Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta
* HĐ1: 12 phút Tìm hiểu dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước
KT: Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam
KN:Xác định trên bản đồ n hững nơi có dấu tích của người tối cổ sinh sống.
Năng lực: - Tái hiện sự kiện, lịch sử.
- Xác định và giải quyết mối liên hệ tác động giữa các sự kiện lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn ( HS biết xem tranh, khai thác nội dung lịch sử qua tranh và tư liệu).
*HS biết và ghi nhớ dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam. Có KN xác định trên bản đồ những nơi có dấu tích của Người tối cổ sinh sống.
Tiết 09 Thời gian dự kiến: 45 phút Bài 8 THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp HS biết - Dấu tích Người tối cổ tìm thấy trên đất nước Việt Nam: hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai): công cụ ghè đẽo thô sơ - Dấu tích Người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước Việt Nam (ở giai đoạn đầu mái đá Ngườm- Thái Nguyên, Sơn Vi – Phú Thọ, ở giai đoạn phát triển: Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long) 2. Tư tưởng Bồi dưỡng cho HS ý thức tự hào về LS phát triển lâu đời của đất nước ta. HS biết trân trọng quá trình của cha ông để cải tạo con người, xây dựng XH. Tích hợp GD môi trường HS qua ĐKTN nước ta. 3. Kỹ năng - Quan sát, nhận xét, so sánh. - Tích hợp môi trường trong quá trình trình bày haonf cảnh ra đời người tinh khôn và người tối cổ 4. Năng lực cần hình thành cho học sinh qua chủ đề - Tái hiện sự kiện, lịch sử. - Xác định và giải quyết mối liên hệ tác động giữa các sự kiện lịch sử. - Năng lực thực hành bộ môn ( HS biết xem tranh, khai thác nội dung lịch sử qua tranh và tư liệu). - So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn. Sự tiến bộ trong công cụ sản xuất của người tối cổ và người tinh khôn. - Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những vấn đề lịch sử. - Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn. II. ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC GV:- Bản đồ 1 số di chỉ khảo cổ trên đất VN. Tranh ảnh và hộp phục chế công cụ đá cũ, đá mới. HS: Sưu tầm tranh ảnh III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức Chuẩn bị S-V, điểm danh (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ (4 ph) BTTN (chọn ý đúng nhất ) a. Thời gian hình thành của các quốc gia cổ đại PĐ,PT b. Tên của các quốc gia cổ đại PĐ, PT c. Điền vào chỗ trống của bảng so sánh Người tối cổ Người tinh khôn. 3. Bài mới a)GT bài VN chúng ta là 1 quốc gia ở châu Á -1 trong những quê hương của loài người cũng như những QG cổ đại, cũng có 1 LS lâu đời, cũng có những thành tựu VH đáng quí, đáng tự hào. Bài học hôm nay mở đầu với thời kỳ đầu tiên trong LS XHNT. (1 ph) b) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT * HĐ1: 12 phút Tìm hiểu dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước KT: Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam KN:Xác định trên bản đồ n hững nơi có dấu tích của người tối cổ sinh sống. Năng lực: - Tái hiện sự kiện, lịch sử. - Xác định và giải quyết mối liên hệ tác động giữa các sự kiện lịch sử. - Năng lực thực hành bộ môn ( HS biết xem tranh, khai thác nội dung lịch sử qua tranh và tư liệu). *HS biết và ghi nhớ dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam. Có KN xác định trên bản đồ những nơi có dấu tích của Người tối cổ sinh sống. GV: YCHS Đọc SGK đoạn đầu.. ? Điều kiện tự nhiên nước ta xưa kia ntn? HS: Vùng núi rừng rậm, nhiều hang động, sông suối, khí hậu 2 mùa thuận lợi cho người và sinh vật sinh sống – GD môi trường. GV: các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam. -Giải thích cho HS hiểu khái niệm “dấu tích” ( cái còn lại của thời xa xưa của quá khứ tương đối xa) ? Em hãy nêu đặc điểm Người tối cổ ? HS: Vẫn còn dấu tích của loài vượn ( trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ), đã hoàn toàn đi bằng hai chân, hai chi trước đã biết cầm nắm, hộp sọ đã phát triển, thể tích hộp sọ lớn. GV: Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy gồm những thứ gì? HS: Dựa vào SGK trả lời. GV: Cho HS xem hình 18, 19 SGK, mô tả đặc điểm công cụ LĐ của Người tối cổ. GV:GDHS đời sống Người tối cổ còn thấp kém, phụ thuộc vào thiên nhiên GV: Di tích Người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta? HS: Dựa SGK nêu và chỉ ở lược đồ. GV: Răng Người tối cổ (Lạng Sơn) vừa có đặc điểm răng vượn vừa có đặc điểm răng người. + GV: Nhìn lược đồ/ 24. Em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta? Điều đó có ý nghĩa gì? HS: Sống trên mọi miền đất nước ta nhưng tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Việt Nam là 1 trong những quê hương của loài người. 1. Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam - Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy là những chiếc răng, những mảnh đá được ghè đẽo nhiều chỗ, có hình thù rõ ràng ( niên đại cách đây 40-30 vạn năm.) -Địa điểm + Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn). +Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai). → Việt Nam là 1 trong những quê hương của loài người. HĐ2: ( 20 phút) - KT: Dấu tích của Người tinh khôn trên đất nước ta qua 2 giai đoạn. - Xác định vị trí dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy. - KN: xác định vị trí trrên lược đồ, quan sát hình SGK so sánh sự phát triển của Người tinh khôn qua 2 giai đoạn. - Năng lực thực hành bộ môn ( HS biết xem tranh, khai thác nội dung lịch sử qua tranh và tư liệu). - So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn. Sự tiến bộ trong công cụ sản xuất của người tối cổ và người tinh khôn. - Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những vấn đề lịch sử. - Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn. * HS nhận biết, ghi nhớ dấu tích của Người tinh khôn trên đất nước ta qua 2 giai đoạn. Có KN xác định vị trí trrên lược đồ, quan sát hình SGK so sánh sự phát triển của Người tinh khôn qua 2 giai đoạn. GV: Bản đồ chỉ địa bàn sinh sống mở rộng dần ra của Người tối cổ GV: Người tối cổ trở thành Người tinh khôn từ bao giờ trên đất nước Việt Nam? HS: Cách đây 3 - 2 vạn năm. H: Em hãy nêu đặc điểm của Người tinh khôn? HS: Xương nhỏ, bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển ( 1450cm3) , trán cao mặt phẳng cơ thể gọn và linh hoạt. ? Những dấu tích của Người tinh khôn ở giai đoạn đầu được tìm thấy gồm những gì? ở những nơi nào trên đất nước ta? GV: GV cho HS quan sát và mô tả đặc điểm công cụ bằng đá phục chế H20 - H20: Rìu bằng đá cuội, ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng, mài nhẵn sắc phần lưỡi → sắc bén hơn, dễ đào bới. HS: Nêu như SGK và chỉ ở bản đồ. GV: Người tinh khôn phát triển sống cách đây 12000 - 4000 năm. ? Những dấu tích của Người tinh khôn ở giai đoạn phát triển được tìm thấy gồm những gì? ở những nơi nào trên đất nước ta? HS: Nêu như SGK và chỉ ở bản đồ. GV: HS xem H21, 22, 23 SGK và mô tả đặc điểm công cụ phục chế. ? So sánh các công cụ này với công cụ H20? HS: Đa dạng, phong phú loại hình công cụ đá. Hình thù gọn, mài sắt ở lưỡi, có tay cầm, dễ cầm., sắc bén hơn. GV: Cho HS thảo luận nhóm/ ? Sự khác nhau ở giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển của Người tinh khôn thể hiện ở điểm chủ yếu nào? HS: Công cụ được cải tiến hơn ( nêu ví dụ cụ thể) ? Em hãy nêu sự khác nhau giữa công cụ của Người tối cổ ( H18,19) với công cụ của Người tinh khôn ( H20,21,22,23 )? HS : Thảo luận nhóm/ Báo cáo - H19- ( CC Người tối cổ ): Rìu đá ghè đẽo thô sơ, qua loa - CC Người tinh khôn : Rìu bằng đá cuội, ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng, mài nhẵn sắc phần lưỡi → sắc bén hơn, dễ đào bới. GV: GD cho HS thấy Công cụ LĐ tiến bộ đã tác động điều kiện tự nhiên làm cho sản xuất tăng, đời sống con người tốt hơn + Liên hệ nền SX và đời sống của ND ta hiện nay GV Giải thích câu nói của Bác Hồ trong phần đóng khung: người VN phải hiểu rõ quá trình phát triển của dân tộc VN để hiểu và rút kinh nghiệm của quá khứ, sống trong hiện tại tốt đẹp và hướng tới tương lai rực rỡ. →GDHS phải làm theo lời dạy của Bác Hồ, phải tìm hiểu LS dân tộc, tự hào dân tộc và cống hiến sức mình cho công cuộc xây dụng đất nước 2. Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy trên đất nước Việt Nam a) Người tinh khôn ở giai đoạn đầu: ( 3-2 vạn năm cách ngày nay). - Dấu tích tìm thấy là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng. - Ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi, ( Phú Thọ). b) Người tinh khôn ở giai đoạn phát triển: ( niên đại từ 12000- 4000 năm cách ngày nay) - Dấu tích tìm thấy là những công cụ được mài ở lưỡi như: lưỡi rìu ngắn, rìu có vai, một số công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm. - Ở Hoà Bình, Bắc Sơn ( Lạng Sơn), Quỳnh Văn ( Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh) 4. Củng cố (5 ph) - HS lập bảng các giai đoạn của thời nguyên thủy ở nước ta + chỉ lược đồ Giai đoạn Thời gian Địa điểm Công cụ - Giải thích sự tiến bộ của rìu lưỡi mài/ lưỡi ghè đẽo. 5. Dặn dò (1 ph) * Học kĩ bài cũ. Làm BT ở vở BTLS. - Cho HS về nhà lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của con người trên đất nước ta. Giai đoạn Thời gian Địa điểm Công cụ - Giải thích sự tiến bộ của rìu lưỡi mài/ lưỡi ghè đẽo. * Soạn bài 9 Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.( Soạn theo câu hỏi cuối mỗi mục ) - Đời sống vâth chất của người nguyên thủy trên đất nước ta như thế nào? - Tổ chức xã hội của người nguyên thủy trên đất nước ta. - Những tiến bộ trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta. Em suy nghĩ gì về phong tục chôn người chết chôn theo công cụ sản xuất? +Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Bai 8 Thoi nguyen thuy tren dat nuoc ta_12825447.docx