Giáo án Lịch sử lớp 9 - Bài 16: Hoạt động của nguyễn ái quốc ở nước ngoài (1919 - 1925)
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,
+ Ảnh Quảng trường Hồ Chí MInh và Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Vinh- Nghệ An.
+Lược đồ NAQ đi tìm đường cứu nước - Tài liệu và tranh ảnh về hoạt động của NAQ
- HS: + Học bài cũ.
+ Đọc, chuẩn bị trước bài mới.
2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Vì sao phong trào CM nước ta lại phát triển lên một bước cao hơn so với trước CTTG I?
- Cuộc bãi công của CN xưởng Ba-son (8/1925) có gì mới so với phong trào CN của VN trước đó?
Nhóm : Trường THCS Sơn Tây Giáo án Lịch sử có sử dụng di sản: Tuần:19 Tiết:19 Bài 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI ( 1919 - 1925). Ngày soạn: 17/1/2016 Ngày dạy: 18/1/2016 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, ở Liên Xô và ở Trung Quốc ( 1919- 1923). - Sau hơn 10 năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm thấy chân lý cứu nước . - Ý nghĩa của những hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc. 2. Tư tưởng: - Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyến Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng. - Có ý thức yêu quý, tự hào cũng như bảo vệ, phát huy các giá trị về văn hóa, chính trị, xã hội của Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ tại thành phố Vinh nói riêng và các di sản, di tích văn hóa nói chung. 3. Kĩ năng: - Rén luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề bằng lược đồ - Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện. II. CHUẨN BỊ: 1. Phương tiện dạy học: - GV: + Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, + Ảnh Quảng trường Hồ Chí MInh và Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Vinh- Nghệ An. +Lược đồ NAQ đi tìm đường cứu nước - Tài liệu và tranh ảnh về hoạt động của NAQ - HS: + Học bài cũ. + Đọc, chuẩn bị trước bài mới. 2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan III. Tiến trình dạy - học: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Vì sao phong trào CM nước ta lại phát triển lên một bước cao hơn so với trước CTTG I? - Cuộc bãi công của CN xưởng Ba-son (8/1925) có gì mới so với phong trào CN của VN trước đó? * Phần lồng ghép di sản văn hóa vào nội dung bài học. ? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về lãnh tụ Hồ Chí Minh? HS : + Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890- mất ngày 2/9/1969, tại làng Sen - xã Kim Liên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An , trong một gia đình nhà nho gốc nông dân, có truyền thống yêu nước.... + Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1990, là một nhà thơ ,nhà văn lớn của dân tộc... ? Em có biết những bảo tàng và di tích lưu niệm nào về Hồ Chí Minh không? Hãy trình bày những hiểu biết của em về di tích đó? HS: + Hiện nay trong cả nước có đến 14 Viện bảo tàng và khu di tích , tượng đài lớn về chủ tịch Hồ Chí Minh. + Một trong những khu Quảng trường, tượng đài lớn về Người mà em biết đó là Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Vinh - Nghệ An. + Công trình Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh được xây dựng vào năm 2000, khánh thành vào ngày 19/5/2003 đúng dịp kỉ niệm 113 năm ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Tượng đài Bác Hồ được làm bằng đá granít Bình Định, cao 18 m, nặng 150 tấn. Tượng được đặt tại quảng trường mang tên Người, rộng gần 11 ha với nhiều hạng mục như: Lễ đài, cột cờ, đường diễu hành, sân hành lễ, hệ thống điện chiếu sáng, thảm cỏ, hệ thống đài phun nước tạo cảnh, núi Chung mô phỏng theo núi Chung ở Lang Sen quê của Người. + Đây không chỉ là biểu tượng văn hóa của nhân dân Nghệ An mà còn từ địa chỉ quan trọng của du khách trong và ngoài nước ghé thăm trên con đường di sản miền Trung. + Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ trở thành một trong 14 hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước theo quyết định số 508/DSVH-BT, ngày 01/07/2008. 3. Bài mới: GV giớ thiệu bài : Ở lớp 8 các em đã được học về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1918. Vậy cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người tiếp tục diễn ra như thế nào? Con đường cứu nước đó là gì? Và người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của một chính Đảng vô sản ở nước ta ra sao? Nội dụng bài học hôm nay sẽ giúp các em biết rõ điều đó. TG Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt. 13’ - Mục đích: HS trình bày được những hoạt động của NAQ từ (1919-1923)nhấn mạnh đến việc người tìm thấy con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam. HĐ 1: -GV gọi HS nhắc lại những nét chính về hành trình cứu nước của NAQ từ 1911-1918 -HS: quan sát tư liệu kênh chứ SGK -GV: Tại Pháp NAQ có những hoạt động gì? -HS: Dựa vào SGK trình bày -GV: Nhận xét và chốt vấn đề. ? Những sự kiện đó có ý nghĩa gì? -GV: Yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây 1 tiếng vang lớn đối với nhân dân nước ta, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp -GV: đọc câu nói của NAQ: Luận cương của Lê nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sảng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc. Ngồi 1mình trong buồng kín mà tôi như đang nói to với quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đầy đoạ, đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta ”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê nin, tin theo Quốc tế thứ III à Người từ CN yêu nước chân chính đến với CN Mác- Lê nin * Hoạt động 2 -GV giới thiệu H.28: NAQ tại đại hội Tua... sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong quá trình h/đ cm của người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin. -GV: Sau khi tìm thấy chân lý cứu nước, NAQ đã có những hoạt động ntn tại Pháp? - Hs trả lời -GV: T.lập HLH các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết LL đấu tranh và truyền bá CN Mác- Lê nin vào thuộc địa Báo ‘Leparia’- Người cùng khổ: là cơ quan ngôn luận của HLH các DT thuộc địa, số báo đầu tiên phát hành 38 số, mỗi số in từ 1000-5000 bản. Trong đó có nửa số báo được gửi đi thuộc địa Pháp ở C.Phi và Đông Dương -HS đọc tài liệu: Bản án chế độ TDP -GV: Theo em con đường cứu nước của NAQ có gì mới và khác với lớp người trước? -HS: Thảo luận cặp và trình bày ý kiến -GV: Hầu hết các chí sĩ đương thời sang P. Đông (NB, TQ) tìm đường cứu nước NAQ, người sang P.Tây đã tìm được con đường cứu nước vì người rất mẫn cảm về chính trị, rất trân trọng, khâm phục các bậc tiền bối nhưng không tán thành con đường của họ, Người cho rằng chân lí CM là ở P.Tây, các nước P.Tây mạnh lên nhờ con đường TBCN (trước CM T10 Nga 1917 XH TB là XH tiến bộ hơn các XH trước đó) có KH-KT,văn minh, phát triển Người nhận thức rằng: muốn thắng Pháp phải sang Pháp, hiểu Pháp: Nước Pháp có thật sự tự do, bình đẳng, bác ái hay không? Sau đó sang Âu, Mĩ, vòng quanh TG àTìm ra c/đ cứu nước chân chính cho dân tộc I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1919-1923): - 18/6/1919 NAQ gửi đến hội nghị Vec-xai bản yêu sách - 7/1920 Người đọc sơ khảo về luận cương của Lê- nin -12/1920 Tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập ĐCS Pháp -1921: Lập hội các dân tộc thuộc địa - 1922: Lập ra báo “Người cùng khổ” - Viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sống CN", cuốn “Bản án chế độ TD" 12’ - MĐ: HS trình bày được những hoạt động của NAQ từ năm (1923-1924) ở Liên Xô,để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tư tưởng cho sự thành lập Đảng. HĐ 2: -HS theo giỏi nội dung kênh chữ SGK. -GV: Tại LX NAQ có những hoạt động gì? -HS: Trả lời -GV:cụ thể hoá sự kiện Người tham dự và phát biểu tại ĐH lần thứ V của QTCS -GV: Kết luận: Như vậy sau khi tìm thấy con đường CM chân chính cho DT (CM VS), NAQ chuyên tâm hoạt động theo hướng đó từ 1920-1924, Người đã chuẩn bị về tư tưởng, CT cho sự ra đời của ĐCS VN ànhân tố quyết định ,mọi thắng lợi CM VN II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô: - 6/1923 NAQ rời Pháp sang Liên Xô. -Dự Hội nghị QT Nông dân và được bầu vào BCH nông hội - Nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo ”Sự thật”, tạp chí thư tín quốc tế - 1924: Dự ĐH V của QT CS và phát biểu tham luận.. 12’ - MĐích:HS trình bày được những hoạt động của NAQ ở Trung Quốc ( 1924-1925), để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng. HĐ 3: -HS: Đọc mục III (SGK) -GV: Hoàn cảnh ra đời của hội VN CMTN? -GV minh hoạ: 12/1924 từ LX Người về QC-TQ, cải tổ Tổ chức Tâm Tâm Xã thành VN CMTN, có hạt nhân là cộng sản đoàn gồm 7 đ/c (Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quang Đạt, Lâm Đức Thủ -GV: Từ 1925-1927 Hội VN TNCM tổ chức được trên 10 lớp huấn luyện, cuối năm 1928 với phong trào VS hoá, Hội đã tích cực đưa các hội viên vào đồn điền, hầm mỏ, nhà máy để tuyên truyền CN Mác-Lê-nin vào pt CM trong toàn quốc, các tổ chức quần chúng xuất hiện (nông hội, công hội III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc 1924-1925: - Cuối 1924 NAQ từ LX về TQ - 6/1925 Hội VN TNCM thành lập (tiền thân của ĐCS VN), có hạt nhân là Cộng sản đoàn - Hội VN TNCM đã mở lớp huấn luyện cán bộ CM, đưa về hoạt động thực tiễn trong nước - Xuất bản báo chí: + Báo thanh niên xuất bản 6/1925 + Tác phẩm: Đường cách mệnh (xuất bản 1927) à Được chuyển về trong nước. NAQ có vai trò quan trọng chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của ĐCS -Tác dụng:Truyền bá CN Mác- Lê nin vào cm/Việt Nam, thúc đẩy phong trào cm/VN 4. Củng cố: (3’) Bài tập : Lập niên biểu những hoạt động của NAQ ở nước ngoài từ 1919-1925 theo mẫu 5. Dặn dò: (1’) Học bài cũ và chuẩn bị bài mới: B17 CM/VN trước khi ĐCS ra đời
File đính kèm:
- Bai_16_Hoat_dong_cua_Nguyen_Ai_Quoc_o_nuoc_ngoai_trong_nhung_nam_19191925.doc