Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 1+2, Bài 10: Sấm sét đêm giao thừa. Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"

2. Tìm hiểu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở đô thị khác:

- Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, Quân giải phóng đã tiến công rộng khắp các tỉnh thành từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Đặc biệt là các thành phố, thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng.

3. Tìm hiểu vì sao quân đội Mĩ âm mưu dùng không quân hủy diệt Hà Nội năm 1972:

- Âm mưu của Mĩ trong việc dùng không quân hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc năm 1972 là để buộc chúng ta tuân theo các ý muốn của Mĩ: Thỏa hiệp theo những điều khoản có lợi cho Mĩ.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Tiết 1+2, Bài 10: Sấm sét đêm giao thừa. Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 – VNEN
LỊCH SỬ
BÀI 10: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA.
CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”. (tiết 1, 2)
Hoạt động cơ bản:(SGK/17)
( hs kết hợp thông tin và phần tìm hiểu trong SGK để nắm rõ bài học hơn)
1. Tìm hiểu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968):
- Đêm 30 tết Mậu Thân (1968), quân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân và Sài Gòn là trọng điểm. Ở đây, quân ta đã tấn công vào Đại sứ quán Mĩ, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng nha Cảnh sát, Bộ tư lệnh Hải quân,...
- Diễn biến cuộc tiến công vào đại sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp tết Mậu Thân 1968:
· Thời khắc giao thừa, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Sứ quán Mĩ làm sập một mảng tường bảo vệ.
· Lính đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, chiếm giữ tầng dưới Sứ quán.
· Lính Mĩ chống trả quyết liệt, dùng máy bay chở thêm lính đổ xuống nóc Sứ quán.
· Đại sứ Mĩ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép.
· Cuộc chiến diễn ra 6 giờ đồng hồ, khiến Sứ quán Mĩ tê liệt.
2. Tìm hiểu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở đô thị khác:
- Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, Quân giải phóng đã tiến công rộng khắp các tỉnh thành từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Đặc biệt là các thành phố, thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng.
3. Tìm hiểu vì sao quân đội Mĩ âm mưu dùng không quân hủy diệt Hà Nội năm 1972:
- Âm mưu của Mĩ trong việc dùng không quân hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc năm 1972 là để buộc chúng ta tuân theo các ý muốn của Mĩ: Thỏa hiệp theo những điều khoản có lợi cho Mĩ.
 Ghi nhớ:
Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố, thị xãlàm cho Mĩ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, vô cùng hoang mang, lo sợ.
4. Tìm hiểu về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972:
- Ấn tượng mạnh nhất của em về 12 ngày đêm chiến đấu của quân dân miền Bắc đập tan cuộc tấn công hủy diệt của không quân Mĩ đó chính là những khẩu đội pháo cao xạ bảo vệ bầu trời Hà Nội.
- Mĩ vốn sử dụng vũ khí hiện đại, sử dụng máy bay ném bom nhưng quân và dân Hà Nội vẫn quyết liệt chống trả. Chỉ với những khẩu pháo cao xa, chúng ta đã lần lượt bắn hạ những chiếc B52 của Mĩ và làm thất bại hoàn toàn âm mưu của Mĩ.
- Ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc vì chiến lược của Mĩ thất bại, Mĩ phải nhận thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ.
Ghi nhớ:
Cuối năm 1972, trong 12 ngày đêm quân dân ta đã đánh bại cuộc tấn công huỷ diệt của không quân Mĩ ra miền Bắc, lập nên chiến thắng oanh liệt “ Điện Biên Phủ trên không”.
B. Hoạt động thực hành: 
1. Hãy chọn ý đúng ghi vào vở
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của địch vì:
Diễn ra ở thành phố, thị xã, nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch
Diễn ra đồng loạt ở nông thôn và rừng núi
Diễn ra trong đêm giao thừa và những ngày tết Nguyên đán
2. Quan sát các bức ảnh và bày tỏ suy nghĩ của mình
Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt khu dân cư, bệnh viện ở miền Bắc nước ta trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?
(HS quan sát hình 14 và hình 15)
3. Thảo luận và trả lời câu hỏi
Tại sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
Mở rộng thông tin:
Sự ca ngợi của thế giới về chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"
Phân tích về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà Việt Nam học Liên bang Nga đều có chung nhận định: chiến thắng này đã góp phần quyết định vào việc buộc Mỹ phải ký Hiệp định Hòa bình Paris với những điều kiện của Việt Nam. Và xa hơn, đây chính là bước ngoặt lịch sử để đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
VOV dẫn lời nhà Việt Nam học Evghenhi Kobelev, người có khá nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam và đã xuất bản nhiều cuốn sách về Việt Nam, về quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga, nhận định: “Tôi phải nói rằng, ai đó đã gọi rất đúng trận đánh trên bầu trời Hà Nội tháng 12 năm ấy là “Điện Biên phủ trên không”. Qua nghiên cứu, tôi thấy năm 1954 cũng diễn ra cuộc đàm phán Hòa bình Geneva và Hiệp định Hòa bình đó cũng chỉ được ký kết khi quân Pháp đã thua trong trận Điện Biên Phủ”.
Nhà nghiên cứu Việt Nam Anatoly Voronin khẳng định với VOV một ý nghĩa lịch sử quan trọng mà nhiều nhà nghiên cứu đã ví “Điện Biên phủ trên không” của Việt Nam là Stalingrat của Liên Xô. Ông nhận xét: “Điều này rất dễ hiểu, là bởi vì lúc đó cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang rất ác liệt và dường như đồng chí muốn có dịp học hỏi các chiến sỹ Liên Xô về kinh nghiệm chiến đấu đánh tan Phát xít Đức vào năm 1945, trong đó trận Stalingrat đóng một vai trò quyết định”.
Bằng những tinh thần quả cảm, nhân dân Việt Nam đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ, đứng về cùng một phía với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Ông Varonin nhận định: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã trở thành tâm điểm chính trị mà cả thế giới dành sự quan tâm. Thời đó có nhiều tiếng nói đã ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ rất mạnh mẽ. Người đồng nghiệp của tôi đây là ông Kobelev đã viết cuốn sách “Việt Nam, tình yêu và nỗi đau của tôi”, trong đó thể hiện rất chân thực tâm trạng và tình cảm của nhân dân trên toàn thế giới cũng như nhân dân Mỹ hướng về và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Và cũng từ đó mà ở Mỹ đã dấy lên phong trào chính trị đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh. Họ lên án rằng, việc Mỹ đem bom hủy diệt Hà Nội, Việt Nam là một hành động phi nghĩa” .
Trung tướng Victor Ivanovich Filippov, cựu chuyên gia quân sự Nga công tác tại Hà Hội năm 1972, khẳng định với VOV yếu tố quyết định làm nên chiến thắng này chính là nhân dân Việt Nam đã anh dũng bảo vệ đất nước mình: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng và quân đội Mỹ đã không rút ra được các bài học khi vẫn âm mưu khuất phục ý chí quật cường của dân tộc các bạn bằng bom đạn. Thứ hai, cuộc đấu tranh của các bạn là chiến đấu vì độc lập, tự do của chính dân tộc mình, còn cuộc chiến của Mỹ là cuộc chiến xâm lược. Thứ ba, nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc của mình và sự nghiệp chính nghĩa ấy đã nhận được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới cũng như ở Mỹ. Việt Nam đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập”.
Đại tá, Tiến sỹ Alexcander Malgin, Giáo sư Viện Hàn lâm quân sự, giảng viên Viện Khoa học Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga và Đại tá, Tiến sỹ Mikhain Malgin, Chuyên viên nghiên cứu khoa học Viện Nghiên cứu Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đã đưa ra những thông số mang tính kỹ chiến thuật đối với lực lượng Không quân Mỹ và lực lượng Phòng không Việt Nam trong một giai đoạn vô cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam năm 1972. Trong đó, từ ngày 3/9/1972, biên chế tác chiến của lực lượng Không quân Mỹ khu vực Đông Nam Á đã được tăng cường lên 3 lần, lực lượng Không quân Hải quân được tăng cường gấp 1,5 lần. Cũng từ tháng 3/1972, lực lượng Không quân Mỹ đã tăng cường tần xuất không kích các mục tiêu kể cả mục tiêu dân sự trên địa bàn miền Bắc Việt Nam.
Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Nixon về việc đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá, tần suất không kích của lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật đã tăng lên đáng kể với sự tham gia của 207 máy bay ném bom chiến lược B52 và hơn 2.000 máy bay cường kích đánh chặn của không quân và hải quân Mỹ. Mật độ không kích cao nhất là từ ngày 18-30/12/1972.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” được đánh giá là một trong những chiến thắng mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ XX và để lại nhiều bài học quý giá. Nó bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Đảng. Quân và dân ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, kiên cường, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng kẻ thù; mưu trí, sáng tạo, tìm được cách đánh B52. Đồng thời, ta cũng có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Hs có thể vận dụng thêm một số Bài tập trong VBT để củng cố thêm kiến thức.
PHẦN ĐÁP ÁN DÀNH CHO PHHS:
Câu 1:
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của địch vì:
X
Diễn ra ở thành phố, thị xã, nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch
Diễn ra đồng loạt ở nông thôn và rừng núi
Diễn ra trong đêm giao thừa và những ngày tết Nguyên đán
Câu 2:
· Hình 14: Phố Khâm Thiên trong đống đổ nát vì bom B52 của Mĩ
· Hình 15: Bệnh viện Bạch Mai cũng bị máy bay Mĩ phá hủy
Qua những hình ảnh trên em thấy, Mĩ rất tàn bạo, ngay cả những người dân thường vô tội, những người bệnh nhân trong bệnh viện cũng không bỏ qua. Mĩ thẳng tay tàn phá của cải cũng như tính mạng con người Việt Nam không thương tiếc.
Câu 3:
Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vì chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân dân ta đã phá tan “Pháo đài khổng lồ” của Pháp, góp phần quyết định trong việc kết thúc chiến tranh, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Và chiến thắng năm 1972, quân và dân Hà Nội đã tiêu diệt toàn bộ “Pháo đài B52” của Mĩ, góp phần to lớn trong việc thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_5_tiet_12_bai_10_sam_set_dem_giao_thua_c.docx