Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1
TOÁN
Bài 34: LUYỆN TẬP (tiết 6)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) và không xét trường hợp có cả dấu phép tính cộng và dấu phép tính trừ.
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các thẻ số và phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 3
- Trước hết HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng.
- Sau đó HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ.
- HS nói cách thực hiện trong từng hợp.
- HS tự nêu thêm ví dụ tương tự đố bạn thực hiện.
Bài 4. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
* Ở bức tranh thứ nhất:
Có 4 con chim ở tốp thứ nhất đang đậu trên cây. Có 3 con chim ở tốp thứ hai bay đến. Tiếp tục có 3 con chim ở tốp thứ ba bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?
Ta có 4 + 3 + 3 = 10. Vậy có tất cả 10 con chim.
* Ở bức tranh thứ hai:
Có 9 con vịt. Đầu tiên có 2 con bơi đi. Tiếp tục có 4 con bơi đi. Còn lại bao nhiêu con vịt đang ở trên bờ?
Ta có 9 - 2 - 4 = 3. Vậy còn lại 3 con vịt đang ở trên bờ.
C. Hoạt động vận dụng
- GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ, hôm sau chia sẻ với các bạn.
n hành Bước 1: Chia nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia các cây mà GV và HS đã chuẩn bị cho các nhóm. Bước 2: Hoạt động nhóm - Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các bộ phận của cây dựa vào vật thật và GV và HS đã chuẩn bị sẵn. Các thành viên trong nhóm nhận xét, bổ sung. Bước 3: Hoạt động cả lớp - Gv chọn 2 nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất. - Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc đến tên các bộ phận của cây. Bước 4: Củng cố - HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này, em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Hầu hết cây xanh đều có thân, rễ, lá, hoa, quả) - GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của cây có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách báo, mạng và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp, khuyến khích HS có thể nhờ sự trợ giúp của người thân. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 2 của bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS. Thứ Tư ngày 30 tháng 12 năm 2020 ĐẠO ĐỨC BÀI 8: EM VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( t1) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: - Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi. - Lễ phép, vâng lời và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK Đạo đức 1. -Tranh “Quà tặng mẹ và các tranh trong bài phóng to. - Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có). - Thẻ bày tỏ thái độ. - Giấy màu, bút chì màu/sáp màu. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức cho cả lớp chơi trò “Nghe giai điệu, đoán tên bài hát”. - GV hướng dẫn HS cách chơi. - GV bật một đoạn nhạc của từng bài hát về chủ đề gia đình như “Cháu yêu bà”, “Ba ngọn nến lung linh”, “Bàn tay mẹ”, “Cho con” và yêu cầu HS đoán tên bài hát. - GV nêu câu hỏi: Các bài hát nói về chủ đề gì? - HS phát biểu ý kiến. - GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh. * Mục tiêu - Nhận biết được một số biểu hiện của sự quan tâm người thân trong gia đình. - HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi: Quan sát các tranh trong câu chuyện “ Quà tặng mẹ” SGK Đạo đức 1, trang 39, 40 và kể chuyện theo tranh. - Từng cặp HS kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe. - GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện một vài cặp lên bảng kể lại nội dung câu chuyện cho cả lớp cùng nghe. - GV kể lại nội dung câu chuyện: Sáng nay, bố thì thầm với bé Nhi: “Nhi ơi, sắp đến sinh nhật mẹ rồi đấy!”. Nhi suy nghĩ mãi, không biết tặng quà gì cho mẹ đây? Chợt, Nhi vui mừng nhớ ra, mẹ rất thích hoa. Nhi chạy đi tìm ông để xin mây hạt giống hoa. Nhi gieo hạt giống hoa vào trong một cái chậu nhỏ và tưới nước cho nó. Đêm ngủ, Nhi mơ thấy những hạt giống nảy mầm và nở thành những bông hoa nhiều màu sắc, Nhi mang chậu hoa đến tặng mẹ. Đến ngày sinh nhật mẹ, Nhi hớn hở dậy thật sớm chạy ra xem chậu hoa, nhưng sao lại chẳng có bông hoa nào thế này. Mẹ thấy vậy, ôm Nhi vào lòng và nói: “Con chính là bông hoa đẹp nhất của mẹ!”. Lưu ý: Để hình thành năng lực sáng tạo cho HS, GV hướng dẫn HS khai thác tranh và kể chuyện theo ngôn ngữ, cách diễn đạt riêng của mỗi em. GV không nên áp đặt HS từng câu từng chữ. Khi kể lại chuyện, GV nên sử dụng cách diễn đạt ngây thơ, trong sáng mà một số HS trong lớp đã kể. Bước 2: - GV nêu các câu hỏi: 1) Nhi đã làm gì để có quà tặng sinh nhật mẹ? 2) Việc làm đó thể hiện điều gì? - HS trả lời các câu hỏi. - GV kết luận: Bạn Nhi đã gieo hạt giống hoa vào trong một cái chậu nhỏ để có hoa tặng sinh nhật mẹ. Việc làm đó thể hiện bạn rất yêu mẹ, quan tâm đến mẹ. Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ * Mục tiêu: - HS nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. - HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 41 và thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi sau: 1) Bạn trong các tranh đã quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những việc làm nào? 2) Ông bà, cha mẹ cảm thấy thế nào trước những việc làm đó? - HS làm việc nhóm. - GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. - GV kết luận: + Tranh 1: Bạn nhỏ thấy bà đang ngồi khâu, bạn đề nghị: “Để cháu xâu kim giúp bà ạ!”. + Tranh 2: Bạn nhỏ đang bóp vai cho ông, bạn hỏi: “Ông đỡ đau chưa ạ?”. + Tranh 3: Bạn nhỏ mang nước mời mẹ uống. Bạn nói: “Con mời mẹ uống nước ạ!”. + Tranh 4: Bạn nhỏ mang khăn cho bố lau mồ hôi khi bố đi làm đồng về. Bạn nói: “Bố lau mồ hôi đi ạ!”. Lời nói của các bạn trong tranh thể hiện sự quan tâm và thái độ lễ phép đối với ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ sẽ cảm thấy vui, ấm lòng vì có con, cháu hiếu thảo, lễ phép. Lưu ý: GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác. - GV nêu câu hỏi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ? - HS nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ phù hợp với lứa tuổi. - GV kết luận: Các em nên làm những việc vừa sức để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và có thái độ lễ phép đối với ông bà, cha mẹ. TOÁN Bài 34: LUYỆN TẬP (tiết 6) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Làm quen với việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) và không xét trường hợp có cả dấu phép tính cộng và dấu phép tính trừ. - Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, ti vi. - Các thẻ số và phép tính. - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 3 - Trước hết HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng. - Sau đó HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ. - HS nói cách thực hiện trong từng hợp. - HS tự nêu thêm ví dụ tương tự đố bạn thực hiện. Bài 4. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. * Ở bức tranh thứ nhất: Có 4 con chim ở tốp thứ nhất đang đậu trên cây. Có 3 con chim ở tốp thứ hai bay đến. Tiếp tục có 3 con chim ở tốp thứ ba bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? Ta có 4 + 3 + 3 = 10. Vậy có tất cả 10 con chim. * Ở bức tranh thứ hai: Có 9 con vịt. Đầu tiên có 2 con bơi đi. Tiếp tục có 4 con bơi đi. Còn lại bao nhiêu con vịt đang ở trên bờ? Ta có 9 - 2 - 4 = 3. Vậy còn lại 3 con vịt đang ở trên bờ. C. Hoạt động vận dụng - GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ, hôm sau chia sẻ với các bạn. TIẾNG VIỆT: BÀI 84: ong - oc I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần ong, oc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ong, vần oc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đi học. - Viết đúng các vần ong, oc, các tiếng bóng, sóc (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. - Các thẻ ghi các vế câu ở BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài 84 trang chẵn. B. DẠY BÀI MỚI TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình minh hoạ bài thơ Đi học; giới thiệu hình ảnh sóc, nhím, thỏ ngọc đang học.. b) GV đọc mẫu: nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ lóc cóc, bon bon, rộn rã. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): đi học, thỏ ngọc, vó ngựa, va lóc cóc, lăn bon bon, chim chóc, liệng vòng tròn, rộn rã, chờ mong, hứa trong lòng. GV giải nghĩa: vó ngựa (bàn chân của ngựa). d) Luyện đọc câu - GV: Bài thơ có 12 dòng. GV chỉ 2 dòng thơ một cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng cặp hai dòng thơ (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ; thi đọc cả bài thơ (quy trình như đã hướng dẫn). g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC, mời 1 HS đọc 3 câu văn chưa hoàn chỉnh. - HS đọc thầm, tự hoàn thành từng câu văn. / 1 HS báo cáo kết quả. - Cả lớp đọc lại: a) Sóc, nhím và thỏ học lớp cô sơn ca. /b) Bác ngựa đưa cả ba bạn đi học. /c) Ba bạn hứa học tập thật chăm chỉ. * Cả lớp đọc lại cả bài 84 (nếu còn thời gian). 4. Củng cố, dặn dò - Về nhà đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe. - Tuyên dương những HS tích cực. TIẾNG VIỆT BÀI 85: ông - ôc I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần ông, ôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ông, ôc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ông, vần ôc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Quạ và công. - Viết đúng các vấn ông, ôc, các tiếng (dòng) sông, gốc (đa) (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 4 thẻ từ viết các cụm từ của BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Đi học (bài 84). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Vần ông, vần ôc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ông - HS đọc: ô - ngờ - ông./ Phân tích vần ông./Đánh vần, đọc trơn: ô - ngờ - ông - HS nói: dòng sông / sông. / Phân tích tiếng sông. / Đánh vần và đọc: sờ - ông - sông / sông. - Đánh vần, đọc trơn: ô - ngờ - ông / sở - ông - sông / dòng sông. 2.2. Dạy vần ôc (như vần ông) Đánh vần, đọc trơn: ô - cờ - ôc / gờ - ốc - gôc - sắc - gốc / gốc đa. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ông, ôc, 2 tiếng mới học: sông, gốc, 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ông? Tiếng nào có vần ôc). - HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ. / Tìm tiếng có vần ông, vần ôc, báo cáo - GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng thông có vần ông. Tiếng cốc có vần ôc,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ông: viết ô rồi đến ng (g cao 5 li); chú ý viết ô gần ng./ Làm tương tự với vần ôc. - Tiếng sông: viết s rồi đến ông. Làm tương tự với gốc, dấu sắc đặt trên ô. b) HS viết: ông, ôc (2 lần). / Viết: (dòng) sông, gốc (đa). 4. Cũng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Thứ Năm ngày 31 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 85: ông - ôc I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần ông, ôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ông, ôc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ông, vần ôc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Quạ và công. - Viết đúng các vấn ông, ôc, các tiếng (dòng) sông, gốc (đa) (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 4 thẻ từ viết các cụm từ của BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Đi học (bài 84). B. DẠY BÀI MỚI TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3). a) GV giới thiệu hình ảnh quạ và công đang trang điểm cho nhau. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): công, trắng muốt, làm đẹp, trang điểm, gật gù, eng éc, sốt ruột, dốc hết, đen như than. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 11 câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (Chỉ liền 2 câu: Đẹp quá! Giờ đến lượt tớ.). - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc đoạn, bài, chia bài làm 3 đoạn (2 / 4 / 5 câu). g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng vế câu./ HS làm bài, nói kết quả (GV ghi lại kết quả trên bảng). - Cả lớp đọc: a) Bộ lông của công đẹp - 2) là nhờ qua trang điểm cho. / b) Bộ lông của quạ đen - 1) là do quạ dốc hết lọ bột đen lên thân... * Cả lớp đọc 2 trang của bài 85; đọc 9 vần mới học trong tuần dưới chân trang 152. 4. Củng cố, dặn dò - Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe. - Tuyên dương những HS tích cực. TẬP VIẾT (1 tiết – sau bài 84, 85) I. MỤC TIÊU - Viết đúng ong, oc, ông, ôc, bóng, sóc, dòng sông, gốc đa - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập a) HS nhìn bảng đọc: ong, bóng, oc, sóc, ông, dòng sông, ôc, gốc đa. b) Tập viết: ong, bóng, oc, sóc. - 1 HS đọc; nói cách viết các vần ong, oc, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu sắc trên o (bóng, sóc). - HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: ông, dòng sông, ôc, gốc đa (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3.Củng cố, dặn dò - Tuyên dương những HS tích cực, viết nắn nót. - Tìm hiểu trước bài tiếp theo. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM ( T3) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được tên 1 số cây và bộ phận bên ngoài của cây. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh. - Phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, ) - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, ti vi - Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường - Bảng phụ. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội - Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỞ ĐẦU Hoạt động chung cả lớp: - HS nghe nhạc Lý cây xanh. Gv nhận xét 3. Lợi ích của cây KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 5. Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của cây đối với con người và động vật. * Mục tiêu - Nêu được một số lợi ích của 1 số cây đối với con người và động vật. - Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh. * Cách tiến hành Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp - Yêu cầu HS quan sát hình trang 71 (SGK) - GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích của cây đối với đời sống con người và động vật qua các hình trong SGK. GV cần gợi mở để khai thác sự hiểu biết của các em, một hình mô tả được nhiều lợi ích của thực vật trong đời sống. Gợi ý: + Các cây trong hình 1, 2, 3 : Là thức ăn của người và động vật. + Các cây trong hình 4: Dùng trang trí nhà cửa, làm đẹp nơi công cộng. + Các cây trong hình 5: Là nơi ở của một số động vật, cho bóng mát, sản xuất ra đồ dùng hàng ngày cho con người. - HS tóm tắt lợi ích của cây vào bảng phụ bằng sơ đồ hình vẽ. Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm - Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình. - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian). Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Chọn đại diện của nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm về lợi ích của cây. Cử 1 số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. 6. Hoạt động 6: Trò chơi “ Tìm hiểu về lợi ích của cây” * Mục tiêu - Khắc sâu kiến thức về những lợi ích của cây. - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn Tự nhiên và Xã hội. - Khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, bước đầu phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu. * Cách tiến hành Bước 1: Chia nhóm - GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm từ 5 – 6 HS. Chia các cây HS đã chuẩn bị cho các nhóm. Bước 2: Hoạt động nhóm - Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên 1 số cây vật thật Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV lần lượt cho 2 nhóm thi với nhau, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, Cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất - Nếu còn thời gian GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ, câu chuyện về lợi ích của cây và các bộ phận bên ngoài của cây. Bước 4: Củng cố - Hs nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em đã học được gì? ( Gợi ý: Cây xanh có ích đối với đời sống con người và động vật, ) - Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích của cây có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách bảo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân. 7. Hoạt động 7: Phân biệt cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây bóng mát. * Mục tiêu - HS nêu và phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu của con người: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, - HS có khả năng quan sát, tìm hiểu và quan tâm đến thực vật có ở địa phương và xung quanh các em. * Cách tiến hành Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình - Tổ chức hoạt động quan sát hình trang 72, 73 SGK Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 72, 73 - GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau cây nào là cây rau, cây cho bóng mát, cây cho hoa và cây cho quả. Gợi ý: + Cây rau ( hình 1, 2, 3, 7): cà rốt, súp lơ, mùng tơi, bầu + Cây ăn quả ( hình 4, 5, 9): Cây thanh long, cây bưởi, cây đào ( hoa để ngắm vào dịp Tết, khi ra quả để ăn) + Cây cho bóng mát ( hình 6): Cây bàng + Cây cho hoa làm trang trí ( hình 4, 10): cây hoa đào, hoa mai. Ngoài ra, còn khá nhiều loại cây như cây lương thực: cây lúa, ngô, khoai, sắn, ; Cây làm thuốc; .( GV yêu cầu HS kể thêm) - HS ghi vào bảng phụ về các nhóm cây vừa học. Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm - Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình. - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian) Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp Cử đại diện của nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm về các loại cây: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, Cử 1 số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 8. Hoạt động 8: Tìm hiểu về một số loại cây cho: rau, hoa, quả, bóng mát; Trò chơi “ Tôi là cây gì?” * Mục tiêu - Phân biệt và khắc sâu được 1 số loại cây cho rau, hoa, quả, bóng mát. - Phát triển năng lực ngôn ngữ, thuyết trình * Cách tiến hành Bước 1: Chia nhóm - GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có nhiều cặp HS. Bước 2: Hoạt dộng cặp - Lần lượt từng cặp 1 đóng vai như ví dụ đã mô tả trong SGK trang 73. Một bạn mô tả về cây, vai trò của cây đó, bạn kia trả lời, cứ như vậy lần lượt với từng cặp còn lại và có thể đổi vai cho nhau. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV chọn mỗi nhóm 1 cặp điển hình, có nhiều ý tưởng sáng tạo lên trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét, đánh giá và bổ sung, Tùy sự sáng tạo và điều kiện mà GV có thể có những cách khen thưởng thích hợp cho HS. Bước 4: Củng cố - HS nêu: Sau bài học này em đã học được điều gì? - Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các loại cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát và 1 số loài cây làm thuốc, cây lương thực có ở xung quanh nhà, trường học và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân. Lưu ý: - GV củng cố khai thác HS có thể nêu được nhiều tên và lợi ích của cây xanh, nhằm khắc sâu bài học ở Hoạt động 1 và mở rộng vốn hiểu biết của HS. - Phân biệt 1 số loại cây: Cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát, GV có thể mở rộng hơn: ngoài các cây đã nêu trên còn có cây làm thuốc, cây lương thực, khuyến khích HS tìm hiểu thêm về các cây có ở địa phương nơi em sống. IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 4, 5 của Bài 10 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. Thứ Sáu ngày 01 tháng 01 năm 2021 TOÁN Bài 35: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Ôn tập tổng hợp về tính cộng, trừ trong phạm vi 10. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, máy chiếu. - Các thẻ số và phép tính. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập tính cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10 để tìm kết quả của các phép cộng, trừ trong phạm vi 10. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài l - Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng hoặc trừ nêu trong bài. - Đổi vở, chấm chéo và đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả các phép tính tương ứng. Bài 2 - Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm. - Vấn đề đặt ra là: Tìm hai s
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_16_nam_hoc_2020_2021_truong_tie.doc