Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (4,0 điểm)

Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? Nêu những hoạt động của Người từ năm 1911- 1917. Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác biệt so với con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?

Câu 2: (3,0 điểm)

 Bằng những kiến thức đã học về lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, em hãy so sánh công cuộc cải tổ ở Liên Xô năm 1985 và công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978. Theo em, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc đổi mới hiện nay?

 Câu 3: (3,0 điểm)

 Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự Ba-ti-ta và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu-ba từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay diễn ra như thế nào? Tại sao nói “ Cu- ba là hòn đảo anh hùng”?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND huyện Kinh Môn
Phòng Giáo dục và Đào tạo
đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Lịch sử - Lớp 9
Năm học: 2012-2013
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: (4,0 điểm) 
Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? Nêu những hoạt động của Người từ năm 1911- 1917. Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác biệt so với con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?
Câu 2: (3,0 điểm)
 Bằng những kiến thức đã học về lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, em hãy so sánh công cuộc cải tổ ở Liên Xô năm 1985 và công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978. Theo em, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc đổi mới hiện nay?
	 Câu 3: (3,0 điểm)
	Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự Ba-ti-ta và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu-ba từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay diễn ra như thế nào? Tại sao nói “ Cu- ba là hòn đảo anh hùng”?
Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 9
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
Câu1
(4.0 đ)
*. Hoàn cảnh lịch sử:
- NAQ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. 	
0,25
- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục nhưng đều lần lượt thất bại. Chứng tỏ CMVN đang khủng hoảng bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
0,25
- Tuy rất khâm phục các nhà cách mạng tiền bối như Phan Đình Phùng,Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
0,25
- Ngày 5/6/1911, từ bến cảng nhà Rồng, Người xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
0,25
* Hoạt động từ năm 1911-1917.
- Từ năm 1911-1917, Người đã đi qua nhiều nước tư bản và thuộc địa ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, làm đủ mọi nghề để kiếm sống.
0,5
- Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. Người viết báo, truyền đơn, dùng các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo tội ác thực dân và tuyên truyền cho CMVN.
0,5
- Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, tạo sự chuyển biến dần trong tư tưởng của Người.
0,5
* Điểm khác con đường cứu nước của Người so với các bậc tiền bối đi trước.
 + Về con đường đi (hướng đi) tìm đường cứu nước:
- Các bậc tiền bối tiêu biểu là Phan Bội Châu đi sang phương Đông, đến với nước Nhật “đồng văn đồng chủng” để tìm con đường, bịên pháp cứu nước.
0,25
- Người đi sang phương Tây, nơi có nền kinh tế, KH-KT, văn hoá phát triển, đến nước Pháp quê hương của khẩu hiệu “Tự do-Bình đẳng-Bác ái”, để tìm con đường cứu nước giải phóng đồng bào
0,25
+ Về cách thức tìm đường cứu nước:
- Các bậc tiền bối tiêu biểu là Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp xây dựng lực lượng, bạo động võ trang đánh Pháp giải phóng dân tộc, chẳng khác nào “ Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau” (NAQ). Phan Châu Trinh theo xu hướng cải cách, chủ trương vận động cải cách trong nước, bắt tay với Pháp và đề nghị cùng thực dân Pháp chấn chỉnh lại chế độ phong kiến, giúp Việt Nam tiến bộ, chẳng khác nào “Xin giặc rủ lòng thương” (NAQ).
0,5
- NAQ đã thấy rõ những hạn chế trong cách thức biện pháp cứu nước của các bậc tiền bối Người ra nước ngoài để tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối lãnh đạo.Từ khảo sát qua hoạt động thực tiễn, người đã đúc kết thành kinh nghiệm, lí luận cách mạng và quyết định đi theo chủ nghĩa Mac-Lê nin, theo con đường CMVS và khẳng định đó là con đường đúng đắn nhất để cứu nước, cứu dân.
0,5
Câu 2
(3.0 đ)
- Điểm giống nhau: 
 + Trước khi tiến hành cải tổ hay cải cách Liên Xô và Trung Quốc đều đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. 
0,5
+ Mục đích của hai công cuộc cải tổ và cải cách đều muốn đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đều do các Đảng cộng sản lãnh đạo quá trình tiến hành cải tổ và cải cách.
0,5
- Điểm khác nhau:
 + Trong công cuộc cải tổ của Liên Xô, đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng chưa thực hiện được, nền kinh tế vẫn tiếp tục khủng hoảng. Thực hiện chế độ tổng thống nắm mọi quyền lực, thực hiện đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một Đảng, tuyên bố dân chủ mọi mặt.
0,25
+ Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng, rối loạn, bãi công, mâu thuẫn sắc tộc, li khai, tệ nạn xã hội gia tăng. Sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 không thành, Đảng cộng sản và Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt. Ngày21/12/1991, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập gồm 11 nước. Ngày 25/12/1991, tổng thống Goócbachốp từ chức. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ sau 74 năm tồn tại. 
0,25
+ Trong công cuộc cải cách của Trung Quốc: Chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách mở cửa. Kết quả sau hơn 20 năm cải cách-mở cửa (1979-2000), nền kinh tế phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (trung bình 9,6%), tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 15 lần, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt... 
0,25
+Trên lĩnh vực đối ngoại: Trung Quốc thu được nhiều kết quả góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế... 
Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật Trung Quốc thu được nhiều thành tựu: là nước thứ ba trên thế giới sau Nga và Mĩ đưa con người vào chinh phục vũ trụ...
0,25
* Liên hệ với Việt Nam.
 Con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam mà Đảng ta đó lựa chọn là đúng đắn, dù có gặp khó khăn nhưng sẽ thành công, muốn vậy
1
- Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong quá trình đi lên xây dựng CNXH	
- Phải giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. 	 
- Trong thời kì quá độ lên CNXH, phải tiến hành cải cách đồng bộ về kinh tế-chính trị-xã hội-tư tưởng.
- Nhà nước phải linh hoạt điều chỉnh cơ chế chính sách trước những biến động không ngừng của tình hình thế giới.
- Phải đảm bảo phát triển kinh tế với thực hiện công bằng, dân chủ trong xã hội, để giữ vững và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN.
 Câu 3
(3.0 đ)
Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự Batixta của nhân dân Cu- ba.
Nguyên nhân đấu tranh: 
Nhằm mục đích biến khu vực Mĩ La Tinh thành “ sân sau” của mình, nên sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã giúp đỡ tướng Batixta làm cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba vào tháng 3-1952. Chính quyền Batixta đã xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các Đảng phái chính trị hoạt động, giết hại và giam cầm hàng chục vạn người yêu nước. Không cam chịu sống dưới ách thống trị của bọn độc tài, nhân dân Cu-ba đã vùng dậy đấu tranh.
0,25
Diễn biến:
- Ngày 26 - 7 - 1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi - đen Ca - xtơ - rô đã tấn công vào pháo đài Môn - ca - đa. Cuộc tấn công không giành được thắng lợi nhưng mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới - trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường. 
0,25
- Năm 1955, Phi đen được thả tự do và trục xuất sang Mê - hi - cô. Tại đây, Phi den đã thành lập một tổ chức yêu nước cách mạng lấy tên là “ Phong trào 26-7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới.
0,25
-Năm 1956, Phi - đen Ca - xtơ - rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước từ Mê - hi - cô trở về nước. Bị địch bao vây tấn công phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh, chỉ còn lại 12 người trong đó có Phi đen. Nhưng Phi đen và các đồng chí của mình đã kiên cường chiến đấu. Sau đó xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.
0,25
- Được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng cách mạng đã lớn mạnh và phong trào đấu tranh lan rộng ra cả nước. Năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi đen làm Tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công
Ngày 1 - 1 - 1959, chế độ độc tài Ba - ti - xta bị lật đổ, cách mạng Cu Ba giành được thắng lợi hoàn toàn.
0,25
* Công cuộc xây dựng đất nước:
 Sau khi cách mạng thắng lợi, Chính phủ cách mạng lâm thời Cu- ba đã tiến hành cuộc cải cách dân triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục ... 
0,25 
- Tháng 4 năm 1961, để tiêu diệt cách mạng Cu -ba Mĩ đã cho một đội quân đánh thuê đổ bộ lên bãi biển Hi - rôn. Cuộc đổ bộ này đã bị nhân dân Cu -ba đánh bại và Cu - ba đã tuyên bố với toàn thế giới : Cu- ba tiến lên chủ nghĩa xã hội. 
0,25 
- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội mặc dù bị bao vây cấm vận của Mĩ nhưng nhân dân Cu -ba đã giành được nhiều thành tựu to lớn: Xây dựng được một nghành công nghiệp với cơ cấu nghành hợp lí, một nền nông nghiệp đa dạng ...
- Sau khi Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, Cu -ba trải qua thời kì vô cùng khó khăn. Nhưng với ý chí của toàn dân, cùng với những cải cách điều chỉnh hợp lí, nền kinh tế Cu-ba đã có sự chuyển biến tích cực. Năm 1996 tăng trưởng kinh tế đạt 7,8 %...
0,25 
Cu -ba là lá cờ đầu của Mĩ La Tinh, là " Hòn đảo anh hùng" vì:
-Cách mạng Cu - ba thắng lợi đã lật đổ hoàn toàn chế độc tài thân Mĩ Batixta, giành độc lập cho đất nước, là nguồn cổ vũ động viên to lớn cho nhân dân các nước Mĩ La Tinh vùng dậy đấu tranh giành độc lập. 
0,25 
- Sau khi cách mạng Cu - ba thành công đã đưa phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ La Tinh phát triển sang một thời kì mới với nhiều cuộc đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ. Mĩ La Tinh trở thành "Lục địa bùng cháy ". 
0,25 
- Cu- ba anh dũng tuyên bố đứng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong sự bao vây cấm vận của Mĩ nhưng vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. 
0,25 
 - Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, Cu- ba vẫn kiên định trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và là nước duy nhất ở khu vực Mĩ La Tinh theo thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa.
 Với tất cả các ý nghĩa trên, Cu-ba xứng đáng là lá cờ đầu của Mĩ La Tinh, là" Hòn đảo anh hùng".
0,25 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_ho.doc
Giáo án liên quan