Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh - Tình huống: Chăn nuôi gia cầm sạch

Đối với gà giống : đề có giống tốt, đảm bảo khỏe mạnh ta nên quan tâm việc chọn giống: Con giống phải được sinh ra từ dòng bố mẹ theo hình thức tránh đồng huyết, gần huyết. Theo môn sinh học trong việc lai tạo ta nên chọn ưu thế lai nhằm tận dụng tối đa những tính trạng có lợi của bố mẹ để tạo ra những con con thật sự khỏe mạnh. Để có được một lượng gà con đủ đề đáp ứng nhu cầu thì người nuôi cần chọn lộc và ấp nở bằng máy đề tạo ra lượng gà con cùng lứa tuổi tiện trong việc chăm sóc .

Khi đã có gà giống và trại nuôi thì việc đưa vật nuôi vào là một quá trình đòi hỏi kĩ thuật khá cao và chính xác: Trước khi đưa gà con vào trại thì trại phải được xác trùng thật nghiêm túc bằng thuốc sát trùng hoặc vôi. Theo môn hóa học thì vôi CaO có khả năng sát khuẩn rất cao và an toàn vì vậy trại nên sử dung vôi đề sát trùng nền và hố sát trùng trước cửa vào trại. Không gian trong trại thì sát trùng bằng các loại thuốc do thú y cung cấp như TH4, BENCOSIT,

Hiện nay ở nước ta và một số nước trên thế giới người chăn nuôi thường lượng kháng sinh rất lớn, trong khi đó vật nuôi không thể hấp thụ hết nên lượng kháng sinh tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi nhiều. Khi con người sử dụng nhiều các sản phẩm nầy thì rất nguy hiểm vì lượng kháng sinh tồn dư đó sẽ tích tụ trong cơ thể con người lâu ngày các vi khuẩn có hại trong cơ thể con người sẽ kháng thuốc vì vậy nếu sau nầy con người bị bệnh sẽ rất khó điều trị.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh - Tình huống: Chăn nuôi gia cầm sạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TỈNH TIỀN GIANG
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CHỢ GẠO
TRƯỜNG THCS TỊNH HÀ
BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT 
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN 
DÀNH CHO HỌC SINH
 GV hướng dẫn: Bùi Giang Sang
 Học sinh: lớp Chín 3
 lớp Chín 3
Năm học: 2015-2016
TÊN TÌNH HUỐNG: CHĂN NUÔI GIA CẦM SẠCH
I.Mở đầu
 Hiện nay nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ, sung túc hơn. Nhưng cho dù đất nước có phát triển đến đâu đi nữa thì nông nghiệp cũng là nền tảng và là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm hàng ngày cho con người.
 Ở quê hương em phong trào chăn nuôi gà ri đẻ thương phẩm đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa có thể nâng cao thu nhập cho gia đình đồng thời có thể giải quyết được lực lượng lao động địa phương, giảm nghèo đảm bảo an ninh... Tuy nhiên từ đó cũng sinh ra nhiều hệ lụy đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên vật nuôi, giá cả không ồn định làm người chăn nuôi gặp không ít khó khăn 
Vậy phải làm gì để có thể bảo vệ được nền sản xuất nông nghiệp nước ta giảm bớt nhất những rủi ro không cần thiết cho người nông dân , đồng thời có thể đứng vững, đủ sức cạnh tranh trong thời hội nhập và tạo ra được những sản phẩm sạch, an toàn phục vụ cho cuộc sống con người.
Từ mô hình chăn nuôi gà ri đẻ của gia đình và một số hộ trong xóm tôi xin đưa ra một số hình thức chăn nuôi gia cầm sạch mà gia đình và các hộ chăn nuôi khác đã làm và mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định trong thời gian qua.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
 1. Hình thành cho các hộ chăn nuôi thói quen tốt, kiến thức cơ bản khoa học trong chăn nuôi, loại bỏ dần những thói quen xấu trong sản xuất chăn nuôi trước đây.
 2. Tạo cơ hội cho nông dân có thể đứng vững và tồn tại được trong thời hội nhập, nâng cao thu nhập cho gia đình, ngăn ngừa dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên tự có, giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho con người, hướng tới một ngành chăn nuôi bềnh vững.
 3. Giúp cho các hộ chăn nuôi sẵn sàn tiếp nhận và áp dung hình thức mới , chuyên nghiệp, khoa học vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 4. Giúp giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Trái đất quá mức cần thiết và gây ra ít tác động nhất với môi trường từ thói quen sinh hoạt hằng ngày do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và quá trình công nghiệp hóa hiện nay.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
 	1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2014 – 11/2015, được chia làm 2 giai đoạn:
	- Giai đoạn tìm hiểu và thu thập thông tin.
	- Giai đoạn thực hiện nghiên cứu và tổng hợp, so sánh kết quả.
	2. Phạm vi nghiên cứu:
	- Theo dõi, thực hiện nghiên cứu thường xuyên tại các hộ chăn nuôi gà ri đẻ thuộc Xã Phú Kiết, Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang.
	- Tổ chức thực hiện các phương pháp thu thập thông tin tại nhà và một số hộ xung quanh trong quá trình chăn nuôi.
	3. Đối tượng: 
	Trại chăn nuôi của gia đình và một số hộ trong xóm.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
	1. Sử dụng các phương pháp tìm hiểu qua tài liệu, sách giáo khoa, sách kiến thức khoa học để tăng cường hiểu biết và vận dụng phù hợp từng vấn đề.
	2. Thường xuyên theo dõi việc làm hàng ngày trại chăn nuôi của gia đình và các hộ chăn nuôi từ lúc dựng trại đến lúc hoàn thành xong việc khai thác của một chu kì gà ri đẻ.
	3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thú ý, hỏi, đáp thông qua các chuyên gia thú ý và từ kinh nghiệm của những người trực tiếp chăn nuôi. Từ đó, tiếp thu được những kinh nghiệm tốt, thiết thực phục vụ cho chăn nuôi .
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
MÔ HÌNH TRẠI NUÔI GÀ RI ĐẺ
Để có một trại chăn nuôi gia cầm an toàn, tiết kiệm được chi phí đầu tư, đảm bảo an toàn tránh rủi ro về dịch bệnh, giá cả, tạo ra được những sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng thì người chăn nuôi nên có sự tính toán và đầu tư thật nghiêm túc, đúng kĩ thuật, và hiểu biết ngay từ đầu.
Về trại chăn nuôi phải xây dựng dúng kĩ thuật, kết cấu phải vững chắc, an toàn, chống chịu được gió, thoáng mát, tránh được tình trạng mưa tạt, gió lùa, giảm mùi hôi, Muốn làm được điều đó trước tiên cột phải làm từ bê tông cốt thép đảm bảo đúng quy cách, mái phải được lợp bằng tôn, lá đảm bảo theo kiểu hai mái tránh mưa nắng. hướng trại phải là hướng Đông – Bắc vì theo môn địa lí mà em được học ở trường ở miền Nam nước ta hàng năm có hai mùa gió chính là Tây – Bắc và Đông – Nam với hướng trại như vậy có thể tránh được gió lùa trực tiếp vào nhưng có thể lấy được luồng gió theo chiều dọc của trại làm cho trại thoáng mát, có thể hạn chế việc sử dụng quạt sau nầy để giải nhiệt cho đàn gà. Kết cấu các mối ghép trong trại nên ghép bằng các bù lon đảm bảo an toàn theo môn công nghệ đã hướng dẫn. việc sắp xếp các dãi lồng nhốt gà cũng phải ngay ngắn, đảm bảo đúng khoảng cách nhằm tạo sự thông thoáng cho trại sau khi thả gà vào. Các hệ thống máng ăn uống cho gà phải đảm bảo tính tự động hóa nhằm hạn chế tối đa sức lao động của con người
Đối với gà giống : đề có giống tốt, đảm bảo khỏe mạnh ta nên quan tâm việc chọn giống: Con giống phải được sinh ra từ dòng bố mẹ theo hình thức tránh đồng huyết, gần huyết. Theo môn sinh học trong việc lai tạo ta nên chọn ưu thế lai nhằm tận dụng tối đa những tính trạng có lợi của bố mẹ để tạo ra những con con thật sự khỏe mạnh. Để có được một lượng gà con đủ đề đáp ứng nhu cầu thì người nuôi cần chọn lộc và ấp nở bằng máy đề tạo ra lượng gà con cùng lứa tuổi tiện trong việc chăm sóc .
Khi đã có gà giống và trại nuôi thì việc đưa vật nuôi vào là một quá trình đòi hỏi kĩ thuật khá cao và chính xác: Trước khi đưa gà con vào trại thì trại phải được xác trùng thật nghiêm túc bằng thuốc sát trùng hoặc vôi. Theo môn hóa học thì vôi CaO có khả năng sát khuẩn rất cao và an toàn vì vậy trại nên sử dung vôi đề sát trùng nền và hố sát trùng trước cửa vào trại. Không gian trong trại thì sát trùng bằng các loại thuốc do thú y cung cấp như TH4, BENCOSIT, 
Hiện nay ở nước ta và một số nước trên thế giới người chăn nuôi thường lượng kháng sinh rất lớn, trong khi đó vật nuôi không thể hấp thụ hết nên lượng kháng sinh tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi nhiều. Khi con người sử dụng nhiều các sản phẩm nầy thì rất nguy hiểm vì lượng kháng sinh tồn dư đó sẽ tích tụ trong cơ thể con người lâu ngày các vi khuẩn có hại trong cơ thể con người sẽ kháng thuốc vì vậy nếu sau nầy con người bị bệnh sẽ rất khó điều trị. 
Vậy trong chăn nuôi gà ri hiện nay người chăn nuôi cần hạn chế sử dụng kháng sinh mà chỉ nên sử dụng các loại vác xin phòng bệnh theo khuyến cáo của thú y. Theo môn sinh học, các vác xin sẽ tạo ra những kháng thể phòng vệ trước dịch bệnh, vì vậy các dịch bệnh khó xâm nhập nhất là các bệnh do vi rút gây nên. Đối với gà ri đẻ thương phẩm thì chu kì khai thác không dày nên người chăn nuôi chỉ cần sử dụng lượng vác xin vừa đủ theo khuyến cáo.
Các loại vác xin hiện nay để đảm bảo an toàn nên được bảo quản trong khí ni tơ lỏng, vì khi vác xin được bảo quản trong ni tơ lỏng vác xin sẽ đưa vào trạng thái ngũ nên khi đưa và cơ thể vật nuôi thì vác xin đó sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Vác xin được thực hiện theo quy trình như : Ma rét, New cát xơn, IB, Cúm gia cầm, Co ry za,
Các vác xin hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng sau nầy nên sử dụng đúng lịch của thú y.
MÔ HÌNH NUÔI GÀ HẬU BỊ
Trong quá trình chăn nuôi khi vật nuôi thường bị stret thời tiết nên người chăn nuôi cần bổ sung các vitamin như A,D,E, C, các vitamin nhóm B nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Nếu cần thiết nên định kì cho gà uống một số kháng sinh nằm trong danh mục cho phép của thú y như: Ambixilin, Amocxylin, Enro, Clophenicon, Doxy,
Để trành mùi hôi từ trại nuôi, người chăn nuôi cần thực hiện đúng quy trình “an toàn sinh học” trong chăn nuôi từ khâu xây chuồng trại đến khâu chăm sóc, sử dụng thuốc thú y như : Chuồng trại nên cách nhà ít nhất 20m, thông thoáng, tốt nhất nên xây dựng trong vườn cây vì theo sinh học: Cây có thể hấp thụ được CO2 nhả ôxi làm cho trại mát mẽ, tránh mùi hôi, phân gà nên được thường xuyên dọn dẹp và thường xuyên xử lí bằng các loại men phân hủy. Gà nên thường xuyên cho uống men tiêu hóa nhằm hạn chế được lượng đạm dư thừa do gà hấp thu không hết ra ngoài để giảm mùi hôi.
Phân gà sau khi được xử lí, ủ hoai là nguồn phân qua trọng cho các loại cây trồng khác như dừa, thanh long, như vậy vừa giải quyết được lượng phân gà vừa hạn chế sử dụng phân hóa học trong trồng trọt.
TRẠI CHĂN NUÔI TRONG VƯỜN DỪA
Bạn có thể bắt đầu bằng việc thay đổi cách sống của mình tại gia đình. Hãy suy nghĩ về những hành động liên quan đến tại gia đình như rác thải, nước, năng lượng, mua sắm, nhà an toàn và sức khỏe. Hầu như bạn không cần phải đầu tư nhưng vẫn tiết kiệm được tiền cho gia đình và tiết kiệm được tài nguyên cho trái đất. Là một học sinh em đã vận dụng “cách sống xanh” vào trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để tiết kiệm tiền cho gia đình và góp phần làm trong sạch môi trường. Các bạn hãy cùng tham khảo, tìm hiểu và đóng góp:
- Bắt đầu từ sáng em đã thức dậy sớm tâp thể dục, em đã vận dụng các động tác tập thể dục cơ bản mà ở trường thầy đã dạy cho em để rèn luyện thân thể. Tập xong em vệ sinh thân thể để bắt đầu một ngày mới.
- Hằng ngày em vẫn đánh răng để giữ răng trắng và phòng chống bệnh sâu răng và góp phần cho gương mặt thêm tự tin và xinh hơn vì người xưa thường hay nói “Cái răng cái tóc là góc con người”. Vậy các bạn có biết kem đánh răng chúng ta sử dụng hằng ngày được tạo ra từ chất gì?
Hợp chất chứa muối Florua (CanxiFclorua) có tác dụng bảo vệ lớp men răng. Sau khi ăn xong các vi khuẩn lên men thức ăn trong miệng sẽ tạo ra môi trường axit phá hủy hợp chất Hydroxy aphatit có trong men răng. Vì vậy, đánh răng thường xuyên là một cách để ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, trong kem đánh răng còn có chất phụ gia khác và các hương liệu tổng hợp như Glixerol là chất giữ răng luôn ẩm vì thế trong kem đánh răng có mùi thơm hay vị ngọt đó. 
- Các bạn biết không bữa ăn rất quan trọng để giúp mình học tập tốt hơn, nhưng ăn như thế nào và khẩu phần ăn sao cho hợp lí: 
+ Trước khi ăn thì phải rửa tay thật kĩ và thực hiện các bước rửa tay cơ bản mà ở trường thầy, cô giáo đã dạy nhất là ở mẫu giáo và tiểu học. Nếu thực hiện tốt chúng ta sẽ hạn chế các vi khuẩn, mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như bệnh tiêu chảy, tay chân miệng
+ Trong khi ăn thì em ăn chậm, nhai thật kĩ tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn.
+ Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
- Nhớ lời thầy, cô dạy trong chương trình giáo dục công dân và đạo đức khi đi từ nhà đến trường em phải đi bên lề phải, chạy hàng 1, đến đèn đỏ phải dừng lại.
- Đến trường em và các bạn cùng giữ gìn vệ sinh trường lớp đặc biệt là phải giữ nước sạch và cần phải tiết kiệm nước.
 	Nước rất cần cho sự sống. Nước là một thành phần của môi trường tự nhiên. Trong thiên nhiên nước là nhân tố tham gia vào nhiều quá trình khác nhau: quá trình hình thành đá trầm tích, quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái Trong đời sống nước rất cần cho mọi sinh vật, vì nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể. Nước chiếm tới 2/3 trọng lượng cơ thể người, có đến 90-95% nước chiếm trọng lượng các loại rau quả. Thiếu nước cuộc sống sẽ ngừng hoạt động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Nếu bạn quan tâm 1 người có hành vi tốt sẽ tiết kiệm 5 lít nước sinh hoạt hằng ngày thì 1.000 học sinh sẽ tiết kiệm 5.000 lít nước.
Thú vị nhất, bản thân em thực hành tiết kiệm nước từ hành động hằng ngày như khi rữa tay mình đã học 1 điều đơn giản 
Ví dụ: Bạn không nên để vòi nước chảy liên tục khi mình xoa xà phòng. Không phải ai cũng thực hiện được đúng không các bạn.
 	- Khi vào lớp học em luôn khuyên các bạn nên sử dụng đèn, quạt đúng lúc trừ trường hợp trời mưa hoặc tối thì mới bật đèn. Không những vậy, em cũng khuyên các bạn khi đi về hãy kiểm tra và tắt quạt, đèn để góp thêm một phần tiết kiệm điện cho trường lớp
 	- Ở nhà mình, em cũng thực hành tiết kiệm 
Ví dụ: khi rãnh rỗi mình giúp mẹ lặt rau và rữa rau. Khi rữa rau xong, phần nước còn lại mình sử dụng để tưới cây. Mình cũng thực hành tiêt kiệm điện nữa các bạn. Các bạn biết không, khi ra khỏi phòng mình phải nhớ tắt quạt và đèn ngay. Khi không xem tivi mình phải biết tắt điện khi không sử dụng. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết thêm là nấu đủ ăn, dùng các thiết bị điện đúng cách, giảm việc sử dụng năng lượng, hóa chất khi không cần thiết.
- Không những tiết kiệm điện, nước, năng lượng chúng ta cần phải tiết kiệm giấy và còn biết phân loại rác nữa để góp phần cho kế hoạch nhỏ của trường.
 - Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống. Càng ngày, người ta càng khám phá ra các gíá trị khác của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội. Ngoài các gíá trị đã được biết đến như cung cấp ô-xy, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu, còn rất nhiều giá trị khác mà người ta không thể ngờ tới. Chẳng hạn, công viên cây xanh làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các công viên cây xanh chính là một môi trường mở, tạo điều kiện cho dân cư khác nhau về dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp gặp gỡ nhau, trò chuyện, chia xẻ và thấu hiểu nhau hơn. Một khu dân cư không thể được coi là “sống được” nếu không có công viên cây xanh.
Chính những điều trên mà ở nhà mình cũng trồng cây xanh đó các bạn.
 	Ở trước nhà mình trồng mai, hoa mười giờ, hoa giâm bụt còn trong phòng mình trang bị chậu trầu không nho nhỏ để căn phòng thêm xanh hơn tinh thần thoải mái hơn giúp em học tập tốt hơn.
 	Hãy vì một cộng đồng tươi đẹp và xanh hơn nên tiết kiệm điện, nước, và trồng thật nhiều cây xanh để có một cuộc sống tươi đẹp và phát triển bền vững hơn. 
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Khi thực hiện tốt “cách sống xanh”, phần thưởng lớn lao nhất cho bạn là sự hài lòng vì mình đã làm những hành động thiết thực từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày đóng góp cụ thể để duy trì tài nguyên cho đất nước.
 	Bạn cũng tìm được cho mình niềm tin là các thay đổi nhỏ của mỗi cá nhân có thể gộp lại, thành tác động lớn.
Sau khi bạn đã thực hiện “Xanh nhà”, hãy cùng với những người xung quanh thực hiện cải thiện môi trường sống như sân chơi, vệ sinh, cây xanh.
Hãy tạo ra một cuộc sống xanh hơn, đẹp hơn!
--------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • dockien_thuc_lien_mon_dat_Tinh.doc