Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Học sinh củng cố và khắc sâu thêm kiến thức lịch sử trong giai đoạn lịch sử thế giới trung đại, lịch sử Việt Nam qua các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý - Trần thông qua các bài tập.

+ Học sinh hiểu biết được những sự kiện lịch sử chính về kinh tế, văn hóa và giáo dục của các triều đại nêu trên.

- Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, kĩ năng học tập theo nhóm.

- Thái độ:

Giáo dục ý thức học tập chủ động, sáng tạo, tích cực.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, Chuẩn KTKN, giáo án, tranh ảnh tài liệu khác.

- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)

* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài mới.

- GV: Để khắc sâu kiến thức, đồng thời rèn cho các em kĩ năng làm các dạng bài tập cô và các em cùng làm các bài tập trong tiết này.

- HS: Theo dõi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (40’)

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2019 	 Tuần 17
 	 Tiết 33 
Chương IV
 ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (XV – XVI)
Bài 18
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: 
+ Thấy rõ âm mưu và những hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh, trước hết là Đại Việt.
+ Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của qúy tộc Trần. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng.
- Kĩ năng: 
+ Lược thuật các sự kiện lịch sử.
+ Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử.
- Thái độ: 
+ Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta.
+ Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh, học tập những tấm gương anh hùng.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh	
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN ; giáo án ; Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Khi nhà Trần suy yếu, dòng họ Hồ thâu tóm quyền lực vào tay mình, năm 1397 Quý Ly đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm cải cách đất nước, năm 1400 hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ. Tuy nhiên nhà Hồ không được sự ủng hộ của nhân dân vì vậy triều Hồ đã nhanh chóng sụp đổ. Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV.
- HS : Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (39’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kết luận - Ghi bảng
Hoạt động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy rõ âm mưu và những hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh, trước hết là Đại Việt và sự thất bại của nhà Hồ trong việc chống quân Minh.
? Vì sao nhà Minh kéo vào xâm lược nước ta?
?Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?
- Giảng: quân Minh đánh nhà Hồ 1 số điểm ở Lạng Sơn, nhà Hồ rút về bờ bắc sông Hồng, lấy thành Đa Bang làm cố thủ. 22/1/1407, quân Minh đánh tan nhà Hồ ở Đa Bang → nhà Hồ cố thủ ở Tây Đô → 6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt, cuộc kháng chiến thất bại.
? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại?
( Lớp đại trà thảo luận )
* Kết luận (chốt kiến thức): Do thế giặc mạnh, cuộc kháng chiến của nhà Hồ lại không thu hút toàn dân tham gia, không phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc nên nhanh chóng thất bại.
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết rõ âm mưu và những hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh, trước hết là Đại Việt.
- Giảng: sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị ở nước ta.
*HS trao đổi nhóm 
? Hãy nêu chính sách thống trị của nhà Minh đối với nước ta?
-N 1, 2: Chính trị
-N 3, 4: Kinh tế
-N 5, 6: Văn hoá
*Đại diện nhóm lên trình bày => Nhóm khác nhận xét.
? Nhận xét các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
(Lớp đại trà trao đổi cặp)
? Các chính sách sách đó nhằm mục đích gì?
* KTLM:
- GV: Nguyễn Trãi từng kể tội ác của giặc Minh :
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế.
... Độc ác thay Trúc Lam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi...”
* Kết luận (chốt kiến thức): Sau khi lật đổ nhà Hồ, quân Minh tiến hành hàng loạt các chính sách bóc lột, đô hộ dân ta nhưng thâm độc nhất vẫn là chính sách nô dịch, đồng hóa nhân dân ta.
Hoạt động 3
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của qúy tộc Trần. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng.
- Giảng: Ngay sau khi cha con họ Hồ bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra khắp nơi
? Em hãy trình bày các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
? Các cuộc khởi nghĩa diễn ra có ý nghĩa gì?
* Kết luận (chốt kiến thức): Ngay sau khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt về Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta diễn ra khắp nơi. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của các quý tộc Trần như của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng nhưng cuối cùng đều thất bại.
- 11/1406 lấy cớ nhà Hồ
-HS:
Không. Đó chỉ là cái cớ để quân Minh đô hộ nước ta.
- Chú ý theo dõi.
- Vì cuộc kháng chiến của nhà Hồ không thu hút được nhân dân tham gia, không phát huy được sức mạnh toàn dân.
- Chú ý lắng nghe.
- Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ
- Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bóc lột tàn bạo.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em làm nô tì.
- Thiêu huỷ và mang về Trung Quốc những bộ sách có giá trị.
- Các chính sách đó vô cùng thâm độc, táo bạo.
- Chúng muốn dân ta phải lệ thuộc vào chúng(đồng hoá, nô dịch)
- Theo dõi, ghi nhớ
- Theo dõi
- Khởi nghĩa Trần Ngỗi: Trần Ngỗi là con cháu của vua Trần Nghệ Tông được đưa lên làm minh chủ vào 10 - 1407 và tự xưng Giản Định hoàng đế. Trần Ngỗi....
 12 - 1408, một trận quyết liệt diễn ra ở Bô Cô, nghĩa quân đã tiêu diệt 4 vạn quân Minh, thanh thế nghĩa quân vang xa..... 
- Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu, giữa 1411 quân Minh tăng viện binh → 8/1413 Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Trần Quý Khoáng bị bắt→ khởi nghĩa thất bại.
- Được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
*Nguyên nhân: 
11/1406 lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh...
*Diễn biến:
+ Quân Minh đánh vào Lạng Sơn, nhà Hồ cố thủ ở thành Đa Bang.
+ Ngày 22/1/1407, quân Minh đánh thành Đa Bang, chiếm Đông Đô. Nhà Hồ cố thủ ở Tây Đô.
+ Tháng 4/1407 quân Minh tấn công thành Tây Đô.
=> Nhà Hồ thất bại
2/ Chính sách cai trị của nhà Minh.
- Chính trị: 
Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ sáp nhập vào Trung Quốc.
- Kinh tế: 
Đặt ra hàng trăm thứ thuế; bắt trẻ em, phụ nữ làm nô tì.
- Văn hoá: 
Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình.
3. Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần.
a/ Khởi nghĩa Trần Ngỗi 1407 - 1409.
- 10 - 1407 Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.
-Đầu năm 1048 Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An...
- 12 - 1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân ở Bô Cô
- 1409 cuộc khởi nghĩa thất bại.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng 1409 - 1414.
- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, từ Thanh Hoá đến Hoá Châu
-Giữa 1411 quân Minh tăng viện binh → 8/1413 Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Trần Quý Khoáng bị bắt→ khởi nghĩa thất bại.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết nội dung cơ bản của bài học. Nhận thức được vai trò cá nhân và quần chúng nhân dân trong lịch sử. 
- GV: Nguyên nhân nào quân Minh xâm lược nước ta ?
- HS: Trả lời.
- GV: Vì sao nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh thất bại ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nêu diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ?
- HS: Nêu.
* Kết luận (chốt kiến thức):
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, các cuộc khởi nghĩa của các quý tộc trần cũng không thành công nguyên nhân to lớn nhất là thiếu tính đoàn kết trong nhân dân,...
- Chuẩn bị tiết sau học Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427).
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà:
 Yêu cầu HS về nhà xem lại toàn bộ các kiến thức đã học.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 24/11/2019 	 Tuần 17
	 Tiết 34
ÔN TẬP, LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:	
+ Học sinh củng cố và khắc sâu thêm kiến thức lịch sử trong giai đoạn lịch sử thế giới trung đại, lịch sử Việt Nam qua các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý - Trần thông qua các bài tập.
+ Học sinh hiểu biết được những sự kiện lịch sử chính về kinh tế, văn hóa và giáo dục của các triều đại nêu trên.
- Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, kĩ năng học tập theo nhóm.
- Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập chủ động, sáng tạo, tích cực. 
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, Chuẩn KTKN, giáo án, tranh ảnh tài liệu khác.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Để khắc sâu kiến thức, đồng thời rèn cho các em kĩ năng làm các dạng bài tập cô và các em cùng làm các bài tập trong tiết này.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (40’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Lịch sử thế giới thời trung đại (15’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết về thời gian, sự kiện lịch sử thế giới trung đại.
- GV: Phổ biến cách thức làm bài tập.
- HS: Nghe và chọn đáp án đúng.
Câu 1. Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành hai giai cấp nào ?
A. Chủ nô và nông nô 
B. Địa chủ và nông nô 
C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh
D. Chủ nô với nông dân lĩnh canh
Câu 2. Nước nào không nằm trong khu vực Đông Nam Á ?
A. Việt Nam 
B. Trung Quốc 
C. Lào 
D. Campuchia 
Câu 3. Cho biết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. 
A. Trung quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia.
B. Trung quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Myanmar.
C. Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Đông Timor, Singapore, Mông Cổ.
D. Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Đông Timor, Singapore, Brunei.
Câu 4. Hiện nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong một tổ chức gì ?
A. WHO (Tổ chức y tế thế giới)
B. UNICEF (Quỹ cứu trợ nhi đồng quốc tế)
C. ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)
D. AFC (Liên đoàn bóng đá châu Á).
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Đường.
A. Cử người cai quản các địa phương.
B. Mở khoa thi chọn nhân tài.
C. Giảm tô thuế, chia ruộng cho nông dân.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng bờ cõi.
Câu 6. Tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Quốc thời trung đại là: 
A. Phật giáo. 
B. Nho giáo
- GV: Cho biết chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc thời Đường. (Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường).
- HS: Trình bày.
* Kết luận (chốt kiến thức): Nắm được các mốc thời gian gắn với các sự kiện lịch sử thế giưới thời trung đại. Chú ý hơn những nội dung về Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á. 
Hoạt động 2. Lịch sử Việt Nam thời trung đại (các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý - Trần) (25’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết về thời gian, sự kiện, nhân vật lịch sử Việt Nam thời trung đại qua các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý - Trần.
 - GV: Ai là người đưa nước ta thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ của nước nhà ?
a. Đinh Bộ Lĩnh
b. Lý Công Uẩn
c. Ngô Quyền
d. Lê Hoàn
- HS: Nêu đáp án.
- GV: Sắp xếp thời gian, sự kiện thời Lý - Trần.
Thời gian,
sự kiện	Thời Lý	Thời Trần
Niên đại	1225-1400
	Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ)
Vua sáng lập	1009-1225
	Trần Cảnh 
(Trần Thái Tông)
Tên nước	Đại Việt	Đại Việt
Kinh đô	Thăng Long	Thăng Long
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Điền vào bảng thống kê các cuộc kháng chiến : Triều đại, thời gian, tên cuộc kháng chiến.
Triều đại	Thời gian	Tên cuộc kháng chiến
LÝ	10/1075 và 3/1077	Lý thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi.
TRẦN	1288	Chiến thắng chống quân Mông Cổ lần thứ nhất
	1258	Chiến thắng chống quân Nguyên lần thứ hai.
	1285	Chiến thắng chống quân Nguyên lần thứ ba.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Sắp xếp cho đúng những tấm gương yêu nước tiêu biểu thời Lý – Trần.
NHÀ LÝ	NHÀ TRẦN
Trần Quốc Tuấn	Lý thường Kiệt
Hoằng Chân	Trần Thủ Độ
Trần Quốc Toản	Trần Quang Khải
Lý Kế Nguyên	Trần Khánh Dư
Tông Đản	Trần Quang Khải
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Tinh thần đoàn kết quân dân thời Lý – Trần.
NHÀ LÝ	NHÀ TRẦN
Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện “vườn không nhà trống”, phối hợp với quân triều đình chống giặc.	Sự đoàn kết giữa quân triều đình và các dân tộc ít người.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Các sự kiện năm 1070, 1075, 1076 nói lên điều gì ? (Học sinh điền thông tin vào các mốc thời gian đã cho sẵn).
A. Năm 1070: ...................................
B. Năm 1075: ...................................
C. Năm 1076: ...................................
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
* Kết luận (chốt kiến thức): Nắm được các mốc thời gian, sự kiện, nhân vật lịch sử thời trung đại và thành tựu nổi bật ở các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, .... Lý – Trần.
I. Lịch sử thế giới trung đại
Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 7). 
Câu 1. Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành hai giai cấp nào ?
A. Chủ nô và nông nô 
Câu 2. Nước nào không nằm trong khu vực Đông Nam Á ?
B. Trung Quốc
Câu 3. Cho biết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. 
D. Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Đông Timor, Singapore, Brunei.
Câu 4. Hiện nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong một tổ chức gì ?
C. ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Đường.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng bờ cõi.
Câu 6. Tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Quốc thời trung đại là: 
B. Nho giáo
II. Lịch sử Việt Nam thời trung đại (các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý - Trần)
Câu 7. Ai là người đưa nước ta thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ của nước nhà ?
c. Ngô Quyền
Câu 8. Sắp xếp thời gian, sự kiện thời Lý - Trần.
Thời gian,
sự kiện	Thời Lý	Thời Trần
Niên đại	1009-1225
	Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ)
Vua sáng lập	1225-1400
	Trần Cảnh 
(Trần Thái Tông)
Tên nước	Đại Việt	Đại Việt
Kinh đô	Thăng Long	Thăng Long
Câu 9. Điền vào bảng thống kê các cuộc kháng chiến: Triều đại, thời gian, tên cuộc kháng chiến.
Triều đại	Thời gian	Tên cuộc kháng chiến
LÝ	10/1075 và 3/1077	Lý thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi.
TRẦN	1258	Chiến thắng chống quân Mông Cổ lần thứ nhất
	1285	Chiến thắng chống quân Nguyên lần thứ hai.
	1288	Chiến thắng chống quân Nguyên lần thứ ba.
Câu 10. Gương yêu nước tiêu biểu thời Lý – Trần
NHÀ LÝ	NHÀ TRẦN
Lý thường Kiệt	Trần Thủ Độ
Hoằng Chân	Trần Quốc Tuấn
Lý Kế Nguyên	Trần Quang Khải
Tông Đản	Trần Khánh Dư
...	Trần Quang Khải
...
Câu 11. Tinh thần đoàn kết quân dân thời Lý – Trần
NHÀ LÝ	NHÀ TRẦN
Sự đoàn kết giữa quân triều đình và các dân tộc ít người.	Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện “vườn không nhà trống”, phối hợp với quân triều đình chống giặc.
Câu 12. Các sự kiện năm 1070, 1075, 1076 nói lên điều gì ? (Học sinh điền thông tin vào các mốc thời gian đã cho sẵn).
A. Năm 1070: Văn Miếu được xây dựng.
B. Năm 1075: Khoa thi đầu tiên được mở. 
C. Năm 1076: Quốc Tử Giám được thành lập.
I. Phần trắc nghiệm (6,0 điểm)
1. Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
Câu
Cấp độ
Mô tả
1
1
 Biết được quốc hiệu của nước ta dưới thời Lý.
2
2
 Hiểu được mục đích chủ trương của nhà Lý nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc. 
3
3
 Nhận xét được chính sách phát triển quân đội tiến bộ của nhà Lý.
2. Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( mục I )
Câu
Cấp độ
Mô tả
4
2
 Hiểu được âm mưu của nhà Tống đối với nước ta
5
1
 Biết được chủ trương độc đáo, sáng tạo của nhà Lý. 
6
4
 Kết quả của giai đoạn thứ nhất ( 1075 ) của cuộc kháng chiến chống Tống.
3. Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. ( mục II )
Câu
Cấp độ
Mô tả
7
1
 Biết được cách tuyển chọn lực lượng Cấm quân của nhà Trần
8
3
 Nhận xét chủ trương luyện binh trong quân đội thời Trần.
9
2
 Biết nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài..
4. Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( mục II )
Câu
Cấp độ
Mô tả
10
1
 Biết được người chỉ huy và câu nói nổi tiếng trong cuộc kháng chiến lần II.
11
1 
 Hành động của Trần Quốc Toản thể hiện ý chí tức giận quân Nguyên xâm lược.
12
2
 Tác dụng của việc chuẩn bị kháng chiến ở giai đoạn II.
II. Phần tự luận (4,0 điểm)
1. Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII (Mục II).
Câu
Cấp độ
Mô tả
1
1
 Biết được chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, cũng cố quốc phòng của nhà Trần.
2. Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( mục II )
Câu
Cấp độ
Mô tả
2
2
 Hiểu được việc chuẩn bị kháng chiến của nhà trần và tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến.
3. Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
Câu
Cấp độ
Mô tả
3
3
 Nhận xét được việc dời đô của nhà Lý.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (4’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam thời trung đại.
- GV: Nhắc lại những nội dung cơ bản trọng tâm của bài học.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
* Kết luận (chốt kiến thức):
- Ôn kĩ nội dung cơ bản trọng tâm của bài học.
- Tiết sau: Kiểm tra học kì I.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
IV. Rút kinh nghiệm 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docLS 7 - T17.doc.doc