Giáo án Lịch sử địa phương 9 - Lịch sử Quảng Bình - Tiết 37+56 - Năm học 2014-2015

2. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930 – 1931

- Xứ ủy Trung kỳ phát động đợt đấu tranh (từ 22/4 --> 07/5/1930) bằng truyền đơn, treo cờ Đảng.

- Đêm 30/4 sáng 1/5 cờ đỏ búa liềm và truyền đơn xuất hiện ở trung tâm thị xã Đồng Hới

- Ngày 01/6/1930 đấu tranh tại thôn Võ Thuận, Bố Trạch .

- Tháng 7/1930 hơn 500 phu làm đường tỉnh lộ 2 bãi công .

- Ngày Quốc tế chống chiến tranh (01/8/1930) cờ đỏ và truyền đơn lại xuất hiện ở Đồng Hới để phản đối thực dân Pháp.

- Từ tháng 9/1930 đẩy mạnh tuyên truyền thắng lợi của Xô Viết – Nghệ Tĩnh .

- Tháng 3 – 1931 truyền đơn xuất hiện ở chợ Ba Đồn .

- Tại Lệ Thủy kết nạp được một số thanh niên yêu nước vào Đảng CSVN.

- Bước đầu thu được thắng lợi. Công tác xây dựng Đảng, xd các phong trào quần chúng được chú trọng, phát triển.

- Khẳng định sự đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

- Là tiền đề cho phong trào đấu tranh CM ở Quảng Bình tiếp tục giành thắng lợi trong các giai đoạn 1932 – 1935 và 1936 – 1939.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử địa phương 9 - Lịch sử Quảng Bình - Tiết 37+56 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: 
BÀI 7: QUẢNG BÌNH TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG NĂM 1930 ĐẾN TRƯỚC THÁNG 8/1945
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự bùng nổ của của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Quảng Bình.
+ Những hoạt động tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Quảng Bình và so sánh với phong trào cách mạng cả nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Giáo dục tình yêu, lòng tự hào về truyền thống quê hương.
3.Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tin tự hào dân tộc.
II. Thiết bị, tài liệu 
+ Tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình dành cho học sinh.
+ Bản đồ Quảng Bình
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 
2. kiểm tra bài cũ:
Trình bày nội dung của hội nghị Giơ – ne – vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương?
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được thắng lợi để lại ý nghĩa gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Gọi h/s đọc mục 1 sgk
? Hoàn cảnh lịch sử của nước ta trước năm 1930 như thế nào? 
? Sự ra đời của Đảng CSVN và những tác động của Đảng lên phong trào cách mạng VN?
? Những cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Quảng Bình diễn ra ntn?
? Kết quả, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Quảng Bình?
1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Quảng Bình.
- Bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ.
- Đời sống nhân dân ngày càng cơ cực. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng sâu sắc.
- Đảng ra đời đã đề ra đường lối, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, làm bùng nổ phong trào đấu tranh rầm rộ, sôi nổi trên toàn quốc.
2. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Xứ ủy Trung kỳ phát động đợt đấu tranh (từ 22/4 --> 07/5/1930) bằng truyền đơn, treo cờ Đảng...
- Đêm 30/4 sáng 1/5 cờ đỏ búa liềm và truyền đơn xuất hiện ở trung tâm thị xã Đồng Hới
- Ngày 01/6/1930 đấu tranh tại thôn Võ Thuận, Bố Trạch ....
- Tháng 7/1930 hơn 500 phu làm đường tỉnh lộ 2 bãi công ....
- Ngày Quốc tế chống chiến tranh (01/8/1930) cờ đỏ và truyền đơn lại xuất hiện ở Đồng Hới để phản đối thực dân Pháp.
- Từ tháng 9/1930 đẩy mạnh tuyên truyền thắng lợi của Xô Viết – Nghệ Tĩnh ...
- Tháng 3 – 1931 truyền đơn xuất hiện ở chợ Ba Đồn ..
- Tại Lệ Thủy kết nạp được một số thanh niên yêu nước vào Đảng CSVN.
- Bước đầu thu được thắng lợi. Công tác xây dựng Đảng, xd các phong trào quần chúng được chú trọng, phát triển.
- Khẳng định sự đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
- Là tiền đề cho phong trào đấu tranh CM ở Quảng Bình tiếp tục giành thắng lợi trong các giai đoạn 1932 – 1935 và 1936 – 1939.
4. Củng cố
? Những cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Quảng Bình trong phong trào cách mạng 1930 – 1931.
? Ý nghĩa lịch sử
Giáo viên tổng hợp toàn bài, kết thúc bài học
5. Dặn dò hướng dẫn học bài ở nhà
Kiến thức cơ bản:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
 Ngày soạn: 22/3/2015. Ngày dạy: 23/3/2015 
Tiết 56: 
 BÀI 3: QUẢNG BÌNH TỪ THỜI NGUYÊN THỦY 
ĐẾN THỜI LÝ – TRẦN - LÊ
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những kiến thức cơ bản khái quát sự hình thành và phát triển của xã hội nguyên thủy trên đất Quảng Bình.
+ Những đóng góp của nhân dân Quảng Bình đối với sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Giáo dục tình yêu, lòng tự hào về truyền thống quê hương.
3.Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh tình yêu, lòng tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình.
II. Thiết bị, tài liệu 
+ Tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình dành cho học sinh.
+ Tư liệu về lịch sử Quảng Bình thế kỷ X - XV
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 
2. kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV giới thiệu vai trò của ngành khảo cổ học đối với việc tìm hiểu XH nguyên thủy và giúp HS trả lời các câu hỏi:
? Những dấu vết của người nguyên thủy đả tìm thấy ở đâu trên đất Quảng Bình?
? Thời kỳ nguyên thủy ở Quảng Bình trải qua những giai đoạn nào?
? Hoạt động kinh tế của người nguyên thủy ở Quảng Bình?
? Ý nghĩa của những phát hiện khảo cổ học 
? Hảy nêu những đóng góp của nhân dân Quảng Bình trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc?
? Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII nhân dân Quảng Bình đã có những đóng góp như thế nào?
? Nhân dân Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỷ XV? Kể tên những vị tướng giỏi?
1. Những dấu vết người nguyên thủy trên vùng đất Quảng Bình;
Các di chỉ của người nguyên thủy được tìm thấy ở tất cả các huyện trên đất Quảng Bình với nhiều niên đại khác nhau.
- Người nguyên thủy xuất hiện ở Quảng Bình cách đây khoảng 1 vạn năm.
- Thời đá mới họ đã biết chế tác công cụ bằng đá, làm gốm...
- Hoạt động kinh tế săn bắt hái lượm, trồng trọ ...
- Thời kỳ kim khí: là địa bàn phân bố của nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh.
=> Quảng Bình là nơi hình thành và phát triển liên tục từ buổi bình minh của lịch sử, gắn bó lâu đời với lịch sử dân tộc.
2. Quảng Bình trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thời kỳ Băc thuộc đến thời Lý – Trần – Lê.
- Nhân dân Quảng Bình đã tích cực đấu tranh chống ách thống trị của phong kiến phương Bắc. 
- Thế kỷ II -> 1069 QB thuộc vương quốc Chăm – Pa.
- Năm 1069 QB về với Đại Việt.
- Năm 1285 tham gia kháng chiến chống quân Nguyên
- Thế kỷ XV tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều tướng giỏi như Phạm Thượng Tướng, Nguyễn Danh Ca....
=> Nhân dân Quảng Bình đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. 
4. Củng cố
? Tại sao nói từ xưa trên đất Quảng Bình đã có người tiền sử sinh sống.
? Nhân dân Quảng Bình đã tham gia các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm như thế nào?
Giáo viên tổng hợp toàn bài, kết thúc bài học
5. Dặn dò hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài tập tiết sau ôn tập chương 5
Kiến thức cơ bản:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doclich_su_dia_phuong_quang_binh.doc
Giáo án liên quan