Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm

a Trắc nghiệm;

Câu 1: (1 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau và khoanh tròn

1. Giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến Phương Đông:

 A. Lãnh chúa và nông nô. B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

 C. Địa chủ và nô tì. D. Lãnh chúa và nô tì.

2. Thể chế nhà nước phong kiến Phương Đông:

 A. Quân chủ tập quyền. B. Quân chủ phân quyền.

 C. Tư bản chủ nghĩa. D. Xã hội chủ nghĩa

3.Đặc điểm nền sản xuất nông nghiệp của xã hội phong kiến Phương Tây là:

A.Nông nghiệp đóng kín trong Lãnh Địa.

B.Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.

4. Đền Ăng –co là công trình kiến trúc tiêu biểu của:

 A. Lào. B. Cam-pu-Chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma.

Bài 2(2 đ): Chọn và điền các từ gợi sau vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau: Tấn công sang đất Tống trước; độc đáo; tổng tiến công tiêu diệt ; giảng hòa; Lý Thường Kiệt ; Lê Hoàn ; xâm lược Tống( 1075 – 1077); nhân đạo ; thơ

Năm 1075 ông cho quân .1. để tự vệ . Ông đã có nhiều cách đánh .2. . như mai phục tiêu diệt sinh lực địch, dùng.3.để uy hiếp tinh thần địch. Khi quân giặc lâm vào tình thế khó khăn ông cho.4.Để giữ tình hòa hiếu về sau Ông đã đề nghị.4.đây là cách kết thúc chiến tranh.5.Ông chính là

.6.là vị tướng quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân . .7.

b. Tự luận

Câu 1(3 điểm) Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau :

939 :.

965-967: .

968: .

968-980: .

981.

980- 1009: .

Câu 2(3 điểm). Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh ?

Câu 3(1điểm) .Đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với đất nước?

 

doc168 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân ta.
4. Củng cố :
 - Có phải quân Minh kéo vào nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không ? Vì sao ?
 - Câu hỏi : Nhà Minh đã đổi quốc hiệu nước ta thành ?
a ; Cửu Chân b ; Nhật Nam c ; Giao Chỉ d ; Hợp Phố 
 - Xác định nội dung em cho là đúng: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại là do:
a. Do đường lối sai lầm không dựa vào dân.
b. Do vũ khí thô sơ, thiếu thốn.
c. Do không tiếp thu nhũng bài học khởi nghĩa của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
 d. Do hậu quả của những hạn chế trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
 - Do tổ chức kháng chiến đơn độc khởi nghĩa của nhà Hồ thất bại, nước ta bị nhà Minh đô hộ và cai trị tàn bạo làm cho nhân dân thống khổ ,bất bình những cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhưng đều thất bại .
5. Hướng dẫn về nhà : 
Học bài . làm bài tập SGK, sách bài tập chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử.
Ngày soạn:2/12
Ngày giảng: 
Tiết 34: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
I. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức : Giúp học sinh 
- Ôn lại những kiến thức cơ bản trong chương III về tình hình chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của nhà Trần 
2/ Tư tưởng :
- Giáo dục và nâng cao tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc
- Nhận thức rõ vai trò , tác dụng của việc làm bài tập lịch sử
3/ Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng phân tích so sánh
- Thao tác làm các dạng bài tập
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Thầy
- Bảng phụ, tư liệu , các dạng bài tập , phiếu học tập
2.Trò : Vở ghi sgk, phiếu học tập.
III Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 7A......................
	 7B..........................
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Bài tập 1: Thời Lý và thời Trần nhân dân ta đã đương đầu với những cuộc xâm luợc nào ? 
Thời Lý
Thời Trần
1. Quân xâm lược
Quân Tống
Quân Mông - Nguyên
2. Thời gian
1075-1077
1258-1288
3. Lực lượng
20 vạn quân
50 vạn quân
Bài tập 2: Hãy nêu cuộc kháng chiến chống Tống và cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên theo những yêu cầu trong bảng theo nội dung (phần in đậm) ?
Nội dung
Thời Lý
Thời Trần
1.Thời gian bắt đầu và kết thúc
1075-1077
1258-1288
2. Đường lối kháng chiến
- Đánh ngay vào âm mưu xâm lược của địch.
- Phòng ngự và phản công địch ngay khi chúng vài nước ta, giành thắng lợi quyết định.
- Vườn không nhà trống.
- Đánh lâu dài làm cho địch suy yếu và đánh đòn quyết định.
- Khai thác chỗ yếu của địch và phát huy thế mạnh của ta.
3. Những tấm gương tiêu biểu
Lý Thường Kiệt, Tống Đản, Lý Kế Nguyên
Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản...
4. Nguyên nhân thắng lợi
- Ý chí độc lập tự chủ của toàn dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc.
- Tài mưu lược của anh hùng Lý Thường Kiệt.
- Tinh thần đoàn kết toàn dân.
- Chiến lược, chiến thuật tài tình của vua quan nhà Trần.
- Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng.
5. Ý nghĩa LS
- Buộc quân nhà Tống phải bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt.
- Nền độc lập tự chủ được bảo vệ.
- Đập tan ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.
- Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.
- Củng cố khối đoàn kết toàn dân.
Bài tập 3: Chọn nội dung thích hợp điền vào chỗ trống trong bảng sau ?
Niên đại
Triều đại
Sự kiện
1009 - 1226
1............ (Nhà Lý)
a. Dời đô về Thăng Long.
b. Ban hành bộ luât Hình thư.
c. Chống quân xâm lược Tống.
d. Xây dựng Văn Miếu - Quốc tử giám.
1226 - 1400
2. ................
(Nhà Trần)
e. Ban hành bộ luật Quốc triều hình luật.
f. ba lần kháng chiến chống quân Nguyên- Mông.
g. Quốc sử viện ra đời.
1400 - 1447
3.................
(Nhà Hồ)
h. Thực hiện cải cách xã hội.
i. Đất nước bị nhà Minh thống trị.
k. Chống quân xâm lược Minh.
Bài 4 : Điền vào chỗ trống :
Người có công sáng lập ra nhà Trần : Trần Thủ Độ
Ai là người thích lên tay 2 chữ Sát Thát : Các Chiến Sĩ 
Tác giả của tác phẩm Hịch Tướng Sĩ : Trần Quốc Tuấn 
Người làm nên chiến thắng Vân Đồn : Trần Khánh Dư
Vị vua tham gia chỉ huy cuộc kháng chiến lần 2 chống quân xâm lược Mông Nguyên : Trần Nhân Tông
Người đứng đâud đạo quân mang lá cờ thêu 6 chữ vàng “ Phá cường địch ,báo hoàng ân ”: Trần Quốc Toản 
Thành phần của Hội nghị Diên Hồng : Các bô lão
Mục đích của hội nghị Diên hồng và hội nghị các Vương hầu qúi tộc :Bàn bạc và thống nhất kế sách đánh giặc
Bài 5. Dạng bài tập tường thuật trên bản đồ câm (9’)
- Cuộc kháng chiến chống Tống.
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
4. Củng cố 
- Lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII là thời kì nhà nước phong kiến VN đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng chính quyền củng cố quân đội, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học, kĩ thuật nhưng đồng thời cũng là những trang sử chống ngoại xâm lẫy lừng.
5.Hướng dẫn học ở nhà :
- Ôn tập lại toàn bộ nội dung đã học.
- Tiết sau ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ
Ngày soạn:2/12
Ngày giảng: 
Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức :
-.Giúp học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học ở học kì I gồm phần lịch sử thế giới trung đại và phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV
-Giúp học sinh biết hệ thống hóa kiến thức cho lo gíc ,dễ nhớ, dễ học.
2/ Tư tưởng :
- Giáp dục tinh thần tự giác , chủ động trong học tập
- nâng cao lòng tự hào dân tộc
3/ Kỹ năng :
Rèn kỹ năng lập bảng hệ thống , so sánh lịch sử, phân tích sự kiện
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Thầy:
Bảng phụ, các tư liệu quan trọng
2.Trò: Ôn tập lại toàn bộ nội dung đã học.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức: 
7A......................
	 7B..........................
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3.Dạy và học bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦATHẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Xã hội phong kiến châu Âu hình thành như thế nào?
Xã hội có những giai cấp, tầng lớp nào?
- Gồm có lãnh chúa và nông nô.
Thế nào là lãnh địa phong kiến, đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?
- Nông nghiệp và đất đai rộng lớn mà quý tộc chiếm được bị biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
- Nền kinh tế lãnh địa là nền kinh tế nông nghiệp khép kín.
Các thành thị trung đại châu Âu xuất hiện như thế nào? Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thành thị trung đại?
- Trả lời phần bên. 
Xã hội phong kiếnchâu Âu suy vong như thế nào?
- Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu sản xuất nên đã có những cuộc phát kiến địa lí. -> Quý tộc và thương nhân châu Âu tích tiền vốn và công nhân làm thuê, mở rộng kinh doanh theo quy mô lớn. -> Mầm mống kinh tế TBCN hình thành, xã hôi phong kiến châu Âu suy yếu.
Giai cấp tư sản chống phong kiến châu Âu thời hậu kì trung đại như thế nào?
- Phong trào Văn hoá Phục hưng (TK XIV - XVII).
- Phong trào cải cách tôn giáo.
Xã hội phong kiến châu Á hình thành như thế nào? Đặc điểm xã hội?
- Từ thế kỉ III TCN -> thế kỉ X.
- Có địa chủ và nông dân lĩnh canh.
Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến châu Á?
- Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
Thời kì phát triển và suy vong của chế độ phong kiến phương Đông?
- Phát triển: Thế kỉ X -> XV.
- Thời kì suy vong: Thế kỉ XVI -> Thế kỉ XIX.
Tóm tắt tiến trình lịch sử nước ta dưới thời Ngô Đinh Tiền Lê
Cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo nổ ra như thế nào?
- Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, quân bộ -> Lạng Sơn; quân thuỷ -> Sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho đóng cọc ở sông Bạch Đằng. -> Nhiều trận chiến đấu quyết liệt diễn ra, thuỷ quân của giặc bị đánh bại, quân bộ bị đánh quyết liệt tổn thất nặng nề -> buộc phải rút quân.
Thời Ngô – Đinh - Tiền Lê xây dựng nền kinh tế tự chủ như thế nào?
Tại sao nói nền kinh tế thời Ngô – Đinh – Tiền Lê là nền kinh tế tự chủ?
- Phát triển tương đối toàn diện, đáp ứng nhu cầu trong nước, không phụ thuộc vào nước ngoài, có khả năng bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Trình bày đời sống văn hoá thời Đinh - Tiền Lê?
- Cuộc sống của nhân dân còn đơn giản, bình dị, giáo dục chưa phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, có nhiều loại hình văn hoá dân gian.
 Nhà Lý thành lập và xây dựng chính quyền như thế nào?Dưới thời Lí đã diễn ra cuộc kháng chiến chống xâm lược nào ?
Nêu vài nét về tình hình kinh tế văn hóa dưới thời Lí?
Nhà Trần được thành lập như thế nào? Xây dựng chính quyền phong kiến ra sao?
Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông nguyên? 
Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Kinh tế, văn hoá thời Trần phát triển như thế nào?
Trình bày việc thành lập nhà Hồ? Những cải cách cuả Hồ Quý Ly? Ý nghĩa của những cải cách đó?.
I.Khái quát nội dung lịch sử học kì I:
1. Lịch sử thế giới trung đại (10’)
- Thế kỉ V, xã hội phong kiến châu Âu hình thành.
+ Xã hội gồm có lãnh chúa và nông nô.
+ Mỗi lãnh chúa đều có lãnh địa riêng, nền kinh tế lãnh địa là nền kinh tế nông nghiệp khép kín (Xã hội phong kiến phân quyền).
+ Cuối thế kỉ XI, xuất hiện các thành thị trung đại, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Từ giữa thế kỉ XV, xã hội phong kiến châu Âu suy vong.
- Thế kỉ III TCN – thế kỉ X, hình thành xã hội phong kiến phương Đông.
+ Xã hội có địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Nền kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
+ Xã hội phong kiến tập quyền.
2. Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh - Tiền Lê (Thế kỉ X) (8’)
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua.
- Năm 965, đất nước loạn 12 sứ quân.
- Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đinh.
- Năm 979, Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua, triều Lê thành lập (Tiền Lê).
- Năm 981 đánh bại quân xâm lược Tốn
- Thời Đinh - Tiền Lê bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
3. Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI – XII) (10’
- Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý.
- Năm 1075–1077 cuộc kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy thắng lợi.
4. Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII – XIV) (13)
- Năm 1226 Trần Cảnh lên ngôi, lập ra triều Trần.
- Tháng 1.1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tấn công nước ta bị quân ta đánh bại.
- Tháng 1.1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy đánh nước ta. Tháng 5.1285, ta đánh bại địch ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. -> Cuộc kháng chiến thắng lợi
- Tháng 12.1287, quân Nguyên tấn công nước ta lần thứ ba (Vân Đồn).
- Từ tháng 1.1288 – 4.1288, quân Nguyên bị ta đánh bại ở sông Bạch Đằng
- Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập ra nhà Hồ.
	II/ Hướng dẫn những nội dung chính cần ôn tập :
1.Hoàn cảnh thành lập cuả triều Lý, triều Trần ?
2. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ? So sánh sự giống và khác nhau giữa cách tổ chức nhà nước ?
3. Tóm tắt diễn biến của 2 cuộc khởi nghĩa lớn : Kháng chiến chống Tống và kháng chiến chốn quân xâm lược Mông – Nguyên?
* Chú ý : - Đường lối kháng chiến của 2 triều đại
 - Cách đáng giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn 
 - Các danh tướng của 2 triều đại
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến đó ?
5. Xem lại các dạng bài tập.
6. Lập bảng thống kê những sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Triều Lý – Trần ?
7.Nội dung những cải cách của Hồ Quý Li , Tác dụng và hạn chế? Đánh giá về nhân vật Hồ Quý Li?
8. Thành tựu kinh tế văn hóa của nước ta qua các triều đại?
4. Củng cố 
Giáo viên nhấn mạnh các vấn đề cần lưu ý và những phần trọng tâm
Giao cho học sinh những nội dung tự học
5. Hướng dẫn về nhà :
Chuẩn bị kỹ các nội dung , bài học trong chương II và III để thi học kỳ I.
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
TIẾT 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Theo đề và lịch kiểm tra của phòng DG&ĐT)
A.ĐỀ BÀI:
I. Phần trắc nghiệm: 2,0 điểm
 Hãy lựa chọn phương án đúng trong các câu sau:
Câu 1: (0,5 đ) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lê Hoàn diễn ra vào thời gian nào?
 A. 938 B. 981 C. 1075 D. 1075- 1077 .
Câu 2: (0,5 đ) Người đã dẹp loạn 12 sứ quân , thống nhất đất nước ở thế kỉ X là :
 A. Ngô Quyền B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn D. Lý Thường Kiệt
Câu 3: (1,0 đ) Dựa vào các sự kiện lịch sử ở cột B của bảng dưới đây, hãy điền mốc thời gian tương ứng vào cột A cho phù hợp nội dung từng sự kiện lịch sử?
A.Thời gian
B.Sự kiện
- ..
- .
- .
- ..
Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long
Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
Nhà Trần thành lập.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần 3.
II.Phần tự luận: 8,0 điểm
 Câu 1: (1,5 đ) Các cuộc phát kiến về địa lí đã mang lại những kết quả gì?.
Câu 2: (1,0 đ) Em hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Líư Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
Câu 3: (3,0 đ) Nêu nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ?
Câu 4: (2,5 đ) a) Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên những lĩnh vực nào?
	 b) Những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách đó .
	 c) Em có nhận xét đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quí Ly. 
B.Hướng dẫn chấm .
 I. Phần trắc nghiệm : 2,0 điểm
Câu1: Đáp án B (0.5 điểm) Câu 2: Đáp án B (0.5 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm) Thứ tự điền như sau.( Mỗi ý đúng : 0.25 điểm ) 
 - Sự kiện1: năm 1010; - Sự kiện 2: năm 1054; 
 - Sự kiện3: năm 1226; - Sự kiện 4: năm 1287- 1288;
 II.Phần tự luận: 8,0 điểm
Câu 1:(1,5 đ) Các cuộc phát kiến về địa lí đã mang lại những kết quả gì? (mỗi ý 0,5đ) 
- Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển.
- Phát hiện ra những con đường mới, dân tộc mới, vùng đất mới đối với người phương Tây.
- Đem về cho giai cấp tư sản Châu Âu nguồn hương liệu, gia vị, đá quý, vàng bạc.
Câu 2: (1,0đ) Em hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Líư Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (mỗi ý đúng 0,5đ).
- Chủ động tấn công trước để tự vệ 
- Trong thế thắng vãn chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng giảng hòa.
Câu 3 (3,0 đ): Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ?
+ Nguyên nhân thắng lợi (1,5điểm)
 -Toàn dân tham gia kháng chiến, phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước. Tạo dựng được khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết nội bộ triều đình .
 - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Tinh thần hi sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
 - Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo, có người lãnh đạo tài giỏi ( Trần Hưng Đạo)
+ ý nghĩa lịch sử (1,5 điểm)
- Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân xâm lược Mông -Nguyên ,bảo vệ được độc lập chủ quyền của dân tộc, khẳng định sức mạnh của dân tộcViệt Nam.
- Nâng cao lòng tự hào, tự cường, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây dựng nên truyền thống dân tộc Việt Nam, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học quý giá cho dân tộc .
Câu 4 : (2,5 đ) 
a) Hồ Quý Ly tiến hành cải cách trên các lĩnh vực: ( 0,5 đ)
 	 5 lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế -tài chính, Xã hội, Văn hoá-giáo dục, Quân sự. 
b) Những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách (1,0 điểm ): 
- Tiến bộ: Làm suy yếu thế lực quý tộc họ Trần, tăng nguồn thu nhập nhà nước, tăng quyền lực của nhà nước. Xã hội có nhiều tiến bộ .
- Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để (nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp tình hình thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
 c) Em có nhận xét đánh như thế nào về nhân vật Hồ Quí Ly. (1,0 đ iểm): 
	 Trong tình trạng suy sụp của nhà Trần và khủng hoảng xã hôi cuối thế kỉ XIV, Hồ Quí Ly đã thực hiện công cuộc cải cách khá toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là một người yêu nước thiết tha.
Ngày soạn: 2/1/2012
Ngày giảng
TIẾT 37, BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN( 1418 – 1427 )
I/ Mục tiêu bài học :
1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được
- Nguyên nhân bùng nỏ của cuộc khởi nghĩa . nắm sơ lược tiểu sử Lê Lợi, Nguyễn Trãi
- Nắm được vị trí của căn cứ Lam sơn và những khó khăn, gian khổ của nghĩa quân trong những năm đầu khởi nghĩa
2/ Tư tưởng : 
- Giáo dục tinh thần yêu đất nước, căm thù giặc
- Biết ơn sự hy sinh của các anh hùng dân tộc
3/ Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng phân tích , so sánh, sử dụng bản đồ
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Thầy:
- Bản đồ khởi nghĩa Lam sơn
- Tư liệu về Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai..
2.Trò: Vở ghi ,Gsk
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Ổn định tổ chức: 7a.........................
 7b........................
2/ Kiểm tra bài cũ : Không
 3/ Dạy và học bài mới :
- Giới thiệu bài mới :
 Sau khi cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ và phong trào chống quân Minh thất bại, nhà Minh đã tăng cường cai trị và bóc lột nhân dân ta. Điều đó là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Minh, trong đó có cuộc khởi nghĩa Lê Lợi . Vậy cuộc khởi nghĩa đó có thành công không ? Ta cùng tìm hiểu qua bài 19 .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Nguyên nhân bùng nổ của khởi nghĩa Lam Sơn ?
 Hãy nêu hiểu biết của em về Lê Lợi ?
- Giáo viên trình bày thêm một số tư liệu về Lê Lợi
 Vì sao Lê Lợi lại chọn Lam sơn làm căn cứ khởi nghĩa?
-Giới thiệu về Lam sơn qua lược đồ.
Hãy cho biết Nguyễn Trãi là người như thế nào?
-Quan sát chân dung Nguyễn Trãi?
 Quà ra mắt của Nguyễn Trãi mang đến cuôc khởi nghĩa là gì ?Ý nghĩa của món quà đó ?
 Theo em vì sao hào kiệt khắp nơi lại tìm về Lam Sơn ?
Lễ thề ở Lũng Nhai có mục đích và ý nghĩa gì ?
- Cho học sinh đọc đoạn chữ nhỏ
- Nhấn mạnh ý nghĩa của lễ thề, vân dụng tư liệu văn họclàm sinh động cho bài 
Tình hình cuộc khởi nghĩa những năm đầu như thế nào ?
- Phân tích những khó khăn và nêu tấm gương hy sinh của nghĩa quân đặc biệt là Lê Lai.
*Thảo luận :Vì sao Lê Lợi lại tạm hòa với quân Minh ?
I.Thời kì ở miền tây Thanh Hóa
1/ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
* Lê Lợi :
- Là hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn..
-Ông đã dốc hết tài sản, chiêu mộ nghĩa sĩ , liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng, chọn Lam sơn làm căn cứ khởi nghĩa
* Lam sơn ( Thanh Hóa)
- Có địa hình hiểm trở, là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường , Thái, là nơi nối tiếp giữa Đồng Bằng ,Miền núi .
* Nguyễn Trãi : 
- Là người học rộng, tài cao, có lòng yêu nước , thương dân hết mực.
- Ông đến với khởi nghĩa sớm nhất, dâng “ Bình Ngô sách ” cho Lê Lợi
* Khởi nghĩa bùng nổ :
- Đầu 1416 làm lễ thề ở Lũng Nhai( TH) 19 người.
- 2/1/Mậu tuất ( 7/2/1418) Lê Lợi xưng là Bình Định Vương dựng cờ khởi nghĩa 
2/ Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam sơn
- Lực lượng yếu, lương thực thiếu thốn, bị quân Minh bao vây.
- Ba lần bị quân Minh tấn công , nghĩa quân phải rút t lên núi Chí Linh ( Lang Chánh ) để bảo toàn lực lượng 
- Cuối năm 1423 Lê Lợi tạm hòa với quân Minh
- Cuối 1424 quân Minh tấn công Lam sơn, khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới . 
4/ Củng cố:
 - Em hãy trình bày tóm tắt KN Lam Sơn ( 1418- 1423)?
5/Hướng dẫn về nhà :
- Tóm tắt tiểu sử của Lê Lợi và Nguyễn Trãi ?
- Vì sao Lê Lợi phải dựng cờ khởi nghĩa?
- Lập niên biếu những sự kiện chính của khởi nghĩa Lam sơn từ 1418 đến 1424
Ngày soạn: 2/1/2012
Ngày giảng: 
TIẾT 38, BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN(1418-1427)
I/ Mục tiêu bài học :
1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được 
- Kế hoạch đúng đắn của Nguyễn Chích tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân 
- Nắm đựơc diễn biến của khởi nghĩa từ 1424 đến 1426 . những trận đánh có ý nghĩa 
2/ Tư tưởng :
- Giáo dục lòng căm thù giặc , tinh thần chiến đấu anh dũng bền bỉ của nghĩa quân 
- Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc 
3/ Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ 
- Phân tích , so sánh lịch sử
II/ Chuẩn bị của thầy và trò :
1.Thầy:
- Lược đồ tiến quân ra bắc 
- Tư liệu về Nguyễn Chích , Tư liệu về các trận đánh , tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 
2.Trò: Vở ghi, sgk.
III/ Tiến trình tổ chức dạy học :
1/ Ổn định tổ chức: 7a........................
 7b........................
2/ Kiểm tra bài cũ :
-Trình bày diễn biến giai đoạn 1418-1423 của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
-Tại sao lực lượng của quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?
3/ Dạy và học bài mới :
- Giáo viên tóm tắt lại thời gian đầu của cuộc khởi nghĩa . Sau những khó khăn đó Nghĩa quân Lam Sơn đã có kế hoạch gì cho giai đoạn tiếp theo ?
HOẠT ĐỘNG CỦA 

File đính kèm:

  • docGiao_an_Su_7_Xan.doc