví dụ: Nếu nhặt được của rơi ở trường thì có thể nhờ thầy/cô giáo; nếu nhặt được của rơi trong siêu thị thì có thể nhờ nhân viên siêu thị; nếu nhặt được của rơi ở trên xe buýt thì có thể nhờ người lái xe; nếu nhặt được của rơi ở ngoài đường thì có thể nhờ chú công an; nếu nhặt được của rơi ở khu vui chơi thì có thể nhờ bác bảo vệ khu vui chơi,... Và trong mọi trường hợp, bố mẹ, thầy cô giáo luôn là những người đáng tin cậy, có thể hỗ trợ, giúp đỡ các em trả lại của rơi. 
 Lưu ý: Hình vẽ ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 57 chỉ là gợi ý. Ngoài ra, HS có thể kể thêm những người phù hợp, đáng tin cậy khác, trong những tình huống khác nữa. 
Thứ Tư ngày 17 tháng 03 năm 2021
TOÁN
Bài 54: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêư cầu sau: 
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
- Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.
- Phát triền các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: Đếm số lượng, nêu số tương ứng, sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh hai số, đo chiều dài của ngôi nhà, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.
Thông qua các chia sẻ, trao đổi nhóm đặt câu hỏi phản biện, HS có cơ hội phát triển NL hợp tác, NL giao tiếp toán học.
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến so sánh độ dài, chiều cao sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “cao hơn”, “thấp hơn” để hôm sau chia sẻ với các bạn. 
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi
- Bảng các số từ 1 đến 100.
- Một số thẻ số để làm bài 4, 5, 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chơi trò chơi “Bí ẩn mỗi con số” theo nhóm hoặc cả lớp:
- Mỗi HS viết ra 5 số (mỗi số chứa một thông tin bí mật và có ý nghĩa nào đó liên quan đến người viết) rồi đưa cho các bạn trong nhóm xem.
- Các HS khác đọc số, suy nghĩ, dự đoán và đặt câu hỏi đế biết những số bạn viết ra có bí ẩn gì. Mỗi số được đoán 3 lần, ai giải mã được nhiều số bí ẩn nhất người đó thắng cuộc.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Bài 4
- HS quan sát các số 49, 68, 34, 55. Suy nghĩ tìm số bé nhất, số lớn nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên.
Bài 5
- Cá nhân HS quan sát tranh và đếm số lượng đồ vật trong mỗi hình.
- Đặt thẻ số phù hợp vào ô dấu ?.
- HS chia sẻ thông tin thực tiễn về đếm số lượng trong cuộc sống (Hằng ngày, các em có phải đếm không? Kể một vài tình huống, ...)
C. Hoạt động vận dụng
Bài 6
- Cá nhân HS dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo chiều cao của cửa sổ, cửa ra vào, chiều ngang ngôi nhà và chiều dài mái nhà.
- HS dùng các thẻ số gắn vào các ô dấu ? cho phù hợp.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điêu gì?
- Để có thể đếm đúng số lượng, so sánh chính xác hai số em nhắn bạn điều gì?
 TIẾNG VIỆT
 BÀI 133: uynh - uych
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- HS nhận biết vần uynh, vần uych; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uynh, uych. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uynh, vần uych. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hà mã bay. 
- Viết đúng các vần uynh, uych, các tiếng huỳnh huỵch cỡ vừa (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
2 HS tiếp nối nhau đọc bài tiết 1
Gv nhận xét.
B. DẠY BÀI MỚI. 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Hà mã bay: Hà mã là con vật to lớn, rất nặng cân, đầu to, mõm rộng, ăn cỏ, sống ở sông, đầm. Thế mà chú hà mã nhỏ trong câu chuyện này lại mơ ước bay lên bầu trời. Đây là hình ảnh hà mã đang tập nhảy dù, thực hiện ước mơ.
b) GV đọc mẫu
GV đọc một số câu, kết hợp mô tả, giải nghĩa từ: Hà mã chọn một bãi rộng, khuỳnh chân lấy đà (khuỳnh chân: vòng rộng chân ra và gập cong lại - mời 1 HS nam làm động tác khuỳnh chân, lấy đà: tạo sức để chạy hoặc nhảy vọt lên). Nhưng luýnh quýnh mãi, chú vẫn chẳng bay được (luýnh quýnh: hành động vụng về, lúng túng do mất bình tĩnh). Để giảm cân, sáng sáng, hà mã chạy huỳnh huỵch (chạy huỳnh huỵch. chạy mạnh, phát ra âm thanh huỳnh huỵch). Sau một tháng, chú leo lên mỏm đá, nhảy vọt lên (giơ tay chỉ lên), nhưng lại rơi huỵch xuống đất (chỉ tay xuống đất).
c) Luyện đọc từ ngữ: 2 HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: bãi rộng, khuỳnh chân, luýnh quýnh, huỳnh huỵch, nhảy vọt, rơi huỵch, nhảy dù, thật tuyệt.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 10 câu. 
- GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- 1 HS đọc 2 câu hỏi.
 - Cả lớp đọc lại.
- 1 HS đọc lại câu hỏi b (Theo em, con người bay lên bầu trời bằng cách nào?), GV chỉ từng hình ảnh dưới câu hỏi, HS nói tên từng sự vật. (Khinh khí cầu, máy bay, tàu vũ trụ, tên lửa).
- Từng cặp HS trao đổi để trả lời, làm bài trong VBT. 
- 2 HS thực hành hỏi - đáp: 
HS 1: a) Hà mã bố giúp con bay lên bầu trời bằng cách nào?
HS 2: Hà mã bố giúp con bay lên bầu trời bằng cách ghi tên con vào lớp học nhảy dù.
HS 1: (b) Theo em, con người bay lên bầu trời bằng cách nào? 
HS 2: Con người bay lên bầu trời bằng khinh khí cầu, máy bay, tàu vũ trụ,... 
- (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp. 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 70).
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 132, 133)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần uênh, uêch, uynh, uych, các từ ngữ huênh hoang, nguệch ngoạc, huỳnh huỵch - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 
2. Luyện viết 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ vừa) trên bảng: uênh, huênh hoang; uêch, nguệch ngoạc, uynh, uych; huỳnh huỵch.
- GV hướng dẫn (viết mẫu và mô tả) (có thể chia 2 chặng - mỗi chặng viết 1 cặp vần, từ ngữ):
+ uênh: Điều chỉnh hướng bút khi viết xong u và viết sang e; viết liền nét các chữ e, n, h (không nhấc bút, dấu mũ đặt trên e để thành ê).
+ huênh hoang: Viết h rồi rê bút sang viết tiếp vần uênh thành chữ huênh. Viết xong h cần lia bút viết tiếp vần oang thành chữ hoang. Khoảng cách giữa 2 chữ huênh hoang bằng 1 con chữ o.
+ uêch: Viết xong u thì chuyển hướng viết tiếp ê, viết xong ê cần lia bút viết c - h (không nhấc bút từ c sang h).
+ nguệch ngoạc: Viết liền mạch chữ ng (từ n lia bút viết tiếp g) rồi viết tiếp vần uêch, thêm dấu nặng dưới ê thành nguệch. Viết ng xong, lia bút viết vần oac (giữa o sang a, a sang c viết liền, không để khoảng cách quá rộng, quá hẹp), thêm dấu nặng dưới a thành ngoạc, để khoảng cách hợp lý giữa nguệch và ngoạc.
+ uynh: Viết liền nét từ u sang y, từ y sang n - h.
+ uych: Viết liền nét từ u sang y, sau đó lia bút viết tiếp ch.
+ huỳnh huỵch: Viết h ở cả 2 chữ liền nét với uynh, uych; ghi dấu huyền trên y thành chữ huỳnh, ghi dấu nặng dưới y thành chữ huỵch.
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ (cỡ nhỏ): nguệch ngoạc, phụ huynh. 
- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ, chú ý độ cao các con chữ g, p, y, h. 
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm chữ cỡ nhỏ. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại một số câu, từ.
- Tuyên dương những HS viết đẹp, sạch sẽ.
TIẾNG VIỆT
BÀI 134: KỂ CHUYỆN
 CHIM HOẠ MI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chim hoạ mi thật có tiếng hót kì diệu. Hoạ mi thật quý giá hơn nhiều hoạ mi máy vì nó sống tình cảm, gắn bó với con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu (nếu có)/6 tranh minh hoạ phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV gắn lên bảng tranh minh hoạ câu chuyện Cá đuôi cờ, mời 2 HS tiếp nối nhau, mỗi HS kể chuyện theo 3 tranh.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
11. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ các tranh minh hoạ truyện Chim hoạ mi: Các em hãy xem tranh để biết truyện có những nhân vật nào? (Truyện có chim hoạ mi, nhà vua, những người hầu của vua, hoạ mi máy). GV: Các em thử đoán xem có chuyện gì xảy ra? (Khu vườn của nhà vua có một chú chim hoạ mi. Vua cầm trên tay chim hoạ mi máy, và hoạ mi thật bay qua cửa sổ...).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Chuyện Chim họa mi kể về một con chim hoạ mi có tiếng hót mê hồn, được nhà vua yêu quý. Nhưng nó phải bỏ về rừng khi nhà vua được tặng một con hoạ mi máy có thể hót liên tục 30 lần không mệt. Câu chuyện kết thúc thế nào? Hoạ mi thật hay hoạ mi máy đáng quý? Các em hãy lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện với giọng diễn cảm. Kể gây ấn tượng với các từ ngữ tả vẻ đẹp của vườn thượng uyển, tiếng hót kì diệu của hoạ mi, sự khao khát của nhà vua khi lâm bệnh muốn được nghe tiếng hót của hoạ mi, phép thần của tiếng hót...
GV kể chuyện 3 lần, kể rõ ràng từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Chim hoạ mi
(1) Ngày xưa, có một ông vua sống trong một cung điện tuyệt đẹp. Trong cung điện có khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ. Điều kì diệu nhất trong khu vườn là có một con chim hoạ mi có tiếng hót mê hồn.
(2) Lời ca ngợi chim họa mi đến tại vua. Nhà vua đòi người hầu đem hoạ mi đến hót cho vua nghe. Tiếng hót tuyệt diệu của hoạ mi làm nhà vua cảm động rơi nước mắt. Ngài giữ hoạ mi ở lại trong cung điện.
(3) Ít lâu sau, có người tặng nhà vua một con hoạ mi chạy bằng máy. Hoạ mi máy có thể hót liên tục ba mươi lần không mệt. Cả triều đình rất thích con chim giả. Hoạ mi thật buồn bã bay đi.
(4) Vài năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng. Nằm trên giường bệnh, nhà vua khao khát được nghe tiếng hót của hoạ mi. Nhưng chim máy dùng lâu đã hỏng và ngưng hot.
(5) Giữa lúc đó, chim họa mi bé nhỏ từ rừng xanh bay về, đậu trên cành cây bên cửa sổ hót cho vua nghe. Tiếng hót của hoạ mi không khác gì liều thuốc bổ, giúp vua khỏi bệnh.
(6) Nhà vua tha thiết giữ hoạ mi ở lại. Nhưng hoạ mi xin được trở về rừng. Nó hứa chiều chiều sẽ bay đến bên cửa sổ hót cho vua nghe.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh. Có thể lặp lại câu hỏi lần 2 với HS khác.
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Nhà vua sống ở đâu? (Nhà vua sống trong một cung điện tuyệt đẹp). Nơi đó có khu vườn thế nào? Điều kì diệu nhất trong khu vườn là gì? (Nơi đó có khu vườn đầy hoa thơm, cỏ lạ. Điều kì diệu nhất trong khu vườn là có một con chim hoạ mi có tiếng hót mê hồn).
- GV chỉ tranh 2: Nhà vua làm gì để được nghe hoạ mi hót? (Vua đời người hầu đem hoạ mi đến hót cho vua nghe). Tiếng hót của hoạ mi làm vua cảm thấy thế nào? (Tiếng hót tuyệt diệu của hoạ mi làm nhà vua cảm động rơi nước mắt. Nhà vua giữ hoạ mi ở lại trong cung điện.)
- GV chỉ tranh 3: Ít lâu sau, nhà vua được tặng một con chim máy có đặc điểm gì? (Vua được tặng một con hoạ mi máy có thể hót liên tục ba mươi lần không mệt). Vì sao hoạ mi thật buồn bã bay đi? (Hoạ mi thật buồn bã bay đi vì cả triều đình rất thích con chim giả).
- GV chỉ tranh 4: Lúc bệnh nặng, nhà vua khao khát điều gì? (Lúc bệnh nặng, nhà vua khao khát được nghe tiếng hót của hoạ mi). Vì sao chim máy không hót được? (Chim máy không hót được vì dùng lâu đã hỏng).
- GV chỉ tranh 5: Hoạ mi thật làm gì? (Hoạ mi thật từ rừng xanh bay về đâu trên cành cây bên cửa sổ hót cho vua nghe). Tiếng hótt của nó giúp nhà vua thế nào? (Tiếng hót của nó như liều thuốc bổ, giúp nhà vua khỏi bệnh).
- GV chỉ tranh 6: Nhà vua muốn giữ hoạ mi ở lại nhưng nó xin vua điều gì? Nó hứa gì? (Nhà vua muốn giữ hoạ mi ở lại nhưng nó xin được trở về rừng. Nó hứa chiều chiều sẽ bay đến bên cửa sổ hót cho vua nghe).
b) Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh. 
c) 1 HS trả lời các câu hỏi theo 6 tranh. 
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện.
b) Mỗi HS kể chuyện theo tranh bất kì. Có thể tổ chức trò chơi Ai tài kể chuyện? GV làm 6 phiếu ghi số TT 6 tranh. HS bốc thăm trúng số nào sẽ kể lại theo tranh đó. Cả lớp bình chọn HS có tài kể chuyện (kể đúng và hay).
c) 1 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 6 tranh. 
* GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện, không cần sự hỗ trợ của tranh. 
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Em nhận xét gì về chim họa mi thật? (Hoạ mi có tiếng hót kì diệu khiến nhà vua cảm động và khỏi được bệnh tật. / Hoạ mi có tiếng hót mê hồn, đem niềm vui đến cho nhà vua. / Hoạ mi là bạn thân thiết của nhà vua. / Hoạ mi thật mới có tình cảm với nhà vua. Hoạ mi máy chỉ là một cái máy biết hót).
- GV: Câu chuyện muốn nói điều gì? (Hoạ mi rất yêu quý nhà vua. / Họa mi sống rất tình cảm. / Không nên bỏ rơi bạn khi có bạn mới,...). GV: Câu chuyện ca ngợi chim hoạ mi có tiếng hót kì diệu đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Hoạ mi thật quý giá hơn nhiều hoạ mi giả vì nó sống tình cảm, gắn bó với con người. Hoạ mi máy chỉ là một cái máy biết hót, không có tình cảm. Câu chuyện cũng là lời khuyên: Không nên có bạn mới thì quên bạn cũ).
3. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS kể chuyện hay. 
- Dặn HS về nhà kể với người thân điều hay em đã học được ở lớp. 
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau.
	 TIẾNG VIỆT
 BÀI 135: ÔN TẬP
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá to, cá nhỏ.
- Điền chữ thích hợp (c hay k) vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu rồi chép lại câu văn đúng chính tả, cỡ chữ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. BT 1 (Tập đọc)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Cá to, cá nhỏ: Cá to đuổi bắt lũ cá nhỏ. Nó huênh hoang cho là: kẻ yếu phải làm thức ăn cho kẻ mạnh. Nhưng khi một chiếc lưới được quăng xuống chụp lấy cả cá to lẫn cá nhỏ thì sự việc xảy ra thế nào, các em hãy nghe câu chuyện.
b) GV đọc mẫu. Vừa đọc vừa kết hợp mô tả, giải nghĩa từ: Lũ cá nhỏ luýnh quýnh (luýnh quýnh: hành động vụng về, lúng túng do quá sợ). Cá to ngoác cái miệng rộng huếch (ngoác: rộng quá cỡ, rộng huếch: trống rỗng, như rộng ngoác).
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: đuổi bắt, luýnh quýnh, xin tha mạng, ngoác miệng, rộng huếch, huênh hoang, xoạch, chụp lấy, lọt qua mắt lưới, thoát hết, mắc lại, ngoảnh đầu.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 10 câu. 
- GV chỉ từng câu (chỉ liền câu 5 và 6, câu 9 và 10) cho cả lớp đọc. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 6 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc . 
- 1 HS đọc nội dung BT. / Cả lớp làm bài. 
- HS nói kết quả. Đáp án: Ý b đúng, ý a sai.
- Cả lớp đọc: Khi lưới được kéo lên – b) Lũ cá nhỏ lọt qua mắt lưới, cá to bị mắc lại.
2.2. BT 2 (Điền chữ c hay k? – Tập chép)
- GV viết bảng câu văn để trống chữ cần điền: Con ...á to ...iêu ngạo, huênh hoang, bị mắc lưới; nêu YC; mời 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả c/k.
- HS làm bài trong vở Luyện viết 1.
- (Chữa bài) 1 HS điền chữ trên bảng lớp. 
- GV viết hoàn chỉnh câu văn: cá to, kiêu ngạo. / Cả lớp sửa bài theo đáp án.
- Cả lớp đọc lại câu văn, chú ý các từ: kiêu ngạo, huênh hoang, lưới.
- Cả lớp chép lại vào vở Luyện viết 1 câu văn, tô chữ C hoa đầu câu. 
- HS tự sửa bài; đổi bài cho bạn, cùng sửa lỗi. 
- GV chữa bài cho HS; nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại 1 số từ ngữ.
- Tuyên dương những bạn viết sạch đẹp.
 Thứ Năm ngày 18 tháng 03 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 15: CÁC GIÁC QUAN (T3,4)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên, chức năng của các giác quan.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Quan sát và trải nghiệm thực tế để phát hiện ra chức năng của 5 giác quan và tầm quan trọng của 5 giác quan.
- Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần bảo vệ các giác quan.
- Thực hiện được các việc cần làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, tivi. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.KHỞI ĐỘNG:
* GV giới thiệu bài học : Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những bộ phận của cơ thể giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
	2. BÀI MỚI:
 	2. Chăm sóc, bảo vệ các giác quan
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
5. Hoạt động 5: Thảo luận về các việc nên và không nên làm để bảo vệ mắt
	* Mục tiêu
- Kể ra được 1 số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt.
- Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ mắt.
- Luôn có ý thức vệ sinh và bảo vệ mắt
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời các câu hỏi sau:
(1) Hãy nói về các việc nên và không nên làm để chăm sóc, bảo vệ mắt
	Lưu ý: 
+ Với câu hỏi này, HS có thể tham khảo các hình trang 104 SGK để kể tên những việc nên và không nên làm khác. 
+ Với mỗi việc được nêu ra, HS cũng cần giải thích tại sao đây là việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc, bảo vệ mắt.
(2) Thay đổi thói quen nào để chăm sóc, bảo vệ mắt tránh cận thị? Vì sao? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các cặp lên trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác góp ý bổ sung.
- GV có thể ghi nhanh ý kiến của các nhóm và những việc nên và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ mắt ( GV có thể tham khảo về các việc nên và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ mắt ở dưới đây) 
Các việc nên và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ mắt
STT
Các việc nên làm
Các việc không nên làm
1
Giữ vệ sinh, luôn rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc