Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 46, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2018-2019

1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.

a. Tình hình xã hội.

- Giữa XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành

- Quan lại, cường hào đàn áp, bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

- Nông dân bị cướp ruộng và chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận ngày càng dâng cao.

b. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía.

- Khởi nghĩa của Lía nổ ra ở Truông Mây (Bình Định).

- Chủ trương: “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.

2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

- Mùa xuân 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữlên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.

- Nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn – Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.

- Đi đến đâu nghĩa quân cũng “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”.

- Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 46, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 13-14/3/2019
Lớp dạy : 7A1-7A2-7A3
Tuần : 24
Tiết : 46
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1/ Ổn định tổ chức (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (6’)
- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa XVIII ?
- Những cuộc khởi nghĩa lớn ?
3/ Dạy nội dung bài mới
 Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Đàng Trong chính quyền họ Nguyễn cũng suy yếu dần, để thấy được chính quyền Đàng Trong suy yếu như thế nào và sự suy yếu đó đưa đến hậu quả gì? Chúng ta tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
NỘI DUNG VIẾT BẢNG
15’
15’
Hỏi:Biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu mục nát?
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình trạng Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?
- Quan lại quá đông nhưng được tuyển dụng không phải bằng thi cử mà lại bằng mua bán bằng tiền và lễ vật nên đây là những quan bất tài, vô dụng không đóng góp được công sức thúc đẩy đất nước phát triển mà còn làm suy giảm khả năng phát triển của đất nước.
- Quan lại cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ: “Một người trưng thu thì có vài ba người đốc thúc tra xét phiền nhiễu lại còn xét hỏi, hành hạ, ẩn lận cố tình tăng giá, sinh sự”.
- Tuần phủ Quảng Ngãi là Nguyễn Cư Trịnh nhận xét: “Mười con dê mà có đến 9 kẻ chăn”. Quan lại đua nhau ăn chơi xa xỉ.
- Các gia đình quý tộc, quan lại cao cấp cũng nhân đó xây dinh thự la liệt hai bên bờ thượng lưu sông Phú Xuân và con sông nhỏ ở phủ Cam, họ đua nhau ăn chơi xa xỉ nuôi các đội tuồng, chèo, ca kĩ chuyên phục vụ các cuộc yến tiệc. Nhân dân ta truyền nhau câu:
“Ai ơi ngẫm lại mà coi
Bác vàng ca hát tôi đòi thằng dân”
- Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “Quốc phó” khét tiếng tham nhũng.
Hỏi: Đoạn trích khiến cho em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
Hỏi: Trước thực trạng quan lại như vậy, đời sống nông dân Đàng Trong ra sao?
- Nhân dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. (Từ năm 1669 ruộng đất ở vùng Thuận Quảng phần lớn là ruộng công) nhưng sau này do tô thuế phiền phức, nặng nề nhân dân không đóng nổi, nhà chúa buộc phải cho bán đoạn làm ruộng tư đến nỗi dân không có ruộng mà làm ăn sinh sống. Cuối thế kỉ XVIII, có tình trạng ruộng công có người đem bán hoặc cầm cố, bỏ hoang, số còn lại bị bọn nhà giàu xâm chiếm. Người nghèo không còn mảnh đất cắm dùi cho nên người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo. Phần lớn ruộng đất nằm trong tay địa chủ, nông dân nghèo vẫn phải cày thuê, cuốc mướn hoặc đi khai hoang ở các vùng xa.
- Ruộng đất bị lấn chiếm hết nhưng nhân dân phải nộp tô thuế nặng nề, phiền phức. Theo Lê Quý Đôn: “Hàng năm có 100 thứ thuế mà trưng thu thì phiền phức, gian lận, nhân dân khổ vì nỗi một cổ hai tròng”.
- Thuế thổ sản thì có hàng trăm ngàn thứ, nhà nước cần gì thì đặt ra thứ thuế ấy để thu, người buôn bán thì phải đóng các loại thuế đầu nguồn, thuế tuần ti, thuế chợ, thuế đò. Nhân dân miền Nam thì phải nộp đủ các loại thuế lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, gỗ, mây, mật ong, tiền. Dân miền núi Khang Lộc năm 1774 phải nộp tất cả 994 quan tiền thuế và các lễ vật khác. Tính ra mỗi đầu người hàng năm phải nộp 15 – 60 quan tiền. Chính sách bóc lột đó dẫn đến nạn đói khủng khiếp từ năm 1769, trong 4 – 5 năm liền đói kém diễn ra liên miên. Năm 1774, Thuận Hoá bị đói lớn “Gạo đắt như vàng xác chết chồng chất lên nhau”. 
Hỏi: Đời sống nông dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài?
Hỏi: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì đối với tầng lớp nông dân và các tầng lớp khác?
GV: Phong trào nông dân Đàng Trong ở giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cuộc khởi nghĩa do một người tên là Lành cầm đầu nổ ra năm 1695 ở Quảng Ngãi, cuộc khởi nghĩa của Lý Văn Quang ở Đông Phố (Gia Định năm 1747), nổi bật là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía.
Hỏi: Em hiểu biết gì về chàng Lía?
Hỏi: Qua bài vè lưu truyền ở Bình Định về “Chàng Lía” em có suy nghĩ gì?
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt nhưng có ý nghĩa như thế nào?
- Hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung:
“Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”.
“Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam”.
* GV: Từ thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVIII, nền kinh tế Đàng Trong còn phát triển nhưng từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến chúa Nguyễn suy yếu, chỉ lo chơi bời hưởng thụ, không quan tâm đến đời sống nhân dân, đến sản xuất, sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân đói khổ, nông dân đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ.
GV: Cuộc đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất giáng những đòn mạnh vào chính quyền vua Lê, chúa Nguyễn, chúa Trịnh.
Hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
- Mùa xuân năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do 3 anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
- Tổ tiên ba anh em vốn gốc ở Nghệ An tên là Hồ Phi Khang bị quân chúa Nguyễn bắt làm tù binh vào năm 1655 đưa vào Tây Sơn khai hoang, lập ấp cha là Hồ Phi Phúc đã thảnh một gia đình trung nông khá giả. Hồi nhỏ ba anh em học thầy giáo Hiến (một nho sĩ bất bình với quyền thần Trương Phúc Loan), trốn vào đây dạy học nhờ đó được hiểu biết về tình hình triều đình của chúa Nguyễn. Bản thân Nguyễn Nhạc còn là một người buôn trầu hay qua lại miền Thượng rất quen biết các già làng người Ba Na, sau đó giữ chức Biện Lại (nhân viên thu thuế) tuần Vân Đồn. Nguyễn Nhạc lấy con gái của một tù trưởng Ba-na nên ông rất quen với người Chăm ở vùng thượng đạo.
Hỏi: Để chuẩn bị khởi nghĩa ba anh em họ Nguyễn đã chuẩn bị những gì?
- Nghĩa quân đã xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân, nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi, ngựa.
- Nguyễn Nhạc khôn khéo nêu khẩu hiệu: “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương” nên đã lôi kéo được một bộ phận tầng lớp thống trị bất bình với phe cánh Trương Phúc Loan. Một số nhà giàu, thổ hào (như Huyền Khê, Nguyễn Thông bỏ tiền ra giúp nghĩa quân).
GV: Cho HS thảo luận: Anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì lí do gì?
Hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn đã xây dựng căn cứ như thế nào?
- Ấp Tây Khê quê hương của ba anh em Nguyễn Nhạc nằm giáp giữa vùng đất Bình Định với vùng rừng núi Tây Nguyên (nay thuộc tỉnh Gia Lai) nối liền hai miền là sông Côn và đường bộ đèo An Khê.
- Căn cứ đầu tiên là vùng Tây Sơn thượng đạo (di tích còn lại trên núi ông Bình, ông Nhạc thuộc An Khê - Tỉnh Gia Lai ngày nay). Đây là cao nguyên có người Ba-na, người Kinh chung sống. Nhân dân địa phương rất nhiệt tình ủng hộ.
- Sau đó nghĩa quân di chuyển xuống vùng đất thuộc huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định ngày nay gọi là Tây Sơn hạ đạo, lấy ấp Tiên Thành làm trung tâm. -> Khi mở rông địa bàn xuống vùng đồng bằng nghĩa quân giải phóng các làng xã, trừng trị quan lại, nghĩa quân tấn công các đồn giải phóng tù nhân, tịch thu giấy tờ, sổ sách đem đốt hết, bãi bỏ các thứ thuế.
Hỏi: Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo?
Hỏi: Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?
Hỏi: Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn?
Hỏi: Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì?
HS: Đọc bài phần 1: Từ đầu -> Đua nhau ăn chơi xa xỉ. 
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần: Bộ máy chính quyền nặng nề phức tạp, vì số lượng quan lại tăng quá mức nhất là quan thu thuế có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại được tuyển dụng bằng cách mua quan bán tước phổ biến.
Trả lời theo SGK
HS: Đọc phần chữ nghiêng 1 tr120 (GV tr151)
- Quan lại thống trị Đàng Trong từ quan to đến quan nhỏ chúng lên làm quan không phải để giúp nước mà chúng ra sức bóc lột nhân dân để ăn chơi xa hoa trụy lạc, không hề quan tâm đến đời sống nhân dân.
- Dựa vào SGK trả lời
- Nông dân Đàng Trong sống cơ cực như nông dân Đàng Ngoài vì nhân dân hai miền đều bị giai cấp phong kiến bóc lột thậm tệ.
- Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực nỗi bất bình của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Khởi nghĩa chàng Lía đã nổ ra.
- Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ là người khí khái, giỏi võ nghệ. Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Bình Định) làm căn cứ. Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo.
HS: Đọc bài vè về “Chàng Lía”.
- Khởi nghĩa bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt gây cho địch những khó khăn, làm cho nhân dân tin theo, mến phục.
- Cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía bị dập tắt.
- Thể hiện tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn.
- Khởi nghĩa báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
Trả lời 
- Dựa vào SGK trả lời
Thảo luận
- Anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì căm giận sự thống trị tàn ác của chúa Nguyễn. Khẩu hiệu của họ được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. (SGV 151).
- Trả lời theo SGK
- Lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa.
- Địa vàn gần vùng đồng bằng.
- Đồng bào người Chăm, người Ba-na.
- Nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân kể cả hào mục ở các địa phương cũng nổi dậy.
Đọc tr122.
- Lực lượng đông có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho người dân nghèo.
- Địa thế hiểm yếu, rộng.
- Thời cơ: chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, lòng dân căm giận.
- Khởi nghĩa được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân. 
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
a. Tình hình xã hội.
- Giữa XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành
- Quan lại, cường hào đàn áp, bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
- Nông dân bị cướp ruộng và chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận ngày càng dâng cao.
b. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía.
- Khởi nghĩa của Lía nổ ra ở Truông Mây (Bình Định).
- Chủ trương: “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Mùa xuân 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữlên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn – Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
- Đi đến đâu nghĩa quân cũng “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”.
- Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.
 * GV Sơ kết: Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong suy yếu, vua quan tham nhũng, bóc lột nhân dân vô độ, làm cho đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ, họ đã vùng lên đấu tranh chống chính quyền ở khắp nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em họ Nguyễn lãnh đạo.
4. Củng cố, luyện tập (6’) 
- Đời sống nông dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài?
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
	5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Học thuộc bài. 
- Đọc trước phần II: Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân Xiêm
? Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì?
? Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hoà hoãn với quân Trịnh?

File đính kèm:

  • docBai 25 Phong trao Tay Son_12804493.doc