Giáo án Lịch sử Lớp 8 (Bản 2 cột)

2/ Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê.

- Phân tích so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống.

3/ Thái độ:

- Nhận thức tính chất hạn chế của cách mạng tư sản.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp 1789.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.

5. Phẩm chất: Chăm chỉ, tự lập, tự chủ, trách nhiệm.

II. Chuẩn bị của GV và HS

GV: Tranh tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng, lược đồ nước Pháp , soạn giáo án chi tiết.

HS: SGK, nghiên cứu trước bài mới.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Hoạt động khởi động

- Kiểm tra bài cũ: Nêu tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng ?

- Giới thiệu bài:

Cách mạng tư sản đã thành công ở một số nước và đang tiếp tục nổ ra, trong đó có nước Pháp đạt đến đỉnh cao. Vì sao cách mạng nổ ra và phát triển ở Pháp? Cách mạng Pháp đã trải qua những giai đoạn nào ? Ý nghĩa lịch sử ra sao ? Đó là nội dung của bài học hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

 

doc92 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n,; PC trung thực, nhân ái
- HT cá nhân, nhóm
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
? Thực dân Anh đã tiến hành xâm lược Ấn Độ như thế nào
 HS trả lời -> GV chốt
- Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây trong đó có Anh đã nhòm ngó và từng bước xâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Sự tranh giành thuộc địa đã dẫn đến cuộc chiến tranh Anh – Pháp vào những năm 1746-1763
-> Pháp thất bại , Anh từng bước độc chiếm thị trường Ấn Độ và đặt ách thống trị ở Ấn Độ kể từ đó.
? Anh đã thi hành chính sách thống trị ra sao.
HS dựa vào SGK, trao đổi cặp trả lời
GV chốt
? Nêu nguyên nhân về cuộc khởi nghĩa Xi-pay.
HS trả lời -> GV chốt
? Em hãy tóm tắt diễn biến về cuộc khởi nghĩa
HS trả lời -> GV chốt
? Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử như thế nào
HS trả lời -> GV chốt
? Đảng quốc đại được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào, đại diện cho giai cấp nào.
HS trả lời -> GV chốt
? Trình bày về hoạt động của ĐQĐ.
HS trả lời -> GV chốt
? Công nhân ở Bom-bay đã làm gì, vì sao
HS trả lời -> GV chốt
Tổng bãi công
Do biết tin Ti-lắc bị bắt giam 6 năm tù khổ sai.
? Cuộc khởi nghĩa ở Bom-bay đã có ý nghĩa lịch sử như thế nào
HS thảo luận bàn -> Đại diện báo cáo
GV chốt
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh.
- Sau hơn 2 thế kỉ , thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược Án Độ.
- Chính sách thống trị của Anh:
+ Kinh tế: đẩy mạnh khai thác bóc lột thuộc địa gây nên nạn đói trầm trọng
+ Chính trị: áp dụng chính sách chia để trị
+ Văn hóa giáo dục: thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
1. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay.
a, Nguyên nhân:
- Sự xâm lược và thống trị tàn ác của thực dân Anh
- Sự bất mãn của binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh.
b, Diễn biến:
- 10-5-1857: 60.000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa -> Lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn
- Cuộc khởi nghĩ duy trì được 2 năn thì thực dân Anh đàn áp dã man
c, ý nghĩa: 
- Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ
- mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn sau này.
2. Hoạt động của Đảng Quốc đại
- Năm 1885: Đảng quốc đại – chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ được thành lập 
- Trong quá trình đấu tranh , ĐQĐ có sự phân hóa thành 2 phái:
+ Phái ôn hòa thỏa hiệp với Anh
+ Phái cấp tiến: đại biểu là Ti-lắc, phản đối đường lối ôn hòa, đòi lật đổ ách thống trị thực dân.
-> Ti-lắc và nhiều chiến sĩ cách mạng khác bị bắt giam.
3. Cuộc khởi nghĩa Bom-bay.
- 7- 1908 công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị với khoảng 10 vạn người tham gia chống lại quân đội Anh
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài 6 ngày sau đó bị đàn áp dã man
* Ý nghĩa: Đây là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ , là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX.
HĐ 3 : HĐ thực hành
 1. Thực dân Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?
a. thế kỉ XVI b. đầu thế kỉ XVIII
c. cuối thế kỉ XVIII d. năm 1875
2. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội?
a. tình trạng bần cùng hóa, chết đói và sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo 
b. cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ
c. nền thủ công nghiệp bị suy sụp
d. nền văn minh lâu đời bị phá hoại
HĐ 4: HĐ ứng dụng
 Câu hỏi tích hợp môi trường: Chính sách trên có tác động tiêu cực như thế nào đến môi trường ở Ấn Độ
- tài nguyên bị khai thác nhiều, mất cân bằng sinh thái
- văn hóa xã hội bị kìm hãm, xã hội bất ổn
* Dặn dò
 - Học bài và chuẩn bị bài mới
*******************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2 – Bài 10:
Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
A, Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS cần nắm được:
- Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do chính quyền Mãn Thanh suy yếu nên đất nước TQ rộng lớn, nền văn minh lâu đời đã bị các nước đế quốc xâu xé trở thành thuộc địa nửa phong kiến.
- Các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến diễn ra hết sức sôi nổi tiêu biểu là cuộc vận động Duy tân, phong trào Nghĩa hòa đoàn, cách mạng Tân Hợi. Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó
- Hiểu được một số khái niệm: “nửa thuộc địa”, “nửa phong kiến”, duy tân
- Tích hợp GDMT qua hoạt động tranh nhau xâu xé của các nước đế quốc.
 2. Tư tưởng:
- Có thái độ phê phán triều đình phong kiến Mãn Thanh
- Cảm thông khâm phục nhân dân TQ trong việc đấu tranh chống đế quốc phong kiến
 3. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nhận xét đánh giá
- Đọc và sử dụng bản đồ
 4. Năng lực và phẩm chất: 
- NL :giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học; tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, đánh giá sự kiện.
- PC :tự lập, tự chủ, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Bản đồ TQ, Tư liệu LS
- Trò: học và chuẩn bị trước bài
C. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Khởi động 
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ 
? Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay và Bom-bay.
 3. Bài mới
 GV giới thiệu bài: Từ giữa thế kỉ XIX, TQ bị các nước đế quốc chia xẻ. Phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến của nhân dân diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cách mạng Tân Hợi.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
 HS đọc mục I
? Vì sao TQ lại bị các nứơc đế quốc chia xẻ
HS trả lời -> GV chốt
? Nước nào mở đầu quá trình xâm lược TQ , qua sự kiện nào
? Các nước nào tiếp theo cùng xâm lược
 TQ.
HS trả lời -> GV chốt
* Câu hỏi tích hợp GDMT: Qua hoạt động chia xẻ đó,môi trường của TQ bị ảnh hưởng như thế nào
- Nhiều vùng đất bị khai thác, chiếm đóng.
- văn hóa cũng suy tàn
GV hướng dẫn HS lập niên biểu
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ.
- Nguyên nhân: Là một nước lớn giàu tài nguyên có nền văn hóa rực rỡ nhưng chế độ phong kiến mục nát
- TD Anh mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. 
- Tiếp theo là các nứoc đế quốc: Đức, Pháp, Nga, Nhật, Mĩ tranh nhau xâu xé nước này
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
Thời gian
Tên phong trào
Người khởi xướng-lực lượng
Kết quả
1898
Cuộc vận động Duy tân
2 nhà nho: Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi
Thất bại
Đầu thế kỉ XX
Nghĩa Hòa đoàn
Nông dân
Thất bại
? Em biết gì về Tôn Trung Sơn
HS trả lời
GV mở rộng thêm như SGV
? Tổ chức TQ Đồng minh hội được thành lập vào thời gian nào
HS trả lời -> GV chốt
GV treo lược đồ cách mạng Tân Hợi
? Dựa vào lược đồ em hãy tóm tắt những nét cơ bản về díễn biến của cách mạng Tân Hợi.
HS dựa vào SGK trả lời -> nhận xét
GV chốt ý chính
? Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào
HS thảo luận bàn -> trả lời
GV nhận xét, chuẩn kiến thức
? Cách mạng Tân Hợi còn có những hạn chế như thế nào
HS trả lời -> GV chốt
III. Cách mạng Tân Hợi ( 1911 )
1. Tôn Trung Sơn và việc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội
- Tháng 8- 1905: Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra học thuyết Tam dân
2. Cách mạng Tân Hợi
a, Diễn biến
- Ngày 10-10-1911: cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương
- Cách mạng sau đó lan rộng ra các vùng khác
- Ngày 29-12-1911: Tại Nam Kinh, Tôn Trung Sơn tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
- 2-1912: Viên Thế Khải lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống, cách mạng coi như kết thúc.
b, Ý nghĩa:
- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử to lớn:
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa.
+ Tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
+ Ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- Cách mạng còn có những hạn chế:
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến
+ Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
 HĐ 3. HĐ thực hành
 ? Vì sao phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đều lần lượt thất bại?.
 HĐ 4: HĐ ứng dụng
 -Nêu hiểu biết của em về Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn?
 HĐ 5. HĐ bổ sung 
 -Làm bài tập 6/ T 40 vở bài tập lịch sử
*Dặn dò
- Tìm hiểu thêm về tình hình Trung Quốc giữa thế kỉ XIX	
- Học bài và chuẩn bị bài mới
	Ngày..tháng.năm..
	 BGH kí duyệt
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3 – Bài 11:
Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
A. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được:
- Sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á.
- Những pgong trào đấu tranh tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á, trước hết là In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, lào, Việt Nam.
 2. Tư tưởng:
- Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào GPDT chống CNĐQ, CNTD.
- Tích hợp giáo dục môi trường qua việc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc, thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh của các nước trong khu vực
 3. Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện tiêu biểu.
- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực.
 4. ĐH năng lực và phẩm chất : 
- NL: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, công nghệ thông tin, tái hiện, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử, 
- PC: tự lập, tự tin, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
B. Chuẩn bị
 1. Thầy: Bản đồ ĐNA cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX; tư liệu tham khảo, máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,
 2. Trò: Đọc kĩ bài và học bài cũ.
C. Các hoạt động dạy- học
HĐ 1: Khởi động .
- PP: vấn đáp. KT đặt câu hỏi. NL: tái hiện sự kiện, giao tiếp; PC trung thực
- Ht cá nhân
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra 
 Nguyên nhân vì sao TQ bị các nước đế quốc chia sẻ, cách mạng Tân Hợi ?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài:
- Em đã chuẩn bị bài ở nhà, em cho biết, học xong bài này em phải hiểu được điều gì ?
GV nhấn mạnh: các nước ĐNA sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước thực dân phương Tây. Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi tạ khu vực này.
HĐ 2 : Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV treo bản đồ “ Các nước ĐNA cuối thế kỉ XIX”
Câu hỏi thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút. 
? Vì sao các nước ĐNA lại sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây (có gợi ý nếu HS cần)
HS thảo luận bàn 4p.
GV có thể mời một số em làm tốt sang giúp nhóm bạn.
Sau đó các nhóm báo cáo, nhận xét.
 - GV chốt ý chính
? Quá trình xâm lược của các nước tư bản thể hiện như thế nào.
- HS trả lời, nhận xét -> GV chốt
- GV mời một HS lên bảng chỉ vị trí các nước trên lược đồ.
? Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á có những điểm nào chung
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt 
? Tích hợp GDMT: việc khai thác thuộc dịa của các nước Đế quốc có ảnh hưởng đến môi trường không ? Chúng ta cần làm gì
- HS trao đổi cặp đôi, trả lời
- GV nhấn mạnh :Ảnh hưởng lớn đến môi trường -> Cần khai thác hợp lí có hiệu quả
HS đọc mục 2
 Bài hôm nay sẽ tìm hiểu những phong trào tiêu biểu ở các nước ĐNA chứ không tìm hiểu tất cả các nước.
GV yêu cầu hs liệt kê những phong trào tiêu biểu nhất ở một số nước.
- HS thảo luận trả lời, nhận xét
- GV chốt ý chính
Nước
Hoạt động tiêu biểu
In-đô-nê-xi-a
Năm 1890: Phong trào nông dân do Sa-min lãnh đạo
Phi-lip-pin
Cách mạng 1896-1898 -> cộng hòa Phi-lip-pin được thành lập
Cam-pu-chia
- Cuộc khởi nghĩa do A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta Keo.
- Cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Pu-côm-bô ở Cra-chê
Lào
- 1901: nhân dân Xa-van-na-khet đấu tranh vũ trang
- Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.
VN
- 1885-1896: Phong trào Cần vương 
- 1884-1913: Phong trào nông dân Yên Thế
Gv sử dụng bản đồ chỉ vị trí một số nước:
- In-đô-nê-xi-a: là nước lớn nhất ở ĐNA, có hàng nghìn đảo lớn nhỏ
- Phi-lip-pin, đất nước được ví như một dải lửa trên biển vì có nhiều núi lửa h.động
- chỉ 2 nước Lào và Cam-pu-chia
đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ của 3 nước trên bán đảo Đông Dương trong chống kẻ thù chung là Pháp.
 HĐ 3: HĐ thực hành 
? Nêu nhận xét của em về nét chung của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước ĐNA cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa đế quốc thực dân ở các nước Đông Nam Á.
* Nguyên nhân:
- Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa,
- Các nước ĐNA lại có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang ngày càng suy yếu,
* Diễn biến:
- Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện
- Pháp chiếm VN, Lào, Cam-pu-chia.
- Mĩ chiếm Phi-lip-pin
- Hà Lan, Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
1. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở ĐNA
- Vơ vét tài nguyên
- Không phát triển công nghiệp ở thuộc địa
- Tăng cường các loại thuế
- bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước
=> Đó là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh ở các nước bùng lên mạnh mẽ
2. Các cuộc đấu tranh ở một số nước tiêu biểu.
* Ở In-đô-nê-xi-a: 
* Ở Phi-lip-pin: 
* Ở Cam-pu-chia:
* Ở Lào:
* Ở VN: 
* Những nét chung nổi bật:
- Phong trào GPDT diễn ra sôi nổi mạnh mẽ
- Nhân dân các nước đã chiến đấu anh dũng kiên cường
- Lực lượng tham gia đông đảo là công nhân và nông dân
- Cuối cùng đều đi đến thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn
 HĐ 4: HĐ ứng dụng
 ? Hãy nêu tên những cuộc khởi nghĩa chống Pháp thể hiện sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
 *Dặn dò
- Xem lại bài
- Đọc tư liệu chuẩn bị trước bài Nhật Bản giữa thế kỉ XIX
 ****************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 4 - Bài 12
Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
A, Mục tiêu
 1. Kiến thức: HS hiểu rõ:
- Những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản đưa đất nước NB nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa 
- Chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị NB
 2. Tư tưởng
- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa tiến bộ của những cải cách đối với xã hội
- Giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc
- Tích hợp giáo dục môi trường qua việc xâm lược của NB
 3. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ, phân tích sự kiện lịch sử.
 4. Năng lực, phẩm chất : 
- NL: tự học, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, hợp tác, tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử 
- PC: yêu nước, nhân ái, tự lập, tự chủ, chăm chỉ, sống có trách nhiệm,
B. Chuẩn bị
 - Thầy: Bản đồ NB cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư liệu lịch sử
 - Trò: học và đọc kĩ bài.
C. Các hoạt động dạy học 
HĐ 1: Khởi động 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra
? Nêu những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước ĐNA cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
 3. GV giới thiệu bài: Trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật bản đã làm gì và đưa đất nước phát triển ra sao ? Hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ.
 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV treo bản đồ giới thiệu qua về NB.
? Hoàn cảnh lịch sử của cuộc Duy tân là gì.
- HS trả lời, nhận xét
- GV chốt 
GV mở rộng, yêu cầu HS quan sát hình 47.
 Ông là vua Mut-su-hi-tô lên kế vị vua cha khi mới 15 tuổi. Ông là người rất thông minh. Tháng 8/ 1868 ông thành lập chính phủ mới lấy hiệu là Minh Trị ( sự cai trị sáng suốt)
? Em hãy nêu những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị
- HS dựa vào SGK trả lời
- GV chốt ý 
? Kết quả của cuộc cải cách là gì
? Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản
- HS thảo luận bàn 4p
- Đại diện nhóm báo cáo
- GV chốt 
HS đọc mục II
? Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ NB chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
-
GV tích hợp GDMT
? Quan sát lược đồ đế quốc NB cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX hãy trình bày về sự mở rộng thuộc địa của đế quốc NB.
 HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét
- Lãnh thổ NB lúc đầu rất nhỏ
- Năm 1879: chiếm Lưu Cầu
- Năm 1895: chiếm đảo Xa-kha-lin
- Năm 1910: Chiếm bán đảo triều Tiên
- Năm 1914: chiếm Sơn Đông
I. Cuộc Duy tân Minh Trị
1. Hoàn cảnh:
- Các nước phương Tây ngày càng can thiệp sâu vào Nhật Bản
- 1/1868: sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc duy tân nhằm đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu 
2. Nội dung- Kết quả
- Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục, quân sự...
- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
3. Ý nghĩa:
 Đây là một cuộc cách mạng tư sản vì:
+ Nó khẳng định sự chấm dứt của chế độ phong kiến
+ Mở đường cho CNTB ở Nhật phát triển mạnh mẽ.
II.Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
- Cuối thế kỉ XIX: nhiều công ti độc quyền xuất hiện, chi phối toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản
- Sang thế kỉ XX: NB đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược để tranh giành thuộc địa
HĐ 3: HĐ thực hành 
-Vì sao Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
A. Vì Nhật Bản có chính sách ngoại giao tốt
B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển
C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ
D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh
-Vì sao nói cuộc Duy tân minh trị là cuộc cách mạng tư sản?
A.giai cấp tư sản lãnh đạo
B.lật đổ chế độ phong kiến
C. chính quyền từ tay pk chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa
D. xóa bỏ chế độ nông nô
HĐ 4: HĐ ứng dụng 
? Để mang tính chất của cách mạng tư sản, nó thường có hai đặc điểm nào 
- HS thảo luận bàn -> báo cáo. 
 GV chốt 2 ý chính (thắng chế độ pk, tạo điều kiện CNTB phát triển).
HĐ 5 HĐ bổ sung
Làm BT 4/44 vở BT lịch sử
*Dặn dò
- Học bài theo nội dung câu hỏi SGK
- Chuẩn bị tư liệu phục vụ bài bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngày..tháng.năm..
	 BGH kí duyệt
 CHỦ ĐỀ : KIỂM TRA
Ngµy so¹n TIẾT 1
Ngày dạy KIỂM TRA VIẾT 
I.MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu trong các thế kỉ XVI – XVII. Đặc biệt là diễn biến của cuộc Cách mạng TS Anh.
Diễn biến của Cách Mạng TS Pháp. Giải thích được vì sao CMTS Pháp là một nhà nước kiểu mới.
Nhận xét tính chất và ý nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911.
Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường trong cuộc kháng chiến - Chống quân xâm lược, tinh thần đổi mới trong lao động, công tác và học tập.
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới của đất nước.
 - Tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương.
 3. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phân tích, tổng hợp vấn đề lịch sử.
 4. Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, năng lực thực hành bộ môn. Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó
 5. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, trung thực và có trách nhiệm.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
-Kiểm tra viết, trắc nghiệm kết hợp tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Thời kì xác lập của CNTB
( Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
- Biết được tình hình chính trị, kinh tế, XH của nước Pháp trước CM & DB CM Pháp.
- Trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc CMTS Anh thế kỉ XVII
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 5
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu 6
5 điểm= 50%
Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Biết được tình hình chính trị, kinh tế của nước Anh, Đức, Pháp cuối TK XIX _ XX 
Giải thích: công xã Pari là một nhà nước kiểu mới
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 1
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 
Số điểm:
Số câu:1
Số điểm:2
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu 5
 3 điểm= 30%
Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Nhận xét về tính chất, ý nghĩa cuộc CM Tân Hợi năm 1911
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 
Số điểm:
Số câu:1
Số điểm:2
Số câu:
Số điểm:
Số câu 1
2 điểm= 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 9
Số điểm: 3
30 %
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Số câu:
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Số câu: 12
Số điểm: 10

File đính kèm:

  • doclich su 8_12670540.doc
Giáo án liên quan