Giáo án Lịch Sử lớp 9 - Năm học 2012 - 2013

Hoạt động 1

Gv: Dùng bản đồ Châu Âu xác định vị trí Liên Xô

Gv: Cho Hs quan sát một số tranh ảnh về đất nước LX sau CTTG II: Thành phố, làng mạc, nhà máy.

Gv: em có nhận xét gì về đất nước LX sau CTTG II ?

=> Là nước thắng trận, nhưng chịu tổn thất nặng nề về người và của .

Gv: Em hãy nêu những con số thiệt hại mà Liên Xô gánh phải sau chiến tranh ?

 => 27 triệu người chết

 => 1170 thành phố bị tàn phá

 => 7 vạn làng mạc Bị tàn phá

 => 32000 nhà máy xí nghiệp

 => 6,5 vạn Km đường sắt

Gv: Đó là nguyên nhân làm nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại đến mười năm. Sự thiệt hại đó so với các nước đồng minh là vô cùng to lớn . Nhiệm vụ hàng đầu bây giờ là khôi phục và phát triển nền kinh tế.

 

doc164 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch Sử lớp 9 - Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o kháng Nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt trong toàn quốc với khí thế đoạt chính quyền .
I. MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI 
( 19/5/1941)
1. Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh
a. Thế giới :
 - Đầu 1941 Đức chiếm xong châu Âu.
 - 6/1941, Đức tấn công Liên Xô.
- Thế giới hình thành 2 trận tuyến:
+ Một bên là lực lượng dân chủ.
+ Một bên là phe phát xít Đức, Ý, Nhật.
b. Trong nước :
- Ngày 28/1/1941, HCM về nước trực tiếp lãnh đạo CM và chủ trì hội nghị BCH TW Đảng lần thứ VIII tại Pác Bó Cao Bằng.
- Hội nghị chủ trương đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mọi nhiệm vụ khác nhằm vào đó mà giải quyết.
- Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941), mặt trận đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia.
2. Hoạt động của Mặt trận Việt Minh :
a. Xây dựng lực lượng vũ trang :
- Lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nams là đội du kích Bắc Sơn.
- Năm 1941, chuyển thành Cứu quốc quân hoạt động tại căn cứ địa Bắc Sơn, Võ Nhai, thực hiện chiến tranh du kích.
- Tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”, không khí CM sôi sục khắp căn cứ.
- Ngày 22/12/1944, đội VN tuyên truyền giải phóng quân ra đời đã đánh thắng 2 trận liên tiếp là Phay Khắt và Nà Ngần.
b. Xây dựng lực lượng chính trị :
- Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc (cơ sở của Mặt trận Việt Minh).
- 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 “ Châu hoàn toàn”.
- Sau đó UBVMinh liên tỉnh Cao, Bắc, Lạng được thành lập.
- 1943, UB Việt Minh Cao, Bắc, Lạng thành lập 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.
- Đảng rất chú ý xây dựng lực lượng chính trị trong công nông và các tầng lớp nhân dân khác: trí thức, tư sản dân tộc.
- Báo chí của Đảng được lưu hành rộng rãi để tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh.
II . CAO TRÀO KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC - TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945.
1. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) :
a. Hoàn cảnh:
- Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc.
- Nước Pháp được giải phóng.
- Nhật rất khốn đốn ở Thái Bình Dương.
- Nhân cơ hội đó, thực dân Pháp ở Đông Dương ngóc đầu dậy chờ quân đồng minh vào sẽ đánh Nhật.
- Trước tình hình đó Nhật đã đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.
b. Diễn biến :
- Đêm 9/3/1945, Nhậtõ đảo chính Pháp 
- Pháp chống cự yếu ớt, sau vài giờ đã đầu hàng Nhật, Nhật độc chiếm Đông Dương.
2 . Tiến tới Tổng k/n tháng Tám năm 1945:
* Hội nghị Thường vụ BCH TW Đảng
 ( 12/3/1945):
- Hội nghị cho ra đời bản chỉ hị lịch sử “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- Nội dung chỉ thị nêu rõ:
+ Kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này và phát xít Nhật.
+ Hội nghị quyết định phát động 1 cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho cuộc Tổng k/n tháng Tám năm 1945.
3.Diễn biến cao trào“Kháng Nhật cứu nước”
 - Giữa tháng 3/1945 ptrào k/n từng phần xuất hiện ở nhiều địa phương.
- Tại Cao, Bắc, Lạng đội VN tuyên truyền GPQ và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt các châu, xã.
- Nhiều thị xã, thành phố, ngay cả Hà Nội, Việt Minh đã trừ khử bọn tay sai đắc lực của Nhật.
- Giữa lúc cao trào kháng Nhật dâng cao:
+ 15/4/1945, Hội nghị quân sự CM Bắc Kì họp quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang VN thành VN GPQ.
+ Phát triển lực lượng vũ trang và nửa vũ trang.
+ Mở trường đào tạo cán bộ Chính trị, quân sự.
+ Phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa, tiến tới Tổng k/n.
- UB quân sự CM Bắc Kì thành lập có nhiệm vụ chỉ huy và giúp đỡ quân sự các chiến khu miền Bắc.
- Khu giải phóng Việt Bắc thành lập, đó là hình ảnh thu nhỏ của nước VN mới.
- Uỷ ban lâm thời khu giải phóng thành lập đã thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh .
- Phong trào cách mạng trong cả nước đang cuồn cuộn dâng cao, nạn đói khủng khiếp xảy ra ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì , Đảng ta đã kịp thời đưa ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, quần chúng tham gia rất đông đảo với khí thế tiền khởi nghĩa.
 4. Củng cố: 
 Em hãy trình bày về hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt Minh.
 Hoạt động chủ yếu của Mặt trận Việt Minh.
Cao trào kháng Nhật cứu nước ( Hoàn cảnh, diễn biến).
5.Dặn dò: : HS về nhà chuẩn bị bài 23 tìm hiểu: “ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước VNDCCH” 
 ­ Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong tình hình thế giới và trong nước như thế nào ?
 ­ Giành chính quyền ở Hà Nội ra sao ?Giành chính quyền trong cả nước diễn ra như thế nào ?
 ­ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng thánh Tám ?
VI. RÚT KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	 Ký Duyệt
Tuần 24	Ngày soạn : 31/01/2010
Tiết 27 	Ngày dạy : 03/02/2010
 § 23 TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 
 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS nắm được khi tình hình thế giới diễn ra vô cùng thuận lợi cho CM nước ta, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch HCM đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Cuộc khởi nghĩa nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi ở thủ đô Hà Nội cũng như khắp các địa phương trong cả nước, nước VN Dân chủ Cộng hòa ra đời.
 - Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng tám năm 1945.
2. Tư tưởng: 
 - Giáo dục HS kính yêu Đảng , lãnh tụ HCM, niềm tin vào sự thắng lợi của CM và niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS khả năng: sử dụng tranh ảnh lịch sử. Tường thuật lại diễn biến của CM tháng tám.
 - Tập dượt phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.
II.CHUẨN BỊ:
 GV : - Lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945. Ảnh: Chủ tịch HCM đọc TNĐLập ((2/9/1945)
Ảnh: Cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945). Tài liệu đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng.
HS: Học bài và xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Em hãy trình bày cao trào kháng Nhật cứu nước ( Hoàn cảnh, diễn biến) 
3.Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài : Tại sao đến năm 1941, Đảng ta lại chủ trương thành lập MTVM? Sự phát triển lực lượng CM sau khi mặt trận ra đời? Đảng ta đã làm gì để thúc đẩy cao trào CM phát triển?
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc mục 1 và hỏi:
­ Em cho biết: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào?
 HS: - Chiến tranh thế giới lần thứ đang tới những ngày cuối cùng.
+ Châu Âu: Phát xít Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện (9/5/1945).
+ Châu Á: Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện (14/8/1945).
* Trong nước:
- Nghe tin phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ 14" 15/8/1945, quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào.
- UB khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
­ Sau khi lệnh tổng k/n ban bố, Đảng ta đã làm gì để tiến tới Tổng k/n giành chính quyền?
HS: - Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào (16/8/1945),gồm đầy đủ đại biểu của 3 xứ, thuộc đủ các dân tộc, tôn giáo, đoàn thể,... tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
- Lần đầu tiên HCM ra mắt các đại biểu toàn dân.
- Đại hội nhất trí tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng.
- Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
- Lập UB Dân tộc giải phóng (Chính phủ Lâm thời sau này) do HCM làm Chủ tịch.
- Sau đó HCM gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Chiều 16/8/1948, đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu 1 đoàn quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
­ Theo em, vì sao Đảng ta ban bố lệnh Tổng k/n 14/8/1945.
GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và sau đó tổng kết:
- Sở dĩ Đảng ta ban bố lệnh tổng k/n 14/8/1945 là vì lúc đó phát xít Nhật đã bị tiêu diệt, Bọn giặc Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động đến cực điểm (như rắn mất đầu).
- Như vậy, kẻ thù cũ đã gục, kẻ thù mới là quân đồng minh chưa vào, theo tinh thần công pháp quốc tế, 3/9/1945 quân đồng minh sẽ vào ĐD tước khí giới quân Nhật.
- Ở trong nứơc, chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng, cao trào kháng Nhật cứu nước đang nổ ra rất quyết liệt. Như vậy thời cơ tổng k/n đã chín muồi.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS đọc mục 2 và hỏi:
­ Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại thủ đô Hà Nội diễn ra như thế nào?
HS : Ở Hà Nội, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), không khí CM ở Hà Nội rất sôi động .
+ Các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thanh niên hăng hái gia nhập các tổ chức cứu quốc và tự vệ chiến đấu.
+ Các đội tuyên truyền xung phong hoạt động khắp thành phố.
- Việt Minh thẳng tay trừ khử bọn Việt gian thân Nhật.
-Tối 15/8/1945, đội tuyên truyền giải phóng quân của Việt Minh đã diễn thuyết công khai, kêu gọi khởi nghĩa ở 3 rạp hát lớn trong thành phố.
- 16/8/1945, truyền đơn , biểu ngữ kêu gọi k/n xuất hiện khắp nơi, chính quyền bù nhìn thân Nhật bị lung lay tận gốc rễ.
-Sáng 19/8/1945, Hà Nội tràn ngập khí thế CM, hàng chục vạn quần chúng kéo về quảng trường nhà hát lớn thành phố dự mít tinh do Việt Minh tổ chức.
+ Đại biểu VMinh đọc tuyên ngôn và kêu gọi nhân dân đứng lên k/n giành chính quyền.
+ Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên được hát vang.
- Sau đó, cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành biểu tình, tuần hành, thị uy, quần chúng chia nhau đi các ngả chiếm cơ quan của chính quyền bù nhìn.
- Trước khí thế mạnh mẽ, quyết liệt của quần chúng, quân Nhật không dám chống lại.
- K/n ở Hà Nội hoàn toàn thắng lợi (chiều 19/8/1945).
GV giới thiệu H.39 SGK về cuộc mít tinh ở nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945).
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS đọc mục 3 và hỏi:
­ Em hãy trình bày cuộc Tổng k/n giành chính quyền trong cả nước.
 HS: - Từ đầu tháng 8/1945, không khí gấp rút k/n lan rộng khắp cả nước.
- Từ 14 "18/8/1945, nhiều xã, huyện thuộc một số tỉnh đã nối tiếp nhau chớp thời cơ giành chính quyền.
- 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà tĩnh, Quảng Nam (18/8/1945).
- Hà Nội k/n thắng lợi: 19/8/1945 sau đó k/n cả nước lan nhanh như một dây thuốc nổ.
- 23/8/1945, Huế k/n thắng lợi. Bảo Đại thoái vị 30/8/1945.
- 25/8/1945, Sài Gòn k/n thắng lợi.
- Từ 25 " 28/8/1945, các tỉnh còn lại ở Nam bộ giành chính quyền.
[ Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày ( từ 14 "28/8/1945), chúng ta đã tổng k/n thắng lợi trong toàn quốc.
- Chiều 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử Chủ tịch HCM thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.
GV giới thiệu H.40: Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945.
Hoạt động 4:
GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi:
­ Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc CM tháng Tám 1945.
 HS: - CM tháng 8 là sự kiện lịch sử trọng đại của CMVN.
* Trong nước:
- Nó đập tan 2 xiềng xích nô lệ là thực dân Pháp và Phát xít Nhật hơn 80 năm qua và lật đổ chế độ phong kiến tồn tại dai dẳng hàng ngàn năm trên đất nước ta.
- Mở ra 1 kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do.
- Đưa nước ta từ 1 nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành 1 nước độc lập.
- Đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ nước nhà.
* Quốc tế:
- Đây là thắng lợi đầu tiên của thời đại mới, 1 dân tộc nhược tiểu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
- Thắng lợi cổ vũ mạnh mẽ đối với ptrào giải phóng dân tộc trên thế giới.
­ Nguyên nhân nào dẫn tới sự thắng lợi của CM tháng Tám 1945.
 HS: - CM tháng 8 thành công là do dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, đã đấu tranh kiên cường bất khuất từ ngàn xưa vì độc lập tự do . Cho nên, khi được Đảng và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì nhân dân rất hăng hái hưởng ứng.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch HCM, với đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp CM bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, từ k/n từng phần tiến tới tổng k/n trong cả nước.
- Đảng ta đã xác định phương pháp cách mạng bạo lực, kết hợp với lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hơp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, từ k/n từng phần tiến tới tổng k/n giành chính quyền trong cả nước.
- CM tháng 8 thành công diễn ra mau lẹ, ít đổ máu là nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi ( chúng ta đánh Nhật, sau khi sau khi Liên Xô đã đánh gục đội quân Quan Đông của Nhật ở vùng Mãn Châu – Trung Quốc (hơn 1triệu quân tinh nhuệ - xương sống của quân Nhật).
I . LỆNH TỔNG KHỞI NGHĨA ĐƯỢC BAN BỐ.
 1. Hoàn cảnh :
- Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc.
+ Phát xít Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện (9/5/1945).
+ Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện (14/8/1945).
- Đảng ta nhận định thời cơ tổng khởi nghĩa đã đến. 
2. Hội nghị toàn quốc của Đảng :
- Ngày 14" 15/8/1945, hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước .
- Uûy ban khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1 .
3 . Quốc dân đại hội:
- Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào (16/8/1945), tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
- Quốc dân đại hội tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng.
- Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
- Lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ Lâm thời sau này).
- Sau đó Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền .
- Chiều 16/8/1948, đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu một đoàn quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên .
II. GIÀNH CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI .
 - Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), không khí CM ở Hà Nội rất sôi sục .
- Quần chúng hăng hái gia nhập các tổ chức cứu quốc và tự vệ chiến đấu.
- Việt Minh thẳng tay trừ khử bọn Việt gian thân Nhật.
-Tối 15/8/1945, đội tuyên truyền giải phóng quân của Việt Minh đã diễn thuyết công khai, kêu gọi khởi nghĩa.
- 16/8/1945, truyền đơn kêu gọi k/n xuất hiện khắp nơi.
-19/8/1945, hàng chục vạn quần chúng kéo về quảng trường nhà hát lớn thành phố dự mít tinh do Việt Minh tổ chức.
- Sau đó, cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành biểu tình, tuần hành, thị uy, quần chúng chia nhau đi các ngả chiếm cơ quan của chính quyền bù nhìn.
- K/n thắng lợi ở Hà Nội (chiều 19/8/1945).
III. GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC .
- Từ đầu tháng 8/1945, không khí gấp rút k/n lan rộng khắp cả nước.
- Từ 14 "18/8/1945, nhiều nơi đã khởi nghĩa giành chính quyền .
- 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà tĩnh, Quảng Nam (18/8/1945).
- Hà Nội k/n thắng lợi: 19/8/1945.
- 23/8/1945, Huế k/n thắng lợi.
- 25/8/1945, Sài Gòn k/n thắng lợi.
- Từ 25 " 28/8/1945, các tỉnh còn lại ở Nam bộ giành chính quyền.
-2/9/1945, Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH 
 IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA CM THÁNG TÁM.
1. Ý nghĩa lịch sử:
a. Trong nước:
- Cách mạng tháng Tám thành công đã đập tan ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và Phát xít Nhật
-Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại dai dẳng hàng ngàn năm trên đất nước ta.
- Nó mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do.
b. Quốc tế:
- Đây là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
- Nó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với ptrào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2 . Nguyên nhân thắng lợi:
- Dân tộc ta có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Khối đoàn kết dân tộc được tạo dựng đến mức cao nhất, thông qua MTVM.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp cách mạng bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Cách mạng tháng Tám thành công nhanh chóng, ít đổ máu là nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
 4. Củng cố: 
a. Lệnh tổng k/n được ban bố trong hoàn cảnh nào?
b. Em hãy nêu nội dung chính Hội nghị toàn quốc của Đảng (14/8/1945) và Quốc dân Đại hội Tân Trào (16/8/1945).
c. K/n diễn ra ở Hà Nội như thế nào?
d. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi CM tháng 8.
 5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 24 tìm hiểu: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)
 - Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám như thế nào ?
 - Bước đầu xây dựng chế độ mới ra sau ?
 - Diệt giặc đói , giặc dốt và những khó khăn về tài chính như thế nào ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	 Ký Duyệt
Tuần 24	Ngày soạn : 31/01/2010
Tiết 28 	Ngày dạy : 05/02/2010
CHƯƠNG IV:
 VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
 ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
§24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN 
DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của CM nước ta trong năm đầu của nước VNDCCH.
 - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
 - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền CM.
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau CM tháng tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước VNDCCH.
II.CHUẨN BỊ 
 GV : - Sử dụng tranh ảnh SGK. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
 HS : học bài và xem trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Em hãy trình bày lệnh Tổng k/n của Đảng được ban bố trong hoàn cảnh nào?
b. Giành chính quyền trong toàn quốc diễn ra như thế nào?
c. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của CM tháng 8 1945.
3 Dạy bài mới
Giới thiệu bài mới: 
 Thành quả mà cách mạng tháng Tám đạt được là những gì? Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ nền độc lập chính quyền vừa giành được? Sau cách mạng tháng Tám nước ta có khó khăn và thuận lợi gì?
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
­ Em hãy trình bày tình hình nước ta sau CM tháng 8 ( trước tiên nói đến những khó khăn về quân sự)
 HS: - Chỉ 10 ngày sau khi tổng k/n tháng 8 thành công, quân đồng minh đã kéo vào nước ta, giải giáp quân đội Nhật.
 - Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở ra:20 vạn quân Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc tước khí giới quân Nhật, theo sau bọn Tưởng là lực lượng các tổ chức phản động; VN Quốc dân Đảng và VN CM đồng minh hội, còn gọi làø bọn 
“Việt Quốc”, “ Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền CM, thành lập chính quyền tay sai.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào: gần 1 vạn quân Anh mở đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Lợi dụng tình hình trên, các lực lượng phản động CM ở miền Nam: Đại Việt, Tờ-rốt-kít bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, ra sức chống phá CM.
- Lúc đó, trên đất nước ta lúc đó có 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, nhưng 1 bộ phận của chúng đã theo lệnh đế quốc Anh, đánh lực lượng vũ trang của ta. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng phạm vị chiếm đóng.
­ Em hãy trình bày những khó khăn về chính trị của nước ta thời kì 1945 – 1946. 
HS: - Nền độc lập bị đe dọa nghiêm trọng.
- Nhà nước CM chưa được củng cố.
­ Những khó khăn về kinh tế của nước ta thời kì này là gì?
HS: - Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- Hậu quả của chính sách áp bức bóc lột Pháp.
- Nhật đã làm hơn 2 triệu dân bị chết đói cuối 1944, đầu 1945 chưa khắc ph

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9.doc