Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

TOÁN

Bài 34: LUYỆN TẬP (tiết 6)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) và không xét trường hợp có cả dấu phép tính cộng và dấu phép tính trừ.

- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, ti vi.

- Các thẻ số và phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 3

- Trước hết HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng.

- Sau đó HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ.

- HS nói cách thực hiện trong từng hợp.

- HS tự nêu thêm ví dụ tương tự đố bạn thực hiện.

Bài 4. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

* Ở bức tranh thứ nhất:

Có 4 con chim ở tốp thứ nhất đang đậu trên cây. Có 3 con chim ở tốp thứ hai bay đến. Tiếp tục có 3 con chim ở tốp thứ ba bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?

Ta có 4 + 3 + 3 = 10. Vậy có tất cả 10 con chim.

* Ở bức tranh thứ hai:

Có 9 con vịt. Đầu tiên có 2 con bơi đi. Tiếp tục có 4 con bơi đi. Còn lại bao nhiêu con vịt đang ở trên bờ?

Ta có 9 - 2 - 4 = 3. Vậy còn lại 3 con vịt đang ở trên bờ.

C. Hoạt động vận dụng

- GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ, hôm sau chia sẻ với các bạn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc Lý cây xanh 
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: 
	GV dẫn dắt vào bài học: Hs kể về các loại cây mà em biết.Và đây cũng chính là bài mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “ Cây xanh quanh em”.
2. Một số bộ phận bên ngoài của cây
	KHÁ, PHÁ KIẾN THỨC MỚI
3. Hoạt động 3: Nhận biết 1 số bộ phận của cây
	* Mục tiêu
- Quan sát và nhận biết được một số bộ phận chính của cây: thân, rễ, lá, hoa và quả.
- Đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài của cây thông qua quan sát.
- Viết hoặc vẽ lại các bộ phận chính của cây và giới thiệu với các bạn trong nhóm/ lớp.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp, hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 70 SGK và chỉ ra được các bộ phận của cây có trong hình.
- Cho HS quan sát 1 số cây có đủ thân, rễ, lá và có thể có cây có hoa, quả.
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời, gợi ý như sau:
+ Cây gồm những bộ phận gì? ( hầu hết các cây đều có đầy đủ: thân, rễ, lá, hoa, quả)
+ Tại sao có khi chúng ta nhìn thấy cái cây chỉ có quả hoặc chỉ có hoa? Tại sao lại có cây không thấy có hoa? Cây này có hoa và quả không? Hoa của chúng có màu gì? Quả của chúng có màu gì? ( Gợi ý: hầu hết cây xanh quanh em đều có thân, rễ, lá hoa và quả. Tuy nhiên, hoa, quả ở cây xanh không phải lúc nào cũng có. Một số loài cây chỉ có hoa hoặc quả vào một mùa nhất định. Ví dụ: Quả vải chỉ cso vào mùa hè; Hoa đào thường nở vào mùa xuân, ) 
- HS quan sát cây trong lớp, GV hỏi: Tại sao chúng ta thường không nhìn thấy rễ cây? ( Rễ cây thường ở dưới đất, chúng có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng để nuôi cây). 
- GV cho HS quan sát rễ thật của 1 số cây rau HS sưu tầm mang đến lớp.
- Tiếp theo yêu cầu HS vẽ 1 cây mà mình thích nhất và viết tên các bộ phận của cây.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của mình vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian).
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Một số HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm về các bộ phận của cây. Cử 1 số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
4. Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm hiểu về các bộ phận của cây”
	* Mục tiêu
- Khắc sâu kiến thức về các bộ phận của cây.
	* Cách tiến hành 
Bước 1: Chia nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia các cây mà GV và HS đã chuẩn bị cho các nhóm.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên các bộ phận của cây dựa vào vật thật và GV và HS đã chuẩn bị sẵn. Các thành viên trong nhóm nhận xét, bổ sung. 
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Gv chọn 2 nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,  cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất.
- Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc đến tên các bộ phận của cây. 
Bước 4: Củng cố 
- HS nêu ngắn gọn : Sau phần học này, em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Hầu hết cây xanh đều có thân, rễ, lá, hoa, quả)
- GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của cây có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách báo, mạng và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp, khuyến khích HS có thể nhờ sự trợ giúp của người thân. 
	ĐÁNH GIÁ
GV có thể sử dụng câu 2 của bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS.
TOÁN
Bài 34: LUYỆN TẬP (tiết 6)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) và không xét trường hợp có cả dấu phép tính cộng và dấu phép tính trừ.
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các thẻ số và phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 3
- Trước hết HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng.
- Sau đó HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ.
- HS nói cách thực hiện trong từng hợp.
- HS tự nêu thêm ví dụ tương tự đố bạn thực hiện.
Bài 4. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
* Ở bức tranh thứ nhất:
Có 4 con chim ở tốp thứ nhất đang đậu trên cây. Có 3 con chim ở tốp thứ hai bay đến. Tiếp tục có 3 con chim ở tốp thứ ba bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?
Ta có 4 + 3 + 3 = 10. Vậy có tất cả 10 con chim.
* Ở bức tranh thứ hai:
Có 9 con vịt. Đầu tiên có 2 con bơi đi. Tiếp tục có 4 con bơi đi. Còn lại bao nhiêu con vịt đang ở trên bờ?
Ta có 9 - 2 - 4 = 3. Vậy còn lại 3 con vịt đang ở trên bờ.
C. Hoạt động vận dụng
- GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ, hôm sau chia sẻ với các bạn.
 TIẾNG VIỆT:
 BÀI 84: ong - oc
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần ong, oc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ong, vần oc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đi học. 
- Viết đúng các vần ong, oc, các tiếng bóng, sóc (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Các thẻ ghi các vế câu ở BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài 84 trang chẵn.
B. DẠY BÀI MỚI 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài thơ Đi học; giới thiệu hình ảnh sóc, nhím, thỏ ngọc đang học..
b) GV đọc mẫu: nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ lóc cóc, bon bon, rộn rã.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): đi học, thỏ ngọc, vó ngựa, va lóc cóc, lăn bon bon, chim chóc, liệng vòng tròn, rộn rã, chờ mong, hứa trong lòng. GV giải nghĩa: vó ngựa (bàn chân của ngựa).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài thơ có 12 dòng. GV chỉ 2 dòng thơ một cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng cặp hai dòng thơ (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ; thi đọc cả bài thơ (quy trình như đã hướng dẫn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC, mời 1 HS đọc 3 câu văn chưa hoàn chỉnh. 
- HS đọc thầm, tự hoàn thành từng câu văn. / 1 HS báo cáo kết quả.
- Cả lớp đọc lại:
a) Sóc, nhím và thỏ học lớp cô sơn ca. /b) Bác ngựa đưa cả ba bạn đi học. /c) Ba bạn hứa học tập thật chăm chỉ.
* Cả lớp đọc lại cả bài 84 (nếu còn thời gian). 
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe.
- Tuyên dương những HS tích cực.
	TIẾNG VIỆT
 BÀI 85: ông - ôc
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ông, ôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ông, ôc. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ông, vần ôc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Quạ và công. 
- Viết đúng các vấn ông, ôc, các tiếng (dòng) sông, gốc (đa) (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 4 thẻ từ viết các cụm từ của BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Đi học (bài 84).
 	B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: Vần ông, vần ôc.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ông 
- HS đọc: ô - ngờ - ông./ Phân tích vần ông./Đánh vần, đọc trơn: ô - ngờ - ông
- HS nói: dòng sông / sông. / Phân tích tiếng sông. / Đánh vần và đọc: sờ - ông - sông / sông.
- Đánh vần, đọc trơn: ô - ngờ - ông / sở - ông - sông / dòng sông. 
2.2. Dạy vần ôc (như vần ông) Đánh vần, đọc trơn: ô - cờ - ôc / gờ - ốc - gôc - sắc - gốc / gốc đa. 
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ông, ôc, 2 tiếng mới học: sông, gốc, 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ông? Tiếng nào có vần ôc). 
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ. / Tìm tiếng có vần ông, vần ôc, báo cáo 
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng thông có vần ông. Tiếng cốc có vần ôc,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần ông: viết ô rồi đến ng (g cao 5 li); chú ý viết ô gần ng./ Làm tương tự với vần ôc.
- Tiếng sông: viết s rồi đến ông. Làm tương tự với gốc, dấu sắc đặt trên ô. 
b) HS viết: ông, ôc (2 lần). / Viết: (dòng) sông, gốc (đa).
	4. Cũng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
 Thứ Năm ngày 31 tháng 12 năm 2020
 ĐẠO ĐỨC 
 BÀI 8: EM VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( t1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: 
- Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. 
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi. 
- Lễ phép, vâng lời và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1. 
-Tranh “Quà tặng mẹ và các tranh trong bài phóng to. - Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có). 
- Thẻ bày tỏ thái độ. 
- Giấy màu, bút chì màu/sáp màu. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò “Nghe giai điệu, đoán tên bài hát”. 
- GV hướng dẫn HS cách chơi. 
- GV bật một đoạn nhạc của từng bài hát về chủ đề gia đình như “Cháu yêu bà”, “Ba ngọn nến lung linh”, “Bàn tay mẹ”, “Cho con” và yêu cầu HS đoán tên bài hát. 
- GV nêu câu hỏi: Các bài hát nói về chủ đề gì? 
- HS phát biểu ý kiến. 
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh.
* Mục tiêu
- Nhận biết được một số biểu hiện của sự quan tâm người thân trong gia đình. 
- HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi: Quan sát các tranh trong câu chuyện “ Quà tặng mẹ” SGK Đạo đức 1, trang 39, 40 và kể chuyện theo tranh. 
- Từng cặp HS kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe. 
- GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện một vài cặp lên bảng kể lại nội dung câu chuyện cho cả lớp cùng nghe. 
- GV kể lại nội dung câu chuyện: Sáng nay, bố thì thầm với bé Nhi: “Nhi ơi, sắp đến sinh nhật mẹ rồi đấy!”. Nhi suy nghĩ mãi, không biết tặng quà gì cho mẹ đây? Chợt, Nhi vui mừng nhớ ra, mẹ rất thích hoa. Nhi chạy đi tìm ông để xin mây hạt giống hoa. Nhi gieo hạt giống hoa vào trong một cái chậu nhỏ và tưới nước cho nó. Đêm ngủ, Nhi mơ thấy những hạt giống nảy mầm và nở thành những bông hoa nhiều màu sắc, Nhi mang chậu hoa đến tặng mẹ. Đến ngày sinh nhật mẹ, Nhi hớn hở dậy thật sớm chạy ra xem chậu hoa, nhưng sao lại chẳng có bông hoa nào thế này. Mẹ thấy vậy, ôm Nhi vào lòng và nói: “Con chính là bông hoa đẹp nhất của mẹ!”. 
Lưu ý: Để hình thành năng lực sáng tạo cho HS, GV hướng dẫn HS khai thác tranh và kể chuyện theo ngôn ngữ, cách diễn đạt riêng của mỗi em. GV không nên áp đặt HS từng câu từng chữ. Khi kể lại chuyện, GV nên sử dụng cách diễn đạt ngây thơ, trong sáng mà một số HS trong lớp đã kể. 
Bước 2: 
- GV nêu các câu hỏi: 
1) Nhi đã làm gì để có quà tặng sinh nhật mẹ? 
2) Việc làm đó thể hiện điều gì? 
- HS trả lời các câu hỏi. 
- GV kết luận: Bạn Nhi đã gieo hạt giống hoa vào trong một cái chậu nhỏ để có hoa tặng sinh nhật mẹ. Việc làm đó thể hiện bạn rất yêu mẹ, quan tâm đến mẹ. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ 
* Mục tiêu:
- HS nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 41 và thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi sau: 
1) Bạn trong các tranh đã quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những việc làm nào? 
2) Ông bà, cha mẹ cảm thấy thế nào trước những việc làm đó? 
- HS làm việc nhóm. 
- GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh. 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận: 
+ Tranh 1: Bạn nhỏ thấy bà đang ngồi khâu, bạn đề nghị: “Để cháu xâu kim giúp bà ạ!”. 
+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang bóp vai cho ông, bạn hỏi: “Ông đỡ đau chưa ạ?”. 
+ Tranh 3: Bạn nhỏ mang nước mời mẹ uống. Bạn nói: “Con mời mẹ uống nước ạ!”. 
+ Tranh 4: Bạn nhỏ mang khăn cho bố lau mồ hôi khi bố đi làm đồng về. Bạn nói: “Bố lau mồ hôi đi ạ!”. Lời nói của các bạn trong tranh thể hiện sự quan tâm và thái độ lễ phép đối với ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ sẽ cảm thấy vui, ấm lòng vì có con, cháu hiếu thảo, lễ phép. 
Lưu ý: GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác. 
- GV nêu câu hỏi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ? 
- HS nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ phù hợp với lứa tuổi.
- GV kết luận: Các em nên làm những việc vừa sức để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và có thái độ lễ phép đối với ông bà, cha mẹ.
 TIẾNG VIỆT
BÀI 85: ông - ôc
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ông, ôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ông, ôc. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ông, vần ôc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Quạ và công. 
- Viết đúng các vấn ông, ôc, các tiếng (dòng) sông, gốc (đa) (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 4 thẻ từ viết các cụm từ của BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Đi học (bài 84).
 	B. DẠY BÀI MỚI 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3). 
a) GV giới thiệu hình ảnh quạ và công đang trang điểm cho nhau. 
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): công, trắng muốt, làm đẹp, trang điểm, gật gù, eng éc, sốt ruột, dốc hết, đen như than.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 11 câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (Chỉ liền 2 câu: Đẹp quá! Giờ đến lượt tớ.).
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài, chia bài làm 3 đoạn (2 / 4 / 5 câu).
g) Tìm hiểu bài đọc 
- HS đọc từng vế câu./ HS làm bài, nói kết quả (GV ghi lại kết quả trên bảng).
- Cả lớp đọc: a) Bộ lông của công đẹp - 2) là nhờ qua trang điểm cho. / b) Bộ lông của quạ đen - 1) là do quạ dốc hết lọ bột đen lên thân...
* Cả lớp đọc 2 trang của bài 85; đọc 9 vần mới học trong tuần dưới chân trang 152.
4. Củng cố, dặn dò
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe.
- Tuyên dương những HS tích cực.
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 84, 85)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng ong, oc, ông, ôc, bóng, sóc, dòng sông, gốc đa - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS nhìn bảng đọc: ong, bóng, oc, sóc, ông, dòng sông, ôc, gốc đa. 
b) Tập viết: ong, bóng, oc, sóc. 
- 1 HS đọc; nói cách viết các vần ong, oc, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu sắc trên o (bóng, sóc).
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập viết: ông, dòng sông, ôc, gốc đa (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3.Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những HS tích cực, viết nắn nót.
- Tìm hiểu trước bài tiếp theo.
 Thứ Sáu ngày 01 tháng 01 năm 2021
 TOÁN
 Bài 35: LUYỆN TẬP CHUNG
 ( Cô Yến dạy
 TIẾNG VIỆT
BÀI 86: KỂ CHUYỆN
CÔ BÉ VÀ CON GẤU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh.
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cô bé nhân hậu chữa chân cho gấu. Gấu đền ơn cô, Câu chuyện là lời khuyên: Cần sống thân thiện, giúp đỡ các loài vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu , máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV chỉ 3 tranh đấu minh hoạ truyện Hàng xóm (bài 80); nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 4, 5, 6.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV đưa lên bảng tranh minh hoạ, yêu cầu HS xem tranh, cho biết chuyện có những nhân vật nào (cô bé, con gấu, bố mẹ cô), đoán điều gì xảy ra giữa cô bé và gấu? (Cô bé gặp gấu. Cô chữa chân đau cho gấu ).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Chuyện Cô bé và con gấu kể về cuộc gặp kì lạ giữa một cô bé rất nhỏ và một con gấu rất to lớn. Cô bé có gặp nguy hiểm gì không. ĐÀ. lạ gì đã xảy ra? 
2. Khám phá và luyện tập
- Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Đoạn 1: kể chậm rãi, từ tốn. Đoạn 2: giọng kê bất ngờ, sợ hãi. Đoạn 3: giọng trở lại từ tốn. Đoạn 4: kể gây ấn tượng với những từ ngữ tả hành động của cô bé khi dùng kìm lấy dằm ở chân gấu. Đoạn 5: nhấn giọng từ ngạc nhiên khi kể về thái độ của bố mẹ cô bé. Đoạn 6 (gấu đến trả ơn): giọng kể gấp gáp khi ông bố đi tìm súng; ngạc nhiên khi kể về món quà của gấu “Thì ra đó là một khúc gỗ chứa đầy mật ong”.
Cô bé và con gấu
(1) Xưa, có hai vợ chồng người nông dân sống cùng cô con gái nhỏ trong rừng. Một chiều, bố mẹ đi vắng, cô bé tha thẩn chơi ngoài sân.
(2) Bỗng, cô bé thấy một con gấu to lớn đứng ngay trước mặt. Cô bé sợ chết khiếp.
(3) Nhưng rồi cô bé bớt sợ khi thấy gấu hiền lành chìa một bàn chân ra trước, giậm giậm xuống đất. Bàn chân đó đang chảy máu, một cái dằm to cắm giữa bàn chân.
(4) Hiểu ý gấu muốn nhờ giúp đỡ, cô chạy vào nhà, lấy kìm, rồi dùng kìm kẹp cái dằm, kéo mạnh ra. Gấu có vẻ hài lòng lắm, nó liếm vết thương rồi lặng lẽ quay về rừng.
(5) Buổi tối, khi bố mẹ về, cô bé kể lại câu chuyện khiến bố mẹ cô rất ngạc nhiên.
(6) Vài tuần sau, gấu quay trở lại, ôm trong hai chân trước một khúc gỗ. Ông bố hoảng sợ, chạy đi tìm súng nhưng cô bé ngăn lại và bảo đó chính là con gấu hôm nọ. Gấu đặt khúc gỗ trước mặt cô bé rồi bỏ đi. Thì ra đó là một khúc gỗ chứa đầy mật ong.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Bố mẹ đi vắng, cô bé ở nhà một mình làm gì? (Bố mẹ đi vắng, cô bé tha thẩn chơi ngoài sân).
- GV chỉ tranh 2: Điều gì bất ngờ xảy ra? Thái độ của cô bé lúc đó ra sao? (Một con gấu to lớn bất ngờ xuất hiện. Cô bé sợ chết khiếp).
- GV chỉ tranh 3: Vì sao sau đó cô bé đỡ sợ? (Cô bé đỡ sợ khi thấy dấu hiền lành chìa một bàn chân ra trước, giậm giậm xuống đất. Bàn chân đó chảy máu, một cái dằm to cằm giữa bàn chân).
- GV chỉ tranh 4: Cô bé đã làm gì để giúp gấu? (Cô bé chạy vào nhà, lấy kìm, dùng kìm kẹp cái dằm, kéo mạnh ra).
- GV chỉ tranh 5: Khi bố mẹ về, nghe cô bé kể lại mọi chuyện, thái độ của họ ra sao? (Nghe cô bé kể lại câu chuyện, bố mẹ cô rất ngạc nhiên).
- GV chỉ tranh 6: Gấu đã làm gì để tỏ lòng biết ơn cô bé? (Gấu quay trở lại, ôm một khúc gỗ chứa đầy mật ong tặng cô bé, để tỏ lòng biết ơn).
(Sau mỗi lần, có thể yêu cầu HS khác nhắc lại, trả lời lại). 
b) Trả lời các câu hỏi ở 2 tranh liền nhau. 
c) Trả lời tất cả các câu hỏi dưới 6 tranh. 
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện.
b) HS kể chuyện theo tranh bất kì (Trò chơi Ô cửa sổ). 
c) Một HS chỉ 6 tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện.
(Sau mỗi bước, cả lớp và GV bình chọn bạn trả lời câu hỏi đúng, bạn kể to, rõ, kể hay, biết hướng đến người nghe khi kể).
* GV cất tranh, mời 1 HS kể chuyện, không cần sự hỗ trợ của tranh. (YC dành cho HS giỏi).
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- GV: Em nhận xét gì về cô bé? (Cô bé nhân hậu, tốt bụng, sẵn lòng giúp gấu).
- GV: Em nhận xét gì về gấu? (Gấu thông minh, bị dằm đâm vào chân, biết tìm con người để nhờ người giúp đỡ, biết trả ơn con người. / Gấu là một con vật nhưng có lòng biết ơn như con người). 
- GV: Cô bé nhân hậu chữa chân đau cho gấu. Gấu tỏ lòng biết ơn cô. Câu chuyện nói về tình cảm tốt đẹp giữa con người và con vật. Câu chuyện cũng là lời khuyên các em cần có thái độ thân thiện, giúp đỡ các con vật khi chúng không gây nguy hiểm và cần đến sự giúp đỡ của các em.
3. Củng cố, dặn dò
- Chia sẻ câu chuyện trên cho người thân nghe.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết kể

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_16_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi_t.doc
Giáo án liên quan