Giáo án Lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( thế kỉ XVI-XVIII) (tiết 2)

I. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN

1 Chiến tranh Nam – Bắc triều

- Nguyên nhân:

Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập triều Mạc ( Bắc triều)

- Hậu quả: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( thế kỉ XVI-XVIII) (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 25	Ngaøy soaïn: 30/01/ 2015
Tieát : 47	Ngaøy daïy: 03/02/ 2015
Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
( THẾ KỈ XVI-XVIII) (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:
Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn
Hệ quả của các cuộc chiến tranh chia cắt đất nước
 2. Thái độ:
Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, chống mọi âm mưu chia cắt đất nước.
 3. Kĩ năng:
Đánh giá, nhận xét, rút ra nguyên nhân, xác định trên lược đồ các vùng lãnh thổ chia cắt
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, bản đồ trống Việt Nam
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, soạn bài theo yêu cầu của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Em hãy cho biết nguyên nhân, diễn biến và kết quả ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI
 2.Giới thiệu bài mới: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền còn được thể hiện qua các cuộc chiến tranh chia cắt: Chiến tranh Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc chiến tranh đó và hậu quả của nó, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều (17’)
? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê biểu hiện ở những điểm nào?
HS: Dựa vào kiến thức đã học trình bày
Triều đình rối loạn, các phe phái tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau
? Vì sao có sự hình thành Bắc triều?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Mạc Đăng Dung lợi dụng xung đột các phe phái, 1527 cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc
? Vì sao có sự hình thành Nam triều?
HS: Dựa vào SGK trả lời
Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lập người họ Lê lên làm vua với danh nghĩa “Phù lê diệt Mạc”
GV: Khái quát- hai triều hình thành, Bắc triều muốn thâu tóm quyền hành, Nam triều với danh nghĩa phù Lê diệt Mạc đã dẫn tới chiến tranh giữa hai triều này
? Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Khái quá, chốt
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên nhân và diễn biến của chiến tranh Trịnh – Nguyễn (18’)
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
HS: Thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
? Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh Trịnh – Nguyễn? 
(nhóm 1,3)
? Hậu quả của chiến tranh Trịnh – Nguyễn? (nhóm 2,4)
GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận vào phiếu học tập
Các nhóm lần lượt trình bày kết quả và bổ sung hoàn thiện
GV: Chốt, 
Nguyên nhân: Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm – con rễ lên nắm mọi quyền binh, hình thành thế lực họ Trịnh
Người con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị đầu độc chết, người con thứ là Nguyễn Hoàng được vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam, hình thành thế lực họ Nguyễn
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ
Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, sông Gianh làm ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài
GV: Giải thích chế độ Vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong, kết hợp minh họa hình 50 SGK
? Khi đất nước bị chia cắt, ai là người đói khổ nhất? Em hãy nêu dẫn chứng?
HS:(yếu) dựa vào SGK, trả lời
GV: Nhân dân là người khốn khổ nhất, họ bị chịu đói khổ và li tán
“ Khôn ngoan qua được Thanh Hà,
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”
? Qua hai cuộc chiến tranh trên và hậu quả của nó, em hãy cho biết tính chất của hai cuộc chiến tranh này?
HS (Khá): Rút ra được tính chất của cuộc chiến tranh
GV: Là cuộc chiến tranh tranh giành quyền thống trị của các thế lực phong kiến – phi nghĩa.
GV: Từ hậu quả của hai cuộc chiến tranh do các thế lực phong kiến gây ra em có suy nghĩ gì về vai trò của sự đoàn kết, thống nhất đất nước?
HS: Thảo luận đưa ra suy nghĩ của mình
GV: Liên hệ giáo dục HS bảo vệ đoàn kết, thống nhất đất nước, chống âm mưu chia cắt đất nước
Hướng HS biết cần làm gì để bảo vệ sự đoàn kết, chống mọi âm mưu chia cắt, chia rẽ đất nước.
I. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN
1 Chiến tranh Nam – Bắc triều
- Nguyên nhân:
Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập triều Mạc ( Bắc triều)
- Hậu quả: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt.
2. Chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong, Đàng ngoài
- Nguyên nhân chiến tranh
+ Năm 1545, Trịnh Kiểm lên nắm toàn bộ binh quyền, 
+ Nguyễn Hoàng được vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam, hình thành thế lực họ Nguyễn .
- Hậu quả:
+ Đất nước bị chia cắt
Đàng Ngoài: chế độ “ Vua Lê chúa Trịnh”
Đàng Trong, các “chúa Nguyễn” thay nhau cầm quyền
+ Nhân dân đói khổ, li tán
 4. Củng cố: (1’)
 Khái quát toàn bộ nội dung bài 22: Qua bài học các em cần nắm được từ thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu, các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn kéo dài hơn hai thế kỉ đã gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, đất nước bị chia cắt, nhân dân lầm than, kinh tế, chính trị, xã hội bị cản trở.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài theo vở ghi, làm bài tập trang 109, Chuẩn bị bài 23, tiết 1
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu_7_tiet_47_20150726_022248.doc