Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020

I/ Mục tiêu.

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức:

+ Biết được nét nổi bật của tình hình chính trị Trung Quốc thời phong kiến: sự hình thành XHPK, tổ chức bộ máy Nhà nước.

+ Những nét chủ yếu về tình hình kinh tế Trung Quốc qua các triều đại phong kiến.

- Kĩ năng:

+ Biết lập bảng niên biểu thứ thế các triều đại Trung Quốc.

+ Biết sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu những giá trị của các chính sách XH của các triều đại.

- Thái độ:

Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông. Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử ở Việt Nam.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

II/ Chuẩn bị.

- GV:

Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến, các tư liệu liên quan đến bài học .

- HS:

Soạn và học bài, sưu tầm một số tranh ảnh về một số công trình, lăng tẩm.

III/ Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1/ Ổn định lớp. 1’

2/ Kiểm tra bài cũ. 5’

-Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh của giai tư sản chống phong kiến ở châu Âu?

-Nêu thành tựu và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?

-Phong trào cải cách tôn giáo ảnh hưởng đến xã hội châu Âu như thế nào?

3 Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (2’)

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/08/2019 Tuân 2
Ngày dạy: 20/08/2019 Tiết 3
Bài 3
 CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
*. Kiến thức:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.
*. Thái độ:
- Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là xã hội tư bản
- Thấy được phong trào Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.
*. Kĩ năng:
Phân tích những mâu thuẩn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II/Chuẩn bị.
- GV: Bản đồ châu Âu, tranh ảnh về thời kì Văn hoá Phục hưng.
- HS: Soạn và học bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1/ Ổn định. 1’
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’
- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu và nêu hệ quả của các cuộc phát kiến đó đến xã hội châu Âu?
- Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã diễn ra như thế nào? 
3/ Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (2’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài học.
- GV: Sau cuộc phát kiến địa lí giai cấp tư sản đã tìm ra những vùng đất mới giàu có, thị trường buôn bán mở rộng, tích luỹ nguồn vốn khổng lồ, họ có tiềm lực kinh tế lớn lao song họ không có địa vị và quyền lợi về chính trị, về giai cấp. Vì giai cấp phong kiến là vật cản trở trên con đường đi lên của họ cho nên giai cấp tư sản đã tiến hành các cuộc chiến tranh chống phong kiến trên các lĩnh vực, vậy cuộc đấu tranh diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
- HS: Theo dõi.
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1 18’
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được nguyên nhân, trình bày được khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Chế độ phong kiến của châu Âu tồn tại bao lâu? Đến thế kỉ XV nó bộc lộ những hạn chế gì?.
- Giảng: Trong suốt hơn 1000 năm đêm trường trung cổ chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Toàn xã hội chỉ có trường học để đào tạo giáo sĩ, những di sản nền văn hoá cổ đại bị phá huỷ, trừ nhà thờ và tu viện → giai cấp tư sản đấu tranh chống lại sự rang buộc của tư tưởng phong kiến.
? Phục hưng là gì?
? Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?
 *(Lớp đại trà GV trình bày, giải thích) 
? Kể tên một số nhà văn hoá, khoa học mà em biết? 
? Thành tựu nổi bật của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?
? Qua tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói gì?
?Phong trào Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa gì?
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa.
* Kết luận (chốt kiến thức): HS thấy được các thành tựu to lớn về phong trào Văn hóa Phục hưng, luôn có ý thức trong việc bảo vệ các di sản văn hóa, có óc thẩm mĩ, rèn thói quen chiêm ngưỡng và sưu tầm các tác phẩm hội họa nổi tiếng trong thời kì này.
Hoạt động 2: 17’
* Mục tiêu của hoạt động: Nguyên nhân dẫn tới phong trào Cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu lúc bấy giờ.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo? 
? Diễn biến của phong phào cải cách tôn giáo?
? Trình bày nội dung tư tưởng cuộc cải cách của Lu thơ?
*GV Giảng: Giai cấp phong kiến châu Âu dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần, giáo hội có thế lực kinh tế hùng hậu, có nhiều ruộng đất, bóc lột nhân dân như các lãnh chúa phong kiến. Giáo hội còn ngăn cấm sự phát triển của khoa học tự nhiên, mọi tư tưởng tiến bộ đều bị cấm đoán. 
? Phong cải cách tôn giáo đã phát triển như thế nào?
? Tác động của phong trào cải cách tôn giáo đến xã hội?
* Kết luận (chốt kiến thức):
- Đọc phần 2 SGK.
- Từ thế kỉ V → thế kỉ XV, kìm hãm xã hội phát triển. 
- Chú ý theo dõi.
-HS: Khôi phục lại giá trị của nền văn hoá Hi Lạp và Rôma cổ, sang tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
-HS: Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội → đấu tranh chống phong kiến trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bắt đầu là lĩnh vực văn hoá. Những giá trị văn hoá cổ đại là tinh hoa của nhân loại, việc khôi phục nó sẽ tác động tập hợp đông đảo dân chúng để chống lại phong kiến.
- Lê-ô-na-đơ-vanh-xi, Ra-bơ-le, Đê-cac-tơ, Cô-pec-nic, Sêch-pia
- Khoa học kĩ thuật tiến bộ vượt bậc, phong phú về văn học, nghệ thuật.
- Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội; đề cao giá trị con người; mở đường cho sự phát triển của văn hoá nhân loại. 
Phát động quần chúng ...
-Mở đường cho sự phát triển ......
-HS tìm hiểu
- Đọc phần 2 SGK.
- Giáo hội cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên.
- Phủ nhận vai trò của giáo hội; bãi bỏ lễ nghi phiền toái; quay về giáo lí Ki tô nguyên thuỷ.
- Chú ý theo dõi.
- Lan rộng sang nhiều nước Tây Âu: Anh, Pháp, Thuỵ Sĩ.
- Tôn giáo bị phân hoá: Tin lành và Ki tô giáo → tác động mạnh đến cuộc đấu tranh vũ trang của giai cấp tư sản chống phong kiến.
1. Phong trào Văn hoá Phục hưng.
 a. Nguyên nhân.
- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội
b. Nội dung tư tưởng.
- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội Ki-tô
- Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật
c.Ý nghĩa:
-Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến.
-Mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu và nhân loại.
2 / Phong trào cải cách tôn giáo. 
 a. Nguyên nhân: 
Giáo hội bóc lột nhân nhân và cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên. 
b. Diễn biến:
- Cải cách của M.Lu-thơ ( Đức )
- Cải cách của Can-Vanh ( Thuỵ Sĩ )
c.Hệ quả:
Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái:Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo >Bùng lên chiến tranh nông dân Đức.
* Kết luận (chốt kiến thức): Tuy có nhiều tiến bộ, song hạn chế của cải cách này là TS vẫn không thể xoá bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp với “kích thước” của nó.
*GV mở rộng: Cuộc chiến tranh nông dân Đức do Tô-mát Muyn-xe lãnh đạo, trong giai đoạn đầu chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức. Do nội bộ nghĩa quân không thống nhất, bọn phong kiến tập trung lực lượng, phong trào thất bại. 
Ý Nghĩa:
-Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất châu Âu.
-Phản ánh lòng căm thù của nông dân bị áp bức.
-Góp phần vào trận chiến chống chế độ phong kiến.
4.Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (2’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được những mâu thuẫn xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
- GV: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục Hưng ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo ?
- HS: Trả lời.
* Kết luận (chốt kiến thức):
 + Vai trò của Văn hoá Phục hưng là lên án nghiêm khắc giáo hội thiên chúa giáo, tấn công vào trật tự PK, đề cao giá trị chân chính của con người.
+ Thực chất của phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp TS với giai cấp PK đã suy tàn, phát động quần chúng đấu tranh.
+ Tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn của thời Văn hoá Phục hưng, nó tấn công trực tiếp vào giáo hội thiên chúa giáo và chế độ PK, nó châm ngòi cho cuộc đấu tranh của quần chúng và làm bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân.
* Hoạt động vận dụng (nếu có)
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà.
 Học bài, xem bài mới.(Các vương triều của Trung Quốc)
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 18/8/2019 	 Tuần 2
Ngày dạy: 22/8/2019	 Tiết: 4
Bài 4 
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
( Tiết 1 )
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Biết được nét nổi bật của tình hình chính trị Trung Quốc thời phong kiến: sự hình thành XHPK, tổ chức bộ máy Nhà nước.
+ Những nét chủ yếu về tình hình kinh tế Trung Quốc qua các triều đại phong kiến.
- Kĩ năng:
+ Biết lập bảng niên biểu thứ thế các triều đại Trung Quốc.
+ Biết sử dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu những giá trị của các chính sách XH của các triều đại.
- Thái độ:
Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông. Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử ở Việt Nam.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II/ Chuẩn bị.
- GV: 
Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến, các tư liệu liên quan đến bài học.
- HS: 
Soạn và học bài, sưu tầm một số tranh ảnh về một số công trình, lăng tẩm....
III/ Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1/ Ổn định lớp. 1’
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’
-Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh của giai tư sản chống phong kiến ở châu Âu? 
-Nêu thành tựu và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?
-Phong trào cải cách tôn giáo ảnh hưởng đến xã hội châu Âu như thế nào?
3 Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (2’) 
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào bài mới.
- GV: Nêu nguyên nhân, nội dung, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng ? - HS: Trả lời.
 - GV: Trình bày nguyên nhân, nội dung và hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo ?
- HS: Trả lời.
- GV: Ở lớp 6 các em đã tìm hiểu về sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông trong đó nhà nước cổ đại Trung Quốc là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển rất nhanh. Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Khác với các nhà nước phong kiến châu Âu thời phong kiến Trung Quốc bắt đầu sớm và kết thúc muộn.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng
HĐ 1: 10’
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được những biến đổi trong sản xuất và những biến đổi trong XH ở Trung Quốc.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
- Sử dụng bản đồ giảng: Từ 2000 năm trước công nguyên, người Trung Quốc đã xây dựng đất nước bên lưu vực sông Hoàng Hà, với những thành tựu văn minh rực rỡ thời cổ đại, Trung Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển nhân loại.
? Sản xuất thời Xuân thu, Chiến Quốc có gì tiến bộ?
? Sản xuất phát triển tác động đến xã hội như thế nào?
? Địa chủ và tá điền là giai cấp như thế nào?
* Kết luận (Chốt kiến thức)
Xã hội phong kiến Trung Quốc dần hình thành từ thế kỉ III TCN( thời Tần)
và được xác lập vào thời Hán.
Hoạt động 2: 12’
* Mục tiêu của hoạt động: Nắm được những chính sách của các thời đại xã hội Trung Quốc.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội của nhà Tần?
? Chính sách đối ngoại như thế nào?
? Kể tên các công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nông dân xây dựng?
? Em có nhận xét gì về các tượng gốm ở H.8?
-*Giảng: Chính sách tàn bạo, bắt lao dịch nặng nề đã khiến nông dân nổi dậy lật đổ nhà Tần và nhà Hán được thành lập.
? Nhà Hán đã ban hành những chính sách gì?
? So sánh thời gian tồn tại của nhà Tần với nhà Hán? Vì sao lại có sự chênh lệch đó?
? Tác động của các chính sách đó đối với xã hội?
* Kết luận (chốt kiến thức): Vạn Lý Trường thành là một bức tường dài hơn 6352 km, được xây dựng từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ XVI để bảo vệ Trung Quốc thoát khỏi sự tấn công của người Mông Cổ. Năm 1983 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới 
Hoạt động 3: 10’
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được những chính sách đối nội, đối ngoại của XH Trung Quốc dưới thời Đường.
? Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng chú ý? 
? Tác dụng của các chính sách đó?
? Trình bày chính sách đối ngoại của nhà Đường?
? Sự phồn thịnh của Trung Quốc được bộc lộ ở những điểm nào?
* Kết luận (chốt kiến thức): GV nhấn mạnh tại vì sao nhà Đường phát triển, liên hệ so sánh với các triều đại trước,
- Đọc phần 1 SGK.
- Chú ý theo dõi. 
- Công cụ bằng sắt ra đời → kĩ thuật canh tác phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng → năng suất phát triển.
- Xuất hiện giai cấp mới: địa chủ và tá điền.
- Địa chủ là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến vốn là những quý tộc cũ và nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất. Tá điền là nông dân bị mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ để làm và nộp địa tô. 
-HS theo dõi
- Đọc phần 2 SGK.
+HS:
- Chia đất nước thành các quận, huyện trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
- Thi hành chế độ cai trị hà khắc.
-............
 - Đem quân đánh chiếm các nước láng giềng....
- Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn....
- Rất cầu kì, giống người thật, số lượng lớn thể hiện uy quyền của Tần Thuỷ Hoàng.
- Chú ý theo dõi.
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
- Giảm tô thuế, sưu dịch.
- Khuyến khích sản xuất
- Nhà Tần 15 năm, nhà Hán 426 năm. Vì nhà Hán ban hành các chính sách phù hợp với dân.
- Kinh tế phát triển, xã hội ổn định → thế nước vững vàng.
- Kinh tế phát triển → đất nước phồn vinh.
- Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh.
- Đất nước ổn định , kinh tế phát triển, bờ cõi được mở rộng.
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Những biến đổi trong sản xuất: Công cụ bằng sắt ra đời → diện tích gieo trồng tăng → năng suất tăng => XH có sự thay đổi
- Biến đổi xã hội: Giai cấp mới hình thành: địa chủ và tá điền.
=>Xã hội phong kiến Trung Quốc dần hình thành từ thế kỉ III TCN( thời Tần)
2/ Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán.
a.Thời Tần:( 221-206TCN )
- Chia đất nước thành các quận, huyện trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
- Thi hành chế độ cai trị hà khắc.
b.Nhà Hán (206TCN-220)
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.
- Giảm tô thuế, sưu dịch.
- Khuyến khích sản xuất.
- Tiến hành chiến tranh bán đảo Triều Tiên và các nước phương Nam.
3/ Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
 a. Đối nội.
- Cử người cai quản các địa phương.
- Mở rộng khoa thi chọn nhân tài.
- Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân.
 b. Đối ngoại: 
Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng bờ cõi. 
4/ Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu biết được các triều đại phong kiến Trung Quốc. Biết lập bảng niên biểu thứ thuế các triều đại Trung Quốc.
- GV: Trình bày sự hình thành của xã hội phong kiến Trung Quốc ?
- HS: Trả lời.
- GV: Theo em vì sao đến thời Đường xã hội Trung Quốc lại phát triển thịnh vượng ? Nêu những biểu hiện của sự thịnh vượng đó ?
- HS: Trả lời.
- GV: Lập bảng niên biểu thứ thuế các triều đại Trung Quốc.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
* Kết luận (chốt kiến thức): Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông. Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử ở Việt Nam.
* Hoạt động vận dụng (nếu có)
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà.
 Học bài, xem phần tiếp theo, sưu tầm trnh ảnh
IV/ Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhận xét
Kí duyệt
21/8/2019

File đính kèm:

  • docTuần 2.doc