Giáo án Lịch sử 7 (cả năm)

I - MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức

Đánh giá khả năng nhận thức của HS về kiến thức lịch sử đó học trong học kỳ II, cụ thể:

- Các vị anh hùng đó giương cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

- Các sự kiện lịch sử đáng nhớ từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn.

- Phong trào Tây Sơn.

- Các thành tựu văn hóa, khoa học - kỹ thuật nước ta thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng viết bài của học sinh.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực, chủ động trong khi làm bài.

 

doc163 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 (cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...............................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/11/2012 
Tiết 32. Bài 17. Ôn tập chương II và III
I - Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức cơ bản kiến thức lịch sử thời Lý- Trần - Hồ.
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Lý- Trần- Hồ.
- Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần - Hồ.
2. Kĩ năng.
- Phân tích tranh ảnh.
- Lập bảng thống kê.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
II. Phương pháp 
 Hệ thống hóa, khái quát hóa.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
Giáo án + SGK + Bảng phụ.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK.
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức (1 phút)
Thứ
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
? Tác dụng và hạn chế cải cách của Hồ Quý Ly?
Lớp
Tên học sinh được kiểm tra, điểm
7A
7B
3. Dạy bài mới (32 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
1. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần.
GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê
Các cuộc kháng chiến
Chống Tống
Mông Cổ lần
I
Mông Nguyên lần II
Mông Nguyên lần III
Triều đại
Lý
Trần
Trần
Trần
Thời gian
10/1075-3/1077.
1/1258-29/1/1258.
1/1285-6/1285
12/1287-4/1288.
Đường lối kháng
chiến
Giai đoạn 1 tiến công, tự vệ
Giai đoạn 2: Xây dựng phòng tuyến phản công.
Thực hiện vườn không nhà trống.
Vừa đánh vừa lui phản công.
Xây dựng vườn không nhà trống.
Vừa đánh vừa lui, phản công.
Rút lui bảo toàn lựclượng.
Mai phục.
Kết thúc
chiến tranh.
Gương kháng chiến
Lý Thường Kiệt.
Đông đảo quần chúng nhân dân.
Trần Thủ Độ
Trần Quốc Tuấn..
Đoàn kết quân dân
Trần QuốcTuấn.
Trần BìnhTrọng...
Tạo sức mạnh.
Trần Quốc Tuấn.
Trần Khánh Dư...
Toàn dân kháng chiến.
Nguyên nhân thắng lợi
Tinh thần kháng chiến nhân dân người lãnh đạo giỏi, cách đánh giặc độc đáo.
Tinh thần kháng chiến tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, phản công.
Nhân dân tham gia già, trẻ, bô lão.
Sự chuẩn bị chu đáo....
Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều.
Đoàn kết...
 dân ... gốc.
ý nghĩa lịch sử
Giữ vững độc lập, quân Tống từ bỏ mộng xâm lăng.
Cổ vũ động viện tinh thần kháng chiến của nhân dân.
Tạo nên trang sử vẻ vang ....
Làm cho kẻ thù bỏ mộng xâm lăng.
4. Củng cố (2phút)
GV khái quát lại nội dung chính bài học.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập về nhà (3phút)
Làm bài tập 1,2 SGK, đọc trước bài 18.
V. rút kinh nghiệm giờ học:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày.....tháng.....năm 2012
Duyệt của tổ trưởng
Ngày soạn:1/12/2012
Chương IV Đại Việt thời Lê sơ
(Thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI)
Tiết 33. Bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XVI
I - Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức.
- Thấy rõ âm mưu và những hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt.
- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của qúy tộc Trần. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Duy Kháng.
2. Kĩ năng.
- Lược thuật các sự kiện lịch sử.
- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử.
3. Thái độ.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân ta.
- Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh, học tập những tấm gương anh hùng.
II. Phương pháp 
 Nêu vấn đề, vấn đáp.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
Giáo án + SGK.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK.
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức (1 phút)
Thứ
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
3. Dạy bài mới (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10 phút)
Gọi HS đọc mục 1 SGK
? Vì sao quân Minh lại xâm lược nước ta?
? Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng ?
GV kết luận.
- Vì không được nhân dân ủng hộ không phát huy được sức mạnh dân tộc.
Hoạt động 2: (10 phút)
? Em hãy nêu những chính sách chính trị của quân Minh?
? Em có những nhận xét gì về các chính sách cai trị của quân Minh đối với nước ta?
GV kết luận
-Thâm độc, tàn bạo.
Nguyễn Trãi từng kể tội ác của giặc Minh.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ.
? Những chính sách của nhà Minh nhằm mục đích gì? 
GV kết luận
- Đồng hóa nhân dân ta.
Hoạt động 3: (15 phút)
Gọi HS đọc mục 3
? Nêu tên, diễn biến và kết quả của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần ?
? Vì sao cuộc khởi nghĩa bị thất bại?
- Mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ.
? Cuộc khởi nghĩa của các quý tộc Trần có ý nghĩa gì?
GV kết luận.
- Duy trì ngọn lửa kháng chiến, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà hồ.
- Quân Minh mượn cớ nhà Hồ cướp ngôi vua Trần để xâm lược nước ta.
- Tháng 1 năm 1407 quân Minh chiếm Thăng Long.
Tháng 6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh.
- Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta đổi thành quận sát nhập vào Trung Quốc.
- Kinh tế:
+ Đặt hàng trăm thứ thuế.
+ Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì.
-Văn hoá:
+ Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân.
+ Xoá bỏ phong tục, tập quán.
+ Đốt sách quý.
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần.
a. Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)
Tháng 10/1407 Trần Ngỗi làm minh chủ .
Tháng 12/1408 Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô.
- Nội bộ mâu thuẫn, năm 1409 nghĩa quân bị đánh tan Trần Ngỗi bị bắt.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng(1409 - 1414).
Năm 1409 Trần Quý Khoáng lên ngôi, khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, lan rộng từ Thanh Hoá-> Hóa Châu.
Tháng 8/1413 Khởi nghĩa bị dập tắt.
4. Củng cố (2 phút)
GV khái quát lại nội dung chính bài học.
? Hãy nêu những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập về nhà (2phút)
Chuẩn bị giờ sau làm bài tập lịch sử.
V. rút kinh nghiệm giờ học:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày soạn: 8/12/2012
Tiết 34: Làm bài tập lịch sử phần chương III
I - Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hệ thống kiến thức lịch sử thời Trần thế kỉ XIII - XIV.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng tư duy lịch sử.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta.
II. Phương pháp 
 Vấn đáp, thực hành.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
Bảng phụ, sách bài tập lịch sử.
2. Học sinh: 
Vở ghi, SGK.
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức (1 phút)
Thứ
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: (7phút)
? Diễn biến các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần ?
Lớp
Tên học sinh được kiểm tra, điểm
7A
7B 
3. Dạy bài mới (32phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
*. Hoạt động 1: (15phút) GV yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần vào vở bài tập.
*.Hoạt động 2: (22 phút)
GV yêu cầu học sinh điền thời gian tương ứng vào các sự kiện đã cho(GV sử dụng bảng phụ)
Bài tập 1. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
Bài tập 2. Điền thời gian tương ứng với các sự kiện:
Thời gian
Sự kiện
Nhà Lý thành lập.
Nhà Lý dời đô về Đại La.
Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư.
Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 1.
Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 2.
Nhà Trần thành lập.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần 1.
Quân Mông Cổ thua trận.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên lần 2.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên lần 3.
4. Củng cố (2 phút)
GV khái quát lại nội dung chính bài học.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập về nhà (2phút)
Chuẩn bị giờ sau ôn tập.
V. rút kinh nghiệm giờ học:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày.....tháng.....năm 2012
Duyệt của tổ trưởng
 Lê Đình Lượng
Ngày soạn:10 /12/2012
Tiết 35. Ôn tập
I - Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức.
- Giáo viên giúp học sinh hệ thống lại phần kiến thức lịch sử Việt Nam mà các em đã được học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV. 
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống kiến thức lịch sử. Kĩ năng nhớ sự kiện lịch sử thông qua các bài tập.
3. Thái độ.	
- Giáo dục thái độ học tập đúng đắn, sự yêu ghét, sự đánh giá khách quan các sự kiện lịch sử và niềm tự hào dân tộc.
II. Phương pháp 
Khái quát hóa, hệ thống hóa.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
Bảng phụ, giáo án, SGK.
2. Học sinh: 
Vở ghi, SGK.
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức (1 phút)
Thứ
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Dạy bài mới (32phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (15 phút)
GV hướng dẫn học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi.
Yêu cầu xây dựng đề cương ôn tập.
Hoạt động 2: (17 phút)
HS lập bảng thống kê theo trình tự thời gian sự kiện để ôn tập
Phần 1: Lịch sử thế giới
1 - Sự hình thành và suy vong của xã hội phong kiến ở châu Âu (nguyên nhân, thời gian hình thành vong và suy).
2 - Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở châu Âu (nguyên nhân đấu tranh - Nội dung đấu tranh - Tác động của các phong trào đến xã hội phong kiến châu Âu ?
3 - Trung Quốc, ấn Độ thời phong kiến (Sự hình thành xã hội phong kiến, các triều đại phong kiến - Sự thịnh vượng - Những thành tựu văn hoá - KHKT ?
4 - Các quốc gia phong kiến Đông Nam á - Sự hình thành ?	
- Gồm những quốc gia nào ?	 - Thời gian phát triển, suy vong ?
5 - Đánh giá, so sánh sự hình thành, phát triển, suy vong của xã hội phong kiến châu Âu, Đông Nam á ?
Phần 2: Lịch sử Việt Nam 
 Câu hỏi 1: Quá trình thành lập, sự phát triển kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật, các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ ?
Câu hỏi 2: Những cải cách Hồ Quý Ly, tác dụng và hạn chế ? 
4. Củng cố (2 phút)
GV khái quát lại nội dung chính bài học.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập về nhà (2phút)
Ôn tập lại toàn bộ nội dung kiến thức phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam học kỳ I để giờ sau kiểm tra học kỳ.
V. rút kinh nghiệm giờ học:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/12/2012
Tiết 36 . kiểm tra học kì I
I - Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức.
- Thông qua giờ học nhằm đánh giá đúng chính xác mức độ nắm vững kiến thức của các em về những kiến thức cơ bản đã học ở học kỳ I từ đó có biện pháp uốn nắn những nhận thức sai cho học sinh.
2. Kĩ năng.
- Giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy học nếu cần. Rèn kỹ năng trình bày khoa học sạch đẹp chính xác, rõ ràng.
3. Thái độ.
- Giáo dục các em ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập và làm bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Phương pháp 
 Thực hành.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
Đề kiểm tra, đáp án.
2. Học sinh.: 
Ôn tập bài
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức (1 phút)
Thứ
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
Kiểm tra
1. Ma trận đề
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở châu Âu.
Nêu được nguyên nhân, tác giả, nội dung tư tưởng của Phong trào văn hóa Phục hưng.
Số câu:1
Số điểm: 2
Số câu:1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm:2
Đời sống kinh tế văn hóa. 
Nêu được tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý.
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm: 3
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên( thế kỷ XIII.
Nêu được diễn biến, kết quả, ý ngĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Chỉ ra được cách đánh giặc của nhà Trần trong kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên.
Số câu: 1 
Số điểm: 3
Số câu: 0,5 
Số điểm: 2,5
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 3
Nước ta thời Lý Trần - Hồ.
Xác định được các mốc thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử thời Lý - Trần - Hồ.
Số câu: 1 
Số điểm: 2
Số câu: 1 
Số điểm: 2
Số câu: 1 
Số điểm: 2
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100 %
Tổng số câu: 3,5 TL
Tổng số điểm: 9,5 
Điểm; TL: 9,5 điểm
Tỉ lệ : 9,5 điểm = 95%
Tổng số câu: 0 TN; 0,5 TL
Tổng số điểm: 
TN: 0 ; TL: 0,5 điểm
Tỉ lệ : 0,5 điểm = 5%
Tổng số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
2. Đề kiểm tra
Câu 1: Điền các mốc thời gian phù hợp với các sự kiện lịch sử sau: 
Thời gian
Sự kiện
Nhà Lý thành lập.
Nhà Lý dời đô về Đại La.
Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư.
Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 1.
Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 2.
Nhà Trần thành lập.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần 1.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên lần 2.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên lần 3.
Nhà Hồ thành lập.
2. Trình bày nguyên nhân, tác giả, nội dung tư tưởng của Phong trào văn hóa Phục hưng ?
3. Nêu tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý ?
4. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, cách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần chống quân Mông Nguyên xâm lược ?
3. Hướng dẫn chấm + Biểu điểm
Câu 1: Điền các mốc thời gian phù hợp với các sự kiện lịch sử: (2 điểm)
(Mỗi ý đúng được 0,2 điểm)
Thời gian
Sự kiện
1009
Nhà Lý thành lập.
1010
Nhà Lý dời đô về Đại La.
1042
Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư.
1075
Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 1.
1076 - 1077
Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 2.
1226
Nhà Trần thành lập.
1258
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần 1.
1285
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên lần 2.
1287 - 1288
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên lần 3.
1400
Nhà Hồ thành lập.
2. Nguyên nhân, tác giả, nội dung tư tưởng của Phong trào văn hóa Phục hưng( 2 điểm):
*. Nguyên nhân (0,5 điểm)
+ Do bị chế độ phong kiến đàn áp.
+ Giai cấp tư sản không có địa vị về chính trị, xã hội.
*.Tác giả: (0,5 điểm) 
ph Ra -bơ -le; Đê-các-tơ; Lê- ô- na đơ Vanh –xi; Cô- péc- ních; U. Sếch-xpia.
 - Nội dung tư tưởng: (1điểm).
+ Phê phán giáo hội và xã hội phong kiến.
+ Đề cao giá trị chân chính của con người.
+ Đề cao khoa học tự nhiên. 
3. Tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý: (3 điểm)
a. Giáo dục: (1 điểm)
- Năm 1070 nhà Lý xây dựng văn miếu.
- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
- Năm 1076 Quốc tử giám được thành lập
- Đạo phật rất phát triển, được coi trọng, dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông lớn, dịch kinh phật...
b. Văn hoá: (2 điểm)
- Nghệ thuật (1 điểm)
Thời Lý nhân dân ưa thích:
+ Hát chèo, múa rối.
+ Dàn nhạc, trống, kèn, sáo, nhị.
Các trò chơi dân gian:
+ Đá cầu, vật, đua thuyền.
- Kiến trúc độc đáo: (1điểm)
 Rồng thời Lý, chùa Một Cột.
-> Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt tạo nên nền văn hoá riêng biệt văn hóa Thăng Long.
4. Diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 1288: (2,5 điểm)
 *. Diễn biến: (1 điểm)
- Tháng 4 -1288 Đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
- Quân nhà Trần cho một số thuyền nhẹ ra khiêu chiến và giả vờ thua chạy
- Quân Nguyên lọt vào trận địa mai phục, quân ta phản công tiêu diệt.
*. Kết quả: ( 1 điểm) 
- Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thủy binh của giặc bị tiêu diệt.
- Trên bộ, cánh quân của Thoát Hoan cũng bị quân ta tập kích tiêu diệt.
*. ý nghĩa: (0,5 điểm)
- Đập tan mộng xâm lăng của giặc Nguyên.
*. Cách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần chống quân Mông Nguyên xâm lược: (0,5 điểm).
Thực hiện chủ trương vườn không nhà trống.
Vừa đánh vừa rút lui bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công.
3. Củng cố: ( 2p)
GV thu bài và nhận xét giờ làm bài của học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập về nhà (1p)
Đọc trước bài cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
V. rút kinh nghiệm giờ học:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày.....tháng.....năm 2012
Duyệt của tổ trưởng
 Lê Đình Lượng
Ngày soạn: 2/1/2013
Tiết 37. Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) 
I - Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước.
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa.
2. Kĩ năng.
- Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
II. Phương pháp 
 Vấn đáp, phân tích.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
Giỏo ỏn, SGK.
2. Học sinh: 
Chuẩn bị bài.
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức (1 phút)
Thứ
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Dạy bài mới (40phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20 phút)
HS đọc mục 1 sgk
? Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi ?
? Nguyễn Trãi là người như thế nào?
GV kết luận: 
- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín, yêu nước thương dân.
 Nguyễn Trãi là con Nguyễn Phi Khanh đỗ tiến sĩ thời Trần làm quan cho nhà Hồ, bị giam lỏng ở thành Đông Quan sau đã trốn theo nghĩa quân Lam Sơn.
? Căn cứ đầu tiên của nghĩa quân ở đâu ?
? Vì sao Lê Lợi chọn căn cứ Lam Sơn -Thanh Hoá ?
GV kết luận: Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi, nơi có địa thế hiểm yếu, là nơi giao lưu của các dân tộc: Thái, Mường, là nơi giao lưu giưa đồi núi và thung lũng tại đây nghĩa quân có thể toả đi xuống đồng bằng trước mặt hoặc rút lên núi bảo toàn lực lượng.
? Vì sao hào kiệt khắp nơi kéo về Lam Sơn ?
GV kết luận.
Hoạt động 2: (20 phút)
HS đọc mục 2 sgk
? Những năm đầu hoạt động nghĩa quân gặp những khó khăn gì ?
GV kết luận: Giặc bao vây quyết bắt chủ tướng Lê Lai cải trang cùng 500 quân cảm tử cứu chúa.
? Em có suy nghĩ gì về tấm gương hy sinh cứu chúa của Lê Lai?
GV kết luận: Kể về Lê Lai để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi phong ông là công thần hạng nhất và căn dặn con cháu trước khi làm giỗ cho Lê Lợi phải làm giỗ cho Lê Lai trước vì vậy sau này nhân dân có câu: 21 Lê Lai 22 Lê Lợi ( 22/8/1433).
? Trong lần rút lên núi Chí Linh lần 3 quân ta đa gặp khó khăn gì ?
GV kết luận:
- Nghĩa quân ăn măng tre, rễ, củ lương thảo cạn kiệt, giết cả voi, ngựa chiến.
? Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?
? Em hãy sử dụng lược đồ giới thiệu những hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm đầu.
GV kết luận:
 1. Lê Lợi dự

File đính kèm:

  • docBai_1_Su_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_xa_hoi_phong_kien_o_chau_Au.doc