Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Hệ thống hóa lại nội dung kiến thức.

+ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh.

- Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Trình bày vấn đề, nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử,. vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.

- Thái độ:

+ Giáo dục tính tự giác, tính trung thực trong học tập, kiểm tra.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tự học, phân tích, đánh giá

 - Phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo, giáo án. Ma trận đề, đề kiểm tra - đáp án.

- Học sinh: Giấy kiểm tra, viết, thước, ôn tập những kiến thức đã học.

SGK, soạn bài, vở ghi.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)

* Mục tiêu của hoạt động: Giới thiệu cho học sinh biết được mục tiêu của tiết kiểm tra, thời gian và yêu cầu của bài viết.

- GV: Để đánh giá được quá trình học bài và kiến thức các em đã nắm được qua các bài học. Hôm nay các em sẽ thực hành làm bài kiểm tra 1 tiết.

- HS: Theo dõi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (44’)

* Mục tiêu của hoạt động : Học sinh xác định rõ yêu cầu của đề, ghi đề bài, làm bài theo những yêu cầu trong đáp án.

- GV: Phát đề cho HS, yêu cầu học sinh làm bài theo những yêu cầu của đề bài, quan sát theo dõi quá trình HS làm bài. Thu bài khi hết thời gian theo quy định.

- HS: Thực hiện theo yêu cầu.

* Ma trận đề:

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 09/2019 	 Tuần 10
 Tiết 19 
ÔN TẬP, LÀM BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ II
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: 
Củng cố những kiến thức đã học ở chương I và chương II. 
- Kĩ năng: 
Tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử đã học.
- Thái độ: 
Biết ơn và tự hào về các vị anh hùng dân tộc và truyền thống của dân tộc.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án, tài liệu liên quan đến bài học.
- Học sinh: SGK, vở ghi,
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:(45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ?
- HS: Trình bày.
- GV: Để củng cố, khắc sâu kiến thức nội dung chương I và chương II, các em sẽ ôn lại nội dung ở 2 chương này qua tiết học hôm nay.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhớ và nêu được kiến thức về nước ta ở buổi đầu độc lập: Thời Ngô - Đinh – Tiền Lê
? Kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê đạt những thành tựu như thế nào?
? Em hãy giải thích vì sao Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương, còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng đế?
* Kết luận (chốt kiến thức): Nội dung kiến thức thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
HĐ 2:
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhớ và trình bày được Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào và bộ máy nhà nước thời Lý.
? Em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ Hình thư thời Lý?
-HS liên hệ luật pháp nước ta ngày nay
? Thế nào là chính sách ngụ binh ư nông, chính sách này có ưu điểm gì?
* Kết luận (chốt kiến thức): Hoàn cảnh Nhà Lý được thành lập và bộ máy nhà nước thời Lý.
? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược?
? Em hiểu như thế nào là chế độ phong kiến tập quyền và chế độ phong kiến phân quyền?
- Nông nghiệp: được sự quan tâm của triều đình, nhân dân được chia ruộng, các chính sách nông nghiệp được quan tâm → nông nghiệp ổn định và phát triển.
- Công nghiệp: nhiều xưởng sản xuất mới được hình thành, nghề cổ truyền phát triển mạnh.
- Thương nghiệp: các trung tâm buôn bán được thành lập, buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ.
=> Xây dựng được nền kinh tế tự chủ, độc lập.
- Ngô Quyền sau khi giành độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương, bởi vì: Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ chịu thần phục nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền chịu thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức mối quan hệ bang giao giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn có nhiều nước thần phục. So với thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm 1 bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước đại việt ngang tầm với trung quốc chứ không phải phụ thuộc. Mặc dù xưng đế nhưng ông ý thức được quan hệ bang giao rất quan trọng giữa ta với Trung Quốc.
- Trứơc kia việc kiện tụng, xử phạt đều do quan lại đảm trách xử lí, nhiều khi xử quá khắc nghiệt, có người còn bị oan ức. Vì thế, vua nhà lý cần có quy định luật trong khi xét xử để đảm bảo công bằng cho mọi người.
- Bộ Hình thư ra đời khi nước ta lúc đó chưa có luật và có tác dụng lớn. Với những quy định chặt chẽ như việc bảo vệ nhà vua, bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, xử phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội → góp phần làm ổ định xã hội, nâng cao uy tín của nhà Lý.
- Chính sách ngụ binh ư nông là hàng năm chia quân sĩ thành phiên thay nhau đi luyện tập và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất. Khi có chiến tranh, khi cần triều đình điều động.
- Chính sách này có những ưu điểm: lực lượng tham gia quân đội là những trai tráng ở các làng lại vừa là lực lượng lao động sản xuất chính, với cơ sở này có tác dụng vừa đảm bảo có lực lượng sản xuất nông nghiệp, vừa có lực lượng quân đội dự trữ. Họ vừa có nhiệm vụ sản xuất khi thời bình, đánh giặc khi có chiến tranh.
- Nguyên nhân thắng lợi.
+ Ý thức độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Đại Việt.
+ Sức mạnh đoàn kết to lớn của các dân tộc từ miền xuôi đến miền ngược.
+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
- ý nghĩa lịch sử.
+Khẳng định nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
+ Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
+ Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đai Việt.
- Chế độ phong kiến tập quyền: là chế độ phong kiến mà trong đó tập trung mọi quyền hành vào tay vua.
- Chế độ phong kiến phân quyền: là chế độ phong kiến mà trong đó nhà vua chỉ có danh mà không có thực quyền cai trị toàn quốc, quyền lực bị phân tán cho các lãnh chúa ở các địa phương.
1.Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê.
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Thương nghiệp:
2.Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
- Luật pháp:
Nội dung:
Bảo vệ nhà vua, bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, xử phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội
- Quân đội
3.cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)
-Nguyên nhân:
- Ý nghĩa lịch sử:
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động:Học sinh trình bày được nội dung kiến thức bài học.
- GV: Trình bày được nội dung chính thời Ngô - Đinh – Tiền Lê và nhà Lý.
- HS: Trình bày.
* Kết luận (chốt kiến thức): Nội dung kiến thức bài học.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà.
 Học toàn bộ các bài đã học chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 
IV/ Rút kinh nghiệm.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10
Tiết: 20
 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Hệ thống hóa lại nội dung kiến thức.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh.
- Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Trình bày vấn đề, nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử,... vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. 
- Thái độ:
+ Giáo dục tính tự giác, tính trung thực trong học tập, kiểm tra.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tự học, phân tích, đánh giá
	- Phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo, giáo án. Ma trận đề, đề kiểm tra - đáp án. 
- Học sinh: Giấy kiểm tra, viết, thước, ôn tập những kiến thức đã học.
SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)
* Mục tiêu của hoạt động: Giới thiệu cho học sinh biết được mục tiêu của tiết kiểm tra, thời gian và yêu cầu của bài viết.
- GV: Để đánh giá được quá trình học bài và kiến thức các em đã nắm được qua các bài học. Hôm nay các em sẽ thực hành làm bài kiểm tra 1 tiết.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (44’)
* Mục tiêu của hoạt động : Học sinh xác định rõ yêu cầu của đề, ghi đề bài, làm bài theo những yêu cầu trong đáp án.
- GV: Phát đề cho HS, yêu cầu học sinh làm bài theo những yêu cầu của đề bài, quan sát theo dõi quá trình HS làm bài. Thu bài khi hết thời gian theo quy định.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
* Ma trận đề:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu
1 câu (0,5đ)
1 câu (0,5đ)
Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
1 câu (0,5đ)
1 câu (0,5đ)
2 câu (1đ)
Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê 
1 câu (0,5đ)
1 câu (0,5đ)
Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
2 câu (1đ)
1 câu (2đ)
1 câu (0,5đ)
4 câu (3,5đ)
Bài 11: Cuộc k/c chống quân Tống xâm lược 
1 câu (0,5đ)
1 câu (0,5đ)
1(2đ)
3 câu (3đ)
Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa (mục I)
2 câu (1đ)
1 câu (0,5đ)
3 câu (1,5đ)
Cộng
7 câu (3,5đ)
1 câu (2đ)
3 câu (1,5đ)
2 câu (1đ)
1 câu (2đ)
14 câu (10đ)
* Đề kiểm tra:
 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) 
 Câu 1: Kinh đô nước ta thời Đinh đặt ở đâu?
 A.Hoa Lư	B. Cổ Loa
 C. Đại La 	D. Thăng Long
 Câu 2: Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long năm nào?
 A. 1009	B.1010
 C. 1042	D.1054
 Câu 3: Phòng tuyến chống xâm lược Tống được xây dựng ở đâu?
 A.Như Nguyệt 	B. Bạch Đằng
 C. Đông Kênh 	C. Tất cả đều đúng
 Câu 4: Nguyên nhân nào Đinh Bộ Lĩnh dẹp được “loạn 12 sứ quân” ?
 A. Đinh Bộ lĩnh là người có tài	B. Được sự giúp đỡ của dân 
 C. Nhờ sự giúp đỡ của nhà Tống	D.Cả A và B đều đúng
 Câu 5: Câu nói “ Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?
 A. Lý Công Uẩn	B. Trần Thủ Độ
 C.Lý Thường Kiệt	D. Trần Quốc Tuấn
 Câu 6: Nhà Lý đã dùng biện pháp gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
 A. Khai khẩn đất hoang	B. Đắp đê, khai ngòi, đắp đê
 C. Cấm giết hại trâu bò	D.Tất cả đều đúng
 Câu 7: Người đã dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước vào thế kỷ X là?
A.Ngô Quyền	 B.Nguyễn Huệ	
C.Lê Hoàn	 D.Đinh Bộ Lĩnh
Câu 8: Bộ luật đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?
A.Hình thư	 B.Quốc triều hình luật
C.Lê triều hình luật	 D.Luật Hồng Đức
Câu 9: Quân đội thời Lý gồm có?
A. Cấm quân và quân địa phương B. Cấm quân và quân ở các lộ.
C. Cấm quân và quân ở các huyện D. Quân địa phương 
Câu 10: Nhà Lý ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để:?
 A.bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. B.làm thực phẩm.
C.nhân dân tằng gia D.cống nạp
Câu 11: Nghề thủ công nào dưới đây được coi là phát triển nhất thời Lý?
A.Nghề làm gốm B. Nghề đúc đồng
C.Nghề dệt lụa D.Nghề rèn sét.
Câu 12: Người đề xứng phong trào cải cách tôn giáo là?
A.M. Xéc-van-téc	B.R. Đề-các-tơ	C.U. Sếch-xpia	D.M. Lu-thơ
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2đ) Bộ Hình thư được nhà Lý ban hành năm nào? Nêu nội dung chủ yếu của xuất nông nghiệp?
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống (1076-1077)? (2đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT LỊCH SỬ 7
Mã đề
Câu hỏi
Đáp án
Mã đề
Câu hỏi
Đáp án
Mã đề
Câu hỏi
Đáp án
Mã đề
Câu hỏi
Đáp án
132
1
A
209
1
C
357
1
D
485
1
A
132
2
C
209
2
A
357
2
B
485
2
C
132
3
A
209
3
B
357
3
C
485
3
D
132
4
B
209
4
B
357
4
A
485
4
B
132
5
B
209
5
A
357
5
A
485
5
C
132
6
B
209
6
A
357
6
A
485
6
A
132
7
D
209
7
C
357
7
B
485
7
D
132
8
C
209
8
D
357
8
D
485
8
B
132
9
D
209
9
D
357
9
B
485
9
C
132
10
D
209
10
B
357
10
C
485
10
B
132
11
A
209
11
C
357
11
D
485
11
D
132
12
C
209
12
D
357
12
C
485
12
A
III Đáp án
I. Phần trắc nghiệm: 6,0 điểm
II. Phần tự luận: (4,0 điểm)
Câu 2: 2,0 điểm
- Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư. 
- Nội dung:
+ Bảo vệ vua và cung điện.
+ Xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân.
+ Nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò
+ Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
+ Người phạm tội bị sử phạt nghiêm khắc.
Câu 1: 
*Nguyên nhân thắng lợi:
 - Tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta (0,5đ)
 - Sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt (0,5 đ)
* Ý nghĩa lịch sử
 - Là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.(1đ)
 - Quân Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. (0,5đ)
 - Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ. (0,5đ)
IV. Rút kinh nghiệm 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docLS 7 - T10.doc