Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

Toán

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10.

- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.

- Phát triên các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, máy chiếu.

-Tranh tình huống như trong bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập tính cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

 

doc15 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
___________________
Toán
EM VUI HỌC TOÁN ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
- Chơi trò chơi thông qua đó cúng cố kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 10.
- Vẽ tranh biếu diễn phép cộng, phép trừ qua đó hiểu ý nghĩa phép cộng, phép trừ.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Bút màu, giấy vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1. Trò chơi “đố bạn”
a) Hs hoạt động nhóm đôi, đố nhau số lượng các đồ vật, đồ dùng học tập mình có.
- Ví dụ: Hs1: Đố bạn mình có mấy cái bút? ( Đưa số bút của mình cho bạn Hs2 xem) Hs2: Trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các bạn nhận xét các nhóm làm việc.
- Giáo viên nhận xét chung và yêu cầu học sinh nêu lại các số mà các nhóm vừa nêu.
b) Hs hoạt động cả lớp đố nhau các đồ dùng có trong lớp, (hoặc số bạn) trong tổ.
- Ví dụ: Đố bạn tổ 1 có mấy bạn nữ? Có mấy bạn nam?....
- Giáo viên định hướng trước một số đồ dùng có số lượng trong phạm vi 10 để hs nêu câu đố cho phù hợp.
- Nhận xét, tuyên dương hoạt động của cả lớp.
Hoạt động 2. Vẽ tranh rồi viết phép cộng, phép trừ thích hợp
- HS thực hiện theo nhóm: Vẽ tranh biểu diễn phép cộng, phép trừ rồi viết phép tính thích hợp với mỗi tình huống.
- Khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em.
- Trưng bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
- HS nói cảm xúc sau giờ học.
- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.
- HS nói về hoạt động còn lúng túng, nếu làm lại sẽ làm gì.
_________________________________
Thứ Tư ngày 12 tháng 1 năm 2021
Đánh giá
ĐỌC THÀNH TIẾNG
(Tiết 5, 6)
1. Yêu cầu
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 35 – 40 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu kiểm tra là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong bài đọc mà đề kiểm tra đã giới thiệu (Một trí khôn hơn trăm trí khôn), cũng có thể là một bài ngắn, một đoạn bất kì trong các bài Tập đọc của SGK (đã học trước đó).
2. Cách thực hiện
- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 (truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn) hoặc các đoạn của các văn bản khác (Nàng tiên cá, Chú bé trên
 cung trăng. Em bé của chuột con, Nước sông ngọt mát,...)
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc.
- HS đọc trước lớp đoạn văn (không nhất thiết phải đọc hết cả đoạn). GV có thể yêu cầu HS phân tích 1 tiếng bất kì để tăng điểm cho HS.
- GV nhận xét, chấm điểm (theo hướng dẫn tại các văn bản chỉ đạo hiện hành). Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.
Toán
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.	
- Phát triên các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
-Tranh tình huống như trong bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập tính cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đếm số lượng các con vật, đọc số tương ứng.
- Đếm và nói cho bạn nghe về số lượng các con vật vừa đếm được, chẳng hạn: HS chỉ vào hình vẽ thứ nhất đếm và nói: Có bảy con gà, viết số 7.
Bài 2
a) Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, c, =) và viết kết quả vào vở. Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.
b) HS lấy các thẻ ghi số 5, 3, 9, 8. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Có thể thay bằng các thẻ số khác hoặc lấy ra 4 thẻ số bất kì (trong các số từ 0 đến 10) và thực hiện tương tự như trên.
Bài 3
- Cá nhân HS tự làm: Tìm kết quả các phép cộng hoặc trừ nêu trong bài.
- HS đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả các phép tính tương ứng.
Bài 4. Cá nhân HS quan sát từng hình vẽ, nói cho bạn nghe hình vẽ được tạo thành từ những hình nào đã được học. Có bao nhiêu hình mỗi loại.
a) Hình vẽ gồm: 3 hình vuông, 8 hình tròn, 7 hình tam giác và 2 hình chữ nhật
b) Tương tự, hình vẽ bên trái gồm: 5 khối hộp chữ nhật và 3 khối lập phương; hình vẽ bên phải gồm 6 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương.
Bài 5. HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm.
Ví dụ:
a) Có 4 bắp cải, bạn thỏ mang đi 1 bắp cải. Hỏi còn lại bao nhiêu bắp cải?
Thành lập phép tính: 4-1 = 3.
b) Có 5 bắp cải, bạn thỏ mang đến thêm 2 bắp cải. Hỏi có tất cả bao nhiêu bắp cải?
Thành lập phép tính: 5 + 2 = 7.	
D. Hoạt động vận dụng
- GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển nàng lực cho học sinh
- Thông qua luyện tập thực hành tổng họp về tính cộng, trừ trong phạm vi 10. HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc nhận biết các bài toán từ các tranh ảnh minh hoạ hoặc tình huống thực tế và sử dụng các kí hiệu toán học đề diễn tả bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học.
- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 11: CÁC CON VẬT QUANH EM ( TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên 1 số con vật và bộ phận của chúng.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật.
- Phân biệt được 1 số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của con vật. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát có nội dung về 1 số con vật quen thuộc đã học ở trường mầm non: Mèo con và Cún con.
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những gì?
+ Những từ nào nói về các con vật? 
	 GV dẫn dắt bài học: Bài học nói đến các con vật: Mèo con và Cún con, chuột. Chúng ta sẽ tìm hiểu các con vật quanh em qua bài 11.
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Nhận biết một số con vật
Hoạt động 1: Nhận biết 1 số con vật
	* Mục tiêu:
- Gọi tên một số con vật.
- Biết đặt câu hỏi về tên 1 số con vật và chiều cao, màu sắc của chúng.
- So sánh về chiều cao, độ lớn của 1 số con vật với nhau.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi
- Hướng dẫn HS cách quan sát các hình trang 74, 75 (SGK). 
- Hỏi: Trong hình này có những con vật nào? 
	Gợi ý: 
- Kể tên các con vật có trong hình. Chúng có những màu gì? GV lưu ý: HS không nhất thiết phải kể được hết và đúng tên các con vật trong hình, GV gợi ý, hướng dẫn để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm.
- So sánh các con vật có trong hình: Con nào to, cao; Con nào nhỏ, thấp? Vì sao em biết?
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các con vật có trong SGK và bộ hình ảnh mà GV và HS đã chuẩn bị: Tên con vật, chiều cao, kích thước của các con vật có trong hình. 
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS ), gợi ý:
+ Con này là con gì? Nó có đặc điểm gì?
+ Nó cao hay thấp? Nó có màu gì? 
- Nhà bạn hoặc trường hoặc hàng xóm, địa phương em thường nuôi những con gì? Hãy ghi hoặc vẽ vào bảng phụ. 
Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm 
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các con vật và tranh vẽ vừa hoàn thành. 
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp (nếu có thời gian)
Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp.
- Cử đại diện trong nhóm giới thiệu về tên 1 số các con vật của nhóm. Các HS còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Hoạt động 2: Thi gọi tên một số con vật 
	* Mục tiêu 
- Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các con vật.
- Phát triển năng lưc ngôn ngữ qua các bài hát,bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp các môn học.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5-6 HS. Chia bộ ảnh mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các con vật qua tranh ảnh, bạn nào nói nhanh và đúng nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV chọn lần lượt 2 nhóm 1 trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét,đánh giá, cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất.
- Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc tên các con vật bằng cách tổ chức 1 trò chơi nhỏ: Thi tìm tên các con vật qua các bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện và chọn nhóm tốt nhất. Hoạt động này nhằm khắc sâu tên các con vật mà HS đã học được và phát huy năng lực ngôn ngữ. 
Bước 4: Củng cố 
- HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Trong tự nhiên, có rất nhiều loài vật, có những con vật rất cao và to như con voi, con hươu cao cổ,  ; Có những các con vật rất nhỏ như con kiến, )
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm các con vật có xung quanh nhà, khu vực nơi em sống và vườn trường. Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau.
	Lưu ý: 
- Nhằm phát huy năng lực đặt câu hỏi cho HS, GV cần khuyến khích sự sáng tạo của HS, khuyến khích HS càng đặt được nhiều câu hỏi xung quanh các con vật có trong hình càng tốt. HS có thể đặt câu hỏi và quan sát tranh không nhất thiết phải theo những gợi ý trên.
	ĐÁNH GIÁ
- GV có thể sử dụng câu 1, 3 của Bài 11 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. 
 Thứ Năm ngày 14 tháng 1 năm 2021
 TIẾNG VIỆT
ĐỌC HIỂU, VIẾT
Bài luyện tập
(Chuẩn bị cho bài kiểm tra chính thức) (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- HS đọc đúng, hiểu và làm đúng các BT nối ghép, đọc hiểu. 
- Nhớ quy tắc chính tả c/k, làm đúng BT điền chữ c hoặc k. 
- Chép đúng câu văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một /hoặc phiếu photo Bài luyện tập Đọc hiểu, viết trong SGK (như 1 đề kiểm tra) phát cho từng HS. Với bài Tập chép, cần có dòng chữ mẫu, dòng chấm chấm (hoặc dòng kẻ ô li dưới câu văn), giúp HS chép bài thẳng hàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài kiểm tra: Hôm nay các em sẽ làm thử một đề kiểm tra viết để chuẩn bị làm tốt bài kiểm tra chính thức.
2. GV giải thích đề bài, chuẩn bị làm bài kiểm tra 
Phần A - Đọc:
- GV nêu YC của BT 1 (Nối từ ngữ với hình), hướng dẫn cách làm bài: HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ với hình tương ứng.
- GV nêu YC của BT 2 (SGK: Đọc thầm truyện Thần ru ngủ; làm BT lựa chọn ý trả lời đúng (a hay b?). Dành khoảng 10 phút hướng dẫn HS đọc từng câu, cả bài).
Phần B - Viết
- GV nêu YC của BT 1 (Điền chữ: c hoặc k), nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để điền đúng chữ c hoặc k vào chỗ trống.
- GV viết lên bảng phụ (có dòng kẻ ô li) câu văn cần tập chép; nêu YC của BT 2; nhắc HS cần chép lại câu văn đúng chính tả, đúng kiểu chữ, cỡ chữ.
3. HS làm bài vào VBT hoặc làm bài trên phiếu (GV phát cho). 
4. GV chữa bài của HS, nêu nhận xét chung.
5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ kiểm tra thử. Khích lệ HS cần làm tốt, đạt kết quả tốt trong 2 tiết kiểm tra chính thức.
ĐẠO ĐỨC
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: 
- Được củng cố, mở rộng hiểu biết về các chuẩn mực thực hiện nội quy trường, lớp; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. 
- Hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1. 
- Thẻ/tranh các biểu hiện. 
- Mô hình “Những ngôi sao sáng”.
- Thẻ ngôi sao/từng HS. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- HS cả lớp cùng hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết” – Nhạc và lời: Mộng Lân. 
- HS trả lời câu hỏi: 
1) Lớp chúng mình vui như thế nào? 
2) Em thích những điều gì ở lớp mình? 
- GV dẫn dắt vào bài học, có thể nói về một số thay đổi ở HS trong lớp.
LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng” 
* Mục tiêu: 
- HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: thực hiện nội quy, sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
- HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác. 
* Cách tiến hành: 
- GV tuyên bố cuộc thi “Rung chuông vàng”, thông báo luật chơi. Luật chơi như sau: GV đưa câu đố và ba đáp án A, B, C, HS viết đáp án đúng lên bảng đen của mình (viết chữ cái) trong một khoảng thời gian nhất định. Ai viết sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Người còn lại cuối cùng là người chiến thắng. 
- GV có thể sử dụng máy tính, thẻ chữ,... tùy theo điều kiện cụ thể. 
- HS ngồi vào vị trí, chuẩn bị sẵn bảng con, phấn và giẻ lau. 
Câu 1. Việc làm nào giúp nơi học gọn gàng, ngăn nắp? A. Sắp xếp sách vở vào cặp sau khi học bài. 
B. Nhờ mẹ đặt giúp đồng hồ báo thức. 
C. Tự chải đầu trước khi đi học. 
Câu 2. Việc làm nào là thực hiện nội quy? 
A. Đi du lịch cùng cha mẹ. 
B. Chào thầy cô giáo khi ở trường. 
C. Nghịch dây điện của nồi cơm điện đang sử dụng. 
Câu 3. Hành vi nào là không nên làm? 
A. Nói chuyện riêng với bạn trong giờ học. 
B. Tự giác cắt móng tay khi móng tay dài. 
C. Đi học đúng giờ. 
Câu 4. Hành vi nào thể hiện tình cảm yêu thương gia đình? 
A. Tranh giành đồ chơi với em. 
B. Quét nhà giúp bố mẹ khi ở nhà. 
C. Không làm giúp khi bố mẹ nhờ. 
Câu 5. Các việc cần làm khi bị ốm là gì? 
A. Thông báo cho người lớn về tình hình sức khoẻ không tốt. 
B. Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của người lớn và cán bộ y tế. 
C. Cả A và B. 
Câu 6. Vân đang ngồi xem một bộ phim rất hay mà em thích. Mẹ nhờ Vân trông em bé để mẹ nấu cơm. Vân nên làm gì? 
A. Vân từ chối, không trông em. 
B. Vân trông em nhưng cáu kỉnh, khó chịu với em bé. 
C. Vân vui vẻ đáp: “Mẹ cứ yên tâm, con sẽ trông em và vui vẻ chơi với em”. 
Câu 7. Những dụng cụ nào là cần thiết để giúp em luôn sạch sẽ? 
A. Lược, khăn mặt. 
B. Bấm móng tay, bàn chải và kem đánh răng. 
C. Cả A và B.
- GV tổng kết kết quả cuộc thi, vinh danh các trạng nguyên trong cuộc thi “ Rung chuông vàng”.
Lưu ý: GV có thể thay đổi, bổ sung hay điều chỉnh nội dung các câu trắc nghiệm khách quan tùy theo tình hình cụ thể. 
Hoạt động 2: Tuyên dương những ngôi sao sáng 
* Mục tiêu: 
- HS tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện các hành vi thực hiện nội quy, sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình. 
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và năng lực giao tiếp.
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đếm các viên sỏi/bông hoa... trong các “Giỏ việc tốt”, “Giỏ yêu thương”. Cứ 7 viên sỏi/bông hoa được quy đổi thành một ngôi sao. 
- HS tự đánh giá kết quả thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân, tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình,
đếm số sỏi/hoa,... đã được nhận, quy đổi thành sao. 
- HS viết tên và số sao đã đạt được trên giấy hình ngôi sao. 
- GV lập mô hình “Những ngôi sao sáng” và đề nghị HS xếp thẻ sao của mình trên mô hình “Ngôi sao sáng”. Bạn nào càng có nhiều sao thì càng được xếp trên cao. 
- Cả lớp tham quan mô hình ngôi sao. Những bạn có nhiều sao chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm khi thực hiện các hành vi trên. 
- Một số HS đóng vai “Phóng viên” phỏng vấn những bạn đứng vị trí tốp 5 theo những câu hỏi gợi ý sau: 
1) Bạn có cảm tưởng như thế nào khi được xếp ở vị trí cao, là những ngôi sao sáng nhất? 
2) Bạn có lời khuyên nào hoặc chia sẻ bí kíp thực hiện tốt nhiệm vụ với các bạn trong lớp? 
- Các bạn khác chúc mừng những ngôi sao sáng nhất. 
- GV khen ngợi HS đã có nhiều cố gắng thực hiện các hành vi thực hiện nội quy; sinh hoạt nền nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình.
Tổng kết bài học
- Mỗi HS nói một câu hoặc thể hiện hành vi cam kết thực hiện tốt những chuẩn mực đã học. GV có thể cho HS viết vào giấy “Lá thư gửi tương lái”, sau đó lưu lại để đọc vào cuối năm học lớp 1.
Thứ Sáu ngày 15 tháng 1 năm 2021
ĐỌC HIỂU, VIẾT
(Bài kiểm tra 2 tiết)
- GV tham khảo cách ra BT trong Bài luyện tập Đọc hiểu, viết (SGK) để ra đề kiểm tra cho HS.
- GV photo đề bài, phát đề cho từng HS. Chú ý: Cần có dòng chấm chấm hoặc dòng kẻ ô li dưới câu văn cần tập chép, giúp HS chép câu thẳng hàng.
- GV chỉ giải thích đề, hướng dẫn khi có HS thắc mắc vì chưa hiểu đề. 
- HS làm bài kiểm tra. 
- Cuối giờ, GV thu bài, chấm bài.
* Để ra đề kiểm tra đọc hiểu không bị lạc vần, GV có thể chọn ngữ liệu trong phạm vi 10 truyện đầu tiên của sách Truyện đọc lớp 1.
________________________________________
Toán
Cô Yến dạy
________________________________________
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT LỚP: TẬP CHƠI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Tham gia các trò chơi dân gian do lớp tổ chức.
- Tích cực, hồ hởi chơi các trò chơi dân gian. 
2. Gợi ý cách tiến hành 
- GV hướng dẫn các HS chia sẻ theo tổ, nhóm với một số nội dung: 
+ Em hãy kể tên một vài trò chơi dân gian mà em biết.
+ Ở quê mình các em thường chơi các trò chơi dân gian nào?
+ Em hãy nêu cách chơi một trò chơi dân gian mà em biết. 
- Tập chơi trò chơi dân gian: 
+ GV giới thiệu cách chơi, luật chơi các trò chơi: Lặc lò cò, Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê. 
+ GV chia lớp thành một vài nhóm. 
+ Các nhóm thực hành luân phiên chơi các trò chơi dân gian.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CÓ THỂ THỰC HIỆN TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP
Trò chơi Lặc lò cò 
1. Mục đích
Trò chơi giúp HS rèn luyện, tăng cường sức khỏe, sức bật và khả năng cân bằng cơ thể khi di chuyển.
2. Chuẩn bị
- Số người tham gia: 10 đến 12 người; 
- Chọn sân bãi rộng, bằng phẳng, đảm bảo an toàn. Trên sân kẻ 2 vạch cách nhau khoảng 10m; 
- Học thuộc bài đồng dao Lặc lò cò:
Lặc lò cò 
Mò cuốc cuốc 
Có chân trước 
Cuốc chân vàng 
Sang đây chơi
Ngồi đây hát 
Mỏ dính cát 
Thì xuống sông 
Bùn dính lông 
Thì đi rửa 
Chân giẫm lúa 
Thì phải treo
Cù kheo à ập. 
3. Cách chơi và luật chơi 
a. Cách chơi 
- Mỗi đội chơi gồm 5 đến 6 em, cân sức từng đội một. Hai đội xếp hàng ngang đứng đối diện trước một vạch mốc. 
- Mỗi đội cử một người nhảy lò cò (nhảy một chân còn chân kia co lên) sang hàng bạn rồi trở về hàng của nhóm mình (khi nhảy không được đổi chân và không nhảy hai chân). 
- Trong khi hai người của hai đội nhảy lò cò thì tất cả người chơi đứng sau vạch đồng thanh hát bài đồng dao. Khi hát hết bài đồng dao một lượt mà người chơi đội nào chưa nhảy lò cò được sang phía hàng đội bạn và quay trở về kịp hàng của đội mình thì bị coi là thua. Người thua phải đứng ngoài hàng (nhưng vẫn tham gia hát trong lượt chơi của thành viên khác). 
- Trò chơi tiếp tục cho đến khi các thành viên mỗi đội nhảy hết lượt. Đôi nào nhiều người thua là thua cuộc. Đội thua bị phạt chạy quanh nhóm kia một vòng.
b. Luật chơi
- Khi nhảy lò cò không được đổi chân.
- Không nhảy bằng cả hai chân. 
Trò chơi Ô ăn quan 
1. Mục đích
Trò chơi giúp HS rèn luyện, tăng cường kĩ năng tư duy tính toán, phát triển tính trung thực. 
2. Chuẩn bị
Một bàn chơi (có thể vẽ trên giấy hoặc trên sân gạch) bao gồm 10 ô vuông (ô dân) và 2 ô bán nguyệt (ô quan). Các ô dân được xếp thành 5 ô vuông đối xứng nhau, mỗi ô vuông có 5 dân (có thể là các viên sỏi nhỏ), mỗi ô quan có 1 quan (viên sỏi to).
3. Cách chơi và luật chơi 
- Mỗi người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dần theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. 
- Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. 
- Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kì do người đó chọn trong số 5 ô vuông của mình để lần lượt rải vào các 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc