Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Đỗ Trung Chỉnh

Tiết 19: BÀI 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925

I. Mục tiêu bài học:

1 / Kiến thức : HS nắm được

-Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925

-Ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động đó đối với phong trào GPDT ở nước ta

2 / Tư tưởng : Giáo dục lòng khâm phục kính yêu lãnh tụ N AQ và các chiến sĩ cách mạng .

3 / Kĩ năng : Rèn cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử., kĩ năng sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh lịch sử.

 II. Phương tiên dạy học.

Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

Tài liệu GDBVMT. GD tấm gương ĐĐ.HCM, SKK, chuẩn KT-KN,

III- Tiến chức dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra BC:

3. Bài mới: Căn cứ vào hoạt động của Nguyẫn Aí Quốc từ 1911- 1920 chúng ta cùng so sánh để thấy con đường cứu nước của NAQ Có gì khác với con đường truyền thống của lớp người đi trước? Từ 1921-1925 NAQ đã có những hoạt động như thế nào. Đây là nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức cần đạt

HĐ1

GV: Nhắc lại những nét chính từ 1911-1918.

? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất bọn đế quốc thắng trận đã làm gì ? Tại hội nghị Véc Xai, Người đã làm gì ?

? Nội dung bản yêu sách nói gì ? Tác dụng?

? Để tìm hiểu về cách mạng tháng 10 Nga, Người đã làm gì ?

? Những sách báo của Lê Nin đã có tác dụng như thế nào đối với Người ?

? Tại Pháp người còn có những việc làm gì ?

? Việc làm này có ý nghĩa gì trong hoạt động cách mạng của người ?

? Sau khi tìm thấy chân lí cứu nước, ở Pháp Người có những hoạt động gì ? (1921-1923).

? Theo em con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước ? (Hầu hết các chiến sỹ yêu nước sang các nước phương Đông - Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây (Pháp).  Muốn đánh Pháp phải tìm hiểu Pháp.

HĐ 2:

? Em hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ?

? Tại hội nghị lần V của Quốc tế cộng sản Người đã trình bày quan điểm, lập trường của mình về những vấn đề nào ?

+Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

? Những quan điểm đó có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ?

 Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

HĐ 3:

? Tại TQ Người đã có những hoạt động chủ yếu gì?

? Nêu thành phần của Việt Nam cách mạng thanh niên ? (Tiểu tư sản, trí thức yêu nước).

? Sau khi thành lập, Việt Nam cách mạng thanh niên đã có những hoạt động gì ?

? Những hoạt động của NAQ có tác dụng gì ?

? Địa bàn hoạt động Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được mở rộng như thế nào ? (Khắp toàn quốc, các tổ chức quần chúng xuất hiện: Cộng hội, nông hội .).

? Việc thành lập Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có ý nghĩa gì ? 1- NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP (1917-1923):

- Tháng 6-1919 NAQ gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

- Tháng 7/1920 NAQ đọc sơ khảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê – Nin, tìm thấy con đường cứu nước, GPDT – con đường CMVS.

- Tháng 12/1920 NAQ tham gia sáng lập ĐCS Pháp, đánh đấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động CM của Người từ CNYN đến với CN.Mác – Lênin.

-Tại Pháp, NAQ tham gia sáng lập Hội LH thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo: Nhân đạo, đời sống công nhân, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về VN.

II- NGUYỄN ÁI QUỐC Ở LIÊN XÔ (1923-1924):

- Tháng 6/1923 Người từ Pháp đến Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân.

-Trong thời gia ở LX, Người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế.

- Năm 1924 NAQ dự Đại hội lần V Quốc tế cộng sản và tham luận về vị trí, CL của CM ở các nước thuộc địa, về MQH giữa phong trào công nhân ở các nước ĐQ vớp phong trào CM ở các nước thộc địa.

III- NGUYỄN ÁI QUỐC Ở TRUNG QUỐC (1924-1925):

- Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn (6/1925)

* Hoạt động:

+ Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động.

+ Tháng 6/1925 xuất bản Báo thanh niên.

+ Năm 1927 in tác phẩm Đường cách mệnh

+ Năm 1928 thực hiện chủ trương “Vô sản hoá” nhằm tạo ĐK cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá CN Mác-Lẽnin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.

 

doc117 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Đỗ Trung Chỉnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
? Tại sao lại phải thành lập mặt trận nhân dân ở các nước ? (Tập hợp ...)
? Tại Pháp đã diễn ra sự kiện gì ? Tác dụng?
? Em hãy cho biết tình hình Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ?
? Đời sống nhân dân ra sao ?
HĐ 2:
? Căn cứ vào tình hình thực tế Đảng cộng sản Đông Dương đã có nhận định gì ?
? Nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương ?
? Để thực hiện nhiệm vụ đó Đảng đã có chủ trương gì ?
? Hình thức dấu tranh là gì
? Em hãy kể tên các phong trào đấu tranh?
Chỉ cần kể tên các phong trào đấu tranh để HS nắm được mục tiêu, hình thức đấu tranh trong thời kì này
? Phong trào dân chủ công khai từ cuối 1938 trở đi phát triển như thế nào ?
HĐ 2:
? Cuộc vận động dân chủ 1936- 1939 có ý nghĩa như thế nào?
 - Cho HS thảo luận nhóm – Trao đổi tự do theo bàn
 - Gọi HS trình bầy
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC:
* Thế giới: 
- Chủ nghĩa phát xít được thiết lập và lên nắm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, trở thành mối nguy cơ dẫn tới 1 cuo6c45 chiến tranh thế giới mới đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7/1935) đề ra những chủ trương mới: Thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập trung lực lượng chống chủ nghĩa phát xít, và nguy cơ chiến tranh.
- Ở Pháp: Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa, thả một số tù chính trị ở Việt Nam.
* Trong nước:
- Hậu quả của khủng hoảng kinh cùng với chính sách phản động của TD Pháp ở thuộc địa đã làm cho đời sống của ND ta càng đói khổ, ngột ngạt.
II. MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO, DÂN CHỦ:
* Chủ trương của Đảng(Mục tiêu) :
+Nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai.
+Nhiệm vụ là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc. Chống bọn phản động thuộc địa, tay sai đòi tự do, cơm áo, hoà bình”.
- Chủ trương thành lập MTND phản đế Đông Dương sau đổi thành MTDC Đông Dương.
* Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai
* Diễn biến:
- Phong trào Đông Dương Đại hội (8/1936)
- Phong trào “đón rước” phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ ĐD.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng ... 
-Phong trào báo chí công khai....
III- Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO:
- Là 1 cao trào DTDC rộng lớn.
- CN Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng trong quần chúng .
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng được nâng cao uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng
-Quần chúng được tập được đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành
- Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho CM tháng Tám.
4. Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung bài học.
 ? Chủ trương của Đảng trong phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 là gì ?
 ? Cao trào dân chủ 1936-1939 đã chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám 1945 ?
Dặn dò: Học theo câu hỏi trong SGK + Đọc SGK bài 21 .
Ngày soạn: 18/01/2013 
Ngày dạy :21/01/2013
Chương III: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
Tiết 25: Bài 21:VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức 
- Tình hình thế giới và Đông Dương trong năm 1939-1945 ; các cuộc khởi nghĩa Bắc sơn, Nam Kì; nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, ý nghĩa.
2/ Tư tưởng :
Giáo dục cho học sinh lòng căm thù đế quốc phát xít Pháp – Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.
3/ Kĩ năng :
Tập dượt cho học sinh biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Nhật, Pháp, biết đánh giá ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên và biết sử dụng bản đồ.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Lược đồ 2 cuộc nổi dậy. Băc Sơn và Nam Kì. Tranh ảnh và các tài liệu liên quan.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Hoàn cảnh l/s thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng V/Nam (1936-1939)? 
- Chủ trương của Đảng ta trong thời kì này?
3/ Giới thiệu bài mới :
Sau cttg thứ II, FX Nhật nhảy vào Động Dương cấu kết chặt chẽ với TDP để thống trị và bóc lột ND ta ND ta phải sống 1 cổ đôi tròng . ...Chung ta sẽ nghiên cứu trrong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
? Em hãy tìm ra những nét mới về tình hình thế giới và Đông Dương ?
Gv: cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
? Chứng minh những thủ đoạn thâm độc của Pháp – Nhật đối với nhân dân Đông Dương ?
?Hậu quả của các chính sách đó đối với các tầng lớp nhân dân ta ở Việt Nam ? Chứng minh ?
à Cực khổ, điêu đứng 
? Hậu quả đó sẽ dẫn đến điều gì ?à Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với đế quốc phát xít Nhật – Pháp trở nên sâu sắc.
?Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiễp với nhau để cùng thống trị Đông Dương ?
à Học sinh suy nghĩ trả lời.
Gv kết luận : 
Hoạt động 2 :
Cho học sinh thảo luận :
?Hoàn cảnh dẫn đến khởi nghĩa Bắc Sơn ?
? KQ cuộc k/n ra sao?
?Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa? 
? Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa?
HS cử đại diện lên báo cáo kết quả
GV bổ xung, hoàn thiện.
Tương tự mục trên. Cho học sinh thảo luận :
?Hoàn cảnh dẫn đến khởi nghĩaNguyên nhân ?
? KQ cuộc k/n ra sao?
?Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ? Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa?
HS cử đại diện lên báo cáo kết quả
GV bổ xung, hoàn thiện
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG DƯƠNG
1/ Tình hình thế giới 
- Tháng 9.1939 chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ,
Châu Âu: Đức tấn công Pháp => TB phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức (6.1940).
- Ở Viễn Đông : Quân Phiệt Nhật xâm tiến sát biên giới Việt – Trung và tiến vào ĐD.
2/Đông Dương:
-Nhật Pháp câu kết với nhau cùng áp bức bóc lột ND ta, mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc ta với Nhật – Pháp càng sâu sắc và điều đó đã dẫn đến phong trào đấu tranh bùng lên mạnh mẽ.
II/ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA ĐẦU TIÊN
1/ Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 – 9 – 1940) :
- Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn.
- Đảng bộ Bắc Sơn đã kịp thời lãnh đạo nhân dân tước khí giới Pháp, giải tán chính quyền địch., thành lập chính quyền cách mạng (27/9/1940),
- Ý nghĩa : Tuy khởi nghĩa thất bại, nhưng đội du kích Bắ Sơn ra đời.
2/ Khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11 – 1940):
- Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm đi chết thay.
-Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa, đêm 22 rạng ngày 23/11/1940 khởi nghĩa bùng nổ hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ. Chính quyền nhân dân và toà án cách mạng được thành lập ở nhiều vùng.Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện .
3/ Binh biến Đô Lương (13 – 1 – 1941):
(giảm tải)
4. CỦNG CỐ:
- Tại sao nói giai đoan này nhaan dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng?
- Ý nghĩa . tác dụng của 2 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì?
5. DẶN DÒ:
Học bài cũ, chuản bị bài tiếp theo.
 soạn :23/01/2013 
Ngày dạy :26/01/2013 
 Tiết 26; Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI
 TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức 
-Tình cảnh ND ta dưới hai tầng áp bức của Nhật – Pháp ; các chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng 5-1941.
-Cao trào kháng Nhật cứu nước...
2/ Tư tưởng :
Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ hồ Chí Minh.
-GD tấm gương ĐĐ.HCM:
3/ Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh khà năng 
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
- Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bức ảnh “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”.
- Lược đồ “Khu giải phóng Việt Bắc”.
- Các tài liệu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào... 
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ :
Tình hình Việt nam trong những năm 1939-1945? Nguyên nhân hai cuộc khởi nghĩa thất bại?
3/ Bài mới :Tại sao đến 1941 Đảng ta lại chủ trương thành lập MTVM ? sự phát triển của lực lượng cách mạng sau khi MTVM ra đời ? Đảng ta đã làm gì để đẩy cao trào cách mạng phát triển..
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1
? Tình hình thế giới tiếp tục chuyển biến ra sao? à Học sinh trả lời theo Sgk.
Gv: nhắc lại ngắn gọn cuộc hành trình cứu nước của NAQ: ....ngày 28 – 1 – 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo nhân dân đánh Pháp, đuổi Nhật. Người đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941) tại Pác Bó – Cao Bằng.
? Những chủ trương mới của Đảng được quyết định ở Hội nghị TW lần thứ 8 như thế nào ?
=>GD tấm gương ĐĐ.HCM:
? Tại sao đến lúc này, Đảng ta lại thành lập Mặt trận Việt Minh ?
Hoạt động 2 :
?Mặt trận Việt Minh ra đời vào thời gian nào?
? Trình bày sự phát triển của lực lượng vũ trang ?
à Học sinh trả lời theo Sgk.
Gv giải thích hình 37: ảnh đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ghi lại hình ảnh lễ tuyên thệ của các chiến sĩ trong buổi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân ngày 22 – 12 – 1944 tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- GV giải thích thêm:
+Pác Bó,nơi Bác Hồ sống và hoạt động
+Cao Bằng căn cứ địa CM
+Nơi thành lập Đội VNTTGPQ
+Xác định vị trí Ba Tơ (Quảng Ngãi) khu GPVBắc và những địa danh nêu trong bài.
-GD tấm gương ĐĐ.HCM:
 Sự phát triển các lực lượng: LL c/trị: MTVM được thành lập 19/5/1941. bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước
 Vai trò của HCM đối với sự ra đời của MTVM
I/ MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI (19 – 5 – 1941)
1.Chủ trương mới của Đảng
- CTTG thứ II bước sang năm thứ ba. Trên thế giới hình thành hai trận tuyến: một bên lực lương dân chủ , một bên là phe phát xít . 
- Ở ĐD, TD Pháp ra sức đàn áp CM, ngày 
28 / 1 /1941, NAQ về nước, trực tiếp lãnh đạo CMVN. Người chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 họp tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10-19/5/1941.
- Hội nghị chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc ĐD ra khỏi ách Pháp – Nhật.
- Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo...”
- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh.
2- Sự phát triển lực lượng cách mạng:
*Lực lượng chính trị:
Mặt trận Việt Minh ra đời ngày 19/5/1941, bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước.
* Xây dựng lực lượng vũ trang:
- Duy trì đội du kích Bắc Sơn. Năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích. Ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời.
4. Củng cố: 
 1. Đảng CSĐD chủ trương thành lập MT Việt Minh trong hoàn cảnh nào? Mục đích? 
 2. Sự phát triển của lực lượng CM và phong trào đấu tranh từ khi MTVM ra đời?
5. Dặn dò:
 - Học thuộc bài, xem trước bài 22/II .Tập trả lời câu hỏi SGK.
Ngay soạn: 25/01/2013	
Ngày dạy: 28/01/2013
Tiết 27: Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI
TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức
 Cao trào kháng Nhật cứu nước, tiên tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám
2/ Tư tưởng :
Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ hồ Chí Minh.
3/ Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh khà năng 
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
- Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh anh 
- Các tài liệu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào... 
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ :
 Hãy cho biết chủ trương của Đảng trong hội nghi TW Đảng lần 8?
3/ Bài mới :
 Chiên tranh thế giới Hai sắp kết thúc tingf hình thế giới và Đông Dương có tiến triển như thế nào? Đây là nội dung của bài học ngày hôm nay. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
? Đầu năm 1945 tình hình thế giới có sự biến đổi gì ?
? Tình hình Đông Dương ra sao ?
? Trước tình hình đó Nhật đã làm gì ?
? Nhật đảo chính Pháp như thế nào ? Kết quả ra sao ?
Hoạt động 1:
GV nhán manh: Nhân dân ta còn phải chịu thêm một ách thống trị của phát xít Nhật. Đây chưa phải là thời cơ Tổng khởi nghĩa nhưng bộ mặt phản động của Nhật đã lộ rõ, nhân dân ta căm ghét chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng phát triển, đẩy Nhật vào tình trạng nguy khốn hơn.
? Ngay sau biến cố Nhật hất cẳng Pháp, chủ trương của Đảng và Mặt trận Việt Minh như thế nào ?
?Tại sao Đảng ta quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa ? => Học sinh suy nghĩ trả lời.
Gv bổ sung và kết luận: Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước mà Đảng ta quyết định phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước, cjuẩn bị điều kiện tiến tới tổng khởi nghĩa.
?Nêu những nét chính của cao trào kháng Nhật cứu nước ?
=> Học sinh trả lời theo Sgk.
Gv: có thể liên hệ với kiến thức lịch sử địa phương (tùy theo điều kiện thời gian)
II/ CAO TRÀO KHÁNG NHẬT, CỨU NƯỚC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
1/ Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945)
- Tình hình thế giới: chiến tranhTGTII bước vào giai đoạn kết thúc.Nước Pháp được giải phóng
- Ở mặt trận Thái Bình Dương: phát xít Nhật cũng khốn đốn.
- Ở Đông Dương: Thực dân Pháp cũng ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ. Trước tình hình đó Nhật nhanh tay hơn làm đảo chính lật đô Pháp độc chiếm Đ/ Dương
- Đêm 9 – 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn ĐD, Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật.
2/ Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
_ Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng và ra chỉ thị:”Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật.
 Hội nghị quyệt định phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mãnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng k/nghĩa. 
* Từ giữa tháng 3/1945 CM đã chuyển sang cao trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần Ở căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng nhiều xã, châu, huyện được giải phóng.
+ Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì họp thống nhất các lực lượng vũ tranh thành Việt Nam giải phóng quân . UB quân sự Bắc Kì được thành lập.
+ Ngày 4/6/1945 Khu giải phóng Việt Bắc ra đời (Giới thiệu Hình 38).
- Thành phố, thị xã: Việt Minh trừ khử bon tay sai đắc lực.
- Nông thôn: Phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”
=> Tạo nên khí thế sẵn sàng khởi nghĩa trong cả nước.
4. Củng cố:
- Đảng cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu gì để đầy phong trào cách mạng tiến tới ?
- Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước ?
5. Dăn dò:
-Xem lại bài. Làm 2 bài tập cuối bài
- Chuẩn bị bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Tập trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 30/01/2013	 Ngày dạy: 02/02/2013
 Tiết: 28; BÀI 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945
VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
I .Mục tiêu bài học:
1 / Kiến thức :Giúp học sinh nắm được:
-Thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa.Cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc 
-Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ra bản Tuyên ngôn Độc lập.
-Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của CM tháng Tám năm 1945.
2 / Tư tưởng : Giáo dục: Lòng kính yêu Đảng và lãnh tụ HCM
3 / Kĩ năng : Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ , phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy bọc: 
 Ảnh: Cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945). Ảnh (đoạn phim) Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). Trích ND bản Tuyên ngôn độc lập
III. Tiến trình tổ chức dạy học 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày về cao trào kháng Nhật cứu nước ?
3. Bài mới: Giới thiệu(khái quát chung)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1:
? Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào ? Đứng trước hoàn cảnh đó, Đảng ta đã làm gì ?
? Sau khi lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố Đảng ta đã làm gì để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền ?
? Em hãy nêu nội dung của Đại hội quốc dân Tân Trào?
? Thực hiện lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, quân giải phóng đã làm gì ?
? Vì sao Đảng ta lại ban bố lệnh tổng khởi nghĩa (14/8/1945) ? Hs trả lời =>Nhật đầu hàng Þ Nhật ở Đông Dương hoang mang. 
HĐ 2:
? Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp lực lượng cách mạng ở thủ đô Hà Nội như thế nào ? Sôi động ?
? Sự kiện này thể hiện điều kiện gì ? (Thuận lợi)
? Khởi nghĩa giành chính quyền 19/8 - Học sinh xem H 39: 
? Cuộc khởi nghĩa ở HN có ý nghĩa gì ?
HĐ 3:
? Em hãy trình bày về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ?
G : giới thiệu H40 sgk và nhận xét về sự kiện này
HĐ 4:
Thảo luận nhóm 
Nhóm 1: Đối với dân tộc Việt Nam cách mạng tháng tám thành công có ý nghĩa gì ?
Nhóm 2 Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng tám ?
 Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả => học sinh khác nhận xét bổ xung. 
 GV bổ xung và hoàn thiện
I- LỆNH TỔNG KHỞI NGHĨA ĐƯỢC BAN BỐ:
- Chiến tranh thế giới 2 ở giai đạn cuối: PX Nhật đầu hàng đồng minh không ĐK (8/1945). Ở trong nước, quân nhật hoang mang, dao động cực độ.
-Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, UBKN toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc (ngày 14 - 15/8/1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào nước ta.
- Tiếp đó, Đại hội Quốc dân Tân Trào họp (ngày 16/8/1945) tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc.
- Sau đó CT. HCM gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy k/n.
II- GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở HÀ NỘI:
-Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, không khí CM rất sôi độngCác đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động khắp thành phố
-Ngày 15-8, VM tổ chức diễn thuyết ở 3 rạp hát trong thành phố. Ngày 16-8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi k/n xuất hiện khắp mọ nơi. Chính quyến bù nhìn lung lay đến tận gốc rễ.
- Ngày 19/8/1945 mít tinh tại Nhà hát lớn chuyển thành biểu tình đánh chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội
III- GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC:
- Ngày 14 đến ngày 18/8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất : Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh , Quảng Nam
- Ngày 23/8 Huế khởi nghĩa thắng lợi.
- Ngày 25/8 Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.
- Ngày 28/8 Tổng k/n thành công trong cả nước
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH.
IV- Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG 8:
1- Ý nghĩa lịch sử
- CM tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử DT, Đập tan xiềng xích nô lệ của Nhật – Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước VNDCCH, đưa nước ta trở thành 1 nước độc lập
- Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta - KN độc lập, tự do.
- Cổ vũ đối nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn TG nói chung.
2- Nguyên nhân thắng lợi:
- Dân tộc có tuyền thống yêu nước sâu khi có ĐCSĐD và MTVM phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng.
- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận DT thống nhất rộng rãi.
- Sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ
- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, LX và các nước Đồng minh đánh bại PX Đức – Nhật.
4 Củng cố: - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng tám thể hiện ở những điểm nào ?
5. Dặn dò: - Học bài cũ và chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn:01/02/2013	 Ngày dạy:04/02/2013
Chương IV: VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Tiết 29: BÀI 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
I. Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức:	
+ Nhận rõ tình hình nước ta sau CM tháng Tám 1945: chính quyền DCND ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, về thù trong giặc ngoài, những KK do thiên tai, hậu quả của chế độ thuộc địa
+ Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị cho lâu dài; diệt giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm;
 Sau đó cuộc bầu cử quốc Hội ...
2/Tư tưởng : - GD tấm gương ĐĐ.HCM
- GD lòng yêu nước , tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tự hào dân tộc
3/ Kĩ năng : Phân tích , nhận định , đánh giá tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 và nhiệm vụ cấp bách trong những năm đầu của nước VNDCCH
II. Phương tiện dạy học: Các tranh

File đính kèm:

  • docBai_20_Cuoc_van_dong_dan_chu_trong_nhung_nam_1936_1939.doc