Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 23 đến 24 - Dương Ánh Ly

II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh

 - Từ tháng 2 – 5/ 1930, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân

- Phong trào diễn ra mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế lao động ( 1/ 5/ 1930) lần dầu tiên công nhân, nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới.

 - Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất

+ Tháng 9/1930, phong trào công – nông phát triển với những cuộc đấu tranh quyết liệt như: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công cơ quan chính quyền địch ở các địa phương.

+ Chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện thị bị tê liệt. Các Ban Chấp hành Nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo, quản lí nhiều mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn.

- Chính quyền Xô Viết ra đời ở một số huyện, thị ở hai tỉnh Nghệ - Tĩnh.

- Chính quyền cách mạng kiên quyết trấn áp bọn phản động, thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất. Xóa bỏ các loại thuế . . .

* Ý nghĩa:

 Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 23 đến 24 - Dương Ánh Ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Lịch Sử 9
Giáo viên: Dương Ánh Ly
Các em viết bài vào tập nhé! Khi nào vào học cô sẽ giảng sau
Lưu ý: Sau khi ghi xong vào tập nhớ chụp hình lại cho cô kiểm tra.
Tiết: 23 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC Ở TÂY NINH (1945-1954)
I. Tình hình Tây Ninh sau cách mạng tháng 8:
- Kinh tế: chủ yếu là nông lâm nghiệp, lại bị Nhật Pháp vơ vét phục vụ chiến tranh 
- Xã hội: các thế lực phản cách mạng nổi dậy chống phá.
-11/11/1945 Pháp phá vở mặt trận Bến Kéo và chiếm Tây Ninh .
II. Nhân dân Tây Ninh cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
 1. Âm mưu của Pháp :
- Củng cố lực lượng, lấn chiếm, càn quét, tàn sát, lập đồn bót.
- Chiếm các đồn điền cao su lớn để thực hiện “Lấy kinh tế tại chỗ nuôi chiến tranh” 
- Thành lập bộ máy cai trị từ tỉnh xuống.
 2. Xây dựng lực lượng sẵn sàng kháng chiến lâu dài :
 - Lực lượng vũ trang Tây Ninh từ 3/1946 được phiên chế thành chi đội 11, hoạt động chủ yếu là chiến tranh du kích " Cuối 1948 là trung đoàn 311 " 9/1950 chuyển thành tỉnh đội Tây Ninh.
- Hình thành căn cứ cách mạng của tỉnh (Trà Vong), Căn cứ huyện (Bời lời, Hòa Hội, Ninh Điền, Bàu Chanh)
 - Mặt trận Liên Việt thành lập để củng cố khối đoàn kết. 
 X Kháng chiến chống Pháp :
- Tiêu biểu nhất là trận Bời Lời, tiêu hao 1 tiểu đoàn Pháp.
- Đầu 1954 ta đánh lùi địch vào sâu thị trấn, thị xã.
- 7/1954 cùng với cả nước quân dân Tây Ninh hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp .
Tiết 24: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935
I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ( Giảm tải)
II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh
 - Từ tháng 2 – 5/ 1930, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế lao động ( 1/ 5/ 1930) lần dầu tiên công nhân, nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới.
 - Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất
+ Tháng 9/1930, phong trào công – nông phát triển với những cuộc đấu tranh quyết liệt như: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công cơ quan chính quyền địch ở các địa phương.
+ Chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện thị bị tê liệt. Các Ban Chấp hành Nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo, quản lí nhiều mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn.
- Chính quyền Xô Viết ra đời ở một số huyện, thị ở hai tỉnh Nghệ - Tĩnh.
- Chính quyền cách mạng kiên quyết trấn áp bọn phản động, thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất. Xóa bỏ các loại thuế . . .
* Ý nghĩa:
 Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.
III. Lực lượng cách mạng được phục hồi. ( Giảm tải) 
CÁC EM HỌC THUỘC CÁC CÂU SAU ĐỂ VÀO HỌC KIỂM TRA 15 PHÚT NHÉ!
Lưu ý: Các em khỏi phải ghi vào tập nhé!
Câu 1. Trong thời gian hoạt động ở Pháp từ năm 1917 đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam. Em hãy cho biết những hoạt động nổi bật của Người trong thời gian này.
- Tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách, đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
- Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac Lê-nin.
- Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.
Câu 2. Phân tích quá trình chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1923 đến năm 1925.
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1923 đến năm 1924 ở Liên Xô:
- Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- Trong thời gian ở Liên Xô, Người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật và Tạp chí Thư tín Quốc tế.
- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và tham luận về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1924 đến năm 1925 ở Trung Quốc:
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn (6 – 1925).
- Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.
- Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường Kách mệnh (đầu năm 1927).
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
ð Những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
Câu 3. Em hãy trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929.
- Cuối năm 1928 – đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh. Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào.
- Tháng 3 – 1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập tại nhà số 5D phố Hàm Long – Hà Nội.
- Thánh 5 – 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp đại hội lần thứ nhất. Đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra ý kiến thành lập Đảng cộng sản song không được chấp thuận, họ rút khỏi đại hội về nước.
- Tháng 6 – 1929, Đông Dương Cộng sản đảng thành lập ở Bắc Kì.
- Tháng 8 – 1929, An Nam Cộng sản đảng thành lập ở Nam Kì.
- Tháng 9 – 1929, Đông Dương cộng sản Liên đoàn thành lập ở Trung Kì.
Câu 4. Lí giải được sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản. Trình bày nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng.
* Sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản:
- Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng lẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất.
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Hương Cảng – Trung Quốc).
* Nội dung Hội nghị:
- Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
* Ý nghĩa:
- Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
Câu 5. Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị lực lượng, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
- Tổ chức thành công hội nghị thành lập Đảng, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 6. Phong trào cách mạng 1930 – 1935 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra như thế nào
- Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Phong trào nổ ra mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế lao động 1 – 5 – 1930, lần đầu tiên công nông Đông Dương tỏ ra dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới.
- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất. Tháng 9 – 1930, phong trào công nông phát triển đến đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết liệt như: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ
- Chính quyền của đế quốc, phong kiến nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Ban Chấp hành nông hội xã do chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết.
- Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ - Tĩnh.
- Chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất

File đính kèm:

  • docxtiet 23 24_12798506.docx
Giáo án liên quan