Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 44: Nước Đại Việt thời Lê sơ (Tiết 4) - Năm học 2020-2021
1.Nguyễn Trãi <1380-1442>.
- Con trai của Nguyễn Phi Khanh (Nguyễn Ứng Long) làm quan dưới triều Hồ.
- Học rộng – tài cao
- Cuộc đời ông chịu một nỗi oan trái- nghi giết vua Lê Thái Tông, bị chu di tam tộc, sau Lê Thánh Tông giải oan cho ông. - Là nhà chính trị, quân sự tài ba, có những đóng góp to lớn cho đất nước .
-Viết nhiều tác phẩm có giá trị: về các linh vực Văn học, Địa lí, lịch sử: Dư địa chí.
+ Đại cáo bình Ngô.
+ Quân trung từ mệnh tập
-> Tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng nhân đạo, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
2. Lê Thánh Tông <1442-1497>.
- Ông là con thứ 4 của Lê Thái Tông lên ngôi năm 18 tuổi. Mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. - Quan tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, pháp luật.
- Sáng lập hội Tao đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi.
- Có 300 bài thơ chữ Hán
S: 12.2.2020 D: 20.2.2020 TIẾT 44 Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 1428-1527(t4-IV) I. Muc tiêu: 1. Kiến thức. - Học sinh biết sơ lược về cuộc đời và những cống hiến to lớn của một số danh nhân văn hoá tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông... đối với sự nghiệp của Đại Việt thế kỉ XV. 2. Kĩ năng. - Phân tích, đánh giá những nhân vật lịch sử. 3. Tư tưởng. - Tự hào và biết ơn các bậc danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. 4. Năng lực, phẩm chất: Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, hợp tác Năng lực chuyên biệt: so sánh, liên hệ, rút ra bài học, nhận xét, đánh giá. II. Phương pháp: Phương pháp: gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, kể chuyện III. Chuẩn bị. GV: Tham khảo tài liệu liên quan. HS: Ôn lại bài đã học, chuẩn bị bài mới. IV: Phương tiện dạy học: Tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử Bảng phụ, bài giảng điện tử (nếu có) V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: Tình hình văn hóa giáo dục, khoa cử thời Lê Sơ có đặc điểm gì? 3. Bài mới: 3.1. Tình huống xuất phát: *Mục tiêu: HS nhận biết chân dung nhân vật lịch sử qua tranh ảnh. *Phương thức: Gv đưa ảnh chân dung Nguyễn Trãi, yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi: ? Nhân vật trong tranh là ai? Em hiểu gì về nhân vật đó? *Dự kiến sản phẩm: + HS trả lời theo sự hiểu biết + Gọi hs khác nhận xét, bổ sung. + GV: khái quát, nêu dẫn vào bài. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1:Một số danh nhân văn hóa dân tộc *Mục tiêu: Biết được những nét chính của một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc. *Phương thức: thảo luận nhóm *Tổ chức hoạt động: B1:Nội dung thảo luận/ 6 nhóm Đọc thông tin sgk, kết hợp với quan sát hình ảnh, hoàn thành bảng sau theo yêu cầu. Danh nhân văn hóa Tiểu sử Những cống hiến, đóng góp 1.Nguyễn Trãi . 2. Lê Thánh Tông . 3. Ngô Sĩ Liên . 4.Lương Thế Vinh . B2: HS thực hiện nhiệm vụ B3. HS báo cáo kết quả B4:Các nhóm khác nhận xét.Gv bổ sung, kết luận. IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC Danh nhân văn hóa Tiểu sử Những cống hiến và đóng góp 1.Nguyễn Trãi . - Con trai của Nguyễn Phi Khanh (Nguyễn Ứng Long) làm quan dưới triều Hồ. - Học rộng – tài cao - Cuộc đời ông chịu một nỗi oan trái- nghi giết vua Lê Thái Tông, bị chu di tam tộc, sau Lê Thánh Tông giải oan cho ông. - Là nhà chính trị, quân sự tài ba, có những đóng góp to lớn cho đất nước . -Viết nhiều tác phẩm có giá trị: về các linh vực Văn học, Địa lí, lịch sử: Dư địa chí. + Đại cáo bình Ngô. + Quân trung từ mệnh tập -> Tác phẩm văn học thể hiện tư tưởng nhân đạo, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 2. Lê Thánh Tông . - Ông là con thứ 4 của Lê Thái Tông lên ngôi năm 18 tuổi. Mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. - Quan tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, pháp luật. - Sáng lập hội Tao đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi. - Có 300 bài thơ chữ Hán 3. Ngô Sĩ Liên . - Nhà sử học nổi tiếng thế kỉ XV. - 1442 đỗ tiến sĩ . - Là tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”. 4.Lương Thế Vinh . - Đỗ trạng nguyên 1463- Thần Đồng tài chí, học rộng. - Là nhà toán học nổi tiếng với công trình: “Đại hành toán pháp”. - Tác phẩm lịch sử nghệ thuật sân khấu: “Hí trường phả lục” - Nghiên cứu phật học “thiên môn giáo khoa”. 3.3. Hoạt động luyện tập: *Mục tiêu: Củng cố hoàn thiện kiến thức nội dung đã học. *Phương thức hoạt động: cá nhân, GV đặt câu hỏi HS trả lời - Em có cảm nhận gì về các nhân vật lịch sử kể trên? - Kể những câu chuyện mà em biết về các nhân vật lịch sử đó? - Đọc những bài thơ của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông? - Tên tuổi của các ông đã để lại những dấu ấn gì ngày nay? *Dự kiến sản phẩm: GV nhận xét, tuyên dương. 3.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng. *Mục tiêu: HS qua kiến thức đã học có thể rút ra bài học cho bản thân, cuộc sống. *Phương thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS - Qua các nhân vật lịch sử đã tìm hiểu, em đã học tập được điều gì từ từ những nhân vật lịch sử đó. - Viết bài văn giới thiệu về một trong những nhân vật lịch sử trên mà em biết và yêu mến *Dự kiến sản phẩm: HS trả lời theo sự hiểu biết * Mở rộng: - Tìm đọc tác phẩm: “Đại cáo bình Ngô”- Nguyễn Trãi – - Tìm đọc về các nhân vật lịch sử trên Internet. - Làm các bài tập sbt. - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: ôn tập chương IV. * Phụ lục: - Hội Tao đàn sáng tác khoảng 300 bài thơ chữ Hán, chữ Nôm ca ngợi nhà Lê, ca ngợi đất nước. Đậm đà tình quê hương, LTT là nhân vật xuất sắc về nhiều mặt, ông là ông vua đầy tài năng, nhiệt huyết. Là một nhân vật nổi bật trong lịch sử nước nhà. “Lòng vì thiên hạ những lo âu Thay việc trời dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách Chiêng xế bóng chưa thôi hầu” Nhờ thế mà thời trị vì của ông, quốc gia Đại Việt đạt được sự phát triển rực rỡ về nhiều mặt. Ông trị vì 38 năm thọ 56 tuổi trước khi mất vẫn lo giải quyết các việc quan trọng. - Câu chuyện ấn tượng về Lương Thế Vinh: “Cân voi” Trạng lường, đo tờ giấy bản -> Sứ thần Trung Quốc thán phục
File đính kèm:
- Tiet 44 Bai 20 Nuoc Dai Viet thoi Le so 1428 1527_12799349.docx