Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1

RÈN CHỮ

LUYỆN VIẾT BÀI: GÀ VÀ VỊT

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng bài : Gà và vịt - chừ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.

- Rèn kỹ năng trình bày đoạn văn trong vở ô ly.

- Bước đầu làm quen với nghe – viết.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu của bài học.

- Nêu tên bài luyện viết, viết bảng.

 2. Luyện tập

a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc: con voi, cây cối , bơi lội

uôc, đuốc, ương, gương, ươc, thước.

b) Tập viết: con voi, cây cối , bơi lội

- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần uông, uôc, độ cao các con chữ.

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình.

Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc).

- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết.

c) Tập viết: con voi, cây cối , bơi lội

- GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài

- Gv chép lên bảng bài “Gà và vịt”

- Hs đọc bài (cá nhân, tổ, đồng thanh), Xác định số câu trong bài.

- Nêu các từ khó đọc, khó viết, đọc lại.

- Cho học sinh chép vào vở ô li

- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS.

 3. Củng cố, dặn dò(2P)

-GV nhận xét tiết học

-Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ Hai ngày 25 tháng 1 năm 2021
TIẾNG VIỆT
Bài 101: ôi- ơi
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôi, vần ơi.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ong và bướm.
- Viết đúng các vần ôi, ơi, các tiếng (trái) ổi, bơi lội (trên bảng con).
- Học thuộc lòng (HTL) bài thơ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng: a hay b?
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’
- 1 HS đọc bài Tập đọc Sói và dê.
- 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần oi, vần ây.
B. DẠY BÀI MỚI 30’
1. Giới thiệu bài: vần ôi, vần ơi.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần ôi
- GV viết chữ ô, i./ HS (cá nhân, cả lớp): ô - i - ôi.
- HS nói: trái ổi. / Tiếng ổi có vần ôi. / Phân tích vần ôi. / Đánh vần, đọc trơn: ô - i- ôi - hỏi - ổi / trái ổi.
2.2. Dạy vần ơi (như vần ôi): Đánh vần, đọc trơn: ơ -i- ơi / bờ - ơi - bơi / bơi lội.
* Củng cố: HS nói các vần, tiếng vừa học. Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: ôi, trái ổi; ơi, bơi lội.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Ghép chữ với hình cho đúng)
- HS đọc từng từ ngữ; làm bài trong VBT, nối hình với từng từ ngữ tương ứng.
- HS báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình, cả lớp: 1) rối nước 2) đĩa xôi...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp.
b) Viết vần: ôi, ơi
- 1 HS đọc vần ôi, nói cách viết vần ôi. GV vừa viết vần ôi vừa hướng dẫn, nhắc HS chú ý dấu mũ trên ô, nét nối giữa ô và i./ Làm tương tự với vần ơi.
- Cả lớp viết: ôi, ơi (2 lần).
c) Viết tiếng: (trái) ổi, bơi lội (như mục b): GV vừa viết mẫu tiếng ổi vừa hướng dẫn. Chú ý đặt dấu hỏi trên ô, / Làm tương tự với bơi.
- HS viết: (trái) ổi, bơi lội (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 30’
a) GV chỉ hình minh hoạ bài thơ Ong và bướm; giới thiệu hình ảnh vườn hoa rực rỡ, ong đang chăm chỉ bay đi làm mật, bướm bay tới rủ ong cùng đi chơi.
b) GV đọc mẫu, giọng vui, nhẹ nhàng. Giải nghĩa từ: lượn (di chuyển bằng cách chao nghiêng thân hoặc uốn mình theo đường vòng); chơi rong (đi chơi lang thang, không có mục đích).
c) Luyện đọc từ ngữ: bướm trắng, lượn vườn hồng, bay vội, rủ đi chơi, trả lời, việc chưa xong, chơi rong, không thích.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài thơ có mấy dòng? (12 dòng).
- GV chỉ 2 dòng thơ một cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ một cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc đoạn, bài (mỗi đoạn 6 dòng); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn).
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC. / 1 HS đọc 2 ý (a, b).
- HS làm bài trong VBT hoặc viết ý mình chọn vào thẻ. / HS báo cáo. GV chốt lại đáp án: Ý a.
- (Nhắc lại kết quả) 1 HS hỏi - cả lớp đáp:
+ 1 HS: Vì sao ong không đi chơi cùng bướm?
+ Cả lớp: Vì ong nghe lời mẹ, làm xong việc mới đi chơi.
h) học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc bài thơ theo cách xoá dần từng chữ, chỉ giữ lại những chữ đầu dòng. Sau đó xoá hết.
- HS thi đọc thuộc 6 dòng thơ đầu / 6 dòng thơ cuối / cả bài thơ.
4. Củng cố, dặn dò 5’
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần ôi (gối, nối, tối,...); có vần ơi (gợi ý, sợi dây ( với,...) hoặc đặt câu với tiếng có vần ôi, vần ơi.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe: xem trước bài 102 (ui, ưi).
RÈN CHỮ
LUYỆN VIẾT BÀI: GÀ VÀ VỊT
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng bài : Gà và vịt - chừ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
- Rèn kỹ năng trình bày đoạn văn trong vở ô ly.
- Bước đầu làm quen với nghe – viết.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài học.
- Nêu tên bài luyện viết, viết bảng.
 2. Luyện tập
a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc: con voi, cây cối , bơi lội
uôc, đuốc, ương, gương, ươc, thước.
b) Tập viết: con voi, cây cối , bơi lội
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần uông, uôc, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình.
Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc).
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết.
c) Tập viết: con voi, cây cối , bơi lội
- GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài
- Gv chép lên bảng bài “Gà và vịt”
- Hs đọc bài (cá nhân, tổ, đồng thanh), Xác định số câu trong bài.
- Nêu các từ khó đọc, khó viết, đọc lại.
- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS.
 3. Củng cố, dặn dò(2P)
-GV nhận xét tiết học
-Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết
Thứ Ba ngày 26 tháng 1 năm 2021
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
ĐỌC TO NGHE CHUNG: CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
I. Mục đích yêu cầu :
Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ai không biết quý tình bạn người ấy sẽ bị cô độc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
III. Tiến trình tiết dạy
Bài kể chuyện cô chủ không biết quý tình bạn:
Hđ1: Ổn định
- Giáo viên cho ổn định nề nếp, chỗ ngồi.
- Lớp trưởng cho cả lớp hát 
 - Kiểm tra bài cũ:
Hđ2: Bài mới
a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng )
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Kể chuyện: Giáo viên kể 3 lần với giọng diễn cảm. 
- Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
- Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp họcsinh nhớ câu chuyện.
* Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
- Nhấn giọng những chi tiết tả vẽ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ.
- Sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hố để đổi chác.
c. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì? 
+ Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
- Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4
- Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
	IV: Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học
TIẾNG VIỆT
Bài 101: ôi, ơi
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôi, vần ơi.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ong và bướm.
- Viết đúng các vần ôi, ơi, các tiếng (trái) ổi, bơi lội (trên bảng con).
- Học thuộc lòng (HTL) bài thơ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng: a hay b?
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’
- 1 HS đọc bài Tập đọc Sói và dê.
- 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần oi, vần ây.
B. DẠY BÀI MỚI 30’
1. Giới thiệu bài: vần ôi, vần ơi.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần ôi
- GV viết chữ ô, i./ HS (cá nhân, cả lớp): ô - i - ôi.
- HS nói: trái ổi. / Tiếng ổi có vần ôi. / Phân tích vần ôi. / Đánh vần, đọc trơn: ô - i- ôi - hỏi - ổi / trái ổi.
2.2. Dạy vần ơi (như vần ôi): Đánh vần, đọc trơn: ơ -i- ơi / bờ - ơi - bơi / bơi lội.
* Củng cố: HS nói các vần, tiếng vừa học. Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: ôi, trái ổi; ơi, bơi lội.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Ghép chữ với hình cho đúng)
- HS đọc từng từ ngữ; làm bài trong VBT, nối hình với từng từ ngữ tương ứng.
- HS báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình, cả lớp: 1) rối nước 2) đĩa xôi...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp.
b) Viết vần: ôi, ơi
- 1 HS đọc vần ôi, nói cách viết vần ôi. GV vừa viết vần ôi vừa hướng dẫn, nhắc HS chú ý dấu mũ trên ô, nét nối giữa ô và i./ Làm tương tự với vần ơi.
- Cả lớp viết: ôi, ơi (2 lần).
c) Viết tiếng: (trái) ổi, bơi lội (như mục b): GV vừa viết mẫu tiếng ổi vừa hướng dẫn. Chú ý đặt dấu hỏi trên ô, / Làm tương tự với bơi.
- HS viết: (trái) ổi, bơi lội (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 30’
a) GV chỉ hình minh hoạ bài thơ Ong và bướm; giới thiệu hình ảnh vườn hoa rực rỡ, ong đang chăm chỉ bay đi làm mật, bướm bay tới rủ ong cùng đi chơi.
b) GV đọc mẫu, giọng vui, nhẹ nhàng. Giải nghĩa từ: lượn (di chuyển bằng cách chao nghiêng thân hoặc uốn mình theo đường vòng); chơi rong (đi chơi lang thang, không có mục đích).
c) Luyện đọc từ ngữ: bướm trắng, lượn vườn hồng, bay vội, rủ đi chơi, trả lời, việc chưa xong, chơi rong, không thích.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài thơ có mấy dòng? (12 dòng).
- GV chỉ 2 dòng thơ một cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ một cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc đoạn, bài (mỗi đoạn 6 dòng); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn).
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC. / 1 HS đọc 2 ý (a, b).
- HS làm bài trong VBT hoặc viết ý mình chọn vào thẻ. / HS báo cáo. GV chốt lại đáp án: Ý a.
- (Nhắc lại kết quả) 1 HS hỏi - cả lớp đáp:
+ 1 HS: Vì sao ong không đi chơi cùng bướm?
+ Cả lớp: Vì ong nghe lời mẹ, làm xong việc mới đi chơi.
h) học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc bài thơ theo cách xoá dần từng chữ, chỉ giữ lại những chữ đầu dòng. Sau đó xoá hết.
- HS thi đọc thuộc 6 dòng thơ đầu / 6 dòng thơ cuối / cả bài thơ.
4. Củng cố, dặn dò 5’
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần ôi (gối, nối, tối,...); có vần ơi (gợi ý, sợi dây ( với,...) hoặc đặt câu với tiếng có vần ôi, vần ơi.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe: xem trước bài 102 (ui, ưi).
Thứ Sáu ngày 29 tháng 1 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 13: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT
(TIẾT2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức:
- Kết nối được các kiến thức đã học về thực vật, động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.
- Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Quan sát, đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan.
- Bước đầu làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan.
- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
- Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng 1 lần để bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phiếu quan sát
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
2. Hoạt động 2: Đi tham quan thiên nhiên
* Mục tiêu
- Thực hành quan sát thực vật và động vật.
- Bước đầu hình thành thói quen quan sát, ghi chép theo cách của nhà khoa học.
- Thực hiện 1 số nội quy khi đi tham quan
* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia HS thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 6 HS. Bầu nhóm trưởng, nhóm phó, giao nhiệm vụ của từng thành viên.
- Hướng dẫn các em thực hiện nội quy theo nhóm.
- Hướng dẫn HS cách quan sát xung quanh:
+ Thực vật: Quan sát từ cây nhỏ đến cây to, quan sát hình dạng, chiều cao; các bộ phận và màu sắc của cây: thân, lá, hoa, quả ( nếu có); Cây đó là cây rau, cây ăn quả, cây cho bóng mát hay cây lương thực, cây làm thuốc.
+ Động vật: Quan sát các con vật về hình dạng, kích thước, màu sắc; các bộ phận của chúng. Lưu ý HS quan sát những con vật có thể rất nhỏ ở dưới đám cỏ như con kiến, cuốn chiếu, đến những con vật nép mình trong các tán lá cây như bọ ngựa, bọ cánh cứng, ...
Bước 2: Tổ chức tham quan
- GV theo dõi các nhóm và điều chỉnh các nhóm qua các nhóm trưởng và nhóm phó.
- Nhắc nhở HS:
+ Giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các cây và con vật. Giữ gìn vẻ đẹp của khu tham quan.
+ Che ô hoặc đứng trong bóng râm.
+ Vứt rác đúng nơi quy định.
LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. MỤC TIÊU
- Cũng cố kiến thức đếm, đọc, viết các số tròn chục từ 10 đến 90. 
- Nhận biết thứ tự các số tròn chục từ 10 đến 90.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Vở Luyện toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: ( hoạt động cả lớp) (5)’
- GV ghi bảng : Đọc các số : 10,20,30,40,50,60,70,80,90
- Lớp trưởng điều hành : HS nối tiếp nhau đọc
- Gv nhận xét.
2. Luyện tập, thực hành: (25)
Bài 1. Sắp xếp các số 30,50,20,90,:
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé: 
Bài 2. Điền >, <, =?
20  40 80  90 10  30
60  30 70 . 40 20  40
Bài 3. Viết số?
a. mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, bảy mươi, tám mươi, chín mươi.
..
b. Chín mươi, tám mươi , bảy mươi , sáu mươi , nưm mươi , bốn mươi , ba mươi , hai mươi , mười.
..
- Lớp trường điều hành.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- Giáo viên nhận xét.
3. Cũng cố dặn dò:
- Gv nhận xét.
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh đọc được các vần, từ thành thạo, đọc các vần to, rõ, tự tin.
- Ghép được các vần và thanh đã học để tạo thành các tiếng khác nhau.
- Viết được các chữ đã học đúng độ cao, độ rộng trên bảng con và vở ô ly và tốc độ viết đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV viết các vần đã học lên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- Mời lần lượt từng học sinh nêu các vần đã học từ tuần
- HS nêu: oi, ây, ôi, ơi; uôi, ươi
- Hs nhận xét, bổ sung.
2.Thực hành và luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gv chỉ các vần, thanh huyền, thanh sắc lên bảng lớp, gọi từng cá nhân đọc.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS ghép được các chữ oi, ây, ôi, ơi, uôi, ươi, nhà ngói, mây trắng, ngôi nhà, núi đồi, nải chuối, đười ươi, ...
- Cá nhân lên đọc nối tiếp theo thước chỉ của Gv, phân tích các tiếng trên bảng
- Cả lớp đọc đồng thanh: oi, ây, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, nhà ngói, mây trắng, ngôi nhà, núi đồi, ...
b. Luyện viết bảng
- Hs nhắc lại cách viết từng chữ, đồng thời Gv viết lên bảng các chữ.
- 3 hs khá lên đọc
- Hs viết vào bảng các chữ trên, Gv sửa sai cho hs.
c. Viết vở ô ly. (luyện thêm)
- Hs viết: oi, ây, ôi, ơi, nhà ngói, mây trắng, ngôi nhà, núi đồi,...
*Lưu ý: Viết đúng độ cao, độ rộng của các con chữ, điểm đặt bút và điểm dừng bút và tốc độ viết cỡ chữ nhỏ.
3. Củng cố:
- Hs đọc lại các chữ trên bảng: Thi đua đọc nhanh, to, đúng.
- Về nhà luyện viết lại bài, chia sẻ cùng bố mẹ về bài học hôm nay.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_truong_ti.doc
Giáo án liên quan