Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Năm học 2010-2011

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền :

- Giữa 1802, Nguyễn Anh tiến đánh Thăng Long Quang Toản chạy lên Bắc Giang nhưng bị bắt triều Tây Sơn chấm dứt

- 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- 1806, lên ngôi Hoàng đế

- 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ.

- Các năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.

- Quân đội : nhiều binh chủng, xây thành trì, thiết lập hệ thống trạm ngựa

- Quan hệ ngoại giao : thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31,32	Ngày soạn: 22.3.2011
Tiết 60,61	Ngày dạy: 1.4.2011
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi quyền hành tập trung vào tay vua. Các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây. Sự phát triển các ngành kinh tế ở thời Nguyễn gặp nhiều hạn chế. Đời sống cực khổ của các tầng lớp nhân dân là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn .
	2. Tư tưởng : 
	Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
	Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới phong kiến .
	3. Kĩ năng : 
Nhận xét về nội dung các hình trong SGK. Làm quen với việc sưu tập tranh ảnh liên quan đến từng thời kì lịch sử (ở đây là thế kỉ XIX và thời Nguyễn).
Vẽ lược đồ, xác định địa bàn đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn. 
II. Đồ dùng dạy học : 
	Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn 
III. Tiến trình tổ chức dạy và học :
1. Oân định lớp
LỚP
CÓ PHÉP
KHÔNG PHÉP
7A1
7A2
7A3
7A4
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới:
	Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất to lớn cho cả nước. Thái tử Quang Toản lên ngơi đã khơng đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh. Triều đại Tây Sơn tồn tại được 25 năm ( 1788 – 1802) thì sụp đổ. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập. Đĩ là nội dung của bài học hơm nay.
Hoạt động của thầy và trị
Nội dung
PP: Vấn đáp, gợi mở, đàm thoại, thảo luận, phân tích
- Sau khi vua Quang Trung mất, Thái tử Quang Toản cịn nhỏ khơng đủ năng lực và uy tín để điều hành, Nguyễn Nhạc đã già.
? Vì sao triều Tây Sơn suy yếu? 
?Trước tình hình đĩ Nguyễn Ánh đã làm gì?
GV dùng lược đồ trình bày hướng tiến quân của Nguyễn Ánh
Thảo luận: Sau khi lật đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Aùnh đã xây dựng chính quyền phong kiến như thế nào ?
GV đọc nội dung một số điều trong bộ Hồng triều luật lệ. ( Gồm 22 quyển 398 điều luật giống luật nhà Thanh TQ )
Qua đĩ em cĩ nhận xét gì về nội dung bộ luật?
Quan sát H61 Em hãy kể tên một số tỉnh, phủ nước ta thời Nguyễn.
GV: Lần đầu tiên ở nước ta trên một lãnh thổ thống nhất các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy như vậy.
LH: Quan sát bản đồ hành chính nước ta hiện nay cho biết: Ngày nay nhà nước ta cĩ bao nhiêu tỉnh thành?
Quan sát hình 62 + 63 SGK/135. Em cĩ nhận xét gì tổ chức quân đội nhà Nguyễn? 
? Vì sao triều đình Nguyễn chỉ thần phục nhà Thanh?
? Tại sao nhà Nguyễn lại khước từ các nước phương Tây. Chính sách này dẫn đến hậu quả gì?
? Em hãy so sánh chính sách ngoại giao thời Nguyễn với thời Quang Trung?
Liên hệ đến chính sách ngoại giao hiện nay của Đảng ta.
- GV chia HS thành 6 nhóm thảo luận 3’ 
Nhĩm 1,2: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?
? Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng dân lưu vong?
? Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn?
 Nhĩm 3,4: ? Nêu tình hình hoạt động của các nghề thủ cơng nhiệp vào thời Nguyễn?
GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát tranh cho biết đây là các nghề thủ cơng nào?
Gv gọi hs đọc phần in nghiêng trong sgk, nhận xét: Em có suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ công nước ta ở đầu thế kỉ XIX?
Liên hệ: Ngày nay nhiều người đã làm giàu nhờ phát minh ra nhiều cơng cụ trong sản xuất nơng nghiệp. 
? Mặc dù cĩ nhiều tiềm lực nhưng vì sao thủ cơng nghiệp khơng phát triển được?
Nhĩm 5,6: Nêu các hoạt động mua bán trong, ngồi nước?
GV hướng dẫn HS quan sát H 64 trong sgk: Thương cảng Hội An đơng vui tấp nập thuyền bè trên biển như mắc cửi. Gần bờ cĩ những điếm canh quản lí các hoạt động buơn bán ven biển.
? Vì sao triều Nguyễn hạn chế ngoại thương? ( Bảo thủ, lạc hậu, mù quáng)
GDHS: Với chính sách của nhà Nguyễn đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước.
? Em hãy so sánh chính sách ngoại thương giữa thời Nguyễn với thời Quang Trung?
I. Tình hình chính trị - kinh tế
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền :
- Giữa 1802, Nguyễn Aùnh tiến đánh Thăng Long Ú Quang Toản chạy lên Bắc Giang nhưng bị bắt Þ triều Tây Sơn chấm dứt
- 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.
- 1806, lên ngôi Hoàng đế
- 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ.
- Các năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
- Quân đội : nhiều binh chủng, xây thành trì, thiết lập hệ thống trạm ngựa  
- Quan hệ ngoại giao : thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây 
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn : 
- Nông nghiệp : 
+ Chú ý việc khai hoang và thi hành biện pháp di dân lập ấp, lập đồn điền.
+ Đặt lại chế độ quân điền .
+ Việc sửa đê gặp nhiều khó khăn .
- Công thương nghiệp : 
+ TCN : Lập thêm nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đĩng thuyền . . ., khai thác mỏ được mở rộng.
. Nghề thủ công vẫn Ư nhưng phân tán.
+ Thương nghiệp : 
 . Nhiều trung tâm buôn bán xuất hiện (Nam bộ, Trung bộ)
. Trao đổi buơn bán với các nước trong khu vực. hạn chế buơn bán với phương Tây. 
4. Củng cố :
	Em hãy so sãnh chính sách ngoại giao, ngoại thương giữa thời Nguyễn với thời Quang Trung.
5. Dặn dị.
	Về nhà học bài và xem trước bài 28 Sự phát triển của văn hĩa dân tộc cuối TK XVIII nửa đầu TK XIX.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxLich su 7BAI 27 CHE DO PHONG KIEN NHA NGUYEN_12780690.docx